BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM |
Số: 60/2004/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 60/2004/QĐ-BTC NGÀY 15 THÁNG 07 NĂM 2004 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐĂNG KÝ, LƯU KÝ, BÙ TRỪ VÀ THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định
số 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị
trường chứng khoán;
Căn cứ Nghị định 77/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng
7 năm 2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài
chính;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các Trung tâm Giao dịch chứng khoán, các thành viên lưu ký và các bên có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
Lê Thị Băng Tâm (Đã ký) |
ĐĂNG KÝ, LƯU KÝ, BÙ TRỪ VÀ THANH TOÁN CHỨNG
KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 60 /2004/QĐ-BTC ngày 15
tháng 07 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính )
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, trình tự, thủ tục liên quan đến hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đăng ký chứng khoán là việc ghi nhận quyền sở hữu, các quyền khác và nghĩa vụ liên quan của người sở hữu chứng khoán bằng hệ thống thông tin lưu giữ chứng khoán và hệ thống thông tin về người sở hữu chứng khoán.
2. Lưu ký chứng khoán là việc nhận chứng khoán do khách hàng gửi, bảo quản chứng khoán cho khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán.
3. Đại lý chuyển nhượng quyền sở hữu là tổ chức cung cấp dịch vụ quản lý thông tin về người sở hữu chứng khoán, chuyển quyền sở hữu và phân phối chứng khoán, thay mặt tổ chức phát hành báo cáo cho các cổ đông thông tin liên quan nhận được từ tổ chức phát hành.
4. Thành viên lưu ký là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp Giấy phép lưu ký để cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán đã đăng ký làm thành viên lưu ký tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK).
5. Bù trừ song phương là phương thức bù trừ các giao dịch chứng khoán được thực hiện khớp trong cùng ngày giữa các cặp đối tác giao dịch đối với một loại chứng khoán, từ đó đưa ra kết quả ròng bằng tiền và chứng khoán phải thanh toán của mỗi bên.
6. Bù trừ đa phương là phương thức bù trừ các giao dịch chứng khoán được khớp trong cùng ngày giữa nhiều bên tham gia giao dịch đối với một loại chứng khoán, từ đó đưa ra kết quả ròng bằng tiền và chứng khoán phải thanh toán của mỗi bên.
7. Ngày thanh toán là ngày mà thành viên lưu ký bên mua hoặc thành viên lưu ký bên bán chứng khoán được nhận chứng khoán hoặc tiền theo quy định của UBCKNN.
8. Ngày đăng ký cuối cùng là ngày do tổ chức phát hành ấn định để xác định danh sách người sở hữu chứng khoán phục vụ cho việc thực hiện các quyền của người sở hữu chứng khoán.
Điều 3. Các tổ chức được thực hiện hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán
1. TTGDCK, Trung tâm Lưu ký và các thành viên lưu ký là những tổ chức được cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
2. TTGDCK thực hiện chức năng của Trung tâm Lưu ký cho đến khi Trung tâm Lưu ký độc lập được thành lập.
Điều 4. Điều kiện cấp Giấy phép lưu ký
1. Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh xin cấp Giấy phép lưu ký phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam;
b) Có nợ quá hạn không quá 5% trên tổng dư nợ; có lãi trong hai năm gần nhất;
c) Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán;
d) Có tối thiểu 02 nhân viên nghiệp vụ có trình độ đại học và có chứng chỉ cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán và chứng chỉ luật áp dụng trong ngành chứng khoán do UBCKNN cấp;
e) Có một thành viên trong Ban Giám đốc phụ trách về hoạt động lưu ký chứng khoán có chứng chỉ cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán và chứng chỉ luật áp dụng trong ngành chứng khoán do UBCKNN cấp;
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam xin cấp Giấy phép lưu ký phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Được phép hoạt động lưu ký chứng khoán theo uỷ quyền của ngân hàng nguyên xứ.
3. Công ty chứng khoán đã được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động môi giới hoặc tự doanh chứng khoán.
Điều 5. Hồ sơ xin cấp Giấy phép lưu ký
1. Ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh xin cấp Giấy phép lưu ký phải nộp cho UBCKNN 01 bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau đây:
a. Đơn xin cấp Giấy phép lưu ký (theo Phụ lục 01/LK kèm theo Quy chế này);
b. Bản sao hợp lệ Giấy phép thành lập và hoạt động;
c. Thuyết minh cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động lưu ký chứng khoán (theo Phụ lục 02/LK kèm theo Quy chế này);
d. Danh sách nhân viên nghiệp vụ kèm theo hồ sơ đăng ký của nhân viên nghiệp vụ đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ lưu ký (theo Phụ lục 03/LK kèm theo Quy chế này);
e. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 năm liên tục gần nhất;
g. Lý lịch tóm tắt của thành viên Ban Giám đốc ngân hàng phụ trách hoạt động lưu ký chứng khoán (theo Phụ lục 04/LK kèm theo Quy chế này) và bản sao hợp lệ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 4 Quy chế này;
h. Phương án cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán trong 12 tháng đầu hoạt động.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam xin cấp Giấy phép lưu ký phải nộp cho UBCKNN 01 bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau đây:
a. Các tài liệu quy định tại Điểm a, c, d, e, g và h Khoản 1 Điều này;
b. Các tài liệu của ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam bao gồm:
i. Điều lệ của ngân hàng nguyên xứ;
ii.Giấy phép hoạt động của ngân hàng nguyên xứ ;
iii. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong hai năm liên tục gần nhất và báo cáo tình hình hoạt động lưu ký của ngân hàng nguyên xứ.
c) Bản sao hợp lệ Giấy phép thành lập và hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam;
d) Giấy ủy quyền của ngân hàng nước ngoài cho chi nhánh tại Việt Nam thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán.
Các tài liệu quy định tại các Điểm b và d Khoản 2 Điều này bao gồm bản gốc tiếng của nước nguyên xứ và bản sao dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan công chứng Việt Nam.
Điều 6. Thủ tục cấp Giấy phép lưu ký
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, UBCKNN cấp Giấy phép lưu ký chứng khoán cho ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy phép, UBCKNN giải thích rõ lý do bằng văn bản.
2. Trước khi nhận Giấy phép lưu ký, ngân hàng thương mại Việt Nam, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nộp lệ phí cấp Giấy phép lưu ký theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Việc xét cấp Giấy phép lưu ký cho công ty chứng khoán được thực hiện đồng thời với việc xét cấp Giấy phép hoạt động môi giới hoặc tự doanh chứng khoán.
4. Hồ sơ xin cấp phép hoạt động lưu ký cho công ty chứng khoán bao gồm các tài liệu quy định tại Điểm c và d Khoản 1 Điều 5 Quy chế này.
Điều 7. Đăng ký thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán cho hội sở, chi nhánh của ngân hàng thương mại
1. Ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần là thành viên lưu ký được đăng ký cho hội sở, chi nhánh cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán với UBCKNN khi hội sở và chi nhánh đó đáp ứng các điều kiện sau:
a) Các điều kiện quy định tại Điểm c, d Khoản 1 Điều 4 Quy chế này;
b) Có một thành viên trong Ban Giám đốc hội sở, chi nhánh phụ trách chịu trách nhiệm về hoạt động lưu ký chứng khoán có chứng chỉ cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán và chứng chỉ luật áp dụng trong ngành chứng khoán do UBCKNN cấp.
2. Hồ sơ đăng ký quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm:
a. Đơn đăng ký cho hội sở, chi nhánh cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán; (theo Phụ lục 05/LK kèm theo Quy chế này);
b. Thuyết minh cơ sở vật chất, kỹ thuật của hội sở, chi nhánh phục vụ hoạt động lưu ký chứng khoán (theo Phụ lục 02/LK kèm theo Quy chế này);
c. Giấy ủy quyền của Ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần cho hội sở, chi nhánh thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán (theo Phụ lục 06/LK kèm theo Quy chế này);
d. Lý lịch tóm tắt của thành viên Ban Giám đốc hội sở, chi nhánh ngân hàng phụ trách hoạt động lưu ký chứng khoán (theo Phụ lục 03/LK kèm theo Quy chế này) và bản sao hợp lệ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 7 Quy chế này;
e. Danh sách nhân viên nghiệp vụ hoạt động lưu ký chứng khoán tại hội sở, chi nhánh của thành viên lưu ký kèm theo hồ sơ đăng ký của nhân viên nghiệp vụ đủ điều kiện cung cấp dịch vụ lưu ký (theo Phụ lục 02/LK kèm theo Quy chế này);
g. Giấy uỷ quyền của ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần cho thành viên Ban giám đốc hội sở, chi nhánh phụ trách hoạt động lưu ký chứng khoán (theo Phụ lục 07 /LK kèm theo Quy chế này).
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBCKNN phê duyệt việc đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán cho hội sở, chi nhánh của các tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 8. Đăng ký thành viên lưu ký
1. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được UBCKNN cấp Giấy phép lưu ký, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký làm thành viên lưu ký tại TTGDCK, mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại TTGDCK và đóng góp vào Quỹ hỗ trợ thanh toán theo quy định .
2. Trình tự, thủ tục đăng ký thành viên lưu ký và mở tài khoản quy định tại Khoản 1 Điều này do TTGDCK quy định .
3. Sau khi cấp Giấy chứng nhận thành viên lưu ký, TTGDCK phải gửi báo cáo cho UBCKNN về việc đăng ký thành viên lưu ký của các tổ chức đó.
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của thành viên lưu ký
1. Thành viên lưu ký có quyền:
a. Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin hoặc các tài liệu cần thiết để thực hiện việc đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;
b. Thu phí sử dụng dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán đối với khách hàng theo quy định của pháp luật;
c. Đăng ký các hợp đồng cầm cố chứng khoán lưu ký tập trung tại TTGDCK, Trung tâm lưu ký;
d. Hỗ trợ chứng khoán và nhận chứng khoán hỗ trợ từ các thành viên lưu ký khác trong trường hợp tạm thời thiếu khả năng thanh toán chứng khoán và hoàn trả theo quy định của pháp luật.
2. Thành viên lưu ký có nghĩa vụ:
a) Chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động lưu ký, đăng ký, thanh toán của mình cũng như của hội sở, chi nhánh đã đăng ký hoạt động lưu ký;
b) Cung cấp dịch vụ lưu ký, thanh toán chứng khoán cho khách hàng đối với các loại chứng khoán quy định tại Điều 18 Quy chế này và phải tái lưu ký các chứng khoán đó tại TTGDCK;
c) Cung cấp cho TTGDCK những thông tin hoặc các tài liệu cần thiết để thực hiện việc đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;
d) Ủy quyền bằng văn bản cho Ngân hàng chỉ định thanh toán thực hiện việc thanh toán tiền liên quan đến giao dịch chứng khoán (theo Phụ lục 08/LK kèm theo Quy chế này);
e) Ủy quyền bằng văn bản cho TTGDCK thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến việc bù trừ thanh toán các giao dịch chứng khoán (Phụ lục 09/LK);
g) Cam kết tuân thủ các quy định của UBCKNN, TTGDCK và Ngân hàng chỉ định thanh toán về các vấn đề liên quan đến hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán (Phụ lục 09/LK);
h) Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ thanh toán theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Đình chỉ, thu hồi Giấy phép lưu ký chứng khoán
1. Thành viên lưu ký bị đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán tối đa 60 ngày trong trường hợp sau đây:
a. Không còn đáp ứng đủ các điều kiện cấp Giấy phép lưu ký quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quy chế này, trừ điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4;
b. Không thực hiện nghĩa vụ của thành viên lưu ký quy định tại Khoản 2 Điều 9 Quy chế này;
c. Thường xuyên vi phạm các quy định tại các Điều 51, 52 và 53 Quy chế này;
d. Theo đề nghị của TTGDCK do vi phạm các quy định của TTGDCK.
2. Thành viên lưu ký bị thu hồi Giấy phép lưu ký trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động lưu ký mà không khắc phục những vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Không triển khai hoạt động lưu ký chứng khoán trong 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép lưu ký chứng khoán, trừ trường hợp Ngân hàng lưu ký là Ngân hàng giám sát bảo quản tài sản cho Quỹ đầu tư;
c) Tự nguyện xin chấm dứt hoạt động lưu ký chứng khoán và được UBCKNN chấp thuận sau khi xem xét đơn xin rút giấy phép lưu ký chứng khoán (theo Phụ lục 10/LK kèm theo Quy chế này);
d) Chấm dứt hoạt động do giải thể, phá sản, sáp nhập, chia, hợp nhất, chuyển đổi doanh nghiệp.
3. Trước khi chấm dứt hoạt động lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a. Hoàn tất nghĩa vụ thanh toán chứng khoán với TTGDCK và thanh toán tiền cho Ngân hàng chỉ định thanh toán;
b. Làm thủ tục tất toán tài khoản lưu ký chứng khoán tại TTGDCK và tất toán tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng tại thành viên lưu ký.
4. Thủ tục tất toán tài khoản lưu ký chứng khoán được thực hiện theo quy định của TTGDCK.
5. Sau khi thành viên lưu ký đã tất toán tài khoản lưu ký chứng khoán, TTGDCK phải hoàn trả phần đóng góp còn lại vào Quỹ Hỗ trợ thanh toán của thành viên lưu ký sau khi đã trừ nghĩa vụ nợ của thành viên lưu ký đối với TTGDCK và Ngân hàng chỉ định thanh toán và báo cáo UBCKNN.
Điều 11. Hồ sơ, thủ tục đăng ký nhân viên nghiệp vụ
1. Hồ sơ đăng ký làm nhân viên nghiệp vụ cho công dân Việt Nam bao gồm :
a. Đơn đăng ký cho nhân viên nghiệp vụ thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán (theo Phụ lục 11/LK kèm theo Quy chế này);
b. Bản sao hợp lệ chứng chỉ cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán và chứng chỉ luật áp dụng cho ngành chứng khoán và bằng tốt nghiệp đại học;
c. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
2. Hồ sơ đăng ký làm nhân viên nghiệp vụ cho công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam bao gồm:
a. Các tài liệu quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này;
b. Bản sao hợp lệ hộ chiếu;
c. Bản sao hợp lệ giấy phép lao động tại Việt Nam do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam cấp.
3. Sau khi thành viên lưu ký hoàn tất thủ tục đăng ký nhân viên nghiệp vụ, UBCKNN thông báo về danh sách nhân viên nghiệp vụ cho TTGDCK và thành viên lưu ký.
1. Tất cả các chứng khoán niêm yết hoặc đăng ký giao dịch tại TTGDCK phải được đăng ký lưu ký tập trung tại TTGDCK. Việc đăng ký chứng khoán bao gồm:
a. Đăng ký lưu ký các chứng khoán mới phát hành;
b. Quản lý sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán;
c. Quản lý sổ đăng ký chứng khoán chuyển nhượng, sổ đăng ký chứng khoán cầm cố;
d. Lập danh sách người sở hữu chứng khoán để chuẩn bị đại hội cổ đông hàng năm;
e. Làm dịch vụ gửi thư mời cổ đông và ghi biên bản các cuộc họp đại hội đồng cổ đông;
g. Thực hiện các công việc liên quan đến thanh toán cổ tức, trái tức và các quyền của cổ đông;
h. Thực hiện các nghiệp vụ đăng ký chứng khoán liên quan đến tăng, giảm vốn của tổ chức phát hành;
i. Giám sát tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài;
j. Các công việc khác theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục đăng ký chứng khoán tại TTGDCK được thực hiện theo quy định của TTGDCK .
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của TTGDCK trong hoạt động đăng ký chứng khoán
1. Ghi chép chính xác, đầy đủ và cập nhật thông tin về các chứng khoán đã đăng ký.
2. Bảo quản, lưu trữ, thu thập và xử lý số liệu liên quan đến đăng ký chứng khoán.
3. Thực hiện kiểm soát nội bộ nhằm bảo vệ khách hàng hoặc người sở hữu chứng khoán.
4. Giám sát các thành viên lưu ký trong việc lên danh sách người sở hữu chứng khoán có chứng khoán lưu ký tại TTGDCK và theo dõi tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của người sở hữu chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn quy trình đăng ký chứng khoán cho thành viên lưu ký.
6. Cung cấp dịch vụ chuyển quyền sở hữu chứng khoán đối với các chứng khoán đã đăng ký lưu ký tập trung tại TTGDCK.
7. Thực hiện chức năng đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các chứng khoán đã được lưu ký tập trung tại TTGDCK.
8. Thu phí đối với thành viên lưu ký sử dụng dịch vụ đăng ký chứng khoán theo quy định của pháp luật.
9. Quy định quyền và nghĩa vụ của thành viên lưu ký trong hoạt động đăng ký chứng khoán .
1. Chứng khoán được đăng ký tách biệt cho từng loại theo các thông tin sau đây:
a. Thông tin về chứng khoán;
b. Thông tin về người sở hữu chứng khoán.
2. Nội dung cụ thể về các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này do TTGDCK quy định.
Điều 15. Thay đổi thông tin đăng ký
1. Khi cần thay đổi quyền sở hữu chứng khoán, họ và tên, địa chỉ của người sở hữu chứng khoán, thay đổi thông tin về một pháp nhân sở hữu chứng khoán thì thành viên lưu ký hoặc tổ chức phát hành phải nộp cho TTGDCK một bộ hồ sơ xin thay đổi các thông tin về đăng ký chứng khoán.
2. Hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này do TTGDCK quy định.
3. TTGDCK phải điều chỉnh thông tin đăng ký phù hợp với các thông tin do thành viên lưu ký, tổ chức phát hành cung cấp. Nếu phát hiện mâu thuẫn trong các thông tin về đăng ký chứng khoán thì TTGDCK phải xử lý thông tin cho phù hợp sau khi xác nhận lại với các bên có liên quan.
Điều 16. Nguyên tắc thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán
1. Các chứng khoán niêm yết hoặc đăng ký giao dịch tại TTGDCK phải được lưu ký tập trung tại TTGDCK.
2. Thành viên lưu ký được cung cấp cho khách hàng dịch vụ lưu ký đối với các chứng khoán khác ngoài các chứng khoán quy định tại Khoản 1 Điều này. TTGDCK được nhận tái lưu ký các chứng khoán đó nếu thành viên lưu ký có yêu cầu. TTGDCK hướng dẫn việc đăng ký lưu ký đối với các loại chứng khoán này.
3. Các chứng khoán cùng loại được lưu ký tập trung tại TTGDCK dưới hình thức lưu ký tổng hợp; người sở hữu chứng khoán trở thành người đồng sở hữu chứng khoán lưu ký tổng hợp theo tỷ lệ chứng khoán được lưu ký.
4. Việc lưu ký chứng khoán của khách hàng được quản lý theo hai cấp: khách hàng lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký và thành viên lưu ký tái lưu ký chứng khoán của khách hàng tại TTGDCK.
5. Các thành viên lưu ký phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại TTGDCK. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác tham gia đấu thầu, đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ được trực tiếp mở tài khoản lưu ký trái phiếu Chính phủ cho chính mình tại TTGDCK và được nhận các dịch vụ lưu ký do TTGDCK cung cấp. Thủ tục mở tài khoản lưu ký trái phiếu Chính phủ tại TTGDCK thực hiện theo quy định của TTGDCK.
6. Thành viên lưu ký nhận thực hiện lưu ký các chứng khoán của khách hàng đứng tên mình với tư cách là người được uỷ quyền thực hiện các nghiệp vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Để lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký, khách hàng phải ký hợp đồng mở tài khoản lưu ký chứng khoán với thành viên lưu ký.
7. TTGDCK nhận lưu ký chứng khoán từ các thành viên lưu ký đứng tên của TTGDCK với tư cách là người được thành viên lưu ký uỷ quyền thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
Điều 17. Các loại chứng khoán lưu ký tập trung tại TTGDCK
1. Các chứng khoán được phép lưu ký tập trung tại TTGDCK bao gồm các loại chứng khoán niêm yết hoặc chứng khoán đăng ký giao dịch tại TTGDCK và các chứng khoán khác quy định trong Khoản 2 Điều 16 Quy chế này.
2. Việc nhận gửi chứng khoán để lưu ký tập trung tại TTGDCK chỉ thực hiện đối với các đợt phát hành chứng khoán đã hoàn tất thủ tục đăng ký tại TTGDCK.
Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của TTGDCK trong hoạt động lưu ký chứng khoán
1. Cung cấp các dịch vụ lưu ký đối với các loại chứng khoán quy định tại Khoản 1 Điều 17 Quy chế này.
2. Cung cấp cho thành viên lưu ký sao kê về tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký tại TTGDCK.
3. Thông báo và hướng dẫn cho thành viên lưu ký các quy định pháp luật và quy trình liên quan đến hoạt động lưu ký chứng khoán.
4. Chịu trách nhiệm về thiệt hại do Trung tâm Giao dịch chứng khoán gây ra cho các thành viên lưu ký trừ trường hợp do những nguyên nhân bất khả kháng được pháp luật thừa nhận.
5. Thu phí đối với thành viên lưu ký sử dụng dịch vụ lưu ký chứng khoán theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký
1. Tài khoản lưu ký chứng khoán bao gồm:
a. Tài khoản chứng khoán giao dịch;
b. Tài khoản tạm ngừng giao dịch;
c. Tài khoản cầm cố;
d. Tài khoản bù trừ thanh toán chứng khoán;
e. Tài khoản sửa lỗi giao dịch;
g. Tài khoản chờ rút;
h. Các tài khoản khác theo quy định của pháp luật.
2. Tài khoản lưu ký chứng khoán quy định tại Khoản 1 Điều này được phân loại như sau:
a. Tài khoản lưu ký chứng khoán cho nhà đầu tư trong nước;
b. Tài khoản lưu ký chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài;
c. Tài khoản lưu ký chứng khoán của chính thành viên lưu ký.
3. Tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký mở tại TTGDCK phải thể hiện các nội dung sau đây:
a. Số tài khoản lưu ký chứng khoán;
b. Tên và địa chỉ của thành viên lưu ký;
c. Số lượng, loại và mã chứng khoán lưu ký;
d. Số lượng chứng khoán lưu ký tăng, giảm.
Điều 20. Tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng tại thành viên lưu ký
1. Thành viên lưu ký phải quản lý tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng theo nguyên tắc sau đây:
a. Tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng phải tách biệt với tài khoản lưu ký chứng khoán của chính thành viên lưu ký;
b. Thành viên lưu ký không được sử dụng chứng khoán trong tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng vì lợi ích của bên thứ ba hoặc vì lợi ích của chính thành viên lưu ký;
c) Mỗi khách hàng chỉ được phép mở một tài khoản lưu ký chứng khoán và mọi khoản giao dịch được thực hiện qua tài khoản này;
d) Công ty quản lý Quỹ phải mở tài khoản lưu ký riêng biệt cho công ty và cho từng quỹ đầu tư chứng khoán do công ty quản lý.
2. Tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng mở tại thành viên lưu ký phải thể hiện các nội dung sau đây:
a. Tài khoản chứng khoán giao dịch;
b. Tài khoản tạm ngừng giao dịch;
c. Tài khoản cầm cố;
d. Tài khoản bù trừ thanh toán chứng khoán;
e. Tài khoản sửa lỗi giao dịch;
g. Tài khoản chờ rút
h. Các tài khoản khác theo quy định hiện hành.
3. Tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng mở tại thành viên lưu ký phải thể hiện các nội dung sau đây:
a. Số tài khoản lưu ký chứng khoán;
b. Tên, địa chỉ của chủ tài khoản;
c. Số chứng minh nhân dân đối với khách hàng là người Việt nam hoặc số hộ chiếu đối với khách hàng là người nước ngoài; số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với khách hàng là doanh nghiệp, số Giấy phép thành lập đối với khách hàng là tổ chức khác;
d. Số lượng chứng khoán, loại chứng khoán và mã chứng khoán;
e. Số lượng chứng khoán tăng giảm;
g. Các thông tin cần thiết khác.
4. Khách hàng có nghĩa vụ thông báo ngay cho thành viên lưu ký khi có bất cứ sự thay đổi hay sai sót nào về những thông tin trong tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng tại thành viên lưu ký. Thành viên lưu ký phải ghi nhận những thay đổi hoặc điều chỉnh những sai sót theo thông báo của khách hàng một cách kịp thời và chính xác.
Điều 21. Đăng ký mã số và mở tài khoản lưu ký chứng khoán của tổ chức, cá nhân đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện mua, bán chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung phải đăng ký mã số quản lý đầu tư nước ngoài với TTGDCK thông qua thành viên lưu ký theo quy định của TTGDCK.
2. Việc đăng ký mã số đối với tổ chức, cá nhân đầu tư nước ngoài theo văn bản hướng dẫn về thành viên và giao dịch chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành.
3. TTGDCK có nghĩa vụ hướng dẫn thành viên lưu ký thực hiện mở tài khoản lưu ký đối với tổ chức, cá nhân đầu tư nước ngoài.
1. Ký gửi chứng chỉ chứng khoán:
a. Chứng chỉ chứng khoán ký gửi tại TTGDCK phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
i. Là chứng khoán của tổ chức phát hành đã được đăng ký lưu ký tại TTGDCK;
ii. Không phải là chứng khoán giả, chứng khoán không còn thời hạn lưu hành, chứng khoán bị hư hỏng, chứng khoán bị thông báo mất cắp, chứng khoán đang trong giai đoạn tranh chấp quyền sở hữu;
iii. Chữ ký trên chứng chỉ chứng khoán phải có giá trị.
b. Khi phát hiện chứng khoán giả, TTGDCK lập biên bản ghi lại số sêri, loại chứng khoán, thu, lập bảng kê các loại chứng khoán đó và thông báo cho các thành viên lưu ký có liên quan.
c. Thành viên lưu ký phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trong trường hợp TTGDCK phát hiện các chứng khoán đã lưu ký tại Trung tâm của thành viên lưu ký thuộc loại các chứng khoán giả, chứng khoán bị thông báo mất cắp, không còn giá trị lưu hành, không đủ tiêu chuẩn lưu ký, không hợp lệ hoặc phát hiện chữ ký xác nhận chứng chỉ chứng khoán là chữ ký giả, hoặc chữ ký không có giá trị.
2. Ký gửi chứng khoán ghi sổ:
a. Thành viên lưu ký ký gửi Sổ chứng nhận cổ đông do khách hàng nộp hoặc Sổ chứng nhận cổ đông của chính thành viên cho tổ chức phát hành.
b. Tổ chức phát hành, sau khi nhận được Sổ chứng nhận cổ đông quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này, phải thực hiện các công việc sau đây:
i. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của Sổ chứng nhận cổ đông và thông báo bằng văn bản cho thành viên lưu ký kết quả của việc xác minh này;
ii. Lập danh sách người sở hữu chứng khoán có yêu cầu lưu ký theo từng thành viên lưu ký và gửi danh sách này cho TTGDCK, kèm theo Sổ chứng nhận cổ đông chứng minh số lượng chứng khoán đang nắm giữ của người sở hữu chứng khoán.
c. TTGDCK, căn cứ vào danh sách người sở hữu chứng khoán do tổ chức phát hành lập, thực hiện các bút toán tương ứng vào tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký. Tổ chức phát hành phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về danh sách người sở hữu chứng khoán.
3. Việc nhận ký gửi chứng khoán theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được thực hiện theo trình tự, thủ tục do TTGDCK quy định.
4. Trong quá trình ký gửi chứng khoán theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, nếu phát sinh chênh lệch, thành viên lưu ký phải thông báo cho TTGDCK để TTGDCK, tổ chức phát hành và thành viên lưu ký cùng kiểm tra và tiến hành sửa đổi cần thiết.
Điều 23. Ký gửi chứng khoán của đợt phát hành mới, phát hành thêm để tăng vốn:
1. Chậm nhất 5 ngày làm việc trước ngày phát hành chứng khoán, tổ chức phát hành phải gửi cho TTGDCK báo cáo kế hoạch phân bổ chứng khoán theo mẫu do TTGDCK quy định.
2. Sau khi nhận được báo cáo kế hoạch phân bổ chứng khoán TTGDCK thực hiện các bút toán tương ứng phù hợp với báo cáo phân bổ chứng khoán nhận được từ tổ chức phát hành và gửi cho các thành viên lưu ký giấy báo tương ứng xác nhận về việc đã nhận gửi các chứng khoán trên tài khoản lưu ký chứng khoán của các thành viên lưu ký .
Điều 24. Hiệu lực lưu ký chứng khoán
1. Việc lưu ký chứng khoán có hiệu lực kể từ thời điểm TTGDCK thực hiện bút toán tương ứng trên tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký mở tại TTGDCK trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp thành viên lưu ký thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán hoặc đặt mua chứng khoán đã đăng ký lưu ký tại TTGDCK, việc lưu ký chứng khoán liên quan có hiệu lực vào ngày phát hành hoặc ngày do tổ chức phát hành thông báo.
1. Việc rút chứng khoán được thực hiện theo quy định của TTGDCK.
2. Chứng khoán được rút dưới dạng chứng chỉ phải theo mẫu do Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước quy định; rút dưới dạng sổ chứng nhận cổ đông phải theo quy định của Bộ Tài chính và Điều lệ của tổ chức phát hành.
Điều 26. Chuyển khoản chứng khoán
1. Việc chuyển khoản chứng khoán trên tài khoản lưu ký chứng khoán phải phù hợp với yêu cầu chuyển khoản và các chứng từ gốc khác (nếu có) kèm theo. Việc chuyển khoản chứng khoán trong trường hợp cho, tặng, biếu, thừa kế phải phù hợp với các quy định ở Quy chế này và pháp luật có liên quan. Sau khi thực hiện bút toán trên các tài khoản lưu ký chứng khoán, TTGDCK gửi giấy báo tương ứng cho thành viên lưu ký.
2. TTGDCK lập bản sao kê tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký vào ngày làm việc cuối tháng và gửi cho thành viên lưu ký vào ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo.
3. Việc ra lệnh chuyển khoản, nhận chuyển khoản hoặc hủy bỏ việc chuyển khoản chứng khoán của thành viên lưu ký trên tài khoản lưu ký chứng khoán tại TTGDCK phải tuân theo trình tự, thủ tục do TTGDCK quy định.Thành viên lưu ký ra lệnh chuyển khoản chứng khoán phải đảm bảo có đủ số chứng khoán trên tài khoản lưu ký chứng khoán phù hợp với các lệnh chuyển khoản. Nếu phát hiện bất cứ sai sót nào liên quan đến chứng từ thanh toán quy định tại Khoản 1 Điều này thì thành viên lưu ký phải thông báo bằng văn bản cho TTGDCK ngay trong ngày nhận được chứng từ thanh toán.
4. Thành viên lưu ký phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do mình gây ra cho TTGDCK hoặc người sở hữu chứng khoán do việc không tuân thủ nghĩa vụ quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 27. Các ngày không nhận ký gửi, cho rút và chuyển khoản chứng khoán
1. TTGDCK không làm thủ tục nhận ký gửi, cho rút chứng khoán và thực hiện chuyển khoản chứng khoán trừ trường hợp thực hiện chuyển khoản cho các giao dịch chứng khoán được thực hiện qua hệ thống giao dịch của TTGDCK vào các ngày quy định dưới đây:
a. Khoảng thời gian từ ngày làm việc liền trước đến ngày làm việc liền sau ngày đăng ký cuối cùng;
b. Những ngày làm việc do TTGDCK quy định đối với trường hợp gộp, tách cổ phiếu hoặc thực hiện yêu cầu chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi;
c. Những ngày làm việc do TTGDCK quy định đối với trường hợp trả gốc và lãi trái phiếu;
d. Những ngày làm việc vì lý do kỹ thuật, TTGDCK không thể thực hiện yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp này, TTGDCK phải báo trước cho thành viên lưu ký liên quan về lý do và thời gian TTGDCK không làm thủ tục ký gửi chứng khoán, cho rút chứng khoán và thực hiện chuyển khoản chứng khoán.
2. Ngoài các ngày quy định tại Khoản 1 Điều này, TTGDCK không cho phép rút và chuyển khoản chứng khoán khi việc ký gửi chứng khoán chưa có hiệu lực theo quy định tại Điều 24 Quy chế này.
1. Việc cầm cố chứng khoán phải được thực hiện theo các quy định của pháp lệnh hiện hành về cầm cố.
2. Việc cầm cố chứng khoán được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a. Việc cầm cố chứng khoán lưu ký tập trung tại TTGDCK phải thực hiện thông qua các Hợp đồng cầm cố có đăng ký giao dịch bảo đảm tại TTGDCK.
b. Việc uỷ quyền của bên cầm cố và bên nhận cầm cố cho thành viên lưu ký với tư cách là bên thứ ba quản lý chứng khoán cầm cố được thực hiện theo quy định trong hợp đồng cầm cố chứng khoán giữa các bên.
c. Việc cầm cố chứng khoán của người đầu tư được thực hiện tại các thành viên lưu ký. Thành viên lưu ký chịu trách nhiệm quản lý số chứng khoán cầm cố của người đầu tư thông qua tài khoản cầm cố chứng khoán của thành viên lưu ký tại TTGDCK.
3. Ngay sau khi thành viên lưu ký của bên cầm cố thực hiện chuyển số chứng khoán đề nghị cầm cố từ tài khoản chứng khoán giao dịch của khách hàng sang tài khoản chứng khoán cầm cố của khách hàng, thành viên lưu ký phải gửi chứng từ liên quan cho TTGDCK. Nếu chứng từ hợp lệ, TTGDCK sẽ thực hiện bút toán tương ứng. Trường hợp TTGDCK nhận được chứng từ liên quan trước 15 giờ cùng ngày thì việc cầm cố sẽ có hiệu lực ngay trong ngày. Trường hợp TTGDCK nhận được chứng từ liên quan sau 15 giờ thì việc cầm cố sẽ có hiệu lực vào ngày làm việc ngay sau ngày nhận chứng từ đó.
4. Sau khi chuyển khoản chứng khoán cầm cố từ tài khoản chứng khoán giao dịch sang tài khoản chứng khoán cầm cố, TTGDCK phải thông báo bằng văn bản cho thành viên lưu ký liên quan về việc chuyển khoản đó. TTGDCK phải đình chỉ việc rút, chuyển nhượng các chứng khoán trên tài khoản cầm cố chứng khoán trong thời gian cầm cố.
Điều 29. Giải toả chứng khoán cầm cố
1. Việc giải tỏa chứng khoán cầm cố được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a. Việc đề nghị giải tỏa chứng khoán cầm cố được thực hiện theo yêu cầu của bên nhận cầm cố và gửi cho thành viên lưu ký bên cầm cố.
b. Việc giải toả chứng khoán cầm cố được thực hiện thông qua thành viên lưu ký bên cầm cố.
c. Các bên có thể đề nghị giải tỏa toàn bộ hay một phần chứng khoán cầm cố.
2. Trình tự, thủ tục giải tỏa chứng khoán cầm cố do TTGDCK quy định và TTGDCK phải đảm bảo giải tỏa chứng khoán cầm cố đúng thời hạn cho khách hàng.
3. Sau khi giải tỏa chứng khoán cầm cố, TTGDCK phải thông báo bằng văn bản cho thành viên lưu ký liên quan về việc đã giải tỏa chứng khoán cầm cố.
Điều 30. Xử lý chứng khoán cầm cố
1. Việc xử lý chứng khoán cầm cố được thực hiện theo các quy định pháp luật về giao dịch đảm bảo.
2. Trong trường hợp các bên lựa chọn việc bán chứng khoán để xử lý chứng khoán cầm cố, việc bán chứng khoán cầm cố được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch của TTGDCK theo quy định của TTGDCK.
BÙ TRỪ, THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN
Điều 31. Phạm vi áp dụng và thời hạn thanh toán các giao dịch chứng khoán
1. Bù trừ, thanh toán chứng khoán được áp dụng cho tất cả các giao dịch chứng khoán tại TTGDCK.
2. TTGDCK có nghĩa vụ quy định cụ thể thời gian thực hiện việc bù trừ và thanh toán.
Điều 32. Phương thức bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán
1. Việc bù trừ các giao dịch lô chẵn và lô lớn được thực hiện theo phương thức bù trừ đa phương. Phương thức bù trừ song phương chỉ áp dụng trong một số trường hợp, một số loại giao dịch nhất định theo quy định của TTGDCK.
2. Việc thanh toán các giao dịch lô thẻ được thực hiện trực tiếp giữa thành viên lưu ký là công ty chứng khoán có hoạt động tự doanh và nhà đầu tư.
Điều 33. Nguyên tắc bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán
1. Việc thanh toán các giao dịch chứng khoán phải tuân thủ các nguyên tắc giao chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền
2. Việc thanh toán các giao dịch chứng khoán phải phù hợp với số lượng chứng khoán và tiền ghi trong các chứng từ thanh toán.
3. Việc thanh toán tiền phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản thông qua hệ thống tài khoản của thành viên lưu ký và TTGDCK mở tại Ngân hàng chỉ định thanh toán.
4. Việc thanh toán tiền phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản thông qua hệ thống tài khoản chứng khoán giao dịch, tài khoản bù trừ thanh toán chứng khoán đã giao dịch của thành viên lưu ký mở tại TTGDCK.
Điều 34. Trình tự thực hiện bù trừ và thanh toán, sửa lỗi sau giao dịch
1. Trình tự thực hiện bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán do TTGDCK quy định trên nguyên tắc đảm bảo thời hạn thanh toán quy định tại Khoản 2 Điều 31 Quy chế này và phù hợp với các quy định của pháp luật.
2. Trình tự thực hiện sửa lỗi sau giao dịch của khách hàng thực hiện theo quy định của TTGDCK.
Điều 35. Ngân hàng Chỉ định thanh toán
1. Ngân hàng Chỉ định thanh toán là ngân hàng thương mại được UBCKNN chỉ định để thực hiện việc mở tài khoản thanh toán bằng tiền cho TTGDCK và thành viên lưu ký nhằm phục vụ việc thanh toán bằng tiền cho các giao dịch chứng khoán.
2. Ngân hàng chỉ định thanh toán phải chịu trách nhiệm trước UBCKNN và TTGDCK về hoạt động của mình và hoạt động của hội sở, chi nhánh được ngân hàng uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ của chỉ định thanh toán trong việc:
a. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho các giao dịch chứng khoán đã thực hiện tại TTGDCK;
b. Hỗ trợ cho TTGDCK để đảm bảo thanh toán bằng tiền cho các giao dịch chứng khoán trong trường hợp cần thiết;
c. Tuân thủ chế độ thông tin, báo cáo và các bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành;
d. Bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực cần thiết phục vụ việc thanh toán bằng tiền cho các giao dịch chứng khoán.
Điều 36. Quỹ hỗ trợ thanh toán
Quỹ hỗ trợ thanh toán là quỹ được hình thành từ các khoản đóng góp bằng tiền của các thành viên lưu ký và được sử dụng để thực hiện thanh toán tiền thay cho thành viên lưu ký trong trường hợp thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán tiền khi thực hiện các giao dịch.
Điều 37. Nghĩa vụ đóng góp của các thành viên lưu ký vào Quỹ hỗ trợ thanh toán
1.Tất cả các thành viên lưu ký có nghĩa vụ đóng góp một khoản tiền theo mức cố định ban đầu và mức đóng góp hàng năm vào tài khoản Quỹ hỗ trợ thanh toán mở tại Ngân hàng Chỉ định thanh toán đứng tên TTGDCK. Khoản tiền đóng góp hàng năm được thực hiện vào tháng đầu tiên của năm tiếp theo.
2. Mức đóng góp của thành viên lưu ký vào Quỹ hỗ trợ thanh toán như sau:
a. Mức đóng góp cố định ban đầu là 120 triệu đồng đối với thành viên lưu ký là công ty chứng khoán và 80 triệu đồng đối với thành viên lưu ký là ngân hàng thương mại;
Điều 38. Quản lý Quỹ hỗ trợ thanh toán
1. Quỹ hỗ trợ thanh toán do TTGDCK quản lý. TTGDCK phải gửi toàn bộ số tiền đóng góp vào Quỹ hỗ trợ thanh toán của các thành viên lưu ký vào một tài khoản tiền gửi đứng tên TTGDCK tại Ngân hàng Chỉ định thanh toán.
2. TTGDCK có trách nhiệm quản lý Quỹ hỗ trợ thanh toán để hỗ trợ kịp thời cho thành viên lưu ký trong trường hợp thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán tiền.
3. Tiền đóng góp của từng thành viên lưu ký vào Quỹ hỗ trợ thanh toán được quản lý trên các tiểu khoản tách biệt mở riêng cho từng thành viên lưu ký theo chế độ kế toán hiện hành quy định đối với TTGDCK.
4. TTGDCK có nghĩa vụ phân bổ lãi tiền gửi phát sinh từ việc quản lý Quỹ hỗ trợ thanh toán phù hợp với số tiền đã đóng góp và thời gian đóng góp của từng thành viên sau khi trừ phí quản lý Quỹ cho TTGDCK theo mức phí do Bộ Tài chính quy định.
5. Tiền phạt thu từ thành viên lưu ký vi phạm nghĩa vụ thanh toán được ghi tăng trên tiểu khoản của các thành viên lưu ký khác tham gia hỗ trợ theo tỷ lệ tương ứng với số tiền đã trích từ các tiểu khoản đó.
Điều 39. Sử dụng Quỹ hỗ trợ thanh toán
1. TTGDCK được quyền sử dụng Quỹ hỗ trợ thanh toán để thanh toán tạm thời thay cho thành viên lưu ký trong trường hợp thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán.
2. Việc sử dụng tiền của Quỹ hỗ trợ thanh toán trong trường hợp thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán tiền được thực hiện theo trình tự sau:
a. Tự động trích từ phần đóng góp vào Quỹ hỗ trợ thanh toán của các thành viên lưu ký vi phạm;
b. Trường hợp sử dụng khoản đóng góp nêu tại Điểm a Khoản 2 Điều này vẫn chưa đủ để thanh toán, TTGDCK trích từ khoản đóng góp của các thành viên lưu ký khác theo mức đóng góp vào Quỹ hỗ trợ thanh toán của các thành viên lưu ký này.
Điều 40. Trách nhiệm của thành viên lưu ký vi phạm nghĩa vụ thanh toán
Thành viên lưu ký vi phạm nghĩa vụ thanh toán dẫn đến việc phải sử dụng Quỹ hỗ trợ thanh toán phải chịu trách nhiệm sau đây:
1. Hoàn trả khoản tiền đã nhận hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ thanh toán trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày sử dụng tiền của Quỹ hỗ trợ thanh toán. Trường hợp thành viên lưu ký không thực hiện nghĩa vụ này trong thời hạn 05 ngày làm việc, thành viên lưu ký phải chịu phạt do vi phạm nghĩa vụ thanh toán.Mức phạt thành viên lưu ký vi phạm phải trả lãi phạt trên số tiền chậm trả và số ngày chậm trả. Lãi suất phạt bằng 1%/ngày trong 05 ngày làm việc đầu tiên.
2. Trường hợp trong thời hạn trên thành viên lưu ký vẫn không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán, thành viên lưu ký phải chịu mức phạt bằng 6%/ngày kể từ ngày làm việc thứ 6 tính từ thời điểm sử dụng Quỹ hỗ trợ thanh toán.
Điều 41. Hoàn trả Quỹ hỗ trợ thanh toán
1. Phần đóng góp vào Quỹ hỗ trợ thanh toán của thành viên lưu ký chỉ được hoàn trả khi thành viên đó chấm dứt hoạt động lưu ký chứng khoán theo quy định tại Điều 10 Quy chế này.
2. Việc hoàn trả Quỹ hỗ trợ thanh toán cho thành viên lưu ký chấm dứt hoạt động lưu ký chứng khoán được thực hiện sau khi TTGDCK khấu trừ các khoản phải trả (nghĩa vụ nợ ) của thành viên lưu ký hoặc các khoản sử dụng Quỹ của thành viên lưu ký đó.
1. Trong trường hợp thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán chứng khoán, thành viên lưu ký có thể nhận hỗ trợ chứng khoán từ các nguồn sau đây để đảm bảo thời hạn thanh toán theo đúng quy định:
a. Thành viên lưu ký khác;
b. Khách hàng nếu được khách hàng đồng ý bằng văn bản;
c. Các nguồn khác.
2. Việc hoàn trả chứng khoán nhận hỗ trợ có thể thực hiện bằng chứng khoán hoặc tiền theo thỏa thuận giữa thành viên lưu ký với bên hỗ trợ chứng khoán.
3. Các thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán chứng khoán phải chịu mọi chi phí, tổn thất phát sinh và chịu xử phạt theo quy định của UBCKNN và TTGDCK.
THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI SỞ HỮU CHỨNG KHOÁN
Điều 43. Báo cáo phân bổ quyền cuối cùng
1. Khi nhận được thông báo về ngày đăng ký cuối cùng từ tổ chức phát hành, TTGDCK gửi thông báo cho các thành viên lưu ký về ngày đăng ký cuối cùng.
2. Sau khi nhận được thông báo về ngày đăng ký cuối cùng của TTGDCK, thành viên lưu ký lập danh sách người sở hữu chứng khoán theo những nội dung thông tin do TTGDCK quy định và chuyển cho TTGDCK trong thời hạn quy định. Thành viên lưu ký chịu mọi tổn thất phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trong việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán.
3. TTGDCK lập và gửi danh sách tổng hợp người sở hữu chứng khoán vào ngày đăng ký cuối cùng và báo cáo tổng hợp phân bổ quyền của người sở hữu chứng khoán cho tổ chức phát hành. Tổ chức phát hành có trách nhiệm xác nhận với TTGDCK về tính chính xác của các báo cáo đó.
4. Căn cứ vào báo cáo tổng hợp phân bổ quyền và loại quyền đã được tổ chức phát hành xác nhận, TTGDCK lập và gửi báo cáo phân bổ quyền của người sở hữu chứng khoán theo từng thành viên lưu ký cho các thành viên lưu ký liên quan.
5. Chỉ những người sở hữu chứng khoán được ghi tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán do TTGDCK lập vào ngày đăng ký cuối cùng được nhận các quyền phát sinh liên quan đến việc sở hữu chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tập trung tại TTGDCK.
6. Khi nhận được báo cáo phân bổ quyền cuối cùng do TTGDCK gửi thành viên lưu ký phải thông báo ngay cho người sở hữu chứng khoán liên quan biết nội dung trong báo cáo đó.
7. Trình tự thủ tục và thời hạn cụ thể về việc lập và gửi các tài liệu quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này do TTGDCK quy định trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của các cổ đông và phù hợp với Luật doanh nghiệp hiện hành.
Điều 44. Thực hiện quyền của người sở hữu chứng khoán
Khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của người sở hữu chứng khoán gửi thông qua thành viên lưu ký về việc thực hiện quyền đối với chứng khoán lưu ký tại TTGDCK quy định tại các Điều 45, 46, 47, 48, 49 Quy chế này, TTGDCK với tư cách là người được uỷ quyền thay mặt cho thành viên lưu ký thực hiện quyền liên quan đến việc sở hữu chứng khoán phù hợp với quy định tại Khoản 4 và Khoản 6 Điều 16 Quy chế này.
Điều 45. Thực hiện quyền bỏ phiếu
1. Theo yêu cầu của người sở hữu chứng khoán, TTGDCK tham gia bỏ phiếu thay mặt cho người sở hữu chứng khoán trên cơ sở ủy quyền của người sở hữu chứng khoán.
2. Trình tự, thời hạn gửi yêu cầu tham gia bỏ phiếu thay mặt người sở hữu chứng khoán quy định tại Khoản 1 Điều này do TTGDCK quy định.
Điều 46. Thực hiện quyền mua cổ phiếu
1. Sau khi nhận được yêu cầu đặt mua cổ phiếu và tiền mua cổ phiếu từ thành viên lưu ký, TTGDCK có nghĩa vụ:
a. Kiểm tra và xác nhận với thành viên lưu ký liên quan về việc nắm giữ các quyền mua cổ phiếu của thành viên lưu ký đó.
b. Gửi cho tổ chức phát hành danh sách người sở hữu chứng khoán có đơn yêu cầu được thực hiện quyền mua cổ phiếu theo từng thành viên lưu ký.
2. Trình tự và thời hạn gửi đơn yêu cầu thực hiện quyền mua cổ phiếu cho tổ chức phát hành và chuyển tiền mua cổ phiếu do TTGDCK quy định.
3. Sau khi nhận được báo cáo phân bổ cổ phiếu trong trường hợp thực hiện quyền mua cổ phiếu của tổ chức phát hành, TTGDCK có nghĩa vụ:
a. Hạch toán số cổ phiếu đó vào tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký liên quan;
b. Thông báo ngay cho thành viên lưu ký liên quan biết kết quả thực hiện quyền mua cổ phiếu.
3. Khi tổ chức phát hành phát hành quyền mua cổ phiếu, TTGDCK phải tập hợp và phân phối các quyền mua cổ phiếu theo đúng nội dung, yêu cầu của tổ chức phát hành.
Điều 47. Thực hiện quyền chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi
1. Tổ chức phát hành có nghĩa vụ cung cấp các thông tin về chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi cho TTGDCK chậm nhất trước 10 ngày làm việc trước ngày thực hiện việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi.
2. Căn cứ yêu cầu chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi do thành viên lưu ký lập và gửi cho TTGDCK, TTGDCK lập và gửi yêu cầu chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi cho tổ chức phát hành đề nghị chuyển đổi thành cổ phiếu mới.
3. TTGDCK lập và gửi báo cáo phát hành cổ phiếu mới chi tiết theo thành viên lưu ký cho các thành viên lưu ký có liên quan, đồng thời hạch toán số cổ phiếu phát hành mới vào tài khoản lưu ký và gửi sao kê cho các thành viên lưu ký có liên quan.
Điều 48. Thực hiện quyền nhận cổ tức, cổ phiếu thưởng, vốn gốc và lãi trái phiếu
1. TTGDCK phân phối cổ tức, cổ phiếu thưởng hoặc vốn gốc và lãi trái phiếu cho các thành viên lưu ký liên quan vào ngày làm việc là ngày đến hạn thanh toán cổ tức, cổ phiếu thưởng hoặc vốn gốc và lãi trái phiếu phù hợp với tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của các thành viên lưu ký tại các tổ chức phát hành.
2. Trong trường hợp TTGDCK không thể phân phối cổ tức, cổ phiếu thưởng hoặc vốn gốc và lãi trái phiếu đúng hạn theo quy định tại Khoản 1 Điều này, TTGDCK phải thông báo trong vòng 24 giờ cho các thành viên lưu ký biết lý do chậm trễ.
Điều 49. Thực hiện quyền của người sở hữu chứng khoán đối với các chứng khoán đã được rút
1. TTGDCK thực hiện các quyền phát sinh liên quan đến chứng khoán của người có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán vào ngày đăng ký cuối cùng trong trường hợp các chứng khoán đó đã được rút như sau:
a. Đối với quyền mua cổ phiếu hoặc quyền chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi, TTGDCK thực hiện đặt mua các chứng khoán phát hành mới hoặc nhận và phân phối quyền mua cổ phiếu chỉ khi có yêu cầu bằng văn bản của người rút chứng khoán gửi thông qua thành viên lưu ký.
b. Đối với cổ tức, cổ phiếu thưởng, hoặc vốn gốc và lãi trái phiếu, TTGDCK nhận và thanh toán hoặc chuyển giao theo yêu cầu bằng văn bản của thành viên lưu ký.
2. TTGDCK không thực hiện các quyền của người sở hữu chứng khoán ngoài các quyền quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều này.
3. Trong trường hợp cần thiết, TTGDCK mở một tài khoản riêng để hạch toán các cổ phiếu nhận được từ tổ chức phát hành theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp người sở hữu chứng khoán đã rút các chứng khoán và không có tên trong danh sách người sở hữu vào ngày đăng ký cuối cùng, TTGDCK chỉ thực hiện các quyền cho người sở hữu chứng khoán khi có uỷ quyền bằng văn bản của tổ chức phát hành.
Điều 50. Trình tự, thủ tục thực hiện quyền của người sở hữu chứng khoán
TTGDCK quy định trình tự, thủ tục cụ thể đối với việc thực hiện các quyền quy định tại các Điều 46, 47, 48 và 49 Quy chế này.
1. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm TTGDCK phải gửi báo cáo hoạt động lưu ký chứng khoán cho UBCKNN theo nội dung quy định tại Phụ lục 12/LK kèm theo quy chế này.
2. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm các thành viên lưu ký phải gửi báo cáo hoạt động lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký cho UBCKNN theo nội dung quy định tại Phụ lục 13/LK kèm theo quy chế này.
3. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, Ngân hàng chỉ định thanh toán phải báo cáo UBCKNN về hoạt động thanh toán bù trừ các giao dịch của Ngân hàng chỉ định thanh toán theo nội dung quy định tại Phụ lục 14/LK kèm theo Quy chế này.
4. Thời hạn báo cáo được quy định như sau:
a. Báo cáo tháng gửi tới UBCKNN trong vòng 05 ngày làm việc của tháng tiếp theo;
b. Báo cáo quý gửi tới UBCKNN trong vòng 15 ngày làm việc của tháng đầu tiên trong quý tiếp theo;
c. Báo cáo năm gửi tới UBCKNN trong vòng 90 ngày đầu trong năm tiếp theo.
5. TTGDCK có nghĩa vụ bảo mật thông tin liên quan đến tài khoản của thành viên lưu ký. Việc gửi các số liệu báo cáo thống kê phải được thực hiện theo nguyên tắc bảo mật.
TTGDCK, thành viên lưu ký, Ngân hàng chỉ định thanh toán phải báo cáo UBCKNN trong thời hạn tối đa 24 giờ kể từ khi xảy ra các sự kiện sau đây:
1. Thay đổi thành viên Ban giám đốc phụ trách hoạt động lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký.
2. Hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán bị thất lạc.
3. Hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán bị tê liệt một phần hay toàn bộ.
4. Phát hiện chứng khoán giả.
1. Ngoài các trường hợp báo cáo bất thường quy định tại Điều 52 Quy chế này, trong những trường hợp cần thiết, nhằm bảo vệ lợi ích chung và lợi ích của người đầu tư, UBCKNN có thể yêu cầu TTGDCK, các thành viên lưu ký, Ngân hàng chỉ định thanh toán báo cáo hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
2. TTGDCK, thành viên lưu ký và Ngân hàng chỉ định thanh toán phải báo cáo UBCKNN trong thời hạn 48 giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều này.
THANH TRA GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Thành viên lưu ký, nhân viên nghiệp vụ của thành viên lưu ký, Ngân hàng chỉ định thanh toán và những nhân viên liên quan phải chịu sự giám sát của TTGDCK và chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của UBCKNN phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
2. TTGDCK chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của UBCKNN phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
1. Các hành vi vi phạm các quy định trong Quy chế này bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.
Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
(Ban hành kèm theo Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
......., Ngày.... tháng.... năm ....
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Căn cứ Nghị định số 144/2003/ NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBCK của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;
Đề nghị UBCKNN cấp Giấy phép lưu ký chứng khoán cho:
1. Tên đầy đủ và chính thức của thành viên lưu ký;
2. Tên giao dịch của thành viên lưu ký;
3. Địa chỉ chính thức trụ sở chính của thành viên lưu ký;
4. Địa chỉ giao dịch, số điện thoại, fax;
5. Phạm vi và nội dung hoạt động của thành viên lưu ký nêu trong Giấy phép lưu ký;
6. Tên, năm sinh, quốc tịch của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc điều hành;
7. Số lượng cán bộ, nhân viên của thành viên lưu ký;
8. Ngày dự kiến khai trương hoạt động lưu ký.
Tổng Giám đốc/Giám đốc Ngân hàng
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
(Ban hành kèm theo Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
......., Ngày.... tháng.... năm ....
THUYẾT MINH CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
Ngân hàng (hội sở, chi nhánh Ngân hàng):......................................
Địa chỉ:.............................................................................................
1. Hệ thống máy vi tính, thiết bị phục vụ cho hoạt động lưu ký chứng khoán:
- Số lượng máy vi tính;
- Dự kiến phương pháp lưu giữ và xử lý thông tin về khách hàng; phương án lưu giữ chứng khoán lưu ký của khách hàng;
- Phương pháp cung cấp thông tin cho khách hàng, UBCKNN, TTGDCK và các cơ quan liên quan khác (thông qua hệ thống máy tính, điện thoại, telex, fax ...);
- Nêu rõ tính năng, tác dụng, tình trạng, cấp độ công nghệ của trang thiết bị sử dụng và việc bố trí hệ thống máy tính này tại trụ sở làm việc.
2. Hệ thống kho két phục vụ hoạt động lưu ký chứng khoán:
- Tổng diện tích kho két; Kết cấu kho két (độ dày của tường kho, số gian kho...);
- Số lượng két sắt trong kho; Kết cấu về két sắt (chất liệu, diện tích, độ an toàn...);
- Các biện pháp đảm bảo an toàn: (chống cháy, nổ, đột nhập...);
Đội ngũ cán bộ: Ghi chú: Mẫu thuyết minh cơ sở vật chất kỹ thuật của hội sở, chi nhánh điền tên hội sở chi nhánh. |
......, Ngày......tháng.....năm...... Tổng Giám đốc/Giám đốc Ngân hàng/ Chi nhánh/ Hội sở (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
(Ban hành kèm theo Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
......., Ngày.... tháng.... năm ....
DANH SÁCH NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ THỰC HIỆN
Kính gửi : Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
- Tên thành viên lưu ký:
- Địa chỉ:
- Số điện thoại / telex/ fax:
- Đăng ký danh sách nhân viên nghiệp vụ thực hiện dịch vụ lưu ký đến giao dịch và làm việc với TTGDCK.
Số TT |
Họ và tên |
Giới tính |
Quốc tịch |
Dân tộc |
Trình độ chuyên môn |
Chức vụ |
1. 2. 3. |
|
|
|
|
|
|
Xác nhận của thành viên lưu ký
Tổng Giám đốc/ Giám đốc Ngân hàng
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
(Ban hành kèm theo Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
......., Ngày.... tháng.... năm ....
(Của thành viên trong Ban giám đốc và người đại diện của thành viên lưu ký)
1. Họ và tên: (Bí danh nếu có)
2. Nam hay nữ:
3. Ngày tháng năm sinh:
4. Nơi sinh:
5. Quốc tịch:
6. Dân tộc:
7. Địa chỉ thường trú:
8. Tên, địa chỉ hoặc số điện thoại của người thân sử dụng để liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.
9. Trình độ chuyên môn:
10. Các nghề nghiệp và chức vụ đã qua:
11.Khen thưởng:
12. Kỷ luật:
13. Chức vụ dự kiến trong công ty chứng khoán:
14. Chức vụ hiện nay tại các tổ chức khác:
15. Quan hệ cha mẹ, vợ/chồng, con cái:
Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền |
Người khai ký tên (Ký, ghi rõ họ tên) |
(Ban hành kèm theo Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
......., Ngày.... tháng.... năm ....
ĐƠN ĐĂNG KÝ CHO HỘI SỞ/ CHI NHÁNH
CUNG CẤP DỊCH VỤ LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Căn cứ Nghị định số 144/2003/ NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Căn cứ Quyết định số......./QĐ-UBCK của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;
Căn cứ Giấy phép lưu ký số..... ngày..... tháng...... năm..... do UBCKNN cấp;
Thay mặt Ngân hàng...... chúng tôi đăng ký cho Hội sở/chi nhánh sau được cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán:
1. Tên đầy đủ và chính thức của hội sở/ chi nhánh;
2. Tên giao dịch của hội sở/ chi nhánh;
3. Địa chỉ chính thức trụ sở chính của hội sở/ chi nhánh;
4. Địa chỉ giao dịch, số điện thoại, fax;
5. Phạm vi và nội dung hoạt động hội sở/ chi nhánh cung cấp dịch vụ lưu ký;
6. Họ và tên của thành viên Ban giám đốc phụ trách hoạt động lưu ký chứng khoán (kèm theo bản lý lịch tóm tắt theo mẫu Phụ lục 03/LK).
7. Họ và tên của nhân viên nghiệp vụ trực tiếp thực hiện nghiệp vụ lưu ký (kèm theo bản lý lịch tóm tắt theo mẫu Phụ lục 03/LK).
8. Ngày dự kiến triển khai hoạt động lưu ký tại hội sở/chi nhánh.
Ghi chú: Trường hợp xin đăng ký cho nhiều hội sở, chi nhánh, thành viên lưu ký chỉ cần gửi một đơn nhưng phải điền đủ các thông tin trên cho từng hội sở, chi nhánh. |
Tổng Giám đốc/Giám đốc Ngân hàng (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
(Ban hành kèm theo Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
......., Ngày.... tháng.... năm ....
GIẤY UỶ QUYỀN CHO HỘI SỞ, CHI NHÁNH
THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
Ngân hàng.......................
Địa chỉ:............................
ỦY QUYỀN CHO
Hội sở/Chi nhánh.............
Địa chỉ:............................
được tham gia vào các hoạt động liên quan đến đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán với khách hàng và TTGDCK.
Hội sở/ chi nhánh Ngân hàng............... có nghĩa vụ sau:
- Phải tuân thủ theo các qui định của pháp luật về hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
- Thực hiện các công việc theo ủy quyền và báo cáo cho Ngân hàng...... về các công việc có liên quan đến hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán tại hội sở/chi nhánh.
- Chịu trách nhiệm trước Ngân hàng........ về toàn bộ hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán trong phạm vi được uỷ quyền của mình.
|
...., Ngày....tháng....năm.... Tổng Giám đốc/Giám đốcNgân hàng (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
(Ban hành kèm theo Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
......., Ngày.... tháng.... năm ....
GIẤY ỦY QUYỀN CHO THÀNH VIÊN BAN GIÁM ĐỐC HỘI SỞ/CHI NHÁNH PHỤ TRÁCH HOẠT ĐỘNG LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
Ngân hàng.............................................................
Địa chỉ: .................................................................
UỶ QUYỀN CHO
Ông (Bà):............................................................ Chứcvụ:.........................
Là người đại diện ủy quyền......... của Ngân hàng.....................................
TẠI CHI NHÁNH
Địa chỉ: .....................................................................................................
phụ trách các hoạt động liên quan đến đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán với các khách hàng và TTGDCK tại Hội sở/ Chi nhánh................
Ông (Bà)................ được uỷ quyền phải có các nghĩa vụ sau:
- Chịu trách nhiệm trước Ngân hàng............về các hoạt động của Hội sở/Chi nhánh liên quan tới việc cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán cho khách hàng, hoạt động của các nhân viên nghiệp vụ và các giao dịch liên quan đến chứng khoán với TTGDCK;
- Ký các công văn và văn bản liên quan tới các giao dịch về lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán với các bộ phận có chức năng của Ngân hàng...........
- Ký lệnh chuyển khoản hoặc lệnh chi trả hoặc nhận tiền mặt/séc/chứng khoán trong quan hệ với TTGDCK;
- Cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan tới nghiệp vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán theo yêu cầu của Ngân hàng....................
Người được ủy quyền (ký, ghi rõ họ tên) |
., Ngày tháng ..năm Tổng Giám đốc /Giám đốc Ngân hàng (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
(Ban hành kèm theo Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
......., Ngày.... tháng.... năm ....
GIẤY UỶ QUYỀN CHO NGÂN HÀNG CHỈ ĐỊNH
Công ty/Ngân hàng:.................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................
Số điện thoại:.....................Fax..............Telex.........................
Người ký tên sau đây:..............................................................
Chức vụ: ..................................................................................
Được sự chấp thuận của ban giám đốc công ty..../ngân hàng....., thay mặt cho công ty/ngân hàng.................... uỷ quyền cho ngân hàng................... thực thi các công việc sau:
1. Giải trình với TTGDCK các thông tin về các bên tham gia như:
a. Mẫu chữ ký.
b. Địa chỉ công ty.
c. Mẫu dấu công ty.
d. Tình trạng tài khoản.
e. Các thay đổi khác liên quan.
2. Tuân thủ các quy định của TTGDCK trong việc thực hiện thanh toán chuyển khoản từ tài khoản của thành viên lưu ký vào tài khoản của TTGDCK mở tại ngân hàng chỉ định.
3. Giấy uỷ quyền này sẽ không bị huỷ bỏ nếu không được TTGDCK xác nhận đồng ý bằng văn bản.
Trường hợp Giấy uỷ quyền bị huỷ bỏ hay có bất kỳ thay đổi nào trong Giấy uỷ quyền này khi không được TTGDCK xác nhận đồng ý chúng tôi sẵn sàng chịu xử phạt theo quy định của pháp luật.
Nơi gửi: |
Tổng giám đốc/Giám đốc Ngân hàng (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
(Ban hành kèm theo Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
......., Ngày.... tháng.... năm ....
GIẤY CAM KẾT VÀ UỶ QUYỀN CỦA THÀNH VIÊN
LƯU KÝ TRONGQUAN HỆ VỚI TTGDCK
Căn cứ Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Căn cứ Quyết định số......../QĐ-UBCK của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;
Theo Quyết định số...../QĐ-UBCK, ngày....... tháng.......năm..... về việc cấp phép hoạt động lưu ký cho công ty/ngân hàng..................;
Chúng tôi là:.......................................................................................
Trụ sở:........................, số điện thoại........, Fax:.................................
GIẤY PHÉP THÀNH LẬP, SỐ.........., NGÀY CẤP.......
do ông/bà:............................. đại diện..........
Chúng tôi cam kết:
1. Tuân thủ mọi quy định tại Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Trong trường hợp có bất kỳ sự khác nhau nào trong Quyết định của Chủ tịch UBCKNN về việc ban hành Quy chế và nội dung quy định trong văn bản này thì quy định tại Quyết định của Chủ tịch UBCKNN về việc ban hành Quy chế sẽ có hiệu lực, thay thế cho quy định tại văn bản này;
2. Tuân thủ mọi sửa đổi, bổ sung đối với nội dung Quyết định của Chủ tịch UBCKNN về việc ban hành Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;
3. Trả mọi khoản phí và lệ phí theo quy định pháp luật liên quan đến dịch vụ lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán do TTGDCK cung cấp;
4. Lưu ký tập trung ngay dưới hình thức lưu ký tổng hợp các chứng khoán của khách hàng tại TTGDCK, nếu khách hàng của chúng tôi không phản đối;
5. Nhận các chứng khoán từ TTGDCK mà chúng tôi yêu cầu rút, nếu các chứng khoán đó cùng loại với chứng khoán mà chúng tôi đã lưu ký, và không đòi hỏi nhận lại chính những tờ chứng khoán mà chúng tôi đã lưu ký;
6. Phân bổ cho người sở hữu chứng khoán là khách hàng của chúng tôi tiền, chứng khoán hoặc tài sản hoặc các quyền do tổ chức phát hành thanh toán hoặc chuyển giao thông qua TTGDCK phù hợp tỷ lệ sở hữu của người sở hữu chứng khoán được ghi nhận vào ngày đăng ký cuối cùng và phù hợp với Quyết định số..... ngày.... tháng....... năm..... của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;
7. Thông báo kịp thời cho chủ tài khoản lưu ký chứng khoán do chúng tôi quản lý các thông tin liên quan do tổ chức phát hành hoặc TTGDCK thông báo;
8. Ký kết hợp đồng bảo hiểm các tổn thất có thể gây ra cho khách hàng của mình và TTGDCK do lỗi cố ý hoặc không cố ý của nhân viên của chúng tôi theo quy định của UBCKNN;
9. Cung cấp cho TTGDCK các thông tin mà TTGDCK yêu cầu và các thông tin cần thiết để thực hiện nghiệp vụ lưu ký, đăng ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;
10. Đền bù cho TTGDCK mọi tổn thất, mất mát, hoặc khoản nợ phát sinh mà TTGDCK phải chịu do chúng tôi không thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của mình được quy định tại văn bản này và tại Quyết định số..... ngày..... tháng..... năm.... của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
Chúng tôi uỷ quyền cho Trung tâm giao dịch chứng khoán.
1. Thực hiện các nghiệp vụ lưu ký, đăng ký bù trừ và thanh toán chứng khoán đối với các giao dịch chứng khoán tại TTGDCK;
2. Thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để trợ giúp cho khách hàng của chúng tôi thực hiện các quyền đối với chứng khoán mà họ sở hữu theo quy định tại chương Quyết định số....... ngày..... tháng..... năm..... của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
3. Được trích chứng khoán từ tài khoản thanh toán bù trừ chứng khoán của chúng tôi để thanh toán giao dịch chứng khoán đã được khớp trên cơ sở chứng từ thanh toán do TTGDCK lập.
4. Quản lý phần đóng góp của chúng tôi vào Quỹ hỗ trợ thanh toán.
Chúng tôi hiểu rằng:
1. TTGDCK không được yêu cầu chúng tôi thông báo các thông tin liên quan đến khách hàng của chúng tôi trừ khi:
- Những thông tin đó là cần thiết để giám sát việc tuân thủ mức giới hạn đối với sở hữu chứng khoán của cá nhân và tổ chức nước ngoài hoặc các mức giới hạn do tổ chức phát hành quy định đối với chứng khoán lưu ký;
- Pháp luật hiện hành quy định hoặc khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu TGDCK cung cấp các thông tin đó;
- TTGDCK và nhân viên của mình cam kết giữ bí mật các thông tin do chúng tôi cung cấp trong phạm vi TTGDCK.
2. TTGDCK không chịu trách nhiệm về mọi chậm trễ hay lỗi trong việc ghi có hay ghi nợ các chứng khoán trên tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký hoặc các tổn thất trực tiếp hay gián tiếp do sự chậm trên hay lỗi đó gây ra trừ khi trách nhiệm đó phát sinh do lỗi của TTGDCK hoặc nhân viên của TTGDCK.
3. Đối với các tổn thất, mất mát về chứng khoán đã được bảo hiểm, trách nhiệm của TTGDCK chỉ giới hạn ở mức mà tổ chức bảo hiểm liên quan trả.
Văn bản này được làm tại và có hiệu lực kể từ ngày...........tháng......... năm.....
Tổng giám đốc/Giám đốc Công ty/Ngân hàng
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
(Ban hành kèm theo Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
......., Ngày.... tháng.... năm ....
Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Căn cứ Nghị định số 144/2003/ NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Căn cứ Quyết định số......../QĐ-UBCK của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán ;
Căn cứ Giấy phép lưu ký số..../......ngày..../...../......do Chủ tịch UBCKNN cấp ;
Căn cứ điều lệ của công ty chứng khoán / ngân hàng.... (tên đầy đủ và tên viết tắt theo giấy phép lưu ký)
- Địa chỉ trụ sở chính
- Thay mặt công ty chứng khoán / ngân hàng...... đề nghị cho phép rút giấy phép lưu ký
Lý do ngừng thực hiện hoạt động lưu ký.....................
Chúng tôi xin cam đoan, sau khi được UBCKNN chấp thuận sẽ hoàn tất các thủ tục theo quy định của pháp luật.
Công ty chứng khoán/ngân hàng chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trong đơn và các tài liệu kèm theo.
Tổng Giám đốc/Giám đốc Công ty/Ngân hàng
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Hồ sơ gửi kèm
- Báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo lỗ lãi trong 2 năm liên tục gần nhất (nếu có)
- Giấy chấp thuận của cơ quan quản lý cấp trên cho phép rút giấy phép.
(Ban hành kèm theo Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
......., Ngày.... tháng.... năm ....
ĐƠN ĐĂNG KÝ CHO NHÂN VIÊN THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Căn cứ Nghị định số 144/2003/ NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Căn cứ Quyết định số......../QĐ-UBCK của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;
Thay mặt công ty/ngân hàng......đăng ký với UBCKNN cho ông (bà) sau làm nhân viên nghiệp vụ lưu ký chứng khoán:
a. Họ và tên................................................................... Nam, nữ
b. Sinh ngày.............. tháng......... năm...............
c. CMND Số..................... cấp tại................... ngày...... tháng..... năm..........
d. Địa chỉ:
e. Trình độ văn hóa.
g. Trình độ chuyên môn
(Nêu rõ đã tốt nghiệp các trường đại học và các khoá học bổ sung kiến thức, các học vị nếu có)
h. Trong trường hợp người xin phép đã từng công tác trong lĩnh vực chứng khoán, nêu rõ quá trình.
2. Chúng tôi xin cam kết tuân thủ các quy định của quy chế và các quy định khác của UBCKNN.
3. Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của các nhân viên nhgiệp vụ của chúng tôi trong các hoạt động thanh toán bù trừ các giao dịch chứng khoán.
Nhân viên nghiệp vụ (Ký, ghi rõ họ tên) |
Giám đốc công ty/Giám đốc Ngân hàng (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
- Các tài kiệu kèm theo đơn
+ Một bản sao CMND;
+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn;
+ 2 ảnh 3 x 4 cm
+ Sơ yếu lý lịch của nhân viên nghiệp vụ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
MẪU
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN CỦA TRUNG TÂM GIAO DỊCH
(Ban hành kèm theo Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán
chứng khoán)
Tên Trung tâm giao dịch chứng khoán
Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
(tháng, quý, năm...../20..)
A. Chứng khoán niêm yết:
STT |
Tên TVLK |
Chứng khoán lưu ký |
KH mở TK |
KH đóng TK |
Số lượng chứng khoán lưu ký |
Tổng cộng |
|||
CK.A |
CK.B |
.... |
CK.N |
|
|||||
1 |
|
TK....... |
|
|
|
|
|
|
|
TK....... |
|
|
|
|
|
|
|
||
....... |
|
|
|
|
|
|
|
||
Cộng TV.A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
....... |
|
....... |
...... |
...... |
...... |
...... |
....... |
N |
|
TK... |
|
|
|
|
|
|
|
TK... |
|
|
|
|
|
|
|
||
....... |
|
|
|
|
|
|
|
||
Cộng TV.N |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ so với niêm yết |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: - TV.A: Thành viên lưu ký A, TV.N :Thành viên lưu ký N CK.A: Chứng khoán A; CK.N: Chứng khoán N |
TK là tài khoản theo quy định tại Điều 19 Quy chế này có phát sinh trong tháng |
B. TÌNH HÌNH SỞ HỮU CHỨNG KHOÁN CỦA NGƯỜI ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI:
Số TT |
Tên chứng khoán niêm yết |
Số lượng chứng khoán nắm giữ (Tính đến thời điểm báo cáo) |
Tỷ lệ nắm giữ / tổng số chứng khoán niêm yết hoặc đăng ký giao dịch |
||||
|
|
Tổ chức |
Cá nhân |
Tổng số |
Tổ chức |
Cá nhân |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
THE
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 60/2004/QD-BTC |
Hanoi,
July 15, 2004 |
PROMULGATING THE REGULATION ON SECURITIES REGISTRATION,
CUSTODY, CLEARING AND SETTLEMENT
THE MINISTER OF FINANCE
Pursuant to the Government's
Decree No. 144/2003/ND-CP of November 28, 2003 on securities and securities
market;
Pursuant to the Government's Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003 defining
the functions, tasks, powers and organizational structure of the Finance
Ministry;
At the proposal of the Chairman of the State Securities Commission,
DECIDES:
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
...
...
...
FOR THE FINANCE
MINISTER
VICE MINISTER
Le Thi Bang Tam
ON SECURITIES REGISTRATION, CUSTODY, CLEARING AND SETTLEMENT
(Promulgated
together with the Finance Minister's Decision No. 60/2004/QD-BTC of July 15,
2004)
Article 1.- Scope of regulation
...
...
...
Article 2.- Interpretation of terms
In this Regulation, the following terms shall be construed as follows:
1. Securities registration means the acknowledgement of ownership and other rights as well as relevant obligations of securities owners through the system of information on securities custody and the system of information on securities owners.
2. Securities custody means the receipt of securities deposited by clients, the safe-keeping of securities for clients and the assistance rendered to clients in the exercise of their rights over securities.
3. Agents for ownership right transfer means organizations providing services of managing information on securities owners, transferring ownership right over and distributing securities, and briefing on behalf of issuing organizations relevant information received from issuing organizations to shareholders.
4. Custody members mean securities companies, State-run commercial banks, joint-stock commercial banks, joint-venture banks, branches of foreign banks, which have been granted by the State Securities Commission the custody licenses for provision of securities registration, custody, clearing and settlement services, and have already registered to act as custody members at the Securities Trading Center.
5. Bilateral clearing means a mode of clearing securities transactions matched on the same day between pairs of transaction partners for a certain type of securities, from which net sums of money and securities volume to be settled by each party shall be resulted.
6. Multilateral clearing means a mode of clearing securities transactions matched on the same day among many transaction parties on a certain type of securities, from which net sums of money and securities volume to be settled by each party shall be resulted.
7. Settlement date means the date when the custody member of the purchasing party or the custody member of the selling party is allowed to receive securities or money according to the regulations of the State Securities Commission.
...
...
...
1. The Securities Trading Center, the Custody Center and custody members are organizations allowed to provide securities registration, custody, clearing and settlement services.
2. The Securities Trading Center shall perform the function of the Custody Center until an independent Custody Center is established.
Article 4.- Conditions for granting custody licenses
1. State-run commercial banks, joint-stock commercial banks or joint-venture banks, which apply for custody licenses, must satisfy the following conditions:
a/ Having been licensed to be established and operate in Vietnam;
b/ Having overdue debts not exceeding 5% on the total debit balance; having earned profits in the latest two years;
...
...
...
d/ Having at least two professional staff members who possess university degrees and certificates of basic knowledge about securities and securities market and certificates of legal knowledge applicable to the securities sector, granted by the State Securities Commission;
e/ Having one member of the directorate in charge of securities custody operations who possesses the certificate of basic knowledge about securities and securities market and the certificate of law applicable to the securities sector, granted by the State Securities Commission.
2. Vietnam-based branches of foreign banks, which apply for custody licenses, must satisfy the following conditions:
a/ The conditions prescribed in Clause 1 of this Article;
b/ Being licensed for securities custody operations under authorization of their parent banks.
3. Securities companies already granted by the State Securities Commission securities brokerage or dealing licenses.
Article 5.- Dossiers of application for custody licenses
1. State-run commercial banks, joint-stock commercial banks or joint-venture banks, which apply for custody licenses, shall each have to submit to the State Securities Commission a dossier set comprising the following documents:
a/ An application for custody license (made according to a set form);
...
...
...
c/ The written description of the material and technical foundations in service of securities custody operations (made according to a set form);
d/ The list of professional staff members enclosed with registration dossiers of those staff members who fully satisfy the conditions for provision of custody services (made according to a set form);
e/ Audited financial statements for the latest two consecutive years;
f/ The resume of the bank's directorate member in charge of securities custody operations (made according to a set form) and valid copies of his/her certificates of professional knowledge about securities defined at Point e, Clause 1, Article 4 of this Regulation;
g/ The plan on provision of securities custody services in the first 12 months of operation.
2. Vietnam-based branches of foreign banks, which apply for custody licenses, shall each have to submit to the State Securities Commissions a dossier set comprising the following documents:
a/ Documents prescribed at Point a, c, d, e, f and g, Clause 1 of this Article;
b/ Documents of the Vietnam-based branch's foreign bank, including:
i/ The charter of the foreign bank;
...
...
...
iii/ Audited financial statements for the latest two consecutive years and the report on custody operation of the foreign bank;
c/ The valid copy of the establishment and operation license of the Vietnam-based branch;
d/ The foreign bank's letter of authorizing its Vietnam-based branch to conduct securities custody operation.
Documents prescribed at Points b and d, Clause 2 of this Article include their originals in the language of the home country of the foreign bank and their Vietnamese translations notarized by the Vietnamese Notary Public.
Article 6.- Procedures for granting custody licenses
1. Within 30 days after receiving valid dossiers, the State Securities Commission shall grant securities custody licenses to State-run commercial banks, joint-stock commercial banks, joint-venture banks and branches of foreign banks. In case of refusal to grant licenses, the State Securities Commission shall clearly justify the reasons therefor in writing.
2. Before receiving custody licenses, Vietnamese commercial banks, joint-venture banks and branches of foreign banks shall have to pay the licensing fee according to current law provisions.
3. The consideration for grant of custody licenses to securities companies shall be carried out simultaneously with the consideration for grant of securities brokerage or dealing licenses.
4. Dossiers of application for custody operation licenses for securities companies shall comprise the documents prescribed at Points c and d, Clause 1, Article 5 of this Regulation.
...
...
...
1. State-run commercial banks and joint-stock commercial banks being custody members can register the provision of securities custody services by their head-offices or branches with the State Securities Commission when such head-offices or branches satisfy the following conditions:
a/ The conditions prescribed at Points c and d, Clause 1, Article 4 of this Regulation;
b/ One member of the directorate of the head office or branch in charge of securities custody possesses the certificate of basic knowledge about securities and securities market and the certificate of law applicable to the securities sector, granted by the State Securities Commission.
2. A registration dossier prescribed in Clause 1 of this Article comprises:
a/ An application for registration of the head office or branch providing securities custody services (made according to a set form);
b/ The written description of material and technical foundations of the head-office or branch in service of securities custody operations (made according to a set form);
c/ The letter of the State-run commercial bank or join-stock commercial bank authorizing its head-office or branch to conduct securities custody operations (made according to a set form);
d/ The resume of the member of the directorate of the head-office or the branch, who is in charge of securities custody operations (made according to a set form) and valid copies of his/her certificates of professional securities knowledge prescribed at Point b, Clause 2, Article 7 of this Regulation;
e/ The list of professional staff members engaged in securities custody operations at the head-office or branch of the custody member, enclosed with registration dossiers of professional staff members qualified for providing custody services (made according to a set form).
...
...
...
3. Within 15 working days after receiving the valid dossiers, the State Securities Commission shall approve the registration of securities custody operations for head-offices or branches of the organizations defined in Clause 1 of this Article.
Article 8.- Registration of custody members
1. Within 12 months after being granted custody licenses by the State Securities Commission, securities companies, State-run commercial banks, joint-stock commercial banks, joint-venture banks, Vietnam-based branches of foreign banks shall have to carry out the procedures for registering themselves as custody members at the Securities Trading Center, open securities custody accounts at the Securities Trading Center and make contributions to the settlement support fund according to regulations.
2. The order and procedures for registering custody members and opening accounts mentioned in Clause 1 of this Article shall be prescribed by the Securities Trading Center.
3. After granting certificates of custody members, the Securities Trading Center shall have to send reports on registration of custody members for the said organizations to the State Securities Commission.
Article 9.- Rights and obligations of custody members
1. Custody members have the rights:
a/ To request clients to supply necessary information or documents for the securities registration, custody, clearing and settlement;
b/ To collect charges for use of securities registration, custody, clearing and settlement services from clients according to law provisions;
...
...
...
d/ To supply support securities to, and receive support securities from, other custody members in cases where they are temporarily unable to settle and refund securities according to law provisions.
2. Custody members have the obligations:
a/ To take full responsibility for their securities custody, registration or settlement operations as well as those of head-offices or branches already registered for custody operation;
b/ To provide securities custody and settlement services to clients regarding securities of the types prescribed in Article 18 of this Regulation, then put such securities in custody at the Securities Trading Center;
c/ To supply to the Securities Trading Center necessary information or documents for the securities registration, custody, clearing and settlement;
d/ To authorize in writing the banks designated for settlement to effect the payment of money related to securities transactions (according to a set form);
e/ To authorize in writing the Securities Trading Center to conduct operations related to the clearing of securities transactions (according to a set form);
f/ To make commitments to abide by the regulations of the State Securities Commission, the Securities Trading Center and banks designated for settlement on matters related to securities registration, custody, clearing and settlement operations (according to a set form);
g/ To make contributions to the settlement support fund according to law provisions.
...
...
...
1. Custody members shall be suspended from securities custody operation for no more than 60 days in the following cases:
a/ They no longer fully satisfy the conditions for grant of custody licenses prescribed in Clause 1, Article 4 of this Regulation, except for those prescribed at Point b, Clause 1, Article 4;
b/ They fail to perform the obligations of custody members, prescribed in Clause 2, Article 9 of this Regulation;
c/ They frequently violate the provisions of Articles 51, 52 and 53 of this Regulation;
d/ It is so proposed by the Securities Trading Center when they violate the regulations of the Securities Trading Center.
2. Custody members shall have their custody licenses withdrawn in the following cases:
a/ Upon the expiry of the duration of custody operation suspension, they still fail to remedy their violations prescribed in Clause 1 of this Article;
b/ They fail to commence their securities custody operations within 12 months after being granted securities custody licenses, except for cases where the custody banks are the banks supervising and safe-keeping the assets of investment funds;
c/ They voluntarily apply for termination of securities custody operation and get the approval of the State Securities Commission after considering their applications for withdrawal of securities custody licenses (made according to a set form);
...
...
...
3. Before terminating their securities custody operations, custody members shall have to fulfill the following obligations:
a/ Fulfilling the securities settlement obligation toward the Securities Trading Center and pay money to the banks designated for settlement;
b/ Carrying out the procedures for liquidating securities custody accounts at the Securities Trading Center and liquidating securities custody accounts of clients at custody members.
4. The procedures for liquidating securities custody accounts shall comply with the regulations of the Securities Trading Center.
5. After the custody members liquidate the securities custody accounts, the Securities Trading Center shall have to refund the custody members their remaining contribution already made to the Settlement Support Fund after subtracting their debt liabilities toward the Securities Trading Center and the banks designated for settlement, and report such to the State Securities Commission.
Article 11.- Dossiers and procedures for registering professional staffs
1. A dossier of registration of a Vietnamese citizen to work as professional staff comprises:
a/ An application for registration of professional staff to conduct securities custody operation (made according to a set form);
b/ Valid copies of his/her certificate of basic knowledge about securities and securities market, certificate of law applicable to the securities sector, and university diploma;
...
...
...
2. A dossier of registration of a foreign citizen to work as a professional staff in Vietnam comprises:
a/ The documents prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article;
b/ The valid copy of his/her passport;
c/ The valid copy of his/her permit to work in Vietnam granted by the Vietnamese Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
3. After custody members complete the procedures for registering their professional staffs, the State Securities Commission shall notify the lists of professional staff members to the Securities Trading Center and the custody members.
Article 12.- Securities registration
1. All securities listed or registered for trading at the Securities Trading Center must be registered for concentrated custody at the Securities Trading Center. The securities registration covers:
...
...
...
b/ The management of registers of securities owners;
c/ The management of registers of transferred securities and pledged securities;
d/ The elaboration of lists of securities owners in preparation for annual shareholders' congresses;
e/ The provision of services of sending invitations to shareholders and making minutes of shareholders' general assembly meetings;
f/ The performance of jobs related to the settlement of dividends, bond interests and rights of shareholders;
g/ The performance of securities registration operations related to the increase or decrease of capital of issuing organizations;
h/ The supervision of rates of foreign parties' participation;
i/ Other jobs prescribed by law.
2. The procedures for registering securities at the Securities Trading Center shall comply with the regulations of the Securities Trading Center.
...
...
...
1. To accurately and fully record, and update information on registered securities.
2. To preserve, archive, gather and process data related to securities registration.
3. To effect the internal control in order to protect clients or securities owners.
4. To supervise custody members in the listing of securities owners that have their securities kept in custody at the Securities Trading Center and monitor the securities possession percentages of securities owners in compliance with law provisions.
5. To provide guidance on the procedures for securities registration to custody members.
6. To provide services of transferring ownership right over securities already registered for concentrated custody at the Securities Trading Center.
7. To perform the function of registering security transactions for securities already registered for concentrated custody at the Securities Trading Center.
8. To collect charges from custody members for use of securities registration services according to law provisions.
9. To prescribe rights and obligations of custody members in securities registration operation.
...
...
...
1. Each type of securities shall be separately registered with the following information:
a/ Information on securities;
b/ Information on securities owners.
2. The specific contents of information mentioned in Clause 1 of this Article shall be prescribed by the Securities Trading Center.
Article 15.- Change of registration information
1. When it is necessary to change securities ownership, full names and/or addresses of securities owners, or to alter information on a legal person owning securities, a custody member or issuing organization shall have to submit to the State Securities Commission one set of dossier of application for alteration of information on securities registration.
2. Dossiers mentioned in Clause 1 of this Article shall be prescribed by the Securities Trading Center.
3. The Securities Trading Center must readjust registration information to suit the information supplied by custody members or issuing organizations. If detecting contradictory information on securities registration, the Securities Trading Center shall have to process such information as appropriate after confirming them with the concerned parties.
...
...
...
Article 16.- Principles for conducting securities custody operation
1. Securities listed or registered for trading at the Securities Trading Center must be kept in concentrated custody at the Securities Trading Center.
2. Custody members may provide their clients with custody services for securities other than those prescribed in Clause 1 of this Article. The Securities Trading Center may undertake the re-custody of such securities if custody members so request. The Securities Trading Center shall guide the registration of custody of such types of securities.
3. Securities of the same type shall be put in the concentrated custody at the Securities Trading Center in form of general custody; securities owners shall become co-owners of securities in general custody according to the proportions of their securities in custody.
4. The custody of clients' securities shall be managed at two levels: clients put their securities in custody at custody members and the custody members put their clients' securities in re-custody at the Securities Trading Center.
5. Custody members must open securities custody accounts at the Securities Trading Center. The State Bank of Vietnam, credit institutions and other organizations engaged in bidding, issuing agency and issuance underwriting for Government bonds may directly open Government bond custody accounts for themselves at the Securities Trading Center and receive custody services provided by the Securities Trading Center. The procedures for opening Government bond custody accounts at the Securities Trading Center shall comply with the regulations of the Securities Trading Center.
6. Custody members keeping in custody securities of their clients shall register their names as parties authorized to conduct securities registration, custody, clearing and settlement operations. To have their securities kept in custody at custody members, clients must sign contracts on opening of securities custody accounts with custody members.
7. The Securities Trading Center keeping in custody securities from custody members shall register its name as a party authorized by custody members to conduct securities registration, custody, clearing and settlement operations.
Article 17.- Types of securities to be kept in concentrated custody at the Securities Trading Center
...
...
...
2. The receipt of securities for concentrated custody at the Securities Trading Center shall be effected for issuance of securities for which the registration procedures have been completed at the Securities Trading Center.
1. To provide custody services on types of securities prescribed in Clause 1 of Article 17 of this Regulation.
2. To supply to custody members the copied list of securities custody accounts of custody members at the Securities Trading Center.
3. To notify custody members of law provisions and procedures related to securities custody operations and provide them with guidance thereon.
4. To bear responsibility for damage it causes to custody members except for cases where it is due to force majeure circumstances accepted by law.
5. To collect securities custody service charges from service-using custody members according to law provisions.
Article 19.- Securities custody accounts of custody members
1. Securities custody accounts include:
...
...
...
b/ Trading halt accounts;
c/ Pledge accounts;
d/ Securities clearing settlement accounts;
e/ Transaction error correction accounts;
f/ Lay-off accounts;
g/ Other accounts prescribed by law.
2. Securities custody accounts defined in Clause 1 of this Article are categorized as follows:
a/ Securities custody accounts for domestic investors;
b/ Securities custody accounts for foreign investors;
...
...
...
3. The custody members' securities custody accounts opened at the Securities Trading Center must express the following contents:
a/ Their serial numbers;
b/ Names and addresses of custody members;
c/ Quantity, type and code of securities in custody;
d/ Increased or decreased quantity of securities in custody.
Article 20.- Securities custody accounts of clients at custody members
1. Custody members must manage securities custody accounts of their clients according to the following principles:
a/ Clients' securities custody accounts must be separated from the custody members' securities custody accounts;
b/ Custody members must not use securities in their clients' securities custody accounts for the interests of a third party or for their own interests;
...
...
...
d/ The fund management company must open separate custody accounts for itself and for each securities investment fund under its management.
2. The clients' securities custody accounts at custody members include the following accounts:
a/ Traded securities accounts;
b/ Trading halt accounts;
c/ Pledge accounts;
d/ Securities clearing settlement accounts;
e/ Transaction error correction accounts;
f/ Lay-off accounts;
g/ Other accounts according to current regulations.
...
...
...
a/ Their serial numbers;
b/ Names and addresses of account owners;
c/ People's identity cards' serial numbers, for clients being Vietnamese, or passports' serial numbers, for clients being foreigners; business registration certificates' serial numbers, for clients being enterprises; or establishment licenses' serial numbers, for clients being other organizations;
d/ Quantity, type and code of securities;
e/ Increased or decreased quantity of securities;
f/ Other necessary information.
4. Clients are obliged to promptly notify custody members of any change or error in information contained in their securities custody accounts at custody members. Custody members must record changes or correct errors notified by their clients in a prompt and accurate manner.
1. Foreign organizations and individuals that purchase or sell securities on the central trading market must register foreign investment management codes with the Securities Trading Center through custody members according to regulations of the Securities Trading Center.
...
...
...
3. The Securities Trading Center is obliged to guide custody members in opening custody accounts for foreign investing organizations and individuals.
Article 22.- Securities deposit
1. Depositing of securities certificates:
a/ Securities certificates to be deposited at the Securities Trading Center must satisfy the following conditions:
i/ Being securities of issuing organizations, already registered for custody at the Securities Trading Center;
ii/ Not being counterfeit securities, securities with expired circulation duration, damaged securities, reportedly stolen securities, securities under disputed ownership;
iii/ Signatures on securities certificates must be valid ones.
b/ When detecting counterfeit securities, the Securities Trading Center shall make written records thereon, stating the serial numbers and types of securities, seize and make a list of such securities, then notify such to the concerned custody members.
c/ Custody members must bear full responsibility when the Securities Trading Center detects that their securities already put in custody at the Center are counterfeit, reportedly stolen, no longer invalid for circulation, ineligible for custody, invalid or the certification signatures on securities certificates are counterfeit or invalid ones.
...
...
...
a/ Custody members shall deposit shareholder certification books submitted by clients or their own shareholder certification books at issuing organizations.
b/ Issuing organizations, after receiving the shareholder certification books prescribed at Point a, Clause 2 of this Article, shall have to perform the following jobs:
i/ Checking the legality and validity of shareholder certification books and notifying in writing the custody members of the checking results;
ii/ Drawing up the lists of securities owners with custody requirements according to each custody member and sending such list to the Securities Trading Center, enclosed with shareholder certification books to evidence securities quantities currently held by securities owners.
c/ The Securities Trading Center shall base itself on the lists of securities owners drawn up by issuing organizations to make corresponding entries to securities custody accounts of custody members. Issuing organizations must take full responsibility for the lists of securities owners.
3. The reception of deposited securities according to Clauses 1 and 2 of this Article shall comply with the order and procedures prescribed by the Securities Trading Center.
4. In the course of depositing securities according to Clauses 1 and 2 of this Article, if disparities arise, custody members must notify them to the Securities Trading Center, so that the Securities Trading Center, the issuing organizations and custody members can jointly check them and make necessary modifications.
Article 23.- Depositing of securities of new or additional issuances for capital increase
1. Within 5 working days before the date of securities issuance, issuing organizations must send to the Securities Trading Center reports on securities distribution plans made according to a set form.
...
...
...
Article 24.- Effect of securities custody
1. The securities custody shall become effective as from the time the Securities Trading Center make corresponding book entries to the custody members' securities custody accounts opened at the Securities Trading Center, except for the cases prescribed in Clause 2 of this Article.
2. In cases where custody members underwrite securities issuance or subscribe for securities already registered for custody at the Securities Trading Center, the custody of concerned securities shall be effective on the issuance date or the date notified by issuing organizations.
Article 25.- Withdrawal of securities
1. The withdrawal of securities shall be effected according to regulations of the Securities Trading Center.
2. Securities withdrawn in form of certificates must comply with the form set by the Finance Ministry and the State Bank; if they are withdrawn in form of shareholder certification books, they must comply with the regulations of the Finance Ministry and charters of issuing organizations.
Article 26.- Account transfer of securities
1. The account transfer of securities on securities custody accounts must comply with the account transfer requirements and the other enclosed original vouchers (if any). The account transfer of securities in cases of presentation, donation or inheritance must comply with the provisions of this Regulation and relevant law provisions. After making book entries to securities custody accounts, the Securities Trading Center shall send corresponding notices to custody members.
2. The Securities Trading Center shall make copies of the list of securities custody accounts of custody members on the last working day of each month and send them to custody members on the first working day of the subsequent month.
...
...
...
4. Custody members must be responsible for damage they cause to the Securities Trading Center or securities owners due to non-performance of obligations prescribed in Clause 3 of this Article.
1. The Securities Trading Center shall not carry out the procedures for accepting the securities deposit, allow the securities withdrawal and account transfers, except for cases where account transfers for securities transactions effected through the trading system of the Securities Trading Center, on the days prescribed below:
a/ The time period from the working day preceding the final registration day to the working day immediately after the final registration day;
b/ Working days prescribed by the Securities Trading Center for case of stock split or reserve split or conversion of convertible stocks at requests;
c/ Working days prescribed by the Securities Trading Center for case of settlement of bond principals and interests;
d/ Working days when the Securities Trading Center is unable to execute clients' requests for technical reasons. In these cases, the Securities Trading Center must notify in advance the concerned custody members of the reasons and the duration it does not carry out the procedures for depositing securities, does not allow the securities withdrawal or securities account transfers.
2. Besides the days prescribed in Clause 1 of this Article, the Securities Trading Center shall not allow the securities withdrawal and account transfers when the securities deposit has not yet become effective according to the provisions in Article 24 of this Regulation.
Article 28.- Securities pledge
...
...
...
2. The securities pledge shall be effected according to the following principles:
a/ The pledge of securities in concentrated custody at the Securities Trading Center must be effected through pledge contracts registered as security transactions at the Securities Trading Center.
b/ The authorization by the pledgor and the pledgee for a custody member, as a third party, to manage pledged securities shall comply with the provisions of the securities pledge contract between the parties.
c/ The pledge of securities of investors shall be effected at custody members. Custody members shall have to manage the pledged securities volumes of investors via securities pledge accounts of custody members at the Securities Trading Center.
3. Right after the custody member of the pledgor transfers the securities volume to be pledged from the client's traded securities account to the pledged securities account, the custody member must send relevant vouchers to the Securities Trading Center. If such vouchers are valid, the Securities Trading Center shall make corresponding book entries. In cases where the Securities Trading Center receives relevant vouchers before 15:00 hrs on the same day, the pledge shall become effective right on such day. Where the Securities Trading Center receives relevant vouchers after 15:00 hrs, the pledge shall become effective on the working day immediately after such day.
4. After making the account transfer of pledged securities from the traded securities account to the pledged securities account, the Securities Trading Center must notify in writing the concerned custody members thereof. The Securities Trading Center must suspend the withdrawal or transfer of securities on the securities pledge account during the pledge period.
Article 29.- Release of pledged securities
1. The release of pledged securities shall be effected according to the following principles:
a/ The release of pledged securities shall be requested by the pledgee which shall send its request to the custody member of the pledgor.
...
...
...
c/ The parties may request the release of whole or part of the pledged securities volume.
2. The order and procedures for releasing pledged securities shall be prescribed by the Securities Trading Center, which must ensure that the pledged securities are released on time to clients.
3. After the release of pledged securities, the Securities Trading Center must notify in writing the concerned custody members of such release.
Article 30.- Handling of pledged securities
1. The handling of pledged securities shall comply with law provisions on securities transactions.
2. In cases where the parties choose the sale of securities to handle pledged securities, the sale of pledged securities shall be effected through the Securities Trading Center's trading system according to its regulations.
SECURITIES CLEARING AND
SETTLEMENT
Article 31.- Scope of application and time limit for settlement of securities transactions
...
...
...
2. The Securities Trading Center is obliged to specify the time for conducting the clearing and settlement.
Article 32.- Modes of clearing and settlement of securities transactions
1. The clearing of round-lot and big-lot transactions shall be effected by mode of multilateral clearing. The mode of bilateral clearing shall apply to some cases or certain types of transactions according to the Securities Trading Center's regulations.
2. The settlement of odd-lot transactions shall be effected directly between custody members being securities companies engaged in dealing operations and investors.
Article 33.- Principles for clearing and settlement of securities transactions
1. The settlement of securities transactions must comply with the principle that delivery of securities is made simultaneously with settlement of money.
2. The settlement of securities transactions must conform with the securities volume and money amounts stated in settlement vouchers.
3. The settlement of money must be made by mode of account transfer via the system of accounts of custody members and the Securities Trading Center, opened at the banks designated for settlement.
4. The securities settlement must be made by mode of account transfer via the system of traded securities accounts, accounts for clearing settlement of traded securities of custody members, opened at the Securities Trading Center.
...
...
...
1. The order for effecting the clearing and settlement of securities transactions shall be prescribed by the Securities Trading Center on the principle of observing the settlement time limit prescribed in Clause 2, Article 31 of this Regulation and complying with law provisions.
2. The order for correcting post-transaction errors of clients shall comply with the Securities Trading Center’s regulations.
Article 35.- Banks designated for settlement
1. Banks designated for settlement are commercial banks designated by the State Securities Commission to open cash settlement accounts for the Securities Trading Center and custody members in service of cash settlement for securities transactions.
2. Banks designated for settlement shall be answerable before the State Securities Commission and the Securities Trading Center for their operations and operations of head-offices and branches authorized by banks to perform the task of designated settlement in:
a/ Paying fully and on time for securities transactions already conducted at the Securities Trading Center;
b/ Supporting the Securities Trading Center to ensure cash settlement for securities transactions in case of necessity;
c/ Observing the information, reporting and information confidentiality regime according to current law provisions;
d/ Ensuring necessary material and technical foundations and manpower in service of cash settlement for securities transactions.
...
...
...
The settlement support fund is a fund formed from cash contributions of custody members and shall be used for making cash settlements for custody members in cases where such custody members lose their capability to make cash settlements upon transactions.
Article 37.- Obligation of custody members to contribute to the settlement support fund
1. All custody members are obliged to contribute each a sum of money at an initially fixed level and annual contribution level to the settlement support fund's account opened at a bank designated for settlement in the Securities Trading Center's name. Contributions for a year shall be made in the first month of the following year.
2. Contribution levels of custody members to the settlement support fund shall be as follows:
a/ The initially fixed contribution level shall be VND 120 million for custody members being securities companies, and VND 80 million for custody members being commercial banks;
b/ The annual contribution level shall be equal to 0.008% of the dealing or brokerage transaction turnover of custody members being securities companies, or of the transaction value paid by custody members being banks in the preceding year.
Article 38.- Management of the settlement support fund
1. The settlement support fund shall be managed by the Securities Trading Center. The Securities Trading Center must deposit all custody members' contributions to the settlement support fund into a deposit account bearing its name at the bank designated for settlement.
2. The Securities Trading Center shall have to manage the settlement support fund in order to render timely supports to custody members in cases such custody members lose the capability to make cash settlements.
...
...
...
4. The Securities Trading Center is obliged to distribute deposit interests generated from the management of the settlement support fund in proportion to the contributed amount and contribution time of each member after subtracting the fund management expenses incurred by the Securities Trading Center at the level prescribed by the Finance Ministry.
5. Fines collected from custody members that breach the settlement obligation shall be recorded as an increase on sub-accounts of other custody members that have rendered supports in proportion to the amounts deducted from such sub-accounts.
Article 39.- Use of the settlement support fund
1. The Securities Trading Center may use the settlement support fund to make temporary settlements on behalf of custody members in cases where such custody members are insolvent.
2. The use of the settlement support fund's money in cases where custody members lose their capability to make cash settlements shall comply with the following order:
a/ Automatic deductions from the violating custody members' contributions to the settlement support fund;
b/ Where the contributions mentioned at Point a, Clause 2 of this Article are not enough for settlement, the Securities Trading Center shall make deductions from the contributions of other custody members in proportion to their contribution levels to the settlement support fund.
Article 40.- Liabilities of custody members that breach the settlement obligation
Custody members that breach the settlement obligation leading to the use of the settlement support fund must bear the following liabilities:
...
...
...
2. If past such time limit, the custody members still fail to fulfill the settlement obligation, they shall be subject to the fine level of 6%/day as from the 6th working day on after the use of the settlement support fund.
Article 41.- Refund of the settlement support fund
1. Custody members' contributions to the settlement support fund shall be refunded when such members terminate their securities custody operations according to Article 10 of this Regulation.
2. The refund of the settlement support fund to custody members that terminate their securities custody operations shall be effected after the Securities Trading Center deduct payable amounts (liabilities) or fund amounts used by such custody members.
Article 42.- Securities supports
1. In cases where custody members are in securities insolvency, they may receive securities supports from the following sources to ensure the settlement within the prescribed time limit:
a/ Other custody members;
b/ Clients after obtaining their written consents;
c/ Other sources.
...
...
...
3. Custody members losing the capability to pay securities must bear all costs and damage incurred and shall be fined according to the regulations of the State Securities Commission and the Securities Trading Center.
EXERCISE OF RIGHTS OF
SECURITIES OWNERS
Article 43.- Final reports on right distribution
1. Upon receiving notices on final registration days from issuing organizations, the Securities Trading Center shall send notices on final registration days to custody members.
2. After receiving notices on final registration days from the Securities Trading Center, custody members shall draw up lists of securities owners according to the information contents prescribed by the Securities Trading Center and send them to the Securities Trading Center within the prescribed time limit. Custody members shall bear all losses incurred due to non-performance or improper or inadequate performance of the obligation to draw up lists of securities owners.
3. The Securities Trading Center shall draw up and send the sum-up list of securities owners on the final registration day and the general report on distribution of securities owners’ rights to the issuing organizations. Issuing organizations shall have to certify the accuracy of such reports with the Securities Trading Center.
4. Basing itself on the general report on right distribution and types of right already certified by the issuing organizations, the Securities Trading Center shall make and send reports on distribution of securities owners' rights upon each custody member to concerned custody members.
5. Only securities owners named in the list of securities owners drawn up by the Securities Trading Center on the final registration day may receive the arising rights related to the ownership of securities already registered for concentrated custody at the Securities Trading Center.
...
...
...
7. The order, procedures and specific time limit for compiling and sending documents prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article shall be prescribed by the Securities Trading Center on the principle of guaranteeing interests of shareholders and complying with the current Enterprise Law.
Article 44.- Exercise of rights of securities owners
Upon receiving written requests of securities owners sent through custody members for the exercise of rights over securities in custody at the Securities Trading Center as prescribed in Article 45, 46, 47, 48 and 49 of this Regulation, the Securities Trading Center shall exercise as an entity authorized by custody members on the latter's behalf the rights related to the securities ownership in compliance with the provisions of Clauses 4 and 6, Article 16 of this Regulation.
Article 45.- Exercise of the voting right
1. At requests of securities owners, the Securities Trading Center shall participate in voting on behalf of securities owners under the latter's authorization.
2. The order and time limit for sending requests for participation in voting on behalf of securities owners mentioned in Clause 1 of this Article shall be prescribed by the Securities Trading Center.
Article 46.- Exercise of the right to purchase stocks
1. After receiving stock subscriptions and money from custody members, the Securities Trading Center shall have the obligations:
a/ To check and certify the possession of rights to purchase stocks of the concerned custody members with such custody members.
...
...
...
2. The order and time limit for filing applications for exercise of the right to purchase stocks to issuing organizations and transferring stock purchase money shall be prescribed by the Securities Trading Center.
3. After receiving reports on stock distribution in case of exercise of the right to purchase stocks of issuing organizations, the Securities Trading Center shall have the obligations:
a/ To account such stock volume into securities custody accounts of the concerned custody members;
b/ To notify promptly the concerned custody members of the results of exercise of the right to purchase stocks.
3. When the issuing organizations issue the right to purchase stocks, the Securities Trading Center shall have to gather and distribute the rights to purchase stocks strictly according to the contents and requirements of issuing organizations.
Article 47.- Exercise of the right to convert convertible bonds
1. Issuing organizations are obliged to supply information on conversion of convertible bonds to the Securities Trading Center at least 10 working days before the date such conversion is effected.
2. Basing itself on requests for conversion of convertible bonds made and sent to it by custody members, the Securities Trading Center shall make and send requests for conversion of convertible bonds into new stocks to the issuing organizations.
3. The Securities Trading Center makes and sends reports on issuance of new stocks detailed according to custody members to concerned custody members, and concurrently account the newly issued stock volume into custody accounts and send copies of the list thereof to the concerned custody members.
...
...
...
1. The Securities Trading Center shall distribute dividends, bonus stocks or bond principals and interests to the concerned custody members on the working day being the date of maturity for settlement of dividends, bonus stocks or bond principals and interests in proportion to the securities possession rates of custody members at issuing organizations.
2. In cases where the Securities Trading Center cannot distribute dividends, bonus stocks or bond principals and interests within the time limit prescribed in Clause 1 of this Article, it must notify the custody members within 24 hours of the delay reasons.
Article 49.- Exercise of the rights of securities owners over withdrawn securities
1. The Securities Trading Center shall exercise the rights arising in relation to securities of persons named in the list of securities owners on the final registration day in cases where those securities have been withdrawn as follows:
a/ Regarding the right to purchase stocks or the right to convert convertible bonds, the Securities Trading Center shall subscribe for newly issued securities or receive and distribute the rights to purchase stocks only when the securities withdrawers send their written requests therefor through custody members.
b/ Regarding dividends, bonus stocks, or bond principals and interests, the Securities Trading Center shall receive and pay or transfer them at written requests of custody members.
2. The Securities Trading Center shall not exercise the rights of securities owners other than the rights prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article.
3. In case of necessity, the Securities Trading Center shall open a separate account for accounting stocks received from issuing organizations according to the provisions of Clause 1 of this Article.
4. In cases where securities owners have already withdrawn their securities and are not named in the list of securities owners on the final registration day, the Securities Trading Center shall exercise the rights of securities owners only when it obtains the written authorization of issuing organizations.
...
...
...
The Securities Trading Center shall prescribe the specific order and procedures for the exercise of the rights prescribed in Articles 46, 47, 48 and 49 of this Regulation.
Article 51.- Periodical reports
1. Monthly, quarterly and annually, the Securities Trading Center shall have to send reports on securities custody operations, made according to a set form, to the State Securities Commission.
2. Monthly, quarterly and annually, the custody members shall have to send reports on their securities custody operations, made according to a set form, to the State Securities Commission.
3. Monthly, quarterly and annually, the banks designated for settlement shall have to send reports on their transaction-clearing operations, made according to a set form, to the State Securities Commission.
4. Reporting time limits are prescribed as follows:
a/ Monthly reports shall be sent to the State Securities Commission within 5 working days of the following month;
...
...
...
c/ Annual reports shall be sent to the State Securities Commission within 90 first days of the following year.
5. The Securities Trading Center is obliged to keep confidential information on the accounts of custody members. The transmission of statistical reporting data must be effected in compliance with the principle of confidentiality.
Article 52.- Irregular reports
The Securities Trading Center, custody members, banks designated for settlement shall have to report to the State Securities Commission within 24 hours after the occurrence of the following events:
1. Directorate’s members who are in charge of securities custody operations of custody members are changed.
2. Dossiers and documents related to the securities registration, custody, clearing and settlement are lost;
3. Securities registration, custody, clearing and settlement operations are partly or wholly paralyzed.
4. Counterfeit securities are detected.
Article 53.- Reports at requests
...
...
...
2. The Securities Trading Center, custody members and banks designated for settlement shall have to report to the State Securities Commission within 48 hours after receiving the requests therefor prescribed in Clause 1 of this Article.
INSPECTION, SUPERVISION
AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 54.- Inspection and supervision
1. Custody members, professional staff members of custody members, banks designated for settlement and concerned employees shall submit to the supervision by the Securities Trading Center and submit to the supervision, inspection and examination by the State Securities Commission in compliance with current law provisions.
2. The Securities Trading Center submits to the supervision, inspection and examination by the State Securities Commission in compliance with current law provisions.
Article 55.- Handling of violations
Acts violating the provisions of this Regulation shall be sanctioned according to current law provisions.
...
...
...
Article 56.- Implementation provisions
The amendment and supplementation of this Regulation shall be decided by the Finance Minister.
;Quyết định 60/2004/QĐ-BTC về Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 60/2004/QĐ-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Lê Thị Băng Tâm |
Ngày ban hành: | 15/07/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 60/2004/QĐ-BTC về Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video