BỘ TÀI
CHÍNH |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 87/2007/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2007 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐĂNG KÝ, LƯU KÝ, BÙ TRỪ VÀ THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật chứng khoán số
70/2006/QH11 được Quốc Hội thông qua ngày 29/06/2006;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Quyết định số 60/2004/QĐ-BTC ngày 15/07/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Chánh văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính, Giám đốc Trung tâm lưu ký chứng khoán, Thành viên lưu ký và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
ĐĂNG
KÝ, LƯU KÝ, BÙ TRỪ VÀ THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC ngày 22/10/2007 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính)
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung liên quan đến hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán đối với Trung tâm lưu ký chứng khoán (sau đây gọi tắt là TTLKCK), thành viên của TTLKCK, tổ chức phát hành, Ngân hàng thanh toán và các khách hàng đăng ký, lưu ký chứng khoán.
Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chứng khoán chứng chỉ là chứng khoán được phát hành dưới hình thức chứng chỉ vật chất. Thông tin về việc sở hữu hợp pháp của người sở hữu chứng khoán được ghi nhận trên chứng chỉ chứng khoán.
2. Chứng khoán ghi sổ là chứng khoán được phát hành dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Thông tin về việc sở hữu hợp pháp của người sở hữu chứng khoán ghi sổ được ghi nhận trên sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán.
3. Sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán là sổ ghi chép thông tin về người sở hữu chứng khoán do tổ chức phát hành lập và đăng ký với TTLKCK.
4. Người sở hữu chứng khoán là người có tên trên sổ đăng ký chứng khoán tại TTLKCK.
5. Giấy chứng nhận/Sổ chứng nhận sở hữu chứng khoán là văn bản do tổ chức phát hành cấp cho người sở hữu chứng khoán ghi sổ để xác nhận thông tin về việc sở hữu chứng khoán tại một thời điểm nhất định.
6. Thành viên của TTLKCK (thành viên) là thành viên lưu ký và thành viên mở tài khoản trực tiếp tại TTLKCK.
7. Bù trừ song phương là phương thức bù trừ các giao dịch chứng khoán được khớp trong cùng ngày theo từng cặp đối tác giao dịch và theo từng loại chứng khoán để xác định nghĩa vụ thanh toán ròng đối với tiền và chứng khoán của mỗi bên thanh toán.
8. Bù trừ đa phương là phương thức bù trừ các giao dịch chứng khoán được khớp trong cùng ngày giữa tất cả các bên tham gia giao dịch theo từng loại chứng khoán để xác định nghĩa vụ thanh toán ròng đối với tiền và chứng khoán của mỗi bên thanh toán.
9. Nghĩa vụ thanh toán ròng: là số tiền, chứng khoán mà bên thanh toán giao dịch có nghĩa vụ phải thanh toán thực căn cứ vào kết quả bù trừ giao dịch chứng khoán.
10. Ký gửi chứng khoán là việc đưa chứng khoán vào lưu giữ tập trung tại TTLKCK để thực hiện giao dịch.
11. Giấy tờ có giá bao gồm giấy tờ có giá ngắn hạn và giấy tờ có giá dài hạn sử dụng trong các nghiệp vụ thị trường tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước với các khách hàng lưu ký do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
12. Ngân hàng thanh toán là ngân hàng được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (sau đây viết tắt là UBCKNN) lựa chọn để TTLKCK và thành viên của TTLKCK mở tài khoản thanh toán bằng tiền nhằm phục vụ việc thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán (sau đây viết tắt là SGDCK), Trung tâm giao dịch chứng khoán (sau đây viết tắt là TTGDCK) và cho các hoạt động thanh toán khác.
13. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ và có nội dung kê khai đầy đủ theo quy định.
Điều 3. Điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký
Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại muốn đăng ký hoạt động lưu ký phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 48 của Luật chứng khoán.
Điều 4. Hồ sơ đăng ký hoạt động lưu ký, chi nhánh hoạt động lưu ký
1. Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nộp cho UBCKNN hồ sơ đăng ký hoạt động lưu ký bao gồm:
a. Giấy đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán (Phụ lục 01/LK ban hành kèm theo Quy chế này).
b. Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động.
c. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán (Phụ lục 02/LK ban hành kèm theo Quy chế này).
d. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất, trừ trường hợp công ty chứng khoán mới thành lập.
2. Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nộp cho UBCKNN hồ sơ đăng ký chi nhánh hoạt động lưu ký bao gồm:
a. Bản sao Giấy đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán do UBCKNN cấp cho ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán;
b. Giấy đăng ký chi nhánh hoạt động lưu ký chứng khoán (Phụ lục 03/LK ban hành kèm theo Quy chế này).
c. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán tại chi nhánh (Phụ lục 02/LK ban hành kèm theo Quy chế này).
d. Giấy uỷ quyền cho chi nhánh thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán (Phụ lục 04/LK ban hành kèm theo Quy chế này).
Điều 5. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký và triển khai hoạt động lưu ký chứng khoán
1. Thời hạn UBCKNN cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán cho ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán là mười lăm (15) ngày kể từ ngày UBCKNN nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối, UBCKNN có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Thời hạn UBCKNN chấp thuận cho chi nhánh của ngân hàng thương mại, chi nhánh của công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán là mười (10) ngày kể từ ngày UBCKNN nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp từ chối, UBCKNN có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn mười hai (12) tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại phải làm thủ tục đăng ký thành viên lưu ký tại TTLKCK và tiến hành hoạt động.
4. Trong thời hạn ba (03) tháng, kể từ ngày chi nhánh được chấp thuận hoạt động lưu ký, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại phải làm thủ tục đăng ký chi nhánh thành viên lưu ký với TTLKCK.
Điều 6. Đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký
1. Việc đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký được thực hiện theo quy định tại Điều 51 của Luật chứng khoán.
2. UBCKNN có văn bản chấm dứt hoạt động lưu ký của chi nhánh công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại trong các trường hợp:
a. Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký.
b. Không làm thủ tục đăng ký chi nhánh thành viên lưu ký tại TTLKCK theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 của Quy chế này.
c. Vi phạm các quy định của TTLKCK và bị thu hồi Giấy chứng nhận chi nhánh thành viên lưu ký.
THÀNH VIÊN CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
Điều 7. Điều kiện đăng ký thành viên lưu ký
a. Có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán do UBCKNN cấp.
b. Có tối thiểu một thành viên Ban Giám đốc được phân công phụ trách hoạt động lưu ký, đăng ký, thanh toán bù trừ.
c. Có nhân viên nghiệp vụ đã tham gia khoá học nghiệp vụ của TTLKCK.
d. Có quy trình nghiệp vụ, hệ thống cơ sở vật chất và phần mềm đáp ứng được yêu cầu của TTLKCK.
2. Chi nhánh ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán muốn đăng ký cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán phải đáp ứng được các điều kiện sau:
a. Các điều kiện quy định tại điểm b, c và d Khoản 1 Điều này;
b. Được UBCKNN chấp thuận hoạt động lưu ký chứng khoán.
c. Có giấy uỷ quyền của ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán cho chi nhánh thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán (Phụ lục 04/LK ban hành kèm theo Quy chế này).
3. Tuỳ điều kiện cụ thể, TTLKCK quy định các điều kiện chấp thuận thành viên lưu ký, chi nhánh thành viên lưu ký khác sau khi được sự chấp thuận của UBCKNN.
Điều 8. Đăng ký thành viên lưu ký, chi nhánh thành viên lưu ký
1. TTLKCK quy định thủ tục đăng ký thành viên lưu ký, chi nhánh thành viên lưu ký.
2. TTLKCK phải gửi báo cáo UBCKNN về việc đăng ký thành viên lưu ký, chi nhánh thành viên lưu ký trong vòng một ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận thành viên lưu ký, chấp thuận cho chi nhánh của thành viên lưu ký.
Điều 9. Đăng ký thành viên mở tài khoản trực tiếp
1. Các tổ chức sau đây được đăng ký làm thành viên mở tài khoản trực tiếp tại TTLKCK:
a. Ngân hàng Nhà nước.
b. Kho bạc Nhà nước.
c. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước.
d. Các tổ chức tín dụng, bảo hiểm tham gia thị trường trái phiếu do SGDCK, TTGDCK tổ chức.
e. Trung tâm lưu ký các nước.
f. Các đối tượng khác theo qui định của TTLKCK.
2. Thành viên mở tài khoản trực tiếp là Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản để lưu ký chứng khoán là các loại giấy tờ có giá thuộc sở hữu của chính Ngân hàng Nhà nước và các khách hàng lưu ký của Ngân hàng Nhà nước nhằm phục vụ cho mục đích giao dịch trên thị trường tiền tệ.
3. Các thành viên mở tài khoản trực tiếp quy định tại Điểm b, c và d Khoản 1 Điều này mở tài khoản để lưu ký các chứng khoán thuộc sở hữu của chính mình và được sử dụng dịch vụ lưu ký, đăng ký, bù trừ và thanh toán của TTLKCK.
4. TTLKCK quy định thủ tục đăng ký làm thành viên mở tài khoản trực tiếp tại TTLKCK.
Điều 10. Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa TTLKCK với thành viên
1. TTLKCK cung cấp dịch vụ cho thành viên của TTLKCK trên cơ sở hợp đồng được ký giữa TTLKCK và thành viên. Hợp đồng gồm những nội dung chính sau:
a. Nội dung cung cấp dịch vụ.
b. Nội dung liên quan đến trách nhiệm của TTLKCK, thành viên của TTLKCK.
c. Nội dung liên quan đến giải quyết tranh chấp (nếu có).
d. Nội dung liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng.
2. TTLKCK quy định nội dung chi tiết của hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa TTLKCK với thành viên của TTLKCK.
Điều 11. Đình chỉ tạm thời hoạt động của thành viên
TTLKCK đình chỉ tạm thời hoạt động của thành viên sau khi được UBCKNN chấp thuận trong những trường hợp sau:
1. Thường xuyên vi phạm nghĩa vụ của thành viên do TTLKCK quy định.
2. Để xảy ra thiếu sót gây tổn thất nghiêm trọng cho khách hàng.
Điều 12. Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận thành viên của TTLKCK
1. Thành viên tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên và được TTLKCK chấp thuận.
2. Hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động mà thành viên không khắc phục được các vi phạm theo yêu cầu của UBCKNN và TTLKCK.
3. Bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động.
4. Trong quá trình hoạt động không duy trì được các điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán quy định tại Điều 48 của Luật chứng khoán (đối với thành viên lưu ký).
5. Chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, giải thể, phá sản.
6. Thành viên đã làm thủ tục đăng ký thành viên lưu ký tại TTLKCK mà không tiến hành hoạt động theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 của Quy chế này.
7. Thành viên vi phạm các quy định về thành viên của TTLKCK, bao gồm các vi phạm theo quy định trong hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa TTLKCK và thành viên dẫn đến chấm dứt tư cách thành viên.
Điều 13. Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận chi nhánh thành viên lưu ký
1. Thành viên lưu ký tự nguyện xin chấm dứt hoạt động lưu ký của chi nhánh.
2. Thành viên lưu ký chấm dứt hoạt động của chi nhánh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Chi nhánh thành viên lưu ký vi phạm các quy chế của TTLKCK và đã được TTLKCK có công văn nhắc nhở, cảnh cáo nhưng không khắc phục.
Điều 14. Đăng ký chứng khoán tại TTLKCK
1. Các loại chứng khoán sau đây phải thực hiện đăng ký tại TTLKCK:
a. Chứng khoán của các công ty đại chúng, tổ chức niêm yết.
b. Trái phiếu chính phủ niêm yết trên TTGDCK hoặc SGDCK.
c. Trái phiếu của các tổ chức kinh tế, của chính quyền địa phương niêm yết trên TTGDCK hoặc SGDCK.
d. Chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết trên SGDCK.
e. Các loại chứng khoán khác phải đăng ký tại TTLKCK trên cơ sở thoả thuận giữa TTLKCK và tổ chức phát hành.
2. Chứng khoán đăng ký tại TTLKCK theo hình thức đăng ký ghi sổ.
Điều 15. Thông tin về chứng khoán đăng ký, đối tượng nộp hồ sơ đăng ký tại TTLKCK
1. Tổ chức phát hành thực hiện đăng ký các thông tin sau về chứng khoán tại TTLKCK:
a. Thông tin về tổ chức phát hành chứng khoán.
b. Thông tin về chứng khoán phát hành.
c. Thông tin về danh sách người sở hữu chứng khoán.
2. Đối tượng nộp hồ sơ đăng ký:
a. Tổ chức phát hành có chứng khoán niêm yết làm thủ tục đăng ký chứng khoán trực tiếp với TTLKCK.
b. Công ty đại chúng chưa niêm yết đăng ký chứng khoán thông qua thành viên lưu ký là công ty chứng khoán.
3. TTLKCK quy định cụ thể về các nội dung quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 16. Quản lý thông tin chứng khoán đăng ký
1. TTLKCK quản lý tập trung các thông tin về chứng khoán đăng ký hoặc có thể uỷ quyền bằng hợp đồng cho thành viên lưu ký thay mặt TTLKCK quản lý.
2. TTLKCK quy định cụ thể việc quản lý thông tin chứng khoán đăng ký theo nguyên tắc sau:
a. Mọi thay đổi liên quan đến thông tin chứng khoán đã đăng ký tại TTLKCK phải được thực hiện theo các quy định về quản lý thông tin của TTLKCK.
b. TTLKCK quy định thời gian tối đa điều chỉnh thông tin về sở hữu chứng khoán sau khi chứng khoán đã đăng ký tại TTLKCK.
c. Tổ chức phát hành phải hòan toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ và kịp thời của các thông tin chứng khoán đăng ký với TTLKCK.
Điều 17. Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa TTLKCK với tổ chức phát hành
1. TTLKCK cung cấp dịch vụ cho tổ chức phát hành trên cơ sở hợp đồng để thay mặt tổ chức phát hành thực hiện các công việc về quản lý thông tin người sở hữu chứng khoán và thực hiện quyền đối với người sở hữu chứng khoán. Hợp đồng gồm những nội dung chính sau:
a. Nội dung cung cấp dịch vụ.
b. Trách nhiệm của TTLKCK, tổ chức phát hành.
c. Nội dung liên quan đến giải quyết tranh chấp (nếu có).
d. Việc chấm dứt hợp đồng.
2. TTLKCK quy định chi tiết nội dung hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa TTLKCK với tổ chức phát hành.
Điều 18. Chuyển quyền sở hữu chứng khoán
a. Người sở hữu chứng khoán đã đăng ký tại TTLKCK nhưng chưa lưu ký muốn thực hiện chuyển quyền sở hữu chứng khoán phải lưu ký chứng khoán vào TTLKCK để giao dịch mua, bán qua SGDCK, TTGDCK.
b.TTLKCK thực hiện chuyển quyền sở hữu chứng khoán chưa lưu ký không qua giao dịch chứng khoán tại SGDCK, TTGDCK trong các trường hợp sau:
- Biếu, tặng, cho, thừa kế chứng khoán theo qui định của Luật dân sự.
- Giao dịch chứng khoán lô lẻ theo qui định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Tổ chức phát hành mua lại cổ phiếu ưu đãi của cán bộ, công nhân viên khi chấm dứt hợp đồng lao động.
- Chia tách, sáp nhập, hợp nhất góp vốn bằng cổ phiếu thành lập doanh nghiệp hoặc phân định lại cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp theo quy định của Luật dân sự, Luật doanh nghiệp và Luật chứng khoán.
- Các trường hợp chuyển quyền sở hữu khác do Giám đốc TTLKCK quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận của UBCKNN.
2. Hiệu lực của việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại TTLKCK được quy định tại Khoản 2 Điều 54 của Luật chứng khoán.
3. TTLKCK quy định hồ sơ, thủ tục chuyển quyền sở hữu chứng khoán đăng ký.
Điều 19. Huỷ bỏ đăng ký chứng khoán
1. Việc huỷ bỏ đăng ký đối với chứng khoán tại TTLKCK được áp dụng trong các trường hợp sau:
a. Chứng khoán đăng ký hết hiệu lực lưu hành.
b. Chứng khoán của các công ty đại chúng đã đăng ký tại TTLKCK nhưng không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng và có yêu cầu huỷ đăng ký.
c. Tổ chức phát hành không phải là công ty đại chúng tự nguyện huỷ đăng ký chứng khoán.
2. TTLKCK quy định thủ tục huỷ bỏ đăng ký chứng khoán.
Điều 20. Thực hiện quyền của người sở hữu chứng khoán
1.Tổ chức phát hành uỷ quyền cho TTLKCK làm thủ tục thực hiện các quyền sau đây đối với các chứng khoán đăng ký tại TTLKCK và phải chịu trách nhiệm hòan toàn về các quyết định liên quan đến tổ chức thực hiện quyền cho người sở hữu chứng khoán:
a. Quyền bỏ phiếu.
b. Quyền nhận lãi, vốn gốc trái phiếu và cổ tức cổ phiếu bằng tiền.
c. Quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng.
d. Quyền mua cổ phiếu phát hành thêm.
e. Quyền chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi.
f. Quyền thay đổi tên, tách, gộp cổ phiếu.
g. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ những người có tên trên sổ đăng ký người sở hữu do TTLKCK lập vào ngày đăng ký cuối cùng mới được nhận các quyền phát sinh liên quan đến chứng khoán.
3. Ngày đăng ký cuối cùng là ngày do tổ chức phát hành hoặc TTLKCK ấn định trên cơ sở uỷ quyền của tổ chức phát hành nhằm xác định danh sách người sở hữu được hưởng quyền phù hợp với quy định của pháp luật.
4. TTLKCK, thành viên lưu ký và tổ chức phát hành chịu trách nhiệm thực hiện quyền cho người sở hữu chứng khoán đăng ký, lưu ký tại TTLKCK; chịu trách nhiệm về các thiệt hại gây ra cho người sở hữu chứng khoán do không tuân thủ đúng các quy định về thực hiện quyền của Quy chế này hoặc Quy chế nghiệp vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán của TTLKCK trong phạm vi trách nhiệm của mình.
5. TTLKCK quy định thủ tục thực hiện quyền của người sở hữu chứng khoán lưu ký.
Điều 21. Nguyên tắc lưu ký chứng khoán
2. Thành viên lưu ký nhận lưu ký các chứng khoán của khách hàng với tư cách là người được khách hàng uỷ quyền thực hiện các nghiệp vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Để lưu ký chứng khoán, khách hàng phải ký hợp đồng mở tài khoản lưu ký chứng khoán với thành viên lưu ký.
3. TTLKCK nhận tái lưu ký chứng khoán từ các thành viên lưu ký với tư cách là người được thành viên uỷ quyền thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Để tái lưu ký chứng khoán, thành viên phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên thành viên lưu ký tại TTLKCK.
Điều 22. Mở tài khoản lưu ký chứng khoán
1. Thành viên của TTLKCK phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại TTLKCK để thực hiện các giao dịch đối với chứng khoán lưu ký tại TTLKCK. Mỗi thành viên của TTLKCK chỉ được mở một tài khoản lưu ký chứng khoán tại TTLKCK và không được mở tài khoản lưu ký tại thành viên lưu ký khác.
2. Nhà đầu tư chỉ được mở một tài khoản duy nhất tại thành viên lưu ký, trừ những trường hợp sau:
a. Công ty quản lý quỹ phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán riêng biệt cho công ty và cho từng quỹ đầu tư chứng khoán do công ty quản lý. Trường hợp thực hiện quản lý danh mục đầu tư, công ty quản lý quỹ phải mở hai (02) tài khoản lưu ký đứng tên công ty quản lý quỹ tại ngân hàng lưu ký thay mặt cho nhà đầu tư uỷ thác (01 tài khoản cho nhà đầu tư uỷ thác trong nước và 01 tài khoản cho nhà đầu tư uỷ thác nước ngoài).
b. Nhà đầu tư nước ngoài là công ty chứng khoán nước ngoài thành lập theo pháp luật nước ngoài được mở hai tài khoản lưu ký chứng khoán tách biệt tại thành viên lưu ký để quản lý chứng khoán thuộc sở hữu của chính công ty và khách hàng của công ty.
c. Công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài phải mở hai tài khoản lưu ký chứng khoán tại một thành viên lưu ký để quản lý tách biệt các khoản đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu và từ nguồn phí bảo hiểm khi thực hiện đầu tư trên thị trường chứng khoán.
3. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký sau khi đăng ký mã số giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật.
4. TTLKCK quy định thủ tục mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại TTLKCK.
Điều 23. Tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên tại TTLKCK
1. Tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên tại TTLKCK bao gồm:
a. Tài khoản chứng khoán giao dịch.
b. Tài khoản tạm ngừng giao dịch.
c. Tài khoản cầm cố.
d. Tài khoản tạm giữ.
e. Tài khoản chờ thanh toán.
f. Tài khoản phong toả chờ rút.
g. Tài khoản chờ giao dịch.
h. Tài khoản sửa lỗi giao dịch.
i. Các tài khoản khác theo quy định của pháp luật.
2. Tài khoản lưu ký của thành viên của TTLKCK nêu tại Khoản 1 Điều này được phân loại như sau:
a) Tài khoản của chính thành viên của TTLKCK.
b) Tài khoản cho khách hàng trong nước của thành viên lưu ký
c) Tài khoản cho khách hàng nước ngoài của thành viên lưu ký.
3. Tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên tại TTLKCK bao gồm các nội dung sau đây:
a. Số tài khoản lưu ký chứng khoán.
b. Tên và địa chỉ của thành viên.
c. Số lượng, loại và mã chứng khoán lưu ký.
d. Số lượng chứng khoán tăng giảm và lý do của việc tăng giảm.
e. Các thông tin cần thiết khác.
Điều 24. Quản lý tài khoản lưu ký chứng khoán tại TTLKCK
1. TTLKCK quản lý tài khoản lưu ký chứng khoán theo nguyên tắc sau đây:
a. Chứng khoán lưu ký tại TTLKCK là tài sản thuộc sở hữu của khách hàng, được quản lý tách biệt với tài sản của TTLKCK.
b. TTLKCK không được sử dụng chứng khoán của khách hàng vì lợi ích của bên thứ ba hoặc vì lợi ích của chính TTLKCK.
2. TTLKCK chỉ thực hiện hạch toán trên tài khoản lưu ký chứng khoán khi các chứng từ hạch toán đầy đủ, hợp lệ và là chứng từ gốc.
4. Khi có bất cứ sự thay đổi hay sai sót nào về thông tin trong tài khoản lưu ký chứng khoán, thành viên có nghĩa vụ thông báo ngay cho TTLKCK.
Điều 25. Tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng tại thành viên lưu ký
1. Tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng mở tại thành viên lưu ký bao gồm:
a. Tài khoản chứng khoán giao dịch.
b. Tài khoản tạm ngừng giao dịch.
c. Tài khoản cầm cố.
d. Tài khoản tạm giữ.
e. Tài khoản chờ thanh toán.
f. Tài khoản phong toả chờ rút.
g. Tài khoản chờ giao dịch.
h. Tài khoản sửa lỗi giao dịch.
i. Các tài khoản khác theo quy định của pháp luật.
2. Tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng mở tại thành viên lưu ký bao gồm các nội dung sau:
a. Số tài khoản lưu ký chứng khoán.
b. Tên và địa chỉ của chủ tài khoản.
c. Số chứng minh nhân dân với khách hàng cá nhân là người Việt Nam và số hộ chiếu với khách hàng cá nhân là người nước ngoài; số Giấy chứng nhận đăng ký hoặc giấy phép thành lập đối với khách hàng là tổ chức.
d. Số lượng, loại và mã chứng khoán lưu ký.
e. Số lượng chứng khoán lưu ký tăng, giảm và lý do của việc tăng giảm.
g. Các thông tin cần thiết khác.
Điều 26. Quản lý tài khoản lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký
a. Thành viên lưu ký phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán chi tiết cho từng khách hàng và quản lý tách biệt tài sản cho từng khách hàng.
b. Chứng khoán lưu ký của khách hàng tại thành viên lưu ký là tài sản thuộc sở hữu của khách hàng và được quản lý tách biệt với tài sản của thành viên lưu ký.
c. Thành viên lưu ký không được sử dụng chứng khoán trong tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng vì lợi ích của bên thứ ba hoặc vì lợi ích của chính thành viên lưu ký.
d. Thành viên lưu ký có trách nhiệm thông báo kịp thời và đầy đủ các quyền lợi phát sinh liên quan đến chứng khoán lưu ký cho khách hàng.
e. Thành viên lưu ký có trách nhiệm hòan tất nghĩa vụ đối với khách hàng của mình trong trường hợp khách hàng đã tất toán tài khoản chuyển sang thành viên mới nhưng quyền được nhận tiền và chứng khoán vẫn phân bổ về tài khoản của thành viên lưu ký.
2. Theo yêu cầu của khách hàng, thành viên lưu ký phải gửi cho từng khách hàng bản Sao kê tài khoản lưu ký chứng khoán sau một ngày làm việc kể từ ngày có yêu cầu.
3. Khách hàng có nghĩa vụ thông báo ngay cho thành viên lưu ký khi có bất cứ sự thay đổi hay sai sót nào về những thông tin trong tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng tại thành viên lưu ký.
Điều 27. Hiệu lực lưu ký chứng khoán
1. Việc lưu ký chứng khoán tại TTLKCK có hiệu lực kể từ thời điểm TTLKCK thực hiện hạch toán trên tài khoản lưu ký chứng khoán liên quan của thành viên mở tại TTLKCK.
2. Việc hạch toán, chuyển khoản chứng khoán bằng bút toán ghi sổ giữa các tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên hoặc khách hàng lưu ký tại TTLKCK có hiệu lực pháp lý như đối với chuyển giao chứng khoán vật chất và được pháp luật thừa nhận.
1. Việc ký gửi chứng khoán của khách hàng vào TTLKCK được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a. Khách hàng ký gửi chứng khoán vào TTLKCK thông qua thành viên lưu ký nơi mình mở tài khoản.
b. Thành viên lưu ký có trách nhiệm làm thủ tục nhận chứng khoán ký gửi của khách hàng và tái ký gửi vào TTLKCK trong vòng một ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ gửi chứng khoán hợp lệ của khách hàng.
c. TTLKCK có trách nhiệm xử lý hồ sơ chứng khoán ký gửi trong vòng một ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ của thành viên.
d. TTLKCK quy định hồ sơ, thủ tục ký gửi chứng khoán của thành viên tại TTLKCK.
2. Thành viên, khách hàng ký gửi chứng khoán không hợp lệ, chứng khoán giả mạo, bị thông báo mất cắp hoặc không có đủ thông tin theo yêu cầu phải hòan toàn chịu trách nhiệm về việc ký gửi số chứng khoán này và phải bồi thường cho các bên liên quan thiệt hại do việc lưu ký chứng khoán đó gây ra.
1. Khách hàng chỉ được yêu cầu rút chứng khoán trong phạm vi số lượng chứng khoán sở hữu trên các tài khoản lưu ký, trừ các chứng khoán đang bị tạm giữ, cầm cố.
2. Thành viên lưu ký phải chuyển cho TTLKCK hồ sơ rút chứng khoán trong vòng một ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của khách hàng.
3. TTLKCK có trách nhiệm xử lý hồ sơ rút chứng khoán trong vòng một ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ của thành viên.
4. Trong thời gian chờ rút, khách hàng được quyền huỷ yêu cầu rút chứng khoán.
5. Chứng khoán rút ra khỏi TTLKCK theo hình thức chứng khoán được tổ chức phát hành đăng ký tại TTLKCK.
6. TTLKCK quy định thủ tục rút chứng khoán tại TTLKCK.
Điều 30. Chuyển khoản chứng khoán
1. TTLKCK được thực hiện chuyển khoản chứng khoán lưu ký không qua hệ thống giao dịch tập trung của SGDCK, TTGDCK trong các trường hợp sau:
a. Giao dịch chứng khoán lô lẻ theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
b. Tất toán tài khoản tại thành viên lưu ký này sang lưu ký tại thành viên lưu ký khác.
c. Chuyển khoản phục vụ giao dịch giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ.
d. Chuyển khoản để hỗ trợ và cho vay chứng khoán.
e. Chuyển khoản xử lý chứng khoán cầm cố theo hợp đồng cầm cố.
f. Biếu, tặng, cho, thừa kế chứng khoán theo quy định của Luật dân sự.
h. Tổ chức phát hành mua lại cổ phiếu ưu đãi cán bộ, công nhân viên khi chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Thành viên lưu ký phải chuyển cho TTLKCK hồ sơ chuyển khoản chứng khoán trong vòng một ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu chuyển khoản của khách hàng.
3. TTLKCK có trách nhiệm xử lý hồ sơ chuyển khoản chứng khoán trong vòng một ngày làm việc đối với các trường hợp chuyển khoản quy định tại điểm a, b, c, d, e và tối đa năm (05) ngày làm việc đối với các trường hợp chuyển khoản quy định tại điểm f, g, h, i, k Khoản 1 Điều này kể từ khi nhận được hồ sơ chuyển khoản hợp lệ của thành viên.
4. TTLKCK quy định hồ sơ, thủ tục chuyển khoản chứng khoán tại TTLKCK.
5. Đối với các giao dịch mua, bán được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch của SGDCK, TTGDCK, việc chuyển khoản để thanh toán giao dịch được thực hiện theo quy định về bù trừ và thanh toán chứng khoán tại Chương VI Quy chế này.
Điều 31. Cầm cố và giải toả cầm cố chứng khoán
1. Việc cầm cố chứng khoán lưu ký tập trung tại TTLKCK thực hiện căn cứ vào hợp đồng cầm cố và phải được đăng ký giao dịch tại TTLKCK theo các quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký giao dịch bảo đảm.
2. Việc uỷ quyền của bên cầm cố và bên nhận cầm cố cho thành viên lưu ký với tư cách là bên thứ ba quản lý chứng khoán cầm cố được thực hiện theo quy định trong hợp đồng cầm cố chứng khoán giữa các bên. Các bên có thể đề nghị giải tỏa toàn bộ hay một phần chứng khoán cầm cố.
3. Việc cầm cố, giải toả cầm cố chứng khoán của khách hàng của thành viên lưu ký được thực hiện tại các thành viên lưu ký nơi mình mở tài khoản. TTLKCK thực hiện cầm cố và giải tỏa chứng khoán trên cơ sở bảng kê chứng khoán cầm cố và giải toả có xác nhận của bên nhận cầm cố.
4. Việc cầm cố chứng khoán chỉ có hiệu lực sau khi TTLKCK thực hiện bút toán ghi sổ chuyển chứng khoán từ tài khoản chứng khoán giao dịch của thành viên bên cầm cố sang tài khoản chứng khoán cầm cố của thành viên bên cầm cố.
5. Việc giải toả chứng khoán cầm cố có hiệu lực khi TTLKCK thực hiện bút toán ghi sổ chuyển chứng khoán từ tài khoản chứng khoán cầm cố sang tài khoản chứng khoán giao dịch của thành viên bên cầm cố.
6. Thành viên lưu ký phải chuyển cho TTLKCK hồ sơ cầm cố/giải toả cầm cố chứng khoán trong vòng một ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu cầm cố/giải toả cầm cố chứng khoán hợp lệ của khách hàng. TTLKCK có trách nhiệm xử lý hồ cầm cố/giải toả cầm cố chứng khoán trong vòng một ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ của thành viên.
7. TTLKCK quy định thủ tục cầm cố, giải toả cầm cố và đăng ký giao dịch bảo đảm.
BÙ TRỪ VÀ THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN
Điều 32. Bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán
1. TTLKCK thanh toán theo kết quả bù trừ đa phương, song phương và thanh toán theo từng giao dịch cho giao dịch của các chứng khoán đã niêm yết và giao dịch của các chứng khoán chưa niêm yết của công ty đại chúng.
2. Việc bù trừ chứng khoán được TTLKCK thực hiện theo từng chứng khoán và tách biệt theo loại tài khoản môi giới cho khách hàng trong nước, tài khoản môi giới cho khách hàng nước ngoài và tài khoản tự doanh của thành viên lưu ký.
5. Giám đốc TTLKCK quyết định áp dụng các phương thức thanh toán tại TTLKCK sau khi được UBCKNN chấp thuận.
6. TTLKCK quy định trình tự và thủ tục thanh toán giao dịch chứng khoán tại SGDCK, TTGDCK.
Điều 33. Thanh toán giao dịch của thành viên
1. Các thành viên của TTLKCK phải mở tài khoản thanh toán bù trừ tại Ngân hàng thanh toán để thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán theo nguyên tắc giao dịch chứng khoán niêm yết tách biệt với giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết.
2. Trường hợp khách hàng mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký là ngân hàng thương mại và đặt lệnh giao dịch qua công ty chứng khoán, việc thanh toán giao dịch sẽ do ngân hàng lưu ký thực hiện.
3. Trường hợp thành viên lưu ký không thực hiện đúng các nguyên tắc về quản lý và thanh toán giao dịch theo quy định của pháp luật dẫn đến việc thiếu tiền hoặc chứng khoán để thanh toán, thành viên lưu ký có nghĩa vụ thực hiện thanh toán giao dịch đó thay cho khách hàng.
Điều 34. Đối chiếu và xác nhận giao dịch
1. Sau khi nhận kết quả giao dịch từ TTGDCK, SGDCK, TTLKCK có trách nhiệm thông báo kết quả giao dịch cho các thành viên lưu ký.
2. Thành viên lưu ký có trách nhiệm đối chiếu chi tiết giao dịch giữa lệnh gốc được lưu giữ tại thành viên với thông báo kết quả giao dịch của TTLKCK và xác nhận lại với TTLKCK.
Điều 35. Sửa lỗi sau giao dịch đối với chứng khoán niêm yết
1. TTLKCK thực hiện sửa lỗi sau giao dịch trong các trường hợp sau:
a. Thành viên lưu ký là công ty chứng khoán đặt nhầm, sai lệnh của khách hàng như: sai số tài khoản của khách hàng, sai chứng khoán, sai mức giá, thừa lệnh, nhầm lệnh mua thành lệnh bán và ngược lại, sai số lượng chứng khoán, sai ngày thanh toán và phương thức thanh toán.
b. Thành viên của TTLKCK không kiểm soát được tỷ lệ ký quỹ theo quy định dẫn đến thiếu chứng khoán hoặc tiền để thanh toán giao dịch.
2. Việc sửa lỗi sau giao dịch được thực hiện theo nguyên tắc:
a. Trường hợp thành viên lưu ký sửa lỗi có tài khoản tự doanh: lệnh giao dịch của khách hàng sẽ được TTLKCK điều chỉnh thành lệnh giao dịch tự doanh của thành viên lưu ký.
b. Trường hợp thành viên lưu ký sửa lỗi không có tài khoản chứng khoán giao dịch tự doanh, TTLKCK sẽ mở tài khoản hỗ trợ sửa lỗi cho thành viên lưu ký để hạch toán tạm thời số chứng khoán mà thành viên lưu ký được nhận hoặc phải trả do phải thực hiện sửa lỗi. Cơ chế thực hiện như sau:
- Khi được nhận chứng khoán từ việc sửa lỗi, thành viên lưu ký này phải có nghĩa vụ bán ngay số chứng khoán được nhận về trên tài khoản hỗ trợ sửa lỗi vào phiên giao dịch gần nhất để TTLKCK tất toán tài khoản.
- Khi phải hòan trả chứng khoán vay/nhận hỗ trợ từ bên cho vay/hỗ trợ, thành viên lưu ký này được phép duy trì tài khoản hỗ trợ sửa lỗi cho đến khi hòan tất nghĩa vụ đối với bên cho vay/hỗ trợ chứng khoán.
3. Đối với các lỗi không thuộc các trường hợp nêu tại Khoản 1 Điều này, Giám đốc TTLKCK có thẩm quyền xem xét, xử lý sau khi có ý kiến chấp thuận của UBCKNN.
4. TTLKCK quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục sửa lỗi sau giao dịch chứng khoán niêm yết.
Điều 36. Trách nhiệm của các bên liên quan trong việc sửa lỗi sau giao dịch
1. Các bên tham gia giao dịch phải chịu trách nhiệm đối với lỗi do mình gây ra trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình. Thành viên lưu ký chịu trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình đối với lỗi sau giao dịch của khách hàng.
2. Trường hợp lỗi của công ty chứng khoán dẫn đến việc khách hàng của thành viên lưu ký là ngân hàng thương mại thiếu chứng khoán để thanh toán, ngân hàng thương mại được phép từ chối thanh toán giao dịch. Trường hợp này thành viên lưu ký là công ty chứng khoán phải chịu trách nhiệm thanh toán giao dịch lỗi.
3. Trường hợp không có đủ chứng khoán trong tài khoản để thanh toán giao dịch, thành viên lưu ký có thể vay/nhận hỗ trợ chứng khoán theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 của Quy chế này.
4. Việc hòan trả chứng khoán vay/nhận hỗ trợ có thể thực hiện bằng chứng khoán hoặc tiền theo thoả thuận giữa thành viên lưu ký với bên cho vay/hỗ trợ chứng khoán.
5. TTLKCK quy định việc cho vay/hỗ trợ và hòan trả chứng khoán sửa lỗi giữa các bên.
Điều 37. Các biện pháp khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán niêm yết
1. Thành viên của TTLKCK chịu trách nhiệm khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán của mình.
2. Trường hợp thành viên của TTLKCK không tự khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán, TTLKCK áp dụng các biện pháp sau đây:
a. Đối với trường hợp thiếu tiền: sử dụng Quỹ Hỗ trợ thanh toán hoặc đề nghị Ngân hàng thanh toán cho vay.
b. Đối với trường hợp thiếu chứng khoán: yêu cầu thành viên thiếu hụt vay chứng khoán hoặc đề nghị thành viên khác cho vay.
3. TTLKCK quy định trình tự, thủ tục khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán.
Điều 38. Khắc phục mất khả năng thanh toán tiền
b. Đối với thành viên mở tài khoản trực tiếp: áp dụng cơ chế nhận hỗ trợ tiền vay từ Ngân hàng thanh toán.
3. Thành viên lưu ký phải ký thoả thuận hỗ trợ tiền thanh toán giao dịch chứng khoán với Ngân hàng thanh toán. Thoả thuận hỗ trợ tiền thanh toán giao dịch gồm các nội dung chính sau:
a. Lãi suất vay theo nguyên tắc không vượt quá lãi suất sử dụng Quỹ hỗ trợ thanh toán.
b. Thời hạn vay.
c. Phương thức đảm bảo hòan trả khoản vay phù hợp với các quy định của pháp luật.
4. Thành viên mất khả năng thanh toán tiền phải chịu mọi chi phí, tổn thất phát sinh và chịu xử phạt theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Khắc phục mất khả năng thanh toán chứng khoán
1. Trường hợp không đủ chứng khoán để thanh toán giao dịch, thành viên của TTLKCK có thể vay hoặc nhận hỗ trợ chứng khoán từ các nguồn sau đây để đảm bảo thời hạn thanh toán theo đúng quy định:
a. Thành viên khác của TTLKCK.
b. Khách hàng.
c. Các nguồn hợp pháp khác.
2. TTLKCK quy định trình tự, thủ tục vay, nhận hỗ trợ chứng khoán để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán giao dịch.
Điều 40. Huỷ thanh toán giao dịch chứng khoán niêm yết
3. TTLKCK có trách nhiệm thông báo cho SGDCK, TTGDCK các giao dịch bị huỷ thanh toán để thực hiện công bố thông tin.
Điều 41. Xử lý lỗi giao dịch đối với chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết
1. Khi phát hiện lỗi sau giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết, TTLKCK được quyền huỷ thanh toán các giao dịch lỗi.
3. Thành viên bị huỷ bỏ giao dịch lỗi phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại của khách hàng và thành viên khác do việc TTLKCK loại bỏ giao dịch quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.
4. TTLKCK quy định trình tự, thủ tục xử lý lỗi sau giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết.
Điều 42. Điều kiện đối với Ngân hàng thanh toán
1. Là ngân hàng thương mại Việt Nam.
2. Có vốn điều lệ thực góp trên 3.000 tỷ đồng.
3. Có kết quả hoạt động kinh doanh có lãi trong vòng 2 năm gần nhất.
4. Có hệ số rủi ro tín dụng trong mức an toàn theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước.
5. Có hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật đảm bảo thực hiện thanh toán giao dịch và kết nối được với TTLKCK.
6. Có cam kết với UBCKNN về việc cho vay thanh toán giao dịch chứng khoán trong trường hợp thành viên mất khả năng thanh toán.
Điều 43. Hồ sơ đăng ký làm Ngân hàng thanh toán
Hồ sơ đăng ký làm Ngân hàng thanh toán nộp cho UBCKNN bao gồm:
1. Giấy đăng ký làm Ngân hàng thanh toán.
2. Bản cung cấp thông tin về Ngân hàng, trong đó nêu rõ khả năng đáp ứng các tiêu chí theo yêu cầu tại Điều 42 của Quy chế này.
3. Bản sao Quyết định thành lập và hoạt động của Ngân hàng thương mại.
4. Bản cam kết với UBCKNN về việc cho vay thanh toán giao dịch chứng khoán trong trường hợp thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán.
5. Các tài liệu khác liên quan.
Điều 44. Thủ tục chấp thuận Ngân hàng thanh toán
Trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, UBCKNN quyết định chấp thuận hoặc từ chối đăng ký làm Ngân hàng thanh toán. Trường hợp từ chối, UBCKNN phải có văn bản nêu rõ lý do.
Điều 45. Huỷ bỏ tư cách Ngân hàng thanh toán
1. Trường hợp Ngân hàng thanh toán không duy trì được các điều kiện tại Điều 42 của Quy chế này về đảm bảo thanh toán giao dịch chứng khoán hoặc trong trường hợp Ngân hàng thanh toán không khôi phục được các điều kiện đối với Ngân hàng thanh toán theo thời hạn do UBCKNN quy định, UBCKNN có quyền huỷ bỏ tư cách Ngân hàng thanh toán và lựa chọn ngân hàng thương mại mới đáp ứng đủ điều kiện làm Ngân hàng thanh toán .
2. Ngân hàng thanh toán bị huỷ bỏ tư cách phải hòan tất các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thanh toán chứng khoán đối với khách hàng.
Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng thanh toán
1. Quyền của Ngân hàng thanh toán:
a. Chỉ định hội sở chính hoặc chi nhánh làm đầu mối tổ chức thanh toán giao dịch chứng khoán.
b. Đề nghị TTLKCK, các thành viên của TTLKCK tuân thủ các cam kết về thanh toán giữa các bên và cung cấp các thông tin cần thiết để thực hiện thanh toán giao dịch.
c. Được thu phí cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của Ngân hàng thanh toán:
a. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho các giao dịch chứng khoán đã thực hiện trên SGDCK, TTGDCK.
b. Hỗ trợ tiền cho các thành viên của TTLKCK khi thiếu tiền thanh toán giao dịch theo quy định.
c. Ký kết hợp đồng theo nguyên tắc đảm bảo cho thành viên vay khi thiếu tiền thanh toán giao dịch chứng khoán. Các điều khoản của hợp đồng phải theo nguyên tắc cho vay tín dụng, đảm bảo tính công bằng giữa các thành viên.
d. Tuân thủ chế độ thông tin, báo cáo và bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành.
e. Đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực cần thiết phục vụ việc thanh toán bằng tiền cho các giao dịch chứng khoán.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức phát hành
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy chế về đăng ký chứng khoán và thực hiện quyền đối với người sở hữu chứng khoán đăng ký của TTLKCK.
2. Uỷ quyền cho TTLKCK thực hiện các công việc về quản lý thông tin người sở hữu chứng khoán và thực hiện quyền đối với chứng khoán đăng ký.
3. Cung cấp cho TTLKCK những thông tin hoặc các tài liệu cần thiết kịp thời và chính xác để thực hiện việc đăng ký chứng khoán và thực hiện quyền theo quy định hoặc khi TTLKCK có yêu cầu bằng văn bản; chịu trách nhiệm hòan toàn về các nội dung thông tin đã cung cấp với TTLKCK.
4. Chịu trách nhiệm về các thiệt hại gây ra cho TTLKCK và người sở hữu chứng khoán, trừ trường hợp bất khả kháng.
5. Nộp phí sử dụng dịch vụ do TTLKCK cung cấp theo quy định của Bộ Tài chính.
6. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của TTLKCK.
Điều 48. Quyền và nghĩa vụ của thành viên của TTLKCK
1. Tuân thủ các quyền và nghĩa vụ quy định tại Khoản 2,3 Điều 47 của Luật chứng khoán;
2. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và theo quy chế của TTLKCK.
Điều 49. Quyền và nghĩa vụ của TTLKCK
TTLKCK có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 45 và 46 của Luật chứng khoán.
1. Định kỳ hàng tháng TTLKCK phải gửi báo cáo hoạt động lưu ký chứng khoán của TTLKCK, báo cáo tình hình sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài cho UBCKNN theo nội dung quy định tại Phụ lục 05, 06, 07, 08, 09,10,11,12/LK kèm theo Quy chế này.
2. Định kỳ hàng tháng các thành viên của TTLKCK phải gửi báo cáo hoạt động lưu ký chứng khoán cho TTLKCK theo nội dung quy định tại Quy chế hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán của TTLKCK.
3. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, Ngân hàng thanh toán phải báo cáo UBCKNN về hoạt động thanh toán bù trừ các giao dịch của Ngân hàng thanh toán theo nội dung quy định tại Phụ lục 13/LK kèm theo Quy chế này.
4. Thời hạn báo cáo được quy định như sau:
a. Báo cáo tháng gửi UBCKNN trong vòng mười (10) ngày của tháng tiếp theo.
b. Báo cáo quý gửi UBCKNN trong vòng hai mươi (20) ngày của tháng đầu tiên trong quý tiếp theo.
c. Báo cáo năm gửi UBCKNN trong vòng chín mươi (90) ngày đầu của năm tiếp theo.
5. TTLKCK có nghĩa vụ bảo mật thông tin liên quan đến tài khoản của thành viên lưu ký.
1. TTLKCK phải báo cáo UBCKNN trong thời hạn tối đa 24 giờ kể từ khi xảy ra các sự kiện sau đây:
a. Hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán bị thất lạc.
b. Hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán bị tê liệt một phần hay toàn bộ.
c. Phát hiện chứng khoán giả.
2. Thành viên lưu ký phải báo cáo UBCKNN trong thời hạn tối đa 24 giờ kể từ khi thay đổi thành viên Ban Giám đốc phụ trách hoạt động lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký.
3. Ngân hàng thanh toán phải báo cáo UBCKNN và TTLKCK ngay lập tức khi hoạt động thanh toán chứng khoán bị tê liệt một phần hay toàn bộ.
1. Ngoài các trường hợp báo cáo định kỳ và bất thường quy định tại Điều 50, 51 của Quy chế này, trong những trường hợp cần thiết, nhằm bảo vệ lợi ích chung và lợi ích của nhà đầu tư, UBCKNN có thể yêu cầu TTLKCK, các thành viên lưu ký, Ngân hàng thanh toán báo cáo hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
2. TTLKCK, thành viên lưu ký và Ngân hàng thanh toán phải báo cáo UBCKNN trong thời hạn 48 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều này.
THANH TRA GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Thành viên lưu ký, nhân viên liên quan của thành viên lưu ký và những nhân viên liên quan phải chịu sự giám sát của TTLKCK và chịu sự kiểm tra, thanh tra của UBCKNN phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
2. TTLKCK, Ngân hàng thanh toán chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của UBCKNN phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 54. Xử lý vi phạm đối với thành viên
TTLKCK được áp dụng các hình thức xử lý vi phạm sau đây đối với thành viên tùy theo mức độ vi phạm quy chế hoạt động nghiệp vụ của TTLKCK:
1. Nhắc nhở bằng văn bản
2. Cảnh cáo và công bố trên trang thông tin điện tử của TTLKCK
3. Tạm thời đình chỉ hoạt động
3. Thu hồi Giấy chứng nhận thành viên, Giấy chứng nhận chi nhánh thành viên lưu ký .
Các hành vi vi phạm các quy định trong Quy chế này bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Trung tâm lưu ký chứng khoán qui định cụ thể quy trình, thủ tục về Đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán phù hợp với qui định của Qui chế này.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Quy chế............................... )
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
......., ngày .... tháng .... năm .... |
Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Căn cứ
Luật Chứng khoán số 70/2006/QH 11 được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006;
Căn cứ Quyết định số…… /QĐ-BTC ngày .......của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc
ban hành quy chế Đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán ;
Đề nghị UBCKNN cấp chứng nhận hoạt động lưu ký chứng khoán cho:
1. Tên đầy đủ và chính thức của ngân hàng/công ty;
2. Tên giao dịch của ngân hàng/công ty;
3. Địa chỉ chính thức trụ sở chính của ngân hàng/công ty;
4. Địa chỉ giao dịch, số điện thoại, fax;
5. Phạm vi và nội dung hoạt động của ngân hàng/công ty nêu trong giấy chứng nhận hoạt động lưu ký;
6. Tên, năm sinh, quốc tịch của các thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc điều hành;
7. Số lượng cán bộ, nhân viên của ngân hàng/công ty;
8. Ngày dự kiến khai trương hoạt động lưu ký.
|
TỔNG
GIÁM ĐỐC/ GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG |
PHỤ LỤC: 02/LK
(Ban hành kèm theo quy chế............................... )
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
THUYẾT MINH SƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG LƯU KÝ
Ngân hàng (chi nhánh ngân hàng)/Công ty (chi nhánh công ty)..............................................................
Địa chỉ: …………………………………………………………………………................................................
1. Hệ thống máy vi tính, thiết bị phục vụ cho hoạt động lưu ký chứng khoán:
- Số lượng máy vi tính;
- Dự kiến phương pháp lưu giữ và xử lý thông tin về khách hàng; phương án lưu giữ chứng khoán lưu ký của khách hàng;
- Phương pháp cung cấp thông tin cho khách hàng, UBCKNN, TTLKCK và các cơ quan liên quan khác (thông qua hệ thống máy tính, điện thoại, telex, fax ...);
- Nêu rõ tính năng, tác dụng, tình trạng, cấp độ công nghệ của trang thiết bị sử dụng và việc bố trí hệ thống máy tính này tại trụ sở làm việc.
2. Hệ thống kho két phục vụ hoạt động lưu ký chứng khoán:
- Tổng diện tích kho két; kết cấu kho két (độ dày của tường kho, số gian kho...);
- Số lượng két sắt trong kho; kết cấu về két sắt (chất liệu, diện tích, độ an toàn...);
- Các biện pháp đảm bảo an toàn: (chống cháy, nổ, đột nhập...);
- Đội ngũ cán bộ
|
…., ngày…. tháng….. năm……............. |
|
TỔNG
GIÁM ĐỐC / GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG/ |
Ghi chú: mẫu thuyết minh cơ sở vật chất kỹ thuật của hội sở, chi nhánh điền tên hội sở chi nhánh.
(Ban hành kèm theo quy chế............................... )
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
......, Ngày .... tháng .... năm .... |
GIẤY ĐĂNG KÝ CHO HỘI SỞ/ CHI NHÁNH CUNG CẤP DỊCH VỤ LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Căn cứ
Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006;
Căn cứ Quyết định số…… /QĐ-BTC ngày....... của Bộ trưởng Bộ Tài chính về
việc ban hành quy chế Đăng ký, lưu ký, bù
trừ và thanh toán chứng khoán ;
Căn cứ Giấy chứng nhận hoạt động lưu ký chứng khoán số… ngày .. tháng … năm
do UBCKNN cấp;
Thay mặt Ngân hàng/Công ty chứng khoán… chúng tôi đăng ký cho Hội sở/chi nhánh
sau được cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán :
1. Tên đầy đủ và chính thức của hội sở/ chi nhánh;
2. Tên giao dịch của hội sở/ chi nhánh;
3. Địa chỉ chính thức trụ sở chính của hội sở/ chi nhánh;
4. Địa chỉ giao dịch, số điện thoại, fax;
5. Phạm vi và nội dung hoạt động hội sở/ chi nhánh cung cấp dịch vụ lưu ký;
6. Họ và tên của thành viên Ban giám đốc phụ trách hoạt động lưu ký chứng khoán .
7. Ngày dự kiến triển khai hoạt động lưu ký tại hội sở/ chi nhánh.
|
TỔNG
GIÁM ĐỐC / GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG |
Ghi chú: Trường hợp xin đăng ký cho nhiều hội sở, chi nhánh, thành viên lưu ký chỉ cần gửi một đơn nhưng phải điền đủ các thông tin trên cho từng hội sở, chi nhánh .
(Ban hành kèm theo quy chế............................... )
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Ngân hàng/Công ty chứng khoán……………….
Địa chỉ: ………………….
ỦY QUYỀN CHO
Hội sở/ Chi nhánh ngân hàng/chi nhánh công ty chứng khoán............................................................
Địa chỉ:........................................................................................................................................... …….
được tham gia vào các hoạt động liên quan đến đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán với khách hàng và TTLKCK.
Hội sở/ chi nhánh Ngân hàng/chi nhánh công ty chứng khoán…………. có nghĩa vụ sau:
- Phải tuân thủ theo các qui định của pháp luật về hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
- Thực hiện các công việc theo ủy quyền và báo cáo cho Ngân hàng/Công ty chứng khoán…… về các công việc có liên quan đến hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán tại hội sở / chi nhánh.
- Chịu trách nhiệm trước Ngân hàng/Công ty chứng khoán…………….. về toàn bộ hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán trong phạm vi được uỷ quyền của mình.
|
…., Ngày…. tháng…năm |
|
TỔNG
GIÁM ĐỐC / GIÁM ĐỐC |
TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
SỐ: / BC- TTLKCK
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỞ HỮU CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
( Tháng../200..)
1. Đối với chứng khoán niêm yết
STT
|
Tên tổ chức niêm yết
|
Mã CK
|
Số lượng CP Đăng ky
|
Tỷ lệ được phép nắm giữ |
Tỷ lệ % nắm giữ cổ phiếu |
Tỷ lệ còn lại % |
||
Số tuyệt đối |
Số tương đối |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
|||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
2. Đối với chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết
STT
|
Tên Công ty
|
Mã CK
|
Số lượng CP Đăng ký
|
Tỷ lệ được phép nắm giữ |
Tỷ lệ % nắm giữ cổ phiếu |
Tỷ lệ còn lại % |
||
Số tuyệt đối |
Số tương đối |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
|||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
Người lập |
Trưởng phòng |
Giám đốc TTLKCK |
UỶ
BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
(Tháng…/200. )
A.Chứng khoán niêm yết:
|
Số lượng CKLK tại Thành viên |
Tỷ lệ lưu ký/tổng giá trị ĐKLK (%) |
||||
|
Trong nước |
Nước ngoài |
Cộng |
Trong nước |
Nước ngoài |
Cộng |
I. Cổ phiếu |
|
|
|
|
|
|
Khối lượng |
|
|
|
|
|
|
Giá trị |
|
|
|
|
|
|
II. Trái phiếu |
|
|
|
|
|
|
Khối lượng |
|
|
|
|
|
|
Giá trị |
|
|
|
|
|
|
III. Chứng chỉ quỹ |
|
|
|
|
|
|
Khối lượng |
|
|
|
|
|
|
Giá trị |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
B.Chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết
|
Số lượng CKLK |
Tỷ lệ lưu ký/tổng giá trị ĐKLK (%) |
||||
|
Trong nước |
Nước ngoài |
Cộng |
Trong nước |
Nước ngoài |
Cộng |
SSI |
|
|
|
|
|
|
a. Cổ phiếu |
|
|
|
|
|
|
Trong nước |
|
|
|
|
|
|
Ngoài nước |
|
|
|
|
|
|
b. Trỏi phiếu |
|
|
|
|
|
|
Trong nước |
|
|
|
|
|
|
Ngoài nước |
|
|
|
|
|
|
c. Chứng chỉ quỹ |
|
|
|
|
|
|
Trong nước |
|
|
|
|
|
|
Ngoài nước |
|
|
|
|
|
|
ACB |
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
Người lập |
Trưởng phòng |
Giám đốc TTLKCK |
TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
Số: / BC- TTLKCK
BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH MỞ ĐÓNG TÀI KHOẢN
(Tháng…/200)
STT |
TVLK |
Số lượng tài khoản |
|||
Đầu kỳ |
Mở trong tháng |
Đóng trong tháng |
Cuối kỳ |
||
1 |
SSI |
|
|
|
|
|
Trong nước |
|
|
|
|
|
Nước ngoài |
|
|
|
|
2 |
BVSC |
|
|
|
|
|
Trong nước |
|
|
|
|
|
Nước ngoài |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
Người lập |
Trưởng phòng |
Giám đốc TTLKCK |
UỶ BAN
CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO VỀ THỰC HIỆN QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾ N CHỨNG KHOÁN
(Báo cáo Quý, năm 200…. )
A.Đối với chứng khoán niêm yết
STT |
Mẫu chứng khoán |
Loại quyền |
Ngày đăng ký cuối cùng |
Ngày THQ |
Tỷ lệ thực hiện |
Số lượng chứng khoán ĐK |
Tiền thanh toán cổ tức/lãi trái phiếu (đồng) |
Ghi chú |
||
Đã LK |
Chưa LK |
Tổng |
Qua TTLK |
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B.Đối với chứng khoán của công ty đại chúng
STT |
Mẫu chứng khoán |
Loại quyền |
Ngày đăng ký cuối cùng |
Ngày THQ |
Tỷ lệ thực hiện |
Số lượng chứng khoán ĐK |
Tiền thanh toán cổ tức/lãi trái phiếu (đồng) |
Ghi chú |
||
Đã LK |
Chưa LK |
Tổng |
Qua TTLK |
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập |
Trưởng phòng |
Giám
đốc |
UỶ BAN
CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THU PHÍ LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
Báo cáo Quý … năm 200
Stt |
Loại phí |
Số phí dư đầu quý |
Số phí thu trong quý |
Luỹ kế từ đầu năm |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
Người lập |
Trưởng phòng |
Giám
đốc |
UỶ BAN
CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
, ngày tháng năm 2007
|
BÁO CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG CẦM CỐ CHỨNG KHOÁN
STT |
Tên TVLK |
Loại CK |
SLượng Chứng khoán lưu ký
|
Chứng khoán cầm cố |
Tỷ lệ chứng khoán cầm cố so với chứng khoán lưu ký |
Tỷ lệ chứng khoán giải toả so với chứng khoán cầm cố |
|||
Số CK cầm cố đầu tháng |
Số phát sinh tăng trong tháng |
Số phát sinh giảm trong tháng |
Số CK còn cầm cố cuối tháng |
||||||
|
TVLK A |
Loại 1 |
|
|
|
|
|
|
|
Loại 2 |
|
|
|
|
|
|
|
||
…. |
|
|
|
|
|
|
|
||
Loại N |
|
|
|
|
|
|
|
||
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập |
Trưởng phòng |
Giám
đốc |
UỶ BAN
CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO VỀ QUỸ HỖ TRỢ THANH TOÁN
(Báo cáo năm 200….)
1. Tình hình đóng góp Quỹ HTTT
STT |
Tên TVLK |
Doanh số giao dịch môi giới/doanh số thanh toán |
Số tiền đóng góp |
Tổng cộng |
|
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
||||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
2. Tình hình sử dụng Quỹ HTTT
STT |
Tên TVLK |
Ngày sử dụng Quỹ |
Lý do hỗ trợ |
Giá trị hỗ trợ |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
Nơi nhận: |
GIÁM
ĐỐC TRUNG TÂM LƯU Kí CHỨNG KHOÁN |
UỶ BAN
CHỨNG K HOÁN NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT THÀNH VIÊN LƯU Kí
(Báo cáo Quý…. năm 2000)
I. Tình hình hoạt động của các thành viên lưu ký
1.Số lượng khách hàng mở, đóng tài khoản
2. Hoạt động lưu ký chứng khoán
3. Tình hình sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
4. Hoạt động cầm cố chứng khoản
5. Hoạt động thanh toán bù trừ chứng khoán
6. Tuân thủ chế độ báo cáo
7. Tuân thủ các quy định đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ thanh toán
8. Thay đổi nhân sự (nếu có).
II. Tồn tại và kiến nghị
TÊN NGÂN HÀNG THANH TOÁN
Kính gửi : Ủy ban chứng khoán Nhà nước
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BÙ TRỪ CÁC GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
(Đến ngày tháng năm)
1. Các chỉ tiêu
Chỉ tiêu |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Tăng/Giảm (%) |
Tiền gửi của các thành viên tham gia thị trường |
|
|
|
Tiền gửi thanh toán |
|
|
|
Tiền gửi kỳ hạn |
|
|
|
Tiền gửi tự doanh |
|
|
|
Tiền gửi môi giới |
|
|
|
Tổng |
|
|
|
Số doanh nghiệp mở tài khoản tại NHTT |
|||
Tiền gửi tự doanh |
|
|
|
Tiền gửi môi giới |
|
|
|
Tiền gửi thanh toán bù trừ |
|
|
|
Doanh số thanh toán bù trừ |
|||
Doanh số thanh toán bù trừ của TTGDCK TP. HCM |
|
|
|
Trong nước |
|
|
|
Ngoài nước |
|
|
|
Doanh số thanh toán bù trừ của TTGDCK HN |
|
|
|
Trong nước |
|
|
|
Ngoài nước |
|
|
|
2. Tồn tại, kiến nghị
Người lập báo cáo |
Tổng Giám đốc |
THE
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 87/2007/QD-BTC |
Hanoi, October 22, 2007 |
ISSUING REGULATIONS ON REGISTRATION, DEPOSITORY, CLEARING AND SETTLEMENT OF SECURITIES
THE MINISTER OF FINANCE
Pursuant to the Law on
Securities 70/2006/QH11 of the National Assembly dated 29 June 2006;
Pursuant to Decree 77/2003/ND-CP of the Government dated 1 July 2003 on the
functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of
Finance;
On the proposal of the Chairman of the State Securities Commission;
DECIDES:
...
...
...
FOR THE MINISTER
OF FINANCE
DEPUTY MINISTER
Tran Xuan Ha
ON REGISTRATION, DEPOSITORY, CLEARING AND SETTLEMENT OF
SECURITIES
(Issued with Decision 87/2007/QD-BTC of the Minister of Finance dated 22
October 2007)
These Regulations govern the principles for and contents of registration, depository, clearing and settlement of securities applicable to Securities Depository Centres (hereinafter abbreviated to the SDC), to members of a SDC, to issuing organizations, to paying banks and to clients who register and deposit securities.
...
...
...
In these Regulations, the following terms shall be construed as follows:
1. Securities certificates means securities issued in the form of a physical certificate which records information about legal ownership of the securities holder.
2. Securities book entry means securities issued in the form of a book entry or electronic data. Information about legal ownership of the securities holder shall be recorded in the register of securities holders.
3. Register of securities holders means the book which records information about securities holders and is prepared by the issuing organization and registered with the SDC.
4. Securities holder means the person whose name appears in the register of securities holders at the SDC.
5. Securities certificate or account means a written document issued by the issuing organization to a securities holder and recording a serial number in order to certify information about ownership of the securities at any specified time.
6. Member of the SDC (member) means a depository member and a member who opens a direct account at the SDC.
7. Bilateral clearance means the method of clearing securities transactions which have been matched during the same day between any two trading parties with respect to the one type of securities, in order to determine the net monetary sum and securities which must be settled by both parties.
8. Multilateral clearance means the method of clearing securities transactions which have been matched during the same day between all trading parties with respect to the one type of securities, in order to determine the net monetary sum and securities which must be settled by both parties.
...
...
...
10. Bailment of securities means bringing securities to the SDC for central depository in order to conduct trading of such securities.
11. Valuable papers comprise both short term and long term valuable papers used in currency market transactions between the State Bank with depository clients as regulated by the Governor of the State Bank.
12. Paying bank means any bank selected by the State Securities Commission (hereinafter abbreviated to SSC) in order for a SDC and members of a SDC to open a payment account at such bank to facilitate monetary payments for securities transactions conducted on the Stock Exchange (hereinafter abbreviated to SE) or on a Securities Trading Centres (hereinafter referred to as STC) and for other payment activities.
13. Valid application file means a file containing all the documents and with all items fully declared as required by the regulations.
REGISTRATION OF DEPOSITORY OPERATIONS
Article 3. Conditions for registration of a securities depository operation
Any securities company or commercial bank wishing to register a securities depository operation must satisfy the conditions stipulated in article 48 of the Law on Securities.
...
...
...
(a) Request for registration of the securities depository operation, on the standard form issued in Appendix 01-LK to these Regulations.
(b) Copy licence for establishment and operation.
(c) Explanation of the material and technical facilities adequate for the operation, on the standard form in Appendix 02-LK to these Regulations.
(d) Audited financial statements for the most recent year, unless the securities company is newly established.
2. A securities company or commercial bank shall lodge the following application file with the SSC in order to register a branch providing securities depository services:
(a) Copy certificate of registration of the securities depository operation of the securities company or commercial bank issued by the SSC.
(b) Request for registration of a branch proving securities depository services, on the standard form in Appendix 03-LK to these Regulations.
(c) Explanation of the material and technical facilities adequate for the operation at the branch, on the standard form in Appendix 02-LK to these Regulations.
(d) Power of attorney [from the securities company or commercial bank] to the branch to provide services, on the standard form in Appendix 04-LK to these Regulations.
...
...
...
1. The time-limit for the SSC to issue a certificate of registration of a securities depository operation to a securities company or commercial bank shall be fifteen (15) days from the date on which the SSC receives a valid application file. In a case of refusal, the SSC shall provide a written explanation of its reasons.
2. The time-limit for the SSC to provide approval for the branch of a securities company or of a commercial bank to provide securities depository services shall be ten (10) days from the date the SSC receives a valid and complete application file. In a case of refusal, the SSC shall provide a written explanation of its reasons.
3. A securities company or commercial bank must conduct procedures to register members at the SDC and to commence its operation within a time-limit of twelve (12) months from the date on which it is issued with a certificate of registration of its securities depository operation.
4. The securities company or commercial bank must conduct procedures to register its branch depository members with the SDC within a time-limit of three (3) months from the date on which approval is provided for the branch to provide securities depository services.
1. Any suspension or revocation of a certificate of registration of a securities depository operation shall be implemented in accordance with article 51 of the Law on Securities.
2. The SSC shall provide a written notice terminating the depository operation of the branch of a securities company or of a commercial bank in the following circumstances:
(a) The certificate of registration of the securities depository operation of the securities company or commercial bank has been revoked.
(b) Failure to conduct procedures for registration of branch depository members with the SDC as stipulated in article 5.4 of these Regulations.
...
...
...
MEMBERS OF SECURITIES DEPOSITORY CENTRES
Article 7. Conditions for registration of depository members
1. A securities company or commercial bank must satisfy all the following conditions in order to register as a depository member of a SDC:
(a) Having a certificate of registration of its securities depository operation issued by the SSC.
(b) Having at least one member of the Board of Executors who is allocated with responsibility for securities depository, registration, and clearing activities.
(c) Having staff who have participated in professional training courses held by the SDC.
(d) Having professional rules and a system of material facilities and software which meets the requirements of the SDC.
2. The branch of a securities company or commercial bank must satisfy all the following conditions if it wishes to register to provide securities depository services:
...
...
...
(b) Having received approval from the SSC for its securities depository operation.
(c) Having a power of attorney from the securities company or commercial bank to the branch to provide the services, on the standard form in Appendix 04-LK to these Regulations.
3. Depending on the specific conditions, the SDC may provide other rules on conditions for approving depository members and branch depository members after such rules have been approved by the SSC.
Article 8. Registration of depository members and of depository member branches
1. The SDC shall provide specific rules on registration of depository members and of depository member branches.
2. The SDC must report to the SSC on registration of depository members and of depository member branches within one (1) working day of issuance of a certificate to a depository member or of grant of approval to a branch.
Article 9. Registration of members opening a direct account
1. The following institutions shall be permitted to register as members opening a direct account at the SDC:
(a) The State Bank.
...
...
...
(c) The State Capital Investment Corporation (SCIC).
(d) Credit institutions and insurers participating in the bond market held by the Stock Exchange [and/or] a Securities Trading Centre.
(e) Foreign [i.e. overseas] Depository Centres.
(f) Other entities as stipulated by the SDC.
2. A member opening a direct account being the State Bank shall open an account in order to deposit securities being all types of valuable papers owned by the State Bank and by depository clients of the State Bank in order to facilitate currency market transactions.
3. The members opening a direct account as stipulated in sub-clauses (b), (c) and (d) of clause 1 above shall open accounts in order to deposit securities which they themselves own, and they shall be permitted to use the depository, registration, clearing and settlement services of the SDC.
4. The SDC shall provide rules on the procedures for registration of members opening a direct account at the SDC.
Article 10. Services contract between the SDC with a member
1. The SDC shall provide services to its members on the basis of a contract signed by the SDC with a member, and the contract shall contain the following main particulars:
...
...
...
(b) The responsibilities of the SDC and of the member of the SDC.
(c) Dispute resolution provisions.
(d) Provisions on termination of the contract.
2. The SDC shall provide rules on the specific detailed contents of a services contract between the SDC with a member.
Article 11. Temporary suspension of the operation of a member
The SDC shall temporarily suspend the operation of a member, after obtaining approval from the SSC, in the following circumstances:
1. The member has regularly breached the rules of the SDC.
2. In the case of deficiencies or shortcomings which have caused serious loss to clients.
...
...
...
1. The member voluntarily terminates its status as a member and the SDC approves.
2. The member fails to remedy breaches at the expiry of a period of temporary suspension, at the request of the SDC and SSC.
3. The member's licence for establishment and operation has been withdrawn.
4. A member fails to maintain all the conditions for registration of its securities depository operation as stipulated in article 48 of the Law on Securities throughout the process of the operation (applicable to a depository member)..
5. In a case of demerger, merger, consolidation, conversion, dissolution or bankruptcy.
6. The member registered but failed to commence operation as stipulated in article 5.3 of these Regulations.
7. The member breached the membership rules of the SDC, including contractual breach of the services contract between the SDC and the member leading to termination of membership status.
8. The SSC revoked the member's certificate of registration of its securities depository operation as stipulated in article 51.2 of the Law on Securities (applicable to a depository member).
...
...
...
1. The depository member voluntarily requests termination of the branch depository operation, and the SDC agrees.
2. The depository member terminates the branch operation at the request of a competent authority.
3. The branch depository member breached the rules of the SDC and failed to remedy the breach despite a written reminder or warning from the SDC.
Article 14. Securities registration at the SDC
1. The following types of securities must be registered at the SDC:
(a) Securities of public companies and of listed organizations.
(b) Government bonds listed on the Stock Exchange or a Securities Trading Centre.
...
...
...
(d) Fund investment certificates listed on the Stock Exchange.
(e) Other types of securities which must be registered at the SDC pursuant to an agreement reached between the SDC and the issuing organization.
2. Securities shall be registered at the SDC in the form of entry into a register.
3. The SDC shall issue a code number for securities which are registered with it, and this code number shall be uniformly used when listing at the Stock Exchange or a Securities Trading Centre.
1. Issuing organizations shall register the following information about their securities with the SDC:
(a) Information about the issuing organization.
(b) Information about the securities being issued.
(c) Information about the list of securities holders.
...
...
...
(a) Issuing organizations with listed securities shall conduct procedures to register their securities directly with the SDC.
(b) Unlisted public companies shall register their securities via a depository member being a securities company.
3. The SDC shall provide specific rules on the items regulated in clauses 1 and 2 of this article.
Article 16. Management of information about registered securities
1. The SDC shall centrally manage information about registered securities or shall delegate this function to a depository member by signing a contract with such member to represent the SDC in conducting management.
2. The SDC shall provide specific rules on management of information about registered securities in accordance with the following principles:
(a) Any change in the information about registered securities must be implemented in accordance with the rules of the SDC on management of information.
(b) The SDC shall stipulate the maximum time-limit for amending information about ownership of securities after they have been registered with the SDC.
(c) Issuing organizations shall be entirely responsible for the accuracy, completeness and promptness of information about securities which they register with the SDC.
...
...
...
1. The SDC may supply services to an issuing organization on the basis of a contract in order for the SDC to represent the issuing organization in conducting the work of managing information about securities holders and in exercising rights of such holders. The contract shall contain the following main particulars:
(a) Details of the services being provided.
(b) Responsibilities of the SDC and of the issuing organization.
(c) Dispute resolution provisions.
(d) Provisions on termination of the contract.
2. The SDC shall provide detailed rules on the contents of services contracts between the SDC and issuing organizations.
Article 18. Transfer of ownership of securities
1. Transfer of ownership of securities registered at the SDC shall be conducted in accordance with the following principles:
(a) An owner of securities which have been registered at the SDC but not yet deposited and who wishes to transfer ownership of such securities must arrange for depository at the SDC in order for the securities to be purchased and sold on the Stock Exchange or a Securities Trading Centre.
...
...
...
- Donation or bequeathing of securities in accordance with civil law.
- Trading of an odd parcel of securities as stipulated in the law on securities and securities market.
- When an issuing organization redeems preferential shares of its staff on termination of a labour contract.
- On demerger, merger, consolidation or capital contribution by shares to establish an enterprise or restructuring the financial management regime of an enterprise in accordance with the civil law, the Law on Enterprises and the Law on Securities.
- In other cases of transfer of ownership as decided by the director of the SDC after obtaining approval from the SSC.
2. The time of effectiveness of a transfer of ownership of securities at the SDC shall be as regulated in article 54.2 of the Law on Securities.
3. The SDC shall provide rules on the application file and procedures for transfer of ownership of registered securities.
Article 19. Cancellation of registration of securities
1. Registration of securities at the SDC shall be cancelled in the following cases:
...
...
...
(b) Securities of a public company have been registered at the SDC but the company no longer satisfies the conditions for public company status and requests cancellation of registration.
(c) An issuing organization other than a public company voluntarily cancels registration of the securities.
2. The SDC shall provide rules on the procedures for cancellation of registration of securities.
Article 20. Exercise of the rights of securities holders
1. An issuing organization may authorize the SDC to conduct procedures to exercise the following rights of securities registered at the SDC, and the issuing organization shall be entirely responsible for any decisions relating to the exercise of such rights of the securities holders:
(a) Voting rights.
(b) The right to receive bond principal and interest and share dividends in money.
(c) The right to receive dividends in shares or bonus shares.
(d) The right to purchase additionally issued shares.
...
...
...
(f) The right to change the name of, or to split or consolidate shares.
(g) Other rights as stipulated by law.
2. Only people whose names appear on the last date for registration in the register of securities holders kept by the SDC shall be permitted to receive rights arising from such securities.
3. The last date for registration means the date fixed by the issuing organization or by the SDC on the basis of authorization from the issuing organization to certify the list of holders entitled to rights, and consistent with the provisions of law.
4. The SDC, depository members and issuing organizations shall be responsible to exercise rights of holders of securities registered [and/or] deposited at the SDC, and they shall be responsible, within the scope of their liability, for loss caused to securities holders due to failure to correctly comply with the provisions on exercise of the rights of securities holders in these Regulations, or in the professional rules of the SDC on registration, depository, clearing and settlement of securities.
5. The SDC shall provide rules on procedures for exercise of the rights of securities holders.
Article 21. Principles for securities depository
...
...
...
2. A depository member shall receive securities for deposit from clients in the member's capacity as the person authorized by the client to conduct the professional operation of registration, depository, clearing and settlement of the securities. A client must sign a contract to open a securities depository account with the depository member in order to deposit securities.
3. The SDC shall in turn receive the deposit of securities from depository members in the former's capacity as the entity authorized by the member to conduct professional activities relating to the operation of registration, depository, clearing and settlement of securities. A member must open a securities depository account in the name of such member with the SDC, in order to redeposit securities.
Article 22. Opening a securities depository account
1. A member of the SDC must open a securities depository account at the SDC in order to trade deposited securities. Each member of the SDC may only open one such account, and may not open a second securities depository account with another depository member.
2. An investor shall only be permitted to open one unique account with a depository member, except in the following cases:
(a) A fund management company must open a separate securities depository account for the company and a separate account for each fund which the company manages. If a fund management company manages an investment portfolio, then it must open two depository accounts in the name of such company at a depository bank on behalf of entrusting investors (one account for domestic entrusting investors, and one account for foreign entrusting investors).
(b) A foreign investor being a foreign securities company established in accordance with foreign law shall be permitted to open two separate securities depository accounts with a depository member in order to manage the securities belonging to the company itself and the securities belonging to clients of the company.
(c) A one hundred per cent (100%) foreign owned insurer must open two securities depository accounts with the one depository member in order to separately manage investment items from capital owned by the company and investment items from insurance premiums when such company invests on the securities market.
3. Investors being foreign organizations and individuals shall be permitted to open a securities depository account with a depository member after they have registered a securities trading number in accordance with law.
...
...
...
Article 23. Securities depository accounts of members at the SDC
1. The types of securities depository accounts of members at the SDC shall comprise:
(a) Securities trading account.
(b) Account for temporary suspension of transactions.
(c) Pledge account.
(d) Impounding account.
(e) Account for transactions awaiting payment.
(f) Escrow account awaiting withdrawal.
(g) Account awaiting trading.
...
...
...
(i) Other accounts in accordance with law.
2. The securities depository accounts stipulated in clause 1 of this article shall be classified as follows:
(a) Securities depository accounts of the depository member itself.
(b) Securities depository accounts for domestic clients of the depository member.
(c) Securities depository accounts for foreign clients of the depository member.
3. Any security depository account of a depository member opened at the SDC must contain the following particulars:
(a) Serial number of the account.
(b) Name and address of the depository member.
(c) Quantity, type and code of the deposited securities.
...
...
...
(e) Other necessary information.
Article 24. Management of securities depository accounts at the SDC
1. The SDC shall manage securities depository accounts in accordance with the following principles:
(a) Securities deposited with the SDC are assets belonging to clients, and must be managed separately from assets of the SDC.
(b) The SDC must not use securities of clients for the benefit of the SDC or of third parties.
2. The SDC shall only make accounting entries in securities depository accounts when the source documents are original, complete and valid vouchers.
3. The total balances in securities depository accounts of clients opened with depository members must continually be matched against the balance of the securities deposited by members in the accounts which such members have opened with the SDC.
4. A member must immediately notify the SDC of any change or error in information about the securities deposited in securities depository accounts.
5. The SDC must immediately notify a member if it discovers an error in the information about securities in securities depository accounts of such member, in order for the latter to make the appropriate corrections.
...
...
...
1. Securities depository accounts of clients opened with depository members shall comprise the following [types]:
(a) Securities trading accounts.
(b) Accounts for temporary suspension of transactions.
(c) Pledge accounts.
(d) Impounding accounts.
(e) Accounts for transactions awaiting payment.
(f) Escrow accounts awaiting withdrawal.
(g) Accounts awaiting trading.
(h) Accounts for amending transactions.
...
...
...
2. Any securities depository account of a client opened with a depository member must contain the following particulars:
(a) Serial number of the securities depository account.
(b) Name and address of the account owner.
(c) Identity card number in the case of a Vietnamese client and passport number in the case of a foreign client, and number of business registration certificate or of establishment licence in the case of a client which is an organization.
(d) Quantity of securities, their type and code number.
(e) Quantity of increased or decreased securities, and the reason why.
(g) Other necessary information.
Article 26. Management of securities depository accounts opened with depository members
1. A depository member must manage the securities depository accounts of clients in accordance with the following principles:
...
...
...
(b) Securities deposited by a client with a depository member remain assets belonging to the client and must be managed separately from assets of the depository member.
(c) A depository member must not use securities in the securities depository account of a client for the benefit of such member or of a third party.
(d) The depository member shall be responsible to promptly and fully notify the client of any rights arising in relation to the deposited securities.
(e) A depository member shall be responsible to continue to discharge obligations owing to its client in a case where the client closes its account and transfers it to a new member but rights being the receipt of money and securities continue to be allocated to the account of the former depository member.
2. A depository member must send each client a list of the securities in the client's depository account within one (1) business day of receipt of a request from the client.
3. Clients shall be responsible to immediately notify their depository member if there is any change or error in information about the securities depository account of such client with the member.
Article 27. Effectiveness of deposit of securities
1. The deposit of securities shall take effect at the SDC as from the time the SDC makes the appropriate book entry in the relevant securities depository account of the depository member opened at the SDC.
2. The accounting or transfer of securities by book entry between securities depository accounts of members or of clients at the SDC shall have the same legal effect as a physical transfer of securities recognized by law.
...
...
...
Article 28. Bailment of securities
1. The bailment of securities by clients with the SDC shall be implemented in accordance with the following principles:
(a) Clients may bail their securities with the SDC via the depository member with whom they have opened an account.
(b) A depository member shall be responsible to conduct procedures to receive securities bailed by a client and to rebail them with the SDC within one (1) business day from the date of receipt of a valid securities bailment application file from the client.
(c) The SDC shall be responsible to process the securities bailment application file within one (1) business day from the date of receipt of a valid file from the member.
(d) The SDC shall provide rules on the application file and procedures for bailment of securities by members with the SDC.
2. Any member or client who invalidly bails securities, or who bails securities which are forged or stolen or which contain insufficient information as required, shall be entirely responsible for bailment of such number of securities and must pay compensation to parties suffering loss arising from the bailment.
Article 29. Withdrawal of securities
1. A client shall only be permitted to request withdrawal of securities within the scope of [i.e. below or equal to] the number of the securities the client owns in the depository account, except where securities are currently impounded or pledged.
...
...
...
3. The SDC shall be responsible to process withdrawal of securities within one (1) business day from the date of receipt of a valid application file from the member.
4. The client shall have the right to rescind its request for withdrawal of the securities in the period of time awaiting actual withdrawal.
5. The SDC shall withdraw securities by taking out the same form of securities which the issuing organization registered at the SDC.
6. The SDC shall provide rules on procedures for withdrawal of securities at the SDC.
Article 30. Transfer of securities
1. The SDC may transfer [remit] deposited securities other than via the central trading system of the
Stock Exchange or a Securities Trading Centre in the following circumstances:
(a) Trading of an odd parcel of securities as stipulated by the law on securities and securities market.
(b) Closure of an account of one depository member by transferring it to an account of another depository member.
...
...
...
(d) Remittance in order to provide assistance and to provide a securities loan.
(e) Remittance in order to realize securities which have been pledged in accordance with a pledge contract.
(f) Donation or bequeathing securities in accordance with the civil law.
(g) Demerger, merger, consolidation or capital contribution by shares to establish an enterprise or restructuring the financial management regime of an enterprise in accordance with the civil law and the Law on Enterprises.
(h) An issuing organization redeems preferential shares of its staff on termination of a labour contract.
(i) The depository member in the place where the client has opened the account has its membership status rescinded, or its certificate of depository operation revoked or its status as a depository member rescinded by the SDC.
(k) Other cases of transfer of ownership as decided by the director of the SDC after obtaining approval from the SSC.
2. A depository member must lodge the application file for transfer of securities with the SDC within one (1) business day of the date on which the member receives a request for transfer from the client.
3. The SDC shall be responsible to process an application file for transfer of securities within one (1) business day from the date of receipt of the valid application file from the member in cases stipulated in sub-clauses (a), (b), (c), (d) and (e); and within a maximum of five (5) business days in the case of a transfer as stipulated in sub-clauses (f), (g), (h), (i) and (k) of clause 1 above.
...
...
...
5. In the case of purchases and sales implemented via the trading system of the Stock Exchange or a Securities Trading Centre, the [remittance or] transfer of securities in order to make payment for the transaction shall be implemented in accordance with the provisions on clearing and settling securities in Chapter VI of these Regulations.
Article 31. Pledge and discharge of a pledge of securities
1. A pledge of securities centrally deposited at the SDC shall be implemented on the basis of a pledge contract and the securities must be registered for trading at the SDC in accordance with current regulations on registration of security transactions.
2. Any authorization made by the pledgor and pledgee to a depository member in the latter's capacity as the third party managing the pledged securities shall be implemented in accordance with the provisions in the securities pledge contract signed between the parties. The parties may request the discharge of all or a part of the pledged securities.
3. Any pledge or discharge of a pledge of securities of a client of a depository member shall be conducted at that depository member where an account has been opened. The SDC shall implement the pledge or discharge of a pledge of securities on the basis of a list of the pledged securities and shall discharge the pledge on receipt of confirmation from the pledgee.
4. A pledge of securities shall only take effect after the SDC has made the book entries for transfer of securities from the securities trading account of the member for the pledgor to the pledged securities account of the same member.
5. The discharge of a pledge of securities shall take effect when the SDC makes a book entry transferring the securities from the pledged securities account to the trading securities account of the member of the pledgor.
6. A depository member must lodge the application file for pledge or discharge of a pledge of securities with the SDC within one (1) business day from the date of receipt of a valid request from the client. The SDC shall be responsible to process the application for pledge or discharge of a pledge of securities within one (1) business day from the date of receipt of a valid application file from the member.
7. The SDC shall provide rules on the procedures for pledge, for discharge of a pledge of securities, and for registration of security transactions.
...
...
...
SECURITIES CLEARING AND SETTLEMENT
Article 32. Clearing and settling securities transactions
1. The SDC shall conduct settlement on the basis of multilateral or unilateral clearance of each transaction of listed securities and of each transaction of unlisted securities of a public company.
2. The SDC shall conduct clearance separately for each type of securities, separately for the brokerage account of a domestic client, separately for the brokerage account of a foreign client, and separately for the self-trading account of a depository member.
3. The SDC shall conduct settlement of the purchase and sale of listed securities based on the trading results supplied by the Stock Exchange or Securities Trading Centre.
4. In the case of purchase and sale of unlisted securities of a public company, the SDC shall conduct settlement of the transaction based on the results of trading by the investor held at the public company and remitted to the SDC via the Securities Trading Centre.
5. The Director of the SDC shall make a decision on application of methods of settlement at the SDC after receiving approval from the SSC.
6. The SDC shall provide rules on the order and procedures for settling securities transactions held on the Stock Exchange and Securities Trading Centres.
Article 33. Settlement of transactions by members
...
...
...
2. The depository bank shall conduct settlement of a transaction in a case where a client opens a securities depository account with a depository member being a commercial bank and the client places a trading order via a securities company.
3. In a case where a depository member fails to correctly implement the principles on management and clearance of transactions in accordance with law, resulting in a deficiency of money or securities in order to conduct settlement, then such depository member shall be obliged to settle such transaction in lieu of the client.
Article 34. Comparing and verifying transactions
1. The SDC shall be responsible to notify the results of trading to depository members after the SDC receives such results from the Stock Exchange or Securities Trading Centre.
2. A depository member shall be responsible to conduct a detailed comparison of the transaction between the original order retained by the member and the trading results notified by the SDC, and shall be responsible to re-verify the results with the SDC.
Article 35. Rectifying errors after trading of listed securities
1. The SDC shall conduct post-trading rectification in the following cases:
(a) A depository member being a securities company places an incorrect order from a client such as providing the incorrect account number of the client, the incorrect type of securities, or the incorrect price; or places an order for purchase when it should have been an order for sale or vice versa, provides the incorrect number of securities, or the wrong settlement date and the wrong settlement method.
(b) The member of the SDC failed to check the ratio of deposited securities as required by the regulations resulting in a shortfall of securities or money in order to conduct settlement of the transaction.
...
...
...
(a) In a case where the depository member rectifying the error has a self-trading account, the trading order of a client shall be rectified by the SDC to become a self-trading order of the depository member.
(b) In a case where the depository member rectifying the error does not have a self-trading account, the SDC shall open an assisting account for the member in order to provisionally account for the number of securities which such member must receive or pay for in order to make the rectification. This regime shall be implemented as follows:
- On receipt of securities as a result of the rectification, the depository member shall be obliged to immediately sell them at the next trading session in order for the SDC to close the assisting account.
- When a depository member is obliged to refund the number of securities lent or received by way of assistance, then the depository member shall be permitted to maintain the assisting account up until discharge of this obligation to the party which lent the securities or provided them by way of assistance.
3. In the case of any error not covered by the cases stipulated in clause 1 above, the Director of the SDC shall have authority to deal with such error after obtaining approval from the SSC.
4. The SDC shall provide rules on the application file, order and procedures for rectifying errors after trading of listed securities.
Article 36. Obligations of parties involved during rectification of errors after trading
1. Parties to a transaction shall be responsible for errors which they cause within the scope of their powers and responsibilities. A depository member shall be responsible, within the scope of its powers and responsibilities, for [rectification of] errors after trading by clients.
2. If the error of a securities company results in the client of a depository member being a commercial bank [i.e. the commercial bank is the client] lacking the securities necessary in order to conduct settlement, then the commercial bank shall be permitted to refuse to settle the transaction. If in this case the depository member is the securities company then it shall be liable to make payment for the incorrect transaction.
...
...
...
4. Repayment of the securities or repayment of the assistance may be made by the securities themselves or by money, depending on the agreement reached between the depository member with the lender or the person providing assistance with the securities.
5. The SDC shall provide rules on making loans of and assistance by providing securities, and on repayment thereof, as between parties in order to rectify errors.
Article 37. Measures to remedy insolvency in settling transactions of listed securities
1. A member of the SDC shall be responsible to remedy its inability [insolvency] to settle a transaction of listed securities.
2. If a member is unable to remedy its inability [insolvency] to settle a transaction of listed securities, the SDC shall apply the following measures:
(a) In a case where the member lacks the monetary funds necessary for settlement, the Settlement Assistant Fund shall be used or a request shall be made to a paying bank to make a loan.
(b) In a case where there are insufficient securities to conduct settlement, the defaulting member shall be requested to lend other securities or a request shall be made to another member to make a loan of securities.
3. The SDC shall provide rules on the order and procedures for remedying inability to settle a transaction of [listed] securities.
Article 38. Remedying inability to conduct settlement by paying money
...
...
...
(a) In the case of a depository member, both measures shall apply namely receipt of money from the Settlement Assistant Fund and receipt of a loan from a paying bank. The SDC shall stipulate the ceiling limit on use of funds to assist payment, depending on the actual level of funds in the Settlement Assistant Fund.
(b) The regime of receipt of monetary assistance in the form of a loan from a paying bank shall apply to a member opening a direct account.
2. The SDC shall regulate the establishment, management and use of the Settlement Assistant Fund after obtaining approval from the SSC.
3. A depository member must sign an agreement on receipt of monetary assistance from a paying bank to settle a securities transaction, and such agreement shall contain the following main particulars:
(a) Interest rate, which must not exceed the interest rate for use of the Settlement Assistant Fund.
(b) Term of the loan.
(c) Method of securing repayment of the loan, consistent with the relevant provisions of law.
4. Any member which lacks the ability to pay money in order to conduct settlement shall be responsible for all fees and losses arising, and shall be subject to a penalty as stipulated by law.
Article 39. Remedying inability to pay securities in order to conduct settlement
...
...
...
(a) From other members of the SDC.
(b) From a client.
(c) From other legal sources.
2. The SDC shall provide rules on the order and procedures for receipt of a loan or assistance in the form of securities in order to ensure discharge of the obligation to settle.
Article 40. Rescission of settlement of listed securities transactions
1. If a member still lacks the ability to settle a transaction after application of the stipulated measures, the SDC shall have the right to rescind settlement of such transaction.
2. Any depository member whose settlement of a transaction has been rescinded shall be liable for all losses arising to the client and shall be liable to the other members involved as a result of failure to settle the transaction.
3. The SDC shall be responsible to notify the Stock Exchange or Securities Trading Centre of transactions for which settlement has been rescinded, in order for the latter entities to announce the relevant information.
Article 41. Dealing with errors in trading of securities of unlisted public companies
...
...
...
2. If it is discovered that a member's account contains insufficient money or securities in order to conduct settlement of trading of securities of an unlisted public company, the SDC shall deal with such transaction in accordance with the professional rules of the SDC.
3. Any member whose settlement of a transaction has been rescinded by the SDC pursuant to clauses 1 and 2 of this article shall be liable for loss caused to the client and other members.
4. The SDC shall provide rules on the order and procedures for dealing with errors in trading of securities of unlisted public companies.
Article 42. Conditions applicable for a bank to be a paying bank
[The following conditions shall apply in order for a bank to be a paying bank:]
1. The bank is a Vietnamese commercial bank.
2. The bank has paid up charter capital of above three thousand (3,000) billion dong.
...
...
...
4. The bank has a credit risks system which satisfies the prudential requirements stipulated by the State Bank.
5. The bank has a system of physical and technical facilities which ensure settlement of transactions and which are able to be connected to the system of the SDC. The bank has an undertaking with the SSC to provide loans to ensure payment for settlement of transactions in the case where a member lacks the ability to conduct settlement.
Article 43. Application file for registration as a paying bank
An application file for registration as a paying bank shall be lodged with the SSC and shall comprise:
1. Request for registration as a paying bank.
2. Document setting out information about the bank, including the bank's ability to satisfy the criteria stipulated in article 42 of these Regulations.
3. Copy decision on establishment and operation of the commercial bank.
4. Copy undertaking with the SSC to provide loans to ensure payment for settlement of transactions in the case where a depository member lacks the ability to conduct settlement.
5. Other relevant data.
...
...
...
The SSC shall issue a decision approving or refusing to accredit a bank to act as a paying bank within a time-limit of fifteen (15) days from the date of receipt of a complete and valid application file. In a case of refusal, the SSC shall provide a written explanation of its reasons.
Article 45. Rescission of status as a paying bank
1. In the case where a paying bank fails to maintain the conditions stipulated in article 42 of these Regulations on ensuring payment for settlement of securities transactions, or in a case where a paying bank fails to rectify a situation of an unsatisfied condition within the time-limit stipulated by [in a request from] the SSC, the SSC shall have the right to rescind such bank's status as a paying bank and to select another commercial bank which satisfies the conditions to act as a paying bank.
2. Any paying bank whose status as such is rescinded shall remain wholly liable to discharge all obligations relating to its operation of settlement of securities [transactions] for clients.
Article 46. Rights and obligations of paying banks
1. Paying banks shall have the following rights:
(a) To appoint the head office or a branch to act as co-ordinator in settlement of securities transactions.
(b) To require the SDC and members of the SDC to comply with their undertakings on payment as made between the parties and to supply the information necessary in order to conduct settlement of transactions.
(c) To collect fees for the provision of services in accordance with law.
...
...
...
(a) To make full payment on time for securities transactions conducted on the Stock Exchange or a Securities Trading Centre.
(b) To provide monetary assistance to members of the SDC when the members lack funds to conduct settlement of securities as stipulated by law.
(c) To sign contracts on the principle of ensuring that borrowing members will have the funds to conduct settlement of securities transactions. The clauses in these contracts shall be written on the principles applicable to credit loans, ensuring fairness as between members.
(d) To comply with the regimes on information and reporting and on confidentiality of information in accordance with current laws.
(e) To ensure they have the technical and material facilities and the staff necessary in order to ensure monetary payment so as to settle securities transactions.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF RELEVANT PARTIES
Article 47. Rights and obligations of issuing organizations:
1. To comply with the law and regulations on registration of securities and to exercise rights of holders of securities which have been registered at the SDC.
...
...
...
3. To supply to the SDC information and other necessary data, promptly and accurately, to enable registration of securities to be conducted and to enable the exercise of rights as stipulated or on receipt of a written request from the SDC. To be wholly liable for the contents of information supplied to the SDC.
4. To be liable for losses caused to the SDC and to securities holders, except in cases of force majeure.
5. To pay fees for services provided by the SDC in accordance with regulations of the Ministry of Finance.
6. Other rights and obligations as stipulated by the SDC.
Article 48. Rights and obligations of [depository] members of the SDC:
1. To comply with the rights and obligations stipulated in clauses 2 and 3 of article 47 of the Law on Securities.
2. Other rights and obligations as stipulated by law and by the rules of the SDC.
Article 49. Rights and obligations of the SDC:
The SDC shall have the rights and obligations stipulated in articles 45 and 46 of the Law on Securities.
...
...
...
Article 50. Periodical reporting
1. Each month, the SDC must provide to the SSC a report on the securities depository operation of the SDC, and including a report on the ownership status of foreign investors in accordance with Appendices 5 to 12 inclusive issued with these Regulations.
2. Each month, members of the SDC must send the SDC a report on their securities depository operation in compliance with the provisions in the rules of the SDC on registration, depository, clearing and settlement of securities.
3. On a monthly, quarterly and annual basis, paying banks must report to the SSC on the clearing and settlement operation of such paying bank in accordance with the standard form set out in Appendix 13 to these Regulations.
4. The time-limits for providing the above-mentioned reports shall be regulated as follows:
(a) Monthly reports shall be sent to the SSC within the first ten (10) days of the following month.
(b) Quarterly reports shall be sent to the SSC within the first twenty (20) days of the first month of the following quarter.
(c) Annual reports shall be sent to the SSC within the first ninety (90) days of the following year.
...
...
...
Article 51. Extraordinary reports
1. The SDC must report to the SSC within 24 hours of occurrence of the following events:
(a) A file or data relating to any operation being registration, depository, clearing or settlement of securities is lost.
(b) Any operation being registration, depository, clearing or settlement of securities is frozen partially or wholly.
(c) On the discovery of forged securities.
2. A depository member must notify the SSC no later than 24 hours after changing the member of the Board of Executives who is responsible for the securities depository operation of such depository member.
3. A paying bank must immediately notify the SSC and the SDC if its settlement operation is frozen partially or wholly.
Article 52. Providing reports pursuant to a request
1. In addition to the cases requiring periodical and extraordinary reports as stipulated in articles 50 and 51 of these Regulations, in necessary cases in order to protect the general interest and the interests of investors, the SSC may request the SDC, depository members or paying banks to provide a report on such entity's securities registration, depository, clearing and settlement operations.
...
...
...
INSPECTIONS, SUPERVISION, AND DEALING WITH BREACHES
Article 53. Inspections and supervision
1. Depository members and their staff shall be subject to supervision by the SDC, and shall also be subject to inspection and supervision by the SSC consistent with current laws.
2. The SDC and paying banks shall be subject to inspection and supervision by the SSC, consistent with current laws.
Article 54. Dealing with breaches by members
The SDC may apply the following forms in dealing with breaches by members, depending on the level of the breach of the professional rules of the SDC:
1. Written reminder.
2. Warning and announcement on the website of the SDC.
...
...
...
4. Rescission of certificate of membership, or of certificate of depository membership of a branch.
Article 55. Dealing with breaches
Any breach of the provisions in these Regulations shall be dealt with in accordance with current laws.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 56. Implementing provision
1. A Securities Depository Centre shall provide specific rules on the order and procedures for registration, depository, clearing and settlement of securities, consistent with these Regulations.
2. The Minister of Finance shall make a decision on any amendments or additions to these Regulations.
;Quyết định 87/2007/QĐ-BTC về Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 87/2007/QĐ-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 22/10/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 87/2007/QĐ-BTC về Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video