Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/TTHN-BQP

Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2014

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU 13, ĐIỀU 16 VÀ ĐIỀU 35 LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Thông tư số 165/2008/TT-BQP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 13, Điều 16 và Điều 35 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 01 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 114/2010/TT-BQP ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung Thông tư số 165/2008/TT-BQP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 13, Điều 16 và Điều 35 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 11 năm 2010.

Căn cứ Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 (đã sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 03 tháng 6 năm 2008);

Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 13, Điều 16 và Điều 35 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về hạn tuổi của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị; phong quân hàm học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ; kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ và thôi phục vụ tại ngũ của sĩ quan.[1]

I. HẠN TUỔI CỦA SĨ QUAN GIỮ CHỨC VỤ CHỈ HUY, QUẢN LÝ ĐƠN VỊ[2]

1. Đơn vị bộ binh sẵn sàng chiến đấu

1.1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ cơ bản thuộc đơn vị bộ binh sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ):

a) Trung đội trưởng 32 tui;

b) Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội 37 tuổi;

c) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn 42 tuổi;

d) Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn 47 tuổi;

đ) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy lữ đoàn 50 tuổi;

e) Sư đoàn trưởng, Chính ủy sư đoàn 52 tuổi;

g) Tư lệnh quân đoàn, Chính ủy quân đoàn 57 tuổi.

1.2. Sĩ quan giữ chức vụ cơ bản quy định tại Tiết a, b, c, d, đ Điểm 1.1 Khoản này thuộc đơn vị hải quân đánh bộ, phòng thủ đảo thực hiện hạn tuổi cao nhất như đơn vị bộ binh SSCĐ.

2. Đơn vị chuyên môn, kỹ thuật SSCĐ, khung thường trực

Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ cơ bản thuộc đơn vị chuyên môn, kỹ thuật SSCĐ và khung thường trực cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn cao hơn 3 tuổi; cấp trung đoàn, lữ đoàn, sư đoàn, vùng hải quân, vùng cảnh sát biển cao hơn 5 tuổi so với quy định tại Khoản 1 Mục này.

2.1. Trung đội trưởng bệ tên lửa, pháo phòng không, pháo binh, công binh, thông tin, tăng - thiết giáp, phòng hóa, đặc công, vận tải, xăng dầu 35 tuổi;

2.2. Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội tên lửa, pháo phòng không, pháo binh, công binh, thông tin, tăng - thiết giáp, phòng hóa, đặc công, vận tải, xăng dầu và khung thường trực 40 tuổi;

2.3. Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn tên lửa, ra đa, pháo phòng không, pháo binh, công binh, thông tin, tăng - thiết giáp, phòng hóa, đặc công, vận tải, xăng dầu và khung thường trực 45 tuổi;

2.4. Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn tên lửa, ra đa, pháo phòng không, không quân, tàu hải quân, pháo binh, công binh, thông tin, tăng - thiết giáp, phòng hóa, vận tải, xăng dầu và khung thường trực 52 tuổi;

2.5. Lữ đoàn trưởng, Chính ủy lữ đoàn tàu hải quân, pháo phòng không, pháo binh, công binh, thông tin, tăng - thiết giáp, vận tải và khung thường trực 55 tuổi;

2.6. Sư đoàn trưởng, Chính ủy sư đoàn phòng không - không quân và khung thường trực; Chỉ huy trưởng, Chính ủy vùng hải quân, vùng cảnh sát biển 57 tuổi.

3. Đơn vị tương đương với đơn vị quy định tại Khoản 1, 2

3.1. Sĩ quan giữ chức vụ Chỉ huy trưởng, Chính ủy (Chính trị viên) thuộc đơn vị phòng thủ đảo, bảo vệ dầu khí hạn tuổi cao nhất thực hiện như hạn tuổi chức vụ cơ bản quy định tại Tiết a, b, c, d, đ Điểm 1.1 Khoản 1 Mục này (theo nhóm chức vụ tương đương);

3.2. Sĩ quan giữ chức vụ Chỉ huy trưởng, Chính ủy (Chính trị viên) thuộc đơn vị chuyên môn, kỹ thuật SSCĐ phòng không - không quân, hải quân; tác chiến điện tử, đặc nhiệm, đặc công hạn tuổi cao nhất thực hiện như hạn tuổi chức vụ cơ bản quy định tại Khoản 2 Mục này (theo nhóm chức vụ tương đương).

4. Phó Chỉ huy trưởng thuộc đơn vị quy định tại Khoản 1, 2, 3

4.1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy (Chính trị viên phó) thuộc đơn vị quy định tại Tiết b, c, d, đ, e Điểm 1.1 Khoản 1 và các Khoản 2, 3 Mục này thấp hơn chức Chỉ huy trưởng, Chính ủy (Chính trị viên) đơn vị cùng cấp 2 tuổi;

4.2. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy quân đoàn bằng hạn tuổi cao nhất của Tư lệnh quân đoàn.

5. Cơ quan thuộc đơn vị quy định tại Khoản 1, 2, 3

Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy quản lý cơ quan từ cấp trung đoàn đến cấp sư đoàn (cả chức trưởng và chức phó) thuộc đơn vị quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Mục này thực hiện theo hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm, nhưng phải thấp hơn Chỉ huy trưởng đơn vị cùng cấp 2 tuổi. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan chỉ huy quản lý cơ quan quân đoàn thực hiện theo hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm.

5.1. Cơ quan trung đoàn và cơ quan thuộc đơn vị tương đương trung đoàn

a) Phó Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm chính trị, hậu cần, kỹ thuật thuộc trung đoàn bộ binh SSCĐ và đơn vị quy định tại Điểm 3.1 Khoản 3 Mục này 45 tuổi;

b) Phó Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm chính trị, hậu cần, kỹ thuật thuộc đơn vị quy định tại Điểm 2.4 Khoản 2 và Điểm 3.2 Khoản 3 Mục này 50 tuổi đối với sĩ quan cấp bậc quân hàm thượng tá, trung tá; 48 tuổi đối với sĩ quan cấp bậc quân hàm thiếu tá.

5.2. Cơ quan lữ đoàn và cơ quan thuộc đơn vị tương đương lữ đoàn

a) Phó Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm chính trị, hậu cần, kỹ thuật; trưởng ban thuộc lữ đoàn bộ binh SSCĐ và đơn vị quy định tại Điểm 1.2 Khoản 1 và Điểm 3.1 Khoản 3 Mục này 48 tuổi đối với sĩ quan cấp bậc quân hàm thượng tá, trung tá, thiếu tá;

b) Phó Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm chính trị, hậu cần, kỹ thuật; trưởng ban thuộc đơn vị quy định tại Điểm 2.5 Khoản 2 và Điểm 3.2 Khoản 3 Mục này 53 tuổi đối với sĩ quan cấp bậc quân hàm thượng tá, 51 tuổi đối với sĩ quan cấp bậc quân hàm trung tá; 48 tuổi đối với sĩ quan cấp bậc quân hàm thiếu tá.

5.3. Cơ quan sư đoàn

a) Phó Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm chính trị, hậu cần, kỹ thuật; Trưởng ban thuộc sư đoàn bộ binh SSCĐ 50 tuổi đối với sĩ quan cấp bậc quân hàm đại tá, thượng tá, trung tá; 48 tuổi đối với sĩ quan cấp bậc quân hàm thiếu tá;

b) Phó Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm chính trị, hậu cần, kỹ thuật; Trưởng ban thuộc đơn vị quy định tại Điểm 2.6 Khoản 2 Mục này 54 tuổi đối với sĩ quan cấp bậc quân hàm đại tá, thượng tá; 51 tuổi đối với sĩ quan cấp bậc quân hàm trung tá; 48 tuổi đối với sĩ quan cấp bậc quân hàm thiếu tá.

5.4. Cơ quan quân đoàn

Hạn tuổi cao nhất của Phó Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm chính trị, hậu cần, kỹ thuật; trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng ban thực hiện theo hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm.

6. Các đơn vị còn lại

Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy quản lý thuộc các đơn vị, cơ quan còn lại thực hiện theo hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm.

7. Trong thời chiến

Hạn tuổi của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy quản lý đơn vị có quy định riêng.

II. KÉO DÀI THỜI HẠN PHỤC VỤ TẠI NGŨ CỦA SĨ QUAN

Việc kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện như sau:

1. Đối tượng kéo dài

a) Sĩ quan có học vị tiến sĩ, chức danh giáo sư, phó giáo sư, danh hiệu nhà giáo nhân dân, thầy thuốc nhân dân, nghệ sĩ nhân dân đang làm việc đúng chuyên ngành;

b) Sĩ quan giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực khoa học quân sự;

c) Sĩ quan đang làm nhiệm vụ chiến đấu hoặc nhiệm vụ đặc biệt.

2. Điều kiện kéo dài

Sĩ quan thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Mục này được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ khi có đủ các điều kiện sau:

a) Đơn vị có nhu cầu sử dụng và trong tổ chức - biên chế;

b) Sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;

c) Sĩ quan quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Mục này thôi giữ chức vụ chỉ huy, quản lý và tự nguyện tiếp tục phục vụ tại ngũ.

3. Thời gian kéo dài không quá 05 năm, trường hợp đặc biệt có thể cao hơn; hằng năm các đơn vị xem xét việc kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của sĩ quan, nếu sĩ quan không còn đủ một trong các điều kiện quy định tại Khoản 2 Mục này thì thôi phục vụ tại ngũ;

Việc thông báo kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ hoặc thôi phục vụ tại ngũ đối với sĩ quan trước 6 (sáu) tháng.

4. Trong thời gian kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, sĩ quan được bảo đảm tiền lương, phụ cấp, trợ cấp như trước khi có quyết định kéo dài và các chế độ khác theo nhiệm vụ được giao.

III. THÔI PHỤC VỤ TẠI NGŨ ĐỐI VỚI SĨ QUAN

Việc giải quyết sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện như sau:

1. Sĩ quan khi hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam mà không được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ.

2. Sĩ quan trong thời gian được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ không còn đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Mục II Thông tư này.

3. Sĩ quan chưa hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Khi đơn vị không còn nhu cầu sử dụng do giải thể, sáp nhập, rút gọn, hạ cấp độ tổ chức, giảm số lượng hoặc chức danh sĩ quan mà không điều chỉnh sắp xếp được;

b) Sĩ quan đã hết hạn tuổi cao nhất giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị hoặc sĩ quan đã hết thời hạn giữ chức vụ không được bổ nhiệm lại mà không điều chỉnh sắp xếp được;

c) Sĩ quan có nguyện vọng thôi phục vụ tại ngũ và đơn vị đã có người thay thế;

d) Sĩ quan không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định, thuộc một trong các trường hợp sau:

Lai lịch chính trị hoặc quan hệ xã hội phức tạp;

Vi phạm về phẩm chính trị và đạo đức lối sống;

Năng lực hạn chế, chất lượng hiệu quả công tác thấp;

Tín nhiệm thấp, không đáp ứng được yêu cầu chỉ huy, quản lý đơn vị;

Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ.

IV. PHONG QUÂN HÀM CHO HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP ĐÀO TẠO SĨ QUAN TẠI NGŨ

Việc phong quân hàm học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện như sau:

1. Học viên tốt nghiệp là hạ sĩ quan

1.1. Học viên tốt nghiệp được phong quân hàm Thiếu úy.

1.2. Những trường hợp được phong quân hàm Trung úy:

a) Học viên xếp loại tốt nghiệp giỏi;

b) Học viên đào tạo phi công, tàu ngầm và bác sĩ tại Học viện Quân y, kỹ sư tại Học viện Kỹ thuật Quân sự xếp loại tốt nghiệp khá;

c) Học viên đào tạo bậc đại học xếp loại tốt nghiệp khá, có một trong các điều kiện sau:

Trong khóa học được khen thưởng từ hình thức giấy khen trở lên trong học tập hoặc đoạt giải chính thức tại các kỳ thi quốc gia, quốc tế;

Học viên là người dân tộc thiểu số, hoặc học viên trước khi vào học có đủ điều kiện cử tuyển theo quy định của Nhà nước.

2. Học viên tốt nghiệp thuộc đối tượng đang hưởng lương

2.1. Học viên tốt nghiệp được phong quân hàm Thiếu úy, trường hợp có mức lương cao hơn cấp Thiếu úy được xét phong quân hàm tương ứng mức lương hiện hưởng.

2.2. Học viên tốt nghiệp thuộc trường hợp quy định tại Điểm 1.2, Khoản 1 Mục này được xét phong quân hàm cao hơn 1 bậc so với bậc quân hàm được phiên tương ứng với mức lương hiện hưởng.

2.3. Học viên các đối tượng còn lại, xếp loại tốt nghiệp khá được xét nâng một bậc lương hoặc nâng lương trước thời hạn, để xét phong quân hàm sĩ quan.

3. Những trường hợp được phong quân hàm Thượng úy

3.1. Học viên đào tạo bậc đại học tại các trường trong nước, xếp loại tốt nghiệp xuất sắc; nếu xếp loại tốt nghiệp giỏi phải được tặng danh hiệu Anh hùng hoặc có thành tích xuất sắc được tặng thưởng Huân chương chiến công.

3.2. Học viên đào tạo tại các trường nước ngoài, theo hình thức đào tạo hai giai đoạn, thời gian đào tạo trên 6,5 năm, có trình độ sau đại học và xếp loại tốt nghiệp xuất sắc.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN [3]

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo;

Bãi bỏ Quyết định số 77/2004/QĐ-BQP ngày 04 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về quy định thực hiện kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ và thôi phục vụ tại ngũ đối với sĩ quan.

2. Tổng cục Chính trị chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Quốc phòng (qua Tổng cục Chính trị) để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Các đầu mối trực thuộc Bộ;
- Cục Cán bộ/TCCT;
- Cổng Thông tin điện tử BQP;
- Văn phòng BQP (NCTH);
- Vụ Pháp chế BQP;
- Lưu: VT, PC; Nhung 78b.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Phùng Quang Thanh

 



[1] Thông tư số 114/2010/TT-BQP sửa đổi, bổ sung Thông tư số 165/2008/TT-BQP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 13, Điều 16 và Điều 35 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 (đã sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 03 tháng 6 năm 2008);

Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị,”

[2] Mục này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 114/2010/TT-BQP sửa đổi, bổ sung Thông tư số 165/2008/TT-BQP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 13, Điều 16 và Điều 35 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 11 năm 2010.

[3] Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 114/2010/TT-BQP sửa đổi, bổ sung Thông tư số 165/2008/TT-BQP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 13, Điều 16 và Điều 35 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 11 năm 2010 quy định như sau:

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành; các quy định của Thông tư này được áp dụng thực hiện từ ngày Thông tư số 165/2008/TT-BQP ngày 16 tháng 12 năm 2008 có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

1. Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Thông tư này.

2. Các cơ quan, đơn vị căn cứ vào hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị và cơ quan quy định tại Thông tư này để quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, điều động, chuyển ra và thực hiện chính sách đối với sĩ quan. Sĩ quan hết tuổi giữ chức vụ mà chưa hết tuổi phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm thì đơn vị điều chỉnh, sắp xếp sang chức vụ khác; nếu không điều chỉnh sắp xếp được thì xét chuyển ra hưởng chế độ chính sách theo Nghị định số 21/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ.”

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Văn bản hợp nhất 01/TTHN-BQP năm 2014 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thi hành Điều 13, Điều 16 và Điều 35 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành

Số hiệu: 01/TTHN-BQP
Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
Người ký: Phùng Quang Thanh
Ngày ban hành: 13/01/2014
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Văn bản hợp nhất 01/TTHN-BQP năm 2014 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thi hành Điều 13, Điều 16 và Điều 35 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…