BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2012/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2012 |
QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong Công an nhân dân,
Thông tư này quy định nguyên tắc, phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường và giải quyết bồi thường trong Công an nhân dân.
Thông tư này áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa phương, các sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bồi thường.
1. Tuân thủ Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và quy định của Thông tư này.
2. Việc giải quyết bồi thường phải bảo đảm:
a) Kịp thời, công khai;
b) Được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ;
c) Người được bồi thường được trả một lần bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ CÁ NHÂN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG
Điều 4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường
1. Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong Công an nhân dân.
Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong Công an nhân dân.
2. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an, Giám đốc sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Công an cấp tỉnh); Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Công an cấp huyện) chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường của cơ quan, đơn vị mình.
Các cục thực hiện công tác pháp chế thuộc tổng cục; phòng thực hiện công tác pháp chế thuộc đơn vị trực thuộc Bộ; phòng Pháp chế hoặc Văn phòng Công an cấp tỉnh, đội thực hiện công tác pháp chế Công an cấp huyện có trách nhiệm giúp Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Công tác bồi thường của đơn vị, địa phương mình.
Điều 5. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế
1. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công an ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường, của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an.
2. Hướng dẫn áp dụng pháp luật về giải quyết bồi thường của Nhà nước trong Công an nhân dân.
3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ làm công tác bồi thường ở Công an các đơn vị, địa phương về kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường của Nhà nước.
4. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công an xác định đơn vị có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại không xác định được cơ quan có trách nhiệm bồi thường khi cơ quan gây thiệt hại là tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ; Công an cấp tỉnh giải quyết tranh chấp về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 8 Thông tư này.
5. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công an tổng kết, đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong Công an nhân dân.
6. Theo dõi, thống kê, báo cáo công tác bồi thường của Nhà nước trong Công an nhân dân.
7. Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
8. Đôn đốc việc chi trả bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả trong Công an nhân dân.
9. Giúp Bộ trưởng Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về công tác bồi thường của Nhà nước.
1. Hướng dẫn áp dụng pháp luật về giải quyết bồi thường của Nhà nước đối với các cục thuộc tổng cục; các phòng thuộc đơn vị trực thuộc Bộ; các đơn vị thuộc Công an cấp tỉnh, các đội thuộc Công an cấp huyện, các phòng thuộc sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
2. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường nhà nước cho cán bộ, chiến sĩ làm công tác bồi thường ở các cục thuộc tổng cục; các phòng thuộc đơn vị trực thuộc Bộ; các đơn vị thuộc công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện; các phòng thuộc sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
3. Theo dõi, thống kê, báo cáo công tác bồi thường của Nhà nước của tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ, Công an cấp tỉnh.
4. Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
5. Theo dõi, đôn đốc việc chi trả bồi thường của Nhà nước và thực hiện trách nhiệm hoàn trả của tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ, Công an cấp tỉnh.
6. Tham mưu, giúp Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ. Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện xác định đơn vị có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại không xác định được cơ quan có trách nhiệm bồi thường khi cơ quan gây thiệt hại là đơn vị thuộc tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ, Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện giải quyết tranh chấp về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định tại các khoản 3, 4 Điều 8 Thông tư này.
7. Phòng Pháp chế, Văn phòng Công an cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Giám đốc Công an cùng cấp phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về công tác bồi thường ở địa phương.
8. Khi cơ quan có trách nhiệm bồi thường giải quyết bồi thường thì báo cáo Vụ Pháp chế về việc giải quyết bồi thường các nội dung sau đây:
a) Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường;
b) Quyết định giải quyết bồi thường;
c) Tổ chức, người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường;
d) Thủ tục chi trả tiền bồi thường.
Kèm theo báo cáo phải có bản sao các tài liệu có liên quan đến việc giải quyết bồi thường.
9. Định kỳ 06 (sáu) tháng và hằng năm thống kê, đánh giá việc giải quyết bồi thường trong phạm vi đơn vị mình báo cáo về Bộ Công an (qua Vụ Pháp chế) để tổng hợp. Mốc thời gian báo cáo 06 (sáu) tháng tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 3 của năm làm báo cáo và gửi báo cáo trước ngày 15 tháng 4; mốc thời gian làm báo cáo năm tính từ 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 của năm làm báo cáo và gửi báo cáo trước ngày 15 tháng 10.
Điều 7. Trách nhiệm của Công an cấp huyện
1. Phối hợp với phòng Pháp chế hoặc Văn phòng Công an cấp tỉnh tham mưu giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh xác định đơn vị có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại không xác định được cơ quan bồi thường hoặc có tranh chấp về trách nhiệm bồi thường có liên quan đến trách nhiệm bồi thường của mình.
2. Báo cáo Giám đốc Công an cấp tỉnh (qua phòng Pháp chế hoặc Văn phòng Công an cấp tỉnh) về việc giải quyết bồi thường về các nội dung quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư này.
3. Định kỳ (06) sáu tháng và hàng năm thống kê, đánh giá việc giải quyết bồi thường trong phạm vi đơn vị mình báo cáo Giám đốc Công an cấp tỉnh (qua phòng Pháp chế hoặc Văn phòng Công an cấp tỉnh). Mốc thời gian làm báo cáo 06 (sáu) tháng và báo cáo năm thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 6 Thông tư này.
Điều 8. Giải quyết tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Trường hợp phát sinh tranh chấp về trách nhiệm bồi thường giữa Bộ Công an với các bộ, ngành khác thì Vụ Pháp chế tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công an phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, ngành liên quan xem xét thống nhất cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
2. Trường hợp tranh chấp giữa các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ, giữa Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về trách nhiệm bồi thường thì Vụ Pháp chế tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định Công an đơn vị, địa phương có trách nhiệm bồi thường.
3. Trường hợp tranh chấp về trách nhiệm bồi thường giữa các cục thuộc tổng cục, các phòng thuộc đơn vị trực thuộc Bộ, giữa các đơn vị thuộc Công an cấp tỉnh; giữa Công an các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì cục có chức năng thực hiện công tác pháp chế thuộc tổng cục hoặc đơn vị cấp phòng thực hiện công tác pháp chế của đơn vị trực thuộc Bộ; phòng Pháp chế hoặc Văn phòng Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng cục trưởng, Thủ trưởng Công an, đơn vị địa phương mình xem xét, xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
4. Trường hợp tranh chấp giữa Công an cấp tỉnh với các ban, ngành khác cùng cấp về trách nhiệm bồi thường thì phòng Pháp chế hoặc Văn phòng Công an cấp tỉnh, tham mưu, giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét, thống nhất cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 11 năm 2012.
1. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ. Giám đốc Công an, Giám đốc sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương và các tổ chức có liên quan phản ánh về Bộ Công an (qua Vụ Pháp chế) để có hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Thông tư 55/2012/TT-BCA quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Số hiệu: | 55/2012/TT-BCA |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công An |
Người ký: | Trần Đại Quang |
Ngày ban hành: | 17/09/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 55/2012/TT-BCA quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Chưa có Video