BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 89/2007/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2007 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật
Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006 và Nghị định số
14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc
lập và Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ
về kiểm toán độc lập;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán và Chủ tịch Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
LỰA
CHỌN DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐƯỢC CHẤP THUẬN KIỂM TOÁN CHO TỔ CHỨC PHÁT HÀNH, TỔ
CHỨC NIÊM YẾT VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
(Ban hành theo Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC ngày 24/10/2007 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính)
1. Quy chế này áp dụng cho các doanh nghiệp kiểm toán được Bộ Tài chính chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán là các doanh nghiệp kiểm toán được quy định tại Điều 20, Điều 23 Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập, Điều 1 Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP và đáp ứng các điều kiện quy định tại Quy chế này.
2. Quy chế này cũng áp dụng cho các đối tượng quy định tại Điều 2 của Quy chế này.
Điều 2: Đối tượng bắt buộc phải được doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán báo cáo tài chính năm, gồm:
1. Doanh nghiệp, tổ chức có thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng (sau đây gọi chung là tổ chức phát hành).
Doanh nghiệp, tổ chức có kế hoạch phát hành chứng khoán ra công chúng trong 3 năm tới thì phải thuê doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán báo cáo tài chính của 2 năm trước năm phát hành.
2. Tổ chức niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán và tại Trung tâm giao dịch chứng khoán (sau đây gọi chung là tổ chức niêm yết).
3. Công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán (sau đây gọi chung là tổ chức kinh doanh chứng khoán).
Điều 3: Báo cáo tài chính năm của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán phải được kiểm toán, gồm:
1. Bảng cân đối kế toán;
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính;
5. Báo cáo tài chính hợp nhất (trường hợp tổ chức phát hành là công ty mẹ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật về kế toán);
6. Các báo cáo bổ sung theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 4: Báo cáo tài chính quý, 6 tháng của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán nếu cần có ý kiến của kiểm toán viên trước khi công khai thì phải được kiểm toán viên hành nghề của doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận theo Quy chế này kiểm tra theo quy định tại Chuẩn mực kiểm toán số 910 “Công tác soát xét báo cáo tài chính” ban hành theo Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC ngày 28/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
II. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIÊN
Điều 5: Doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
1. Các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 20, Điều 23 Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập và Điều 1 của Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP.
2. Các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Quy chế này:
2.1. Có vốn Điều lệ hoặc vốn chủ sở hữu từ 2 tỷ đồng trở lên đối với doanh nghiệp kiểm toán trong nước; Vốn điều lệ tối thiểu là 300.000 USD đối với doanh nghiệp kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài;
2.2. Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 7 người trở lên và có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 8 của Quy chế này;
2.3. Thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam:
a) Tối thiểu là tròn 3 năm tính từ ngày thành lập đến ngày nộp Đơn đăng ký tham gia kiểm toán. Trường hợp các doanh nghiệp kiểm toán phải chuyển đổi loại hình theo quy định của Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập và Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP thì ngày thành lập là ngày ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước khi chuyển đổi;
b) Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán hoạt động tại Việt Nam từ tròn 6 tháng đến dưới 3 năm tính từ ngày thành lập đến ngày nộp Đơn đăng ký tham gia kiểm toán thì 7 kiểm toán viên hành nghề phải có ít nhất tròn 3 năm kinh nghiệm kiểm toán sau ngày được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 8 và điểm a, d, đ, e, g khoản 2 Điều 8 của Quy chế này.
2.4. Có số lượng khách hàng kiểm toán hàng năm tối thiểu là 30 đơn vị trong 2 năm gần nhất. Đối với doanh nghiệp kiểm toán tính thời gian hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 2.3 Điều 5 thì tại thời điểm nộp Đơn đăng ký tham gia kiểm toán phải có tối thiểu là 30 khách hàng kiểm toán.
2.5. Nộp đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ đăng ký tham gia kiểm toán theo quy định tại Điều 10 của Quy chế này.
2.6. Không vi phạm các quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều 12 của Quy chế này.
Trường hợp có vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 hoặc vi phạm liên quan đến hành nghề kiểm toán và bị xử phạt theo quy định của pháp luật thì sau 1 năm mới được xem xét.
Điều 6: Doanh nghiệp kiểm toán đã được chấp thuận không được thực hiện kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán trong các trường hợp sau:
1. Các trường hợp quy định tại Điều 27 của Nghị định 105/2004/NĐ-CP;
2. Các trường hợp quy định tại Quy chế này, gồm:
a) Doanh nghiệp kiểm toán có quan hệ về kinh tế như hùn vốn, liên doanh, góp vốn cổ phần… với tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán hoặc ngược lại;
b) Doanh nghiệp kiểm toán và tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán có cùng một tổ chức hoặc cá nhân sở hữu từ 5% vốn trở lên của mỗi bên;
c) Doanh nghiệp kiểm toán là khách hàng đang hưởng những điều kiện ưu đãi của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán (như được cấp tín dụng với các điều kiện ưu đãi, bảo lãnh không có bảo đảm…);
d) Doanh nghiệp kiểm toán đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong 2 năm trước liền kề dịch vụ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, dịch vụ kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán.
Điều 7: Hoạt động liên doanh, liên kết trong kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán chỉ được thực hiện giữa các doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận theo Quy chế này.
Điều 8: Kiểm toán viên hành nghề và người đại diện lãnh đạo doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
1. Các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 14 của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập, Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập và Thông tư số 60/2006/TT-BTC ngày 28/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán.
2. Các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Quy chế này, gồm:
a) Có tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán được Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) xác nhận và không phải là người đăng ký làm bán thời gian cho doanh nghiệp kiểm toán;
b) Kiểm toán viên hành nghề người Việt Nam phải có ít nhất tròn 2 năm kinh nghiệm kiểm toán sau ngày được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên;
c) Kiểm toán viên hành nghề người nước ngoài phải có ít nhất tròn 2 năm kinh nghiệm hành nghề kiểm toán tại Việt Nam;
d) Không phải là cổ đông hoặc là người đại diện hợp pháp cho cổ đông có quyền bỏ phiếu của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán;
đ) Không phải là người có trách nhiệm quản lý, điều hành của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán;
e) Không phải là khách hàng đang hưởng những điều kiện ưu đãi của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán;
g) Không có quan hệ họ hàng thân thuộc như là bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột với những người có trách nhiệm quản lý, điều hành (kể cả kế toán trưởng) của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán.
III. THỦ TỤC XEM XÉT, CHẤP THUẬN DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN
Điều 9: Kỳ xem xét, chấp thuận doanh nghiệp kiểm toán
1. Định kỳ 1 năm một lần, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tiến hành xem xét, chấp thuận các doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
2. Từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 30 tháng 10 hàng năm, doanh nghiệp kiểm toán có nhu cầu tham gia kiểm toán tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán phải nộp cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước 02 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 10 của Quy chế này.
Điều 10: Hồ sơ đăng ký tham gia kiểm toán, gồm:
1. Đơn đăng ký tham gia kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán (Mẫu đơn trong Phụ lục 01).
2. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đầu tư) lần đầu tiên và lần cuối cùng và Điều lệ công ty.
3. Danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán có xác nhận của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) kèm theo sơ yếu lý lịch, trong đó tóm tắt quá trình làm việc của kiểm toán viên hành nghề và Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán.
4. Báo cáo tình hình tài chính và tình hình hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán trong năm trước liền kề, bao gồm:
a) Báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán thì phải nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán;
b) Danh sách khách hàng đã thực hiện kiểm toán trong 2 năm trước liền kề hoặc đến thời điểm nộp Đơn đăng ký tham gia kiểm toán (đối với doanh nghiệp kiểm toán tính thời gian hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 2.3 Điều 5);
c) Tình hình tổ chức, hoạt động và kinh nghiệm kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán;
d) Các vi phạm pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán (nếu có);
đ) Các biến động lớn trong năm tài chính ảnh hưởng đến tổ chức, hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kiểm toán;
e) Các biến động lớn trong năm liên quan đến kiểm toán viên hành nghề (do tăng, giảm kiểm toán viên, các vi phạm đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên...).
Trường hợp đăng ký lần thứ hai trở đi thì không phải nộp tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này và sơ yếu lý lịch tại khoản 3 Điều này (trừ khi có thay đổi).
Điều 11: Công khai danh sách doanh nghiệp kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận
1. Chậm nhất là ngày 15 tháng 11 hàng năm, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước công bố công khai danh sách doanh nghiệp kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề của doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Việc công khai này được thực hiện theo Phụ lục 02 theo các địa chỉ sau đây:
a) Thông báo bằng văn bản đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổng công ty nhà nước, Sở Tài chính, cơ quan đăng ký kinh doanh các tỉnh, thành phố, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán Bộ Tài chính và các đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 của Quy chế này. Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán phải niêm yết công khai danh sách doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận tại nơi giao dịch.
b) Thông báo trên Website của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính và VACPA.
Trường hợp Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước không chấp thuận doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán thì phải có công văn trả lời chính thức, trong đó nêu rõ lý do không chấp thuận.
2. Trong thời hạn được chấp thuận, nếu số lượng kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận giảm đến mức không đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Quy chế này thì doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận phải thông báo bằng văn bản cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước kèm theo danh sách kiểm toán viên mới đề nghị bổ sung vào danh sách kiểm toán viên hành nghề đã được chấp thuận.
3. Căn cứ danh sách doanh nghiệp kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận, các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán có thể xem xét, lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề để ký hợp đồng thực hiện kiểm toán cho đơn vị mình.
Điều 12: Đình chỉ hoặc huỷ bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán
1. Doanh nghiệp kiểm toán hoặc kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ tư cách được chấp thuận kiểm toán có thời hạn trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 13 của Quy chế này;
b) Kết quả kiểm toán không đạt yêu cầu theo đánh giá của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước trên cơ sở chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và các quy định pháp luật có liên quan;
c) Doanh nghiệp kiểm toán không có đủ 7 kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận trong vòng 6 tháng liên tục;
d) Có những khiếu kiện về kết quả kiểm toán đang chờ cơ quan pháp luật xử lý.
2. Doanh nghiệp kiểm toán hoặc kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ tư cách được chấp thuận kiểm toán có thời hạn vẫn được tiếp tục thực hiện kiểm toán các hợp đồng đã ký và đang thực hiện kiểm toán nhưng không được ký thêm các hợp đồng mới với tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán từ ngày có thông báo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đến ngày được chấp thuận lần sau.
3. Doanh nghiệp kiểm toán hoặc kiểm toán viên bị huỷ bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán tự nguyện rút đơn đăng ký tham gia kiểm toán;
b) Doanh nghiệp kiểm toán bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đầu tư) hoặc kiểm toán viên hành nghề bị thu hồi Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập.
c) Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ quy định tại Điều 13 của Quy chế này.
4. Doanh nghiệp kiểm toán hoặc kiểm toán viên hành nghề bị huỷ bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán sẽ không được tiếp tục thực hiện kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán từ ngày có thông báo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đến ngày được chấp thuận lần sau.
5. Doanh nghiệp kiểm toán hoặc kiểm toán viên hành nghề bị huỷ bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán trong trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều này thì phải sau 2 năm mới được xem xét chấp thuận lại.
Điều 13: Doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán có nghĩa vụ:
1. Nắm vững các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán liên quan đến báo cáo tài chính của đối tượng được kiểm toán.
2. Giải trình hoặc cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán khi có khiếu nại theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Trong quá trình kiểm toán, nếu phát hiện tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến báo cáo tài chính được kiểm toán thì phải thông báo và kiến nghị cho đơn vị được kiểm toán có biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa và xử lý sai phạm; ghi ý kiến vào Báo cáo kiểm toán hoặc Thư quản lý về những sai phạm chưa được xử lý theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
4. Sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, nếu có nghi ngờ hoặc có phát hiện tổ chức được kiểm toán có những sai phạm trọng yếu do không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến báo cáo tài chính được kiểm toán thì doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện các thủ tục thông báo cho đơn vị được kiểm toán và người thứ ba theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và thông báo cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
5. Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật về kiểm toán.
6. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp kiểm toán lập báo cáo kiểm toán không trung thực, không chính xác gây thiệt hại cho khách hàng và người sử dụng kết quả kiểm toán thì doanh nghiệp kiểm toán phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho khách hàng hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật.
7. Doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán phải thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 14: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm:
1. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán; bảo mật thông tin trong hồ sơ theo quy định của pháp luật.
2. Soát xét hồ sơ và khi cần thiết phải kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp để làm thủ tục chấp thuận hoặc trả lời nếu không đủ điều kiện được chấp thuận; làm thủ tục đình chỉ hoặc huỷ bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán; thực hiện công bố công khai danh sách doanh nghiệp kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận đủ điều kiện tham gia kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Trong quá trình thực hiện trách nhiệm này, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải phối hợp với các đơn vị được giao trách nhiệm quản lý hành nghề kiểm toán như Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán - Bộ Tài chính, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA).
3. Tiếp nhận báo cáo tài chính đã được kiểm toán của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán và thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước theo quy định.
4. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong khi sử dụng các thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán nếu thấy có nghi vấn thì phải trực tiếp kiểm tra lại và ra quyết định quản lý trên cơ sở kết quả kiểm tra lại.
Điều 15: Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
******
NĂM…
Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
1. Tên Công ty:................................................................................................................................
2. Địa chỉ:........................................................................................................................................
3. Điện thoại:...................... Fax:.......................... Email:.................................................................
4. Loại hình doanh nghiệp (TNHH, hợp danh, tư nhân).........................................................................
5. Giấy chứng nhận đăng kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đầu tư) số:... Ngày: .......................... Do:...................................................cấp
6. Số năm hoạt động kiểm toán tại Việt Nam (tính đến ngày nộp đơn):.................................................
7. Vốn điều lệ (hoặc vốn chủ sở hữu):................................................................................................
8. Số lượng KTV hành nghề năm... đã đăng ký tại Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam:... người, trong đó:
- Có ít nhất tròn 2 năm kinh nghiệm kiểm toán trở lên: ........ người;
- Có ít nhất tròn 3 năm kinh nghiệm kiểm toán trở lên: ........ người.
9. Số lượng khách hàng đã kiểm toán: Năm.........: ...........; Năm .......................................................
Công ty........... xin đăng ký tham gia kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán và đảm bảo rằng Công ty và các kiểm toán viên hành nghề của công ty có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán (ban hành kèm theo Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC ngày 24/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Các tài liệu gửi kèm theo đơn, gồm:
(1) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đầu tư) lần đầu tiên và lần cuối cùng;
(2) Điều lệ công ty;
(3) Danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán năm......... có xác nhận của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA);
(4) Sơ yếu lý lịch (trong đó tóm tắt quá trình làm việc của kiểm toán viên hành nghề và Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán);
(5) Báo cáo tình hình tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kiểm toán trong năm trước, bao gồm:
(a) Báo cáo tài chính năm… đã được kiểm toán (nếu pháp luật quy định phải kiểm toán);
(b) Danh sách khách hàng đã thực hiện kiểm toán trong năm… và năm ....; (Hoặc danh sách khách hàng đã thực hiện kiểm toán đến thời điểm nộp Đơn đăng ký tham gia kiểm toán đối với doanh nghiệp kiểm toán tính thời gian hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 2.3 Điều 5);
(c) Tình hình tổ chức, hoạt động và kinh nghiệm kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán;
(d) Các vi phạm pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán (nếu có);
(đ) Các biến động lớn trong năm tài chính ảnh hưởng đến tổ chức, hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kiểm toán;
(e) Các biến động lớn trong năm liên quan đến kiểm toán viên hành nghề (do tăng, giảm kiểm toán viên, các vi phạm đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên…).
Công ty... cam kết rằng các thông tin cung cấp trong đơn này và các tài liệu kèm theo là đúng sự thật. Nếu sai Công ty xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Đề nghị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, chấp thuận.
|
…, ngày … tháng … năm … |
|
GIÁM ĐỐC CÔNG TY |
Ghi chú: Trường hợp đăng ký từ lần thứ 2 trở đi thì không phải nộp tài liệu quy định tại mục (1), (2), (4) (trừ khi có thay đổi)
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐƯỢC CHẤP
THUẬN KIỂM TOÁN NĂM.......
CHO TỔ CHỨC PHÁT HÀNH, TỔ CHỨC NIÊM YẾT VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
(Kèm theo Công văn số... ngày... tháng... năm...của
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)
Số TT |
Tên doanh |
Tên viết |
Ngày, tháng, |
Vốn điều |
Số lượng KTV hành nghề có ít nhất |
Số lượng khách hàng kiểm toán |
Địa chỉ |
||
|
nghiệp kiểm toán |
tắt |
năm thành lập |
lệ |
tròn 2 năm kinh nghiệm trở lên |
tròn 3 năm kinh nghiệm trở lên |
Năm trước |
Năm trước nữa |
liên hệ |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC |
THE
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 89/2007/QD-BTC |
Hanoi, October 24th, 2007 |
THE MINISTER OF FINANCE
Pursuant to the Law on Enterprises
60/2005/QH11 of the National Assembly dated 29 November 2005; Pursuant to the
Law on Securities 70/2006/QH11 of the National Assembly dated 29 June 2006, and
Decree 14/2007/ND-CP of the Government dated 19 January 2007 implementing the
Law on Securities;
Pursuant to Decrees of the Government 105/2004/ND-CP dated 30 March 2004 on
independent auditing ["Decree 105"], and 133/2005/ND-CP dated 31
October 2005 amending Decree 105 ["Decree 133"];
Pursuant to Decree 77/2003/ND-CP of the Government dated 1 July 2003 on the
functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of
Finance;
On the proposal of the Director of the Auditing & Accounting Regimes
Department and of the Chairman of the State Securities Commission;
DECIDES:
...
...
...
FOR THE MINISTER
OF FINANCE
DEPUTY PRIME MINISTER
Tran Van Ta
ON SELECTION OF AUDITING ENTERPRISES FOR ACCREDITATION TO
AUDIT ISSUING ORGANIZATIONS, LISTED ORGANIZATIONS AND SECURITIES BUSINESS
ORGANIZATIONS
(Issued with Decision 89/2007/QD-BTC of the Minister of Finance dated 24
October 2007)
1. These Regulations apply to auditing enterprises which are accredited by the Ministry of Finance to conduct audits of organizations issuing securities to the public, of listed organizations and of securities business organizations, being the auditing enterprises stipulated in articles 20 and 23 of Decree 105 and in article 1 of Decree 133 which satisfy all the conditions stipulated in these Regulations.
2. These Regulations shall also apply to the entities stipulated in article 2 of these Regulations ["stipulated securities organizations"].
...
...
...
It shall be compulsory for the following entities to have their annual financial statements audited by an accredited auditing enterprise:
1. Enterprises and organizations conducting a public issue of securities (hereinafter all referred to as issuing organizations).
Any enterprise or organization which has a plan to conduct a public issue of securities within the following three (3) years must engage an accredited auditing enterprise to audit its financial statements for the two (2) years prior to the year of issuance.
2. Organizations listing securities on the Stock Exchange and at a Securities Trading Centre (hereinafter all referred to as listed organizations).
3. Securities companies, securities investment companies, fund management companies and securities investment funds (hereinafter all referred to as securities business organizations).
1. Accounting balance sheet.
2. Report on business operational results.
3. Cash flow report.
...
...
...
5. Consolidated financial statements (an issuing organization which is a parent company must prepare consolidated financial statements in accordance with the law on accounting).
6. Additional reports as stipulated in regulations of the Ministry of Finance.
II. CRITERIA AND CONDITIONS FOR SELECTION OF AUDITING ENTERPRISES AND AUDITORS
1. The criteria and conditions stipulated in articles 20 and 23 of Decree 105 and in article 1 of Decree 133.
2. The following criteria and conditions stipulated in these Regulations:
2.1 A domestic auditing enterprise must have a minimum charter capital or equity of two (2) billion dong; and an auditing enterprise with foreign owned capital must have a minimum charter capital of three hundred thousand (300,000) US dollars.
...
...
...
2.3 The auditing enterprise must have conducted auditing activities in Vietnam for the following periods of time:
(a) A minimum of three (3) full years from the date of its establishment up until the date it lodges an application to be registered as an accredited auditing enterprise. If an auditing enterprise must convert its form pursuant to Decrees 105 and 133, the date of its establishment shall be deemed to be the date recorded in its business registration certificate prior to conversion.
(b) If an auditing enterprise has conducted auditing activities in Vietnam for a full six (6) months but less than three (3) years calculated from the date of its establishment up until the date it lodges an application to be registered as an accredited auditing enterprise, then its seven (7) practising auditors must have at least three full years' auditing experience since the date of issuance of their auditor's certificates and they must satisfy all the conditions stipulated in article 8.1 and in sub-clauses (a), (d), (dd), (e) and (g) of article 8.2 of these Regulations.
2.4 The auditing enterprise must have a minimum of thirty (30) clients who were annually audited during the two most recent years. In the case of an enterprise which has only operated for the period stipulated in clause 2.3(b) above, the auditing enterprise must have at least thirty (30) audit clients as at the time of lodging its application to be registered as an accredited auditing enterprise.
2.5 The auditing enterprise must lodge on time a complete application file for registration as an accredited auditing enterprise pursuant to article 10 of these Regulations.
2.6 The auditing enterprise must not be in breach of the provisions in sub-clauses (a), (b) and (d) of article 12.1 of these Regulations.
An auditing enterprise which commits a breach as stipulated in sub-clause (d) of article 12.1 or which commits a breach relating to auditing practice and is dealt with in accordance with law for such breach, shall not be considered for accreditation until after the expiry of one year.
1. The circumstances stipulated in article 27 of Decree 105.
...
...
...
(a) The auditing enterprise has an economic relationship with the stipulated securities organization such as capital contribution, joint venture, shareholding capital contribution and so forth, or vice versa.
(b) The auditing enterprise and the stipulated securities organization both have the same institutional or individual owner who owns five per cent (5%) or more of each party.
(c) The auditing enterprise is a client of the stipulated securities organization to be audited and the auditing enterprise is currently enjoying preferential conditions provided by such stipulated securities organization (such as receipt of credit on preferential conditions, or receipt of an unsecured guarantee and so forth).
(d) The auditing enterprise is currently providing, or has provided in the previous two (2) consecutive years, services of posting entries in accounting books, preparation of financial statements, providing internal audit services, conducting asset valuation, [and/or] providing management consultancy or financial advice to the stipulated securities organization to be audited.
1. The criteria and conditions stipulated in article 14 of Decree 105, in Circular 64-2004-TT-BTC of the Ministry of Finance dated 29 June 2004 providing guidelines on Decree 105, and in Circular 60-2006- TT-BTC of the Ministry of Finance dated 28 June 2006 providing guidelines on criteria and conditions for establishment and operation of auditing enterprises.
2. The criteria and conditions stipulated in these Regulations, comprising:
(a) They are named in the list of registered practising auditors certified by the Vietnam Association of Certified Public Accountants (VACPA) and they are not people who have registered to sell their time to auditing enterprises.
...
...
...
(c) Foreign practising auditors must at least two (2) full years experience of auditing practice in Vietnam.
(d) They must not be voting shareholders or lawful representatives of voting shareholders of the stipulated securities organization to be audited.
(dd) They must not be people with managerial or executive responsibilities in the stipulated securities organization to be audited.
(e) They must not be clients currently enjoying preferential conditions provided by the stipulated securities organization to be audited.
(g) They must not be people with a close family relationship such as the parent, spouse, child or sibling of a person with managerial or executive responsibility (including the chief accountant) of the stipulated securities organization to be audited.
II. PROCEDURES FOR ACCREDITATION OF AUDITING ENTERPRISES
Article 9. Dates for considering and granting accreditation to auditing enterprises
1. Once each year, the State Securities Commission shall consider and grant accreditation to auditing enterprises which satisfy all the conditions to conduct audits of the stipulated securities organizations.
2. Any auditing enterprise which wishes to be granted accreditation to audit the stipulated securities organizations shall, in the period from 1 October until 30 October each year, lodge with the State Securities Commission two sets of an application file in accordance with article 10 of these Regulations.
...
...
...
1. Application to be registered as an accredited auditing enterprise on the standard form stipulated in Appendix 1.
2. Notarized copies of the first and most recent business registration certificate (or investment certificate) and of the company charter.
3. List of the registered practising auditors certified by the Vietnam Association of Certified Public Accountants (VACPA) enclosing summarized curriculum vitae and including a summarized history of the work experience of the practising auditors and of the director of the auditing enterprise.
4. Report on the financial and operational status of the auditing enterprise during the previous year, containing:
(a) Financial statements (audited financial statements if the auditing enterprise falls into the category of enterprises for which it is compulsory that their financial statements be audited).
(b) Lists of clients who were annually audited during the two most recent years, or up until the time of lodging the application applicable to an auditing enterprise which calculates its term of operation pursuant to clause 2.3(b) of article 5 above.
(c) Organizational and operational status and auditing experience of the practising auditors and of the auditing enterprise.
(d) Breaches of law (if any) which the auditing enterprise has committed.
(dd) Any major fluctuations in the financial year which impact on the organization, operation and business operational results of the auditing enterprise.
...
...
...
An auditing enterprise lodging an application for registration for the second or further time shall not be required to lodge the data stipulated in clause 2 or the summarized curriculum vitae stipulated in clause 3 of this article (unless there is are changes to the CVs).
1. At the latest by 15 November each year, the State Securities Commission shall publicly announce the list of auditing enterprises and the list of practising auditors of auditing enterprises which are accredited to conduct audits of the stipulated securities organizations. This public announcement shall be made on the standard form in Appendix 2 to this Circular and sent to the following addresses:
(a) The written announcement shall be sent to all ministries, ministerial equivalent bodies, State corporations, Departments of Finance, business registration offices in provinces and cities, the Stock Exchange, Securities Trading Centres, Vietnam Association of Certified Public Accountants, the Auditing & Accounting Regimes Department under the Ministry of Finance, and the entities stipulated in clauses 2 and 3 of article 2 of these Regulations. The Stock Exchange and Securities Trading Centres must publicly display the list of accredited auditing enterprises and the list of accredited practising auditors at trading locations.
(b) The announcement shall be published on the websites of the State Securities Commission, the Ministry of Finance and Vietnam Association of Certified Public Accountants.
In a case where the State Securities Commission does not grant accreditation to an auditing enterprise to conduct audits of the stipulated securities organizations, the SSC shall provide official written notification specifying its reasons.
2. If during the term of accreditation the number of accredited practising auditors decreases to an insufficient number in terms of the requirements in article 5 of these Regulations, then the accredited auditing enterprise must provide written notification to the SSC enclosing a list of the new auditors it is proposed to add.
3. Based on the list of accredited auditing enterprises and the list of accredited practising auditors, any of the stipulated securities organizations may consider and select an auditing enterprise and a practising auditor to sign a contract for the conduct of audits of its units.
Article 12. Suspension or cancellation of accredited status
...
...
...
(a) Breach of the obligations stipulated in clauses 3 and 4 of article 13 of these Regulations.
(b) Auditing results do not meet the requirements as appraised by the State Securities Commission on the basis of the accounting standards, auditing standards and provisions of relevant laws.
(c) The auditing enterprise fails to have the full number of seven accredited practising auditors throughout a period of six (6) consecutive months.
(d) A law agency is currently dealing with claims regarding auditing results.
2. Any auditing enterprise or practising auditor whose accredited status has been suspended for a fixed period may continue to perform audits pursuant to signed contracts and audits currently being performed, but shall not be permitted to sign new contracts with any stipulated securities organization as from the date of notification from the State Securities Commission up until the next date on which accreditation is granted.
3. A practising auditor or an auditing enterprise shall have its accredited status rescinded in the following circumstances:
(a) An accredited auditing enterprise voluntarily withdraws its application for registration.
(b) An auditing enterprise has its business registration certificate (or investment licence) withdrawn [or revoked], or a practising auditor has his or her auditor's certificate withdrawn [or revoked] pursuant to article 36.1 of Decree 105.
(c) Serious breach of the obligations stipulated in article 13 of these Regulations.
...
...
...
5. Any practising auditor or auditing enterprise which has its accredited status rescinded in the circumstances stipulated in sub-clauses (b) or (c) of clause 3 of this article shall not be considered for accreditation until a period of two (2) years has expired.
Article 13. Accredited auditing enterprises shall have the following obligations:
1. To have a firm grasp of the provisions of the law on securities and securities market relating to financial statements of entities which they audit.
2. To explain or to provide information and data related to auditing activities when complaints are made, at the request of the State Securities Commission.
3. If an auditing enterprise during the course of an audit discovers that the stipulated securities organization being audited has failed to comply with the law and regulations on audited financial statements, it must notify such organization and recommend that the latter take measures to prevent, amend and deal with such breach; and the auditing enterprise shall record its opinion in the audit report or in a management letter regarding any breach which has not yet been dealt with in accordance with the auditing standards.
4. If an auditing enterprise after distributing an audit report suspects or discovers that the audited organization has committed a serious error or breach due to non-compliance with the law and regulations on audited financial statements, it must conduct procedures to notify such organization and third parties in accordance with the auditing standards and at the same time shall notify the State Securities Commission.
5. To maintain confidentiality of information in accordance with the law on accounting.
6. If it is discovered that an auditing enterprise has prepared an untruthful or inaccurate audit report causing loss to the client and to users of the audit results, then such auditing enterprise shall be liable to pay compensation for loss caused to the client or the auditing enterprise shall be dealt with in accordance with law.
7. Accredited auditing enterprises must discharge other obligations stipulated by law.
...
...
...
Article 14. The State Securities Commissions shall have the following responsibilities:
1. To receive application files for registration to participate in auditing the stipulated securities organizations; to maintain confidentiality of information in such files in accordance with law.
2. To consider application files and when necessary to conduct an on-the-spot inspection at the enterprise in order to conduct procedures for accreditation or to discover whether the applicant fails to satisfy the conditions for accreditation; to conduct procedures to suspend or rescind accredited status; and to publicly announce the list of accredited auditing enterprises and the list of accredited practising auditors. In discharging these responsibilities, the State Securities Commission shall co- ordinate with other entities which have been assigned responsibility to administer auditing practice such as the Auditing & Accounting Regimes Department under the Ministry of Finance, and Vietnam Association of Certified Public Accountants.
3. To receive audited financial statements of the stipulated securities organizations, and to discharge its State administrative responsibilities in accordance with law.
4. If the State Securities Commission has any doubts during the process of using information and data in financial statements which have been audited by an accredited auditing enterprise, it may directly conduct a re-verification and issue an administrative decision on the basis of the results of its re- verification.
The Minister of Finance shall issue any decision on amendments or additions to theses Regulations.
;Quyết định 89/2007/QĐ-BTC về quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 89/2007/QĐ-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: | 24/10/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 89/2007/QĐ-BTC về quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video