Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NỘI VỤ-BỘ Y TẾ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 21-TT-LB

Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 1963 

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

HƯỚNG DẪN VIỆC THÀNH LẬP CÁC TRẠM VỆ SINH PHÒNG DỊCH Ở CÁC KHU, TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Kính gửi:  Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch y tế về vệ sinh phòng dịch, chống dịch năm 1963 đã được Hội đồng Chính phủ thông qua, mỗi khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập “trạm vệ sinh phòng dịch”. Thông tư này hướng dẫn một số điểm như sau:

I. NHIỆM VỤ

Trạm vệ sinh phòng dịch có nhiệm vụ:

1. Giúp các sở, ty y tế lập các kế hoạch vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch chống dịch và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, sơ kết, tổng kết đúc rút kinh nghiệm cho việc chỉ đạo phong trào vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch.

2. Điều tra, nghiên cứu, phát hiện các nguyên nhân có hại đến sức khỏe của nhân dân trong các vấn đề ăn, uống, ở, làm việc, học tập… đề xuất và vận động thực hiện các biện pháp trừ bỏ hoặc cải tạo các nguyên nhân ấy nhằm góp phần nâng cao không ngừng sức khỏe của nhân dân.

3. Điều tra, nghiên cứu, phát hiện các nguyên nhân phát sinh các bệnh: truyền nhiễm, dịch tễ, ký sinh trùng, nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn, các bệnh nghề nghiệp; đề xuất và vận động thực hiện các biện pháp thanh toán dần các bệnh ấy; quản lý dịch chặt chẽ và tiêm phòng dịch tốt.

II. TỔ CHỨC

- Trạm vệ sinh phòng dịch là một đơn vị tổ chức trực thuộc các sở, ty y tế chịu sự quản lý trực tiếp về mọi mặt của các sở, ty y tế đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của viện Vệ sinh dịch tễ học ở trung ương.

- Tổ chức của trạm vệ sinh phòng dịch gồm có các bộ phận sau đây:

1. Bộ phận vệ sinh phụ trách các mặt công tác; vệ sinh công cộng, vệ sinh lao động, vệ sinh trường học, vệ sinh thực phẩm.

2. Bộ phận dịch tễ phụ trách các mặt công tác: phòng dịch, chống dịch, điều tra theo dõi các vụ dịch xảy ra, lập kế hoạch tiêm chủng, sát trùng, tẩy uế, ba diệt.

3. Bộ phận xét nghiệm phụ trách các mặt công tác: xét nghiệm và nuôi cấy vi trùng, chẩn đoán huyết thanh, xét nghiệm hóa học nước, hóa học thực phẩm, chất độc kỹ nghệ.

III. BIÊN CHẾ

- Trạm vệ sinh phòng dịch do một trạm trưởng phụ trách và một hoặc hai trạm phó giúp việc, trạm trưởng do Giám đốc hoặc phó giám đốc sở, trưởng hoặc phó ty y tế phụ trách;

- Về biên chế căn cứ vào khối lượng công tác, dân số, địa dư và các điều kiện cần thiết khác ở mỗi địa phương mà quy định cho phù hợp với công tác, nhằm đảm bảo mọi hoạt động của trạm.

Số cán bộ nhân viên của trạm vệ sinh phòng dịch sẽ lấy ở các bộ phận sau đây:

Các đội vệ sinh phòng dịch;

- Cán bộ hiện đang theo dõi công tác vệ sinh phòng dịch ở các sở, ty y tế.

- Một số cán bộ làm công tác nuôi cấy vi trùng ở các phòng xét nghiệm của Bệnh viện khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Có thể lấy thêm một số cán bộ ở các bộ phận khác chuyển sang trạm vệ sinh phòng dịch. Ví dụ: có thể lấy các dược sĩ trung cấp làm công tác xét nghiệm;

- Đồng thời cũng cần đào tạo thêm cán bộ xét nghiệm mới.

IV. CƠ SỞ, TRANG BỊ

Nhà cửa, trang bị cho các trạm vệ sinh phòng dịch do Ủy ban hành chính các địa phương cấp, Bộ Y tế sẽ trang bị cho các địa phương một số máy móc cần thiết, còn các dụng cụ thông thường khác do các địa phương tự mua sắm.

V. QUAN HỆ CÔNG TÁC, LỀ LỐI LÀM VIỆC

Quan hệ công tác và lề lối làm việc giữa trạm vệ sinh phòng dịch với các cơ sở y tế thuộc các khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết ở một văn bản khác.

VI. CON DẤU CỦA TRẠM VỆ SINH PHÒNG DỊCH

Trạm vệ sinh phòng dịch được sử dụng con dấu riêng để giao dịch. Mẫu dấu sẽ do Bộ Y tế quy định.

VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Liên Bộ Y tế - Nội vụ đề nghị Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu và thực hiện Thông tư này để các trạm vệ sinh phòng dịch hoạt động được càng sớm càng tốt.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu gặp khó khăn, trở ngại, yêu cầu Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo cho liên Bộ biết để nghiên cứu và sửa đổi cho thích hợp.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG
 
 


Lê Tất Đắc

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG
 


 

Vũ Văn Cẩn

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư liên bộ 21-TT-LB năm 1963 hướng dẫn thành lập các trạm vệ sinh phòng dịch ở các khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Y tế - Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu: 21-TT-LB
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Bộ Y tế
Người ký: Lê Tất Đắc, Vũ Văn Cẩn
Ngày ban hành: 16/08/1963
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư liên bộ 21-TT-LB năm 1963 hướng dẫn thành lập các trạm vệ sinh phòng dịch ở các khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Y tế - Bộ Nội vụ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…