BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2021/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2021 |
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ CÔNG TÁC THỎA THUẬN QUỐC TẾ TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Thỏa thuận quốc tế ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân.
Thông tư này quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết, bảo lưu, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, tổ chức thực hiện điều ước quốc tế; nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế và các hoạt động khác có liên quan đến công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân.
Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Công an và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an các đơn vị, địa phương); cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công tác điều ước quốc tế trong Công an nhân dân là hoạt động có liên quan đến việc ký kết, bao lưu, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, tổ chức thực hiện điều ước quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.
2. Công tác thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân là hoạt động có liên quan đến việc ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.
Điều 4. Nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân
1. Bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
2. Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và Điều 3 của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020.
3. Tạo cơ sở pháp lý hợp tác quốc tế bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
4. Tuân thủ trình tự, thủ tục và thẩm quyền đề xuất ký kết và thực hiện điều ước quốc tế theo quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016; đề xuất ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020 và các quy định của Thông tư này.
5. Việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế phải căn cứ khả năng và nguồn lực của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả.
Điều 5. Quản lý công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân
1. Nội dung quản lý về công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân bao gồm:
a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an;
b) Xây dựng kế hoạch dài hạn và hằng năm về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế của Bộ Công an;
c) Báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế của Bộ Công an;
d) Đề xuất, ký kết, sửa đổi, bổ sung, từ bỏ, rút khỏi, bảo lưu, rút bảo lưu, tạm đình chỉ, tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an;
đ) Kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề xuất ký kết điều ước quốc tế do Công an các đơn vị, địa phương đề xuất; kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế do Công an các đơn vị, địa phương đề xuất;
e) Tham gia ý kiến vào dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, kế hoạch tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế do các Bộ, ban, ngành, cơ quan, tổ chức đề xuất;
g) Đánh giá tác động về an ninh, trật tự trong quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quy định;
h) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân;
i) Tổ chức thống kê, rà soát, hệ thống hóa, lưu trữ, sao lục, dịch, xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu và đăng tải điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân lên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an;
k) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và pháp luật về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an;
l) Sơ kết, tổng kết tình hình ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an;
m) Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân.
2. Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân.
ĐỀ XUẤT KÝ KẾT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ THỎA THUẬN QUỐC TẾ
Mục 1. ĐỀ XUẤT KÝ KẾT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Điều 6. Căn cứ đề xuất và lập kế hoạch ký kết điều ước quốc tế
1. Công an các đơn vị, địa phương khi đề xuất Bộ trưởng về việc ký kết điều ước quốc tế phải căn cứ vào kế hoạch ký kết điều ước quốc tế của Bộ Công an; chỉ đạo của người, cơ quan có thẩm quyền hoặc yêu cầu hợp tác quốc tế về bảo vệ an ninh, trật tự.
2. Định kỳ hằng năm và năm năm một lần, căn cứ yêu cầu hợp tác quốc tế và theo quy định của pháp luật, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch ký kết điều ước quốc tế của Bộ Công an, báo cáo Bộ trưởng duyệt, ký ban hành.
Điều 7. Nghiên cứu khả năng ký kết điều ước quốc tế
1. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này, trước khi đề xuất Bộ trưởng về việc ký kết điều ước quốc tế, Công an các đơn vị, địa phương nghiên cứu:
a) Thực tiễn và nhu cầu hợp tác quốc tế của Việt Nam;
b) Quy định pháp luật Việt Nam, quy định của điều ước quốc tế trong cùng lĩnh vực mà Việt Nam là thành viên; quy định pháp luật của quốc gia và pháp luật quốc tế có liên quan;
c) Dự thảo điều ước quốc tế do phía nước ngoài đề nghị (nếu có);
d) Dự báo tác động đối với chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh - trật tự, kinh tế - xã hội và các tác động khác đối với Việt Nam;
đ) Khả năng và nguồn lực của Việt Nam khi ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
2. Trường hợp ký kết điều ước quốc tế có nội dung phức tạp về chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh - trật tự, kinh tế - xã hội, đơn vị đề xuất phải báo cáo Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền về việc xây dựng đề án hoặc báo cáo nghiên cứu khả năng ký kết điều ước quốc tế. Căn cứ kết quả nghiên cứu của đề án hoặc báo cáo, đơn vị đề xuất báo cáo Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền xin ý kiến chỉ đạo về việc ký kết điều ước quốc tế trước khi tiến hành các thủ tục ký kết điều ước quốc tế theo quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016.
Điều 8. Trình tự, thủ tục đề xuất đàm phán điều ước ước quốc tế
1. Căn cứ kết quả nghiên cứu quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư này hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này, đơn vị đề xuất thực hiện các quy định tại các điều 8, 9, 10, 11, 12 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016.
2. Đơn vị đề xuất xây dựng hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế gửi xin ý kiến Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, Công an các đơn vị, địa phương có liên quan.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị tham gia ý kiến;
- Dự thảo Tờ trình gồm các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016;
- Dự thảo điều ước quốc tế của Việt Nam (tiếng Việt và tiếng nước ngoài);
- Dự thảo điều ước quốc tế của phía nước ngoài (bản dịch tiếng Việt và tiếng nước ngoài) và dự thảo phương án đàm phán, nếu việc ký kết điều ước quốc tế được thực hiện trên cơ sở dự thảo của phía nước ngoài;
- Các tài liệu khác có liên quan.
3. Căn cứ ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và Công an các đơn vị, địa phương, đơn vị đề xuất chỉnh lý hồ sơ và xin ý kiến chỉ đạo của các Thứ trưởng.
4. Căn cứ ý kiến chỉ đạo của các Thứ trưởng, ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và Công an các đơn vị, địa phương, đơn vị đề xuất hoàn thiện hồ sơ và gửi 02 (hai) bộ hồ sơ về Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp để kiểm tra. Thời hạn kiểm tra là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị kiểm tra;
- Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;
- Bảng tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của các Thứ trưởng, ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, Công an các đơn vị, địa phương và bản sao các văn bản chỉ đạo, văn bản tham gia ý kiến.
5. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến kiểm tra của Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, đơn vị đề xuất hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điều 11 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, báo cáo Bộ trưởng đề xuất với Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về việc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
6. Sau khi Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề xuất đàm phán và ủy quyền đàm phán, đơn vị đề xuất trao đổi với đối tác nước ngoài để thống nhất thời gian, địa điểm đàm phán và cách thức đàm phán; tiến hành thủ tục ủy quyền đàm phán điều ước quốc tế theo quy định tại Điều 22 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016. Căn cứ văn bản ủy quyền của Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ, đơn vị đề xuất báo cáo Bộ trưởng quyết định thành lập đoàn đàm phán.
7. Căn cứ Quyết định thành lập đoàn đàm phán và ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, đơn vị đề xuất phối hợp với Cục Đối ngoại và Công an các đơn vị, địa phương có liên quan tiến hành tổ chức đàm phán dự thảo điều ước quốc tế và báo cáo Bộ trưởng về nội dung và kết quả đàm phán. Trình tự, thủ tục tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài và đón, tiếp khách quốc tế; lễ tân đối ngoại phục vụ việc đàm phán được thực hiện theo quy định của Thông tư số 76/2020/TT-BCA ngày 02 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về các hoạt động đối ngoại Công an nhân dân.
Điều 9. Trình tự, thủ tục đề xuất ký điều ước quốc tế
1. Sau khi kết thúc đàm phán và các bên ký kết thống nhất toàn bộ nội dung điều ước quốc tế, đơn vị đề xuất xây dựng hồ sơ đề xuất ký điều ước quốc tế gửi xin ý kiến của cơ quan, tổ chức và Công an các đơn vị, địa phương có liên quan.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị tham gia ý kiến;
- Dự thảo Tờ trình đề xuất ký điều ước quốc tế theo quy định tại Điều 16 Luật Điều ước quốc tế năm 2016;
- Dự thảo kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế;
- Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế;
- Dự thảo Báo cáo đánh giá sự tương thích của điều ước quốc tế đề xuất ký với điều ước quốc tế trong cùng lĩnh vực mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Dự thảo Báo cáo đánh giá sự phù hợp giữa quy định của điều ước quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam;
- Văn bản điều ước quốc tế (tiếng Việt và tiếng nước ngoài; đã được các Trưởng đoàn đàm phán ký tắt).
2. Sau khi tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia quy định tại khoản 1 Điều này, đơn vị đề xuất chỉnh lý hồ sơ theo quy định tại các điều 19, 21 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, gửi xin ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.
3. Căn cứ ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, đơn vị đề xuất chỉnh lý và gửi 02 (hai) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 17 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016 về Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp để kiểm tra. Thời hạn kiểm tra là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
4. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến kiểm tra của Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, đơn vị đề xuất hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng đề xuất để Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc để Chính phủ quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
5. Sau khi Chủ tịch nước hoặc Chính phủ quyết định ký và ủy quyền ký điều ước quốc tế, đơn vị đề xuất tiến hành thủ tục đề nghị cấp giấy ủy quyền ký điều ước quốc tế theo quy định tại Điều 63 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016. Để chuẩn bị ký điều ước quốc tế, đơn vị đề xuất phối hợp với Cục Đối ngoại, các đơn vị của Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan tiến hành các công việc theo quy định tại Mục 4 Chương II của Luật Điều ước quốc tế năm 2016.
Điều 10. Trình tự, thủ tục đề xuất phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế
1. Căn cứ quy định tại Điều 28 hoặc Điều 37 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, đơn vị đề xuất xây dựng hồ sơ trình về việc phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước quốc tế và gửi xin ý kiến Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, cơ quan, tổ chức và Công an các đơn vị, địa phương có liên quan.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị tham gia ý kiến;
- Dự thảo Tờ trình theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016;
- Dự kiến kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế;
- Văn bản điều ước quốc tế (tiếng Việt và tiếng nước ngoài).
2. Sau khi tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia quy định tại khoản 1 Điều này, đơn vị đề xuất chỉnh lý hồ sơ theo quy định tại Điều 31 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và gửi 02 (hai) bộ hồ sơ về Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp để kiểm tra. Thời hạn kiểm tra là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến kiểm tra của Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, đơn vị đề xuất hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng trình Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc phê chuẩn điều ước quốc tế hoặc để Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn đối với điều ước quốc tế phải phê chuẩn; hoặc báo cáo Bộ trưởng trình Chính phủ phê duyệt đối với điều ước quốc tế phải phê duyệt.
Điều 11. Trình tự, thủ tục đề xuất gia nhập điều ước quốc tế
1. Căn cứ quy định tại Điều 7 của Thông tư này, đơn vị đề xuất xây dựng hồ sơ về việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên và gửi xin ý kiến của cơ quan, tổ chức và Công an các đơn vị, địa phương có liên quan.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị tham gia ý kiến;
- Dự thảo Tờ trình gồm các nội dung tương tự quy định tại Điều 16 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và nội dung đánh giá tác động chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế; sự tương thích của điều ước quốc tế đề xuất gia nhập với điều ước quốc tế trong cùng lĩnh vực mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; sự phù hợp giữa quy định của điều ước quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam;
- Dự kiến kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế;
- Văn bản điều ước quốc tế (tiếng Việt và tiếng nước ngoài);
- Danh sách các thành viên của điều ước quốc tế, văn bản sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế, bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu, tuyên bố của các bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế, thủ tục pháp lý cần thiết và các thông tin khác liên quan đến việc gia nhập điều ước quốc tế.
2. Sau khi tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia quy định tại khoản 1 Điều này, đơn vị đề xuất chỉnh lý hồ sơ, gửi xin ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.
3. Căn cứ ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, đơn vị đề xuất chỉnh lý hồ sơ theo quy định tại Điều 45 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và xin ý kiến chỉ đạo của các Thứ trưởng.
4. Sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của các Thứ trưởng, đơn vị đề xuất chỉnh lý và gửi 02 (hai) bộ hồ sơ về Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp để kiểm tra. Thời hạn kiểm tra là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
5. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến kiểm tra của Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, đơn vị đề xuất hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng trình Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định gia nhập hoặc trình để Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; hoặc báo cáo Bộ trưởng trình Chính phủ quyết định gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
Nội dung kiểm tra hồ sơ đề xuất đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt và gia nhập điều ước quốc tế bao gồm:
1. Việc tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và Thông tư này.
2. Kiểm tra, đối chiếu với yêu cầu hợp tác quốc tế trong bảo vệ an ninh, trật tự thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an theo quy định của pháp luật.
3. Các tài liệu cần có trong hồ sơ.
4. Nội dung và hình thức của các tài liệu trong hồ sơ.
Mục 2. ĐỀ XUẤT KÝ KẾT THỎA THUẬN QUỐC TẾ
Điều 13. Căn cứ đề xuất và lập kế hoạch ký kết thỏa thuận quốc tế
1. Công an các đơn vị, địa phương khi đề xuất Bộ trưởng về việc ký kết thỏa thuận quốc tế phải căn cứ vào kế hoạch ký kết thỏa thuận quốc tế của Bộ Công an; chỉ đạo của người, cơ quan có thẩm quyền hoặc yêu cầu hợp tác quốc tế về bảo vệ an ninh, trật tự.
2. Định kỳ hằng năm và năm năm một lần, căn cứ yêu cầu hợp tác quốc tế và theo quy định của pháp luật, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch ký kết thỏa thuận quốc tế của Bộ Công an, báo cáo Bộ trưởng duyệt, ký ban hành.
Điều 14. Trình tự, thủ tục đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ
1. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này, đơn vị đề xuất phối hợp với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Cục Đối ngoại, Công an các đơn vị, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế để trao đổi với bên ký kết nước ngoài về dự thảo thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ.
2. Sau khi các bên thống nhất nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, đơn vị đề xuất xây dựng hồ sơ ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ theo quy định tại Điều 27 của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020; gửi xin ý kiến của Bộ Ngoại giao, cơ quan, tổ chức và Công an các đơn vị, địa phương có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế. Căn cứ ý kiến tham gia, đơn vị đề xuất chỉnh lý hồ sơ theo quy định tại Điều 28 của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020 và gửi xin ý kiến chỉ đạo của các Thứ trưởng.
3. Sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của các Thứ trưởng, đơn vị đề xuất tiếp tục chỉnh lý và gửi 02 (hai) bộ hồ sơ về Cục Đối ngoại để kiểm tra, 02 (hai) bộ hồ sơ về Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp để thẩm định. Thời hạn kiểm tra, thẩm định là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị kiểm tra, thẩm định;
- Tài liệu theo quy định tại Điều 28 của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020;
- Ý kiến chỉ đạo của các Thứ trưởng;
- Các tài liệu khác (nếu có).
4. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến kiểm tra của Cục Đối ngoại, ý kiến thẩm định của Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, đơn vị đề xuất hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ; kiến nghị Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định đối với thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước theo quy định tại Chương II của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020.
5. Thực hiện quyết định bằng văn bản của Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thỏa thuận quốc tế, đơn vị đề xuất phối hợp với Cục Đối ngoại và các đơn vị có liên quan của Bộ Ngoại giao tổ chức việc ký kết thỏa thuận quốc tế và báo cáo theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 9, Điều 10, Điều 11 của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020.
Điều 15. Trình tự, thủ tục đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Công an
1. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này, đơn vị đề xuất phối hợp với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Cục Đối ngoại, Công an các đơn vị, địa phương và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế để trao đổi với bên ký kết nước ngoài về dự thảo thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Công an.
2. Sau khi các bên thống nhất nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, đơn vị đề xuất xây dựng hồ sơ ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Công an theo quy định tại Điều 27 của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020; gửi xin ý kiến của Bộ Ngoại giao, cơ quan, tổ chức và Công an các đơn vị, địa phương có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến không đồng ý việc ký kết thỏa thuận quốc tế thì đơn vị đề xuất tiến hành thủ tục theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020.
3. Căn cứ ý kiến tham gia, đơn vị đề xuất chỉnh lý hồ sơ theo quy định tại Điều 28 của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020 và gửi xin ý kiến chỉ đạo của các Thứ trưởng.
4. Sau khi nhận được ý kiến của các Thứ trưởng, đơn vị đề xuất tiếp tục chỉnh lý hồ sơ và gửi 02 (hai) bộ hồ sơ về Cục Đối ngoại để kiểm tra, 02 (hai) bộ hồ sơ về Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp để thẩm định. Thời hạn kiểm tra, thẩm định là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị kiểm tra, thẩm định;
- Tài liệu theo quy định tại Điều 28 của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020;
- Ý kiến chỉ đạo của các Thứ trưởng;
- Các tài liệu khác (nếu có).
5. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến kiểm tra của Cục Đối ngoại, ý kiến thẩm định của Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, đơn vị đề xuất hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế.
6. Thực hiện quyết định bằng văn bản của Bộ trưởng về việc ký kết thỏa thuận quốc tế, đơn vị đề xuất phối hợp với Cục Đối ngoại tổ chức việc ký kết thỏa thuận quốc tế và thực hiện thủ tục báo cáo theo quy định tại khoản 5 Điều 17 của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020.
1. Căn cứ vào khoản 1 Điều 13 của Thông tư này, đơn vị đề xuất phối hợp với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Cục Đối ngoại, Công an các đơn vị, địa phương và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế để trao đổi với bên ký kết nước ngoài về dự thảo thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an.
2. Sau khi các bên thống nhất nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, đơn vị đề xuất xây dựng hồ sơ ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị đó; gửi xin ý kiến của Công an các đơn vị, địa phương và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị tham gia ý kiến;
- Dự thảo văn bản đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế gồm các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020;
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế (tiếng Việt và tiếng nước ngoài).
3. Căn cứ ý kiến tham gia, đơn vị đề xuất chỉnh lý hồ sơ để xin ý kiến chỉ đạo của các Thứ trưởng.
4. Sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của các Thứ trưởng, đơn vị đề xuất tiếp tục chỉnh lý hồ sơ và gửi 02 (hai) bộ hồ sơ về Cục Đối ngoại để kiểm tra, 02 (hai) bộ hồ sơ về Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp để thẩm định.
Thời hạn kiểm tra, thẩm định là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị kiểm tra, thẩm định;
- Tài liệu theo quy định tại Điều 28 của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020;
- Ý kiến chỉ đạo của các Thứ trưởng;
- Các tài liệu khác (nếu có).
5. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến kiểm tra của Cục Đối ngoại, ý kiến thẩm định của Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, đơn vị đề xuất hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
6. Căn cứ quyết định của Bộ trưởng, đơn vị đề xuất phối hợp với Cục Đối ngoại tổ chức việc ký kết thỏa thuận quốc tế và báo cáo Bộ trưởng về kết quả ký kết thỏa thuận quốc tế.
1. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Cục Đối ngoại, Công an các đơn vị, địa phương và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế để trao đổi với bên ký kết nước ngoài về dự thảo thỏa thuận quốc tế nhân danh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Sau khi các bên thống nhất nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, đơn vị đề xuất xây dựng hồ sơ ký kết thỏa thuận quốc tế và gửi xin ý kiến của Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan chuyên môn về đối ngoại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị tham gia ý kiến;
- Dự thảo văn bản đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế gồm các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020;
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế (tiếng Việt và tiếng nước ngoài).
3. Căn cứ ý kiến của Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan chuyên môn về đối ngoại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, đơn vị đề xuất chỉnh lý hồ sơ xin ý kiến chỉ đạo của các Thứ trưởng.
4. Đơn vị đề xuất nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia để tiếp tục chỉnh lý hồ sơ, gửi 02 (hai) bộ hồ sơ về Cục Đối ngoại để kiểm tra, 02 (hai) bộ hồ sơ về Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp để thẩm định. Thời hạn thẩm định, kiểm tra là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị kiểm tra, thẩm định;
- Tài liệu theo quy định tại Điều 28 của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020;
- Các tài liệu khác (nếu có).
5. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến kiểm tra của Cục Đối ngoại, ý kiến thẩm định của Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Công an địa phương đề xuất hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế.
6. Căn cứ quyết định của Bộ trưởng, đơn vị đề xuất phối hợp với Cục Đối ngoại tổ chức việc ký kết thỏa thuận quốc tế và báo cáo Bộ trưởng về kết quả ký kết thỏa thuận quốc tế.
Điều 18. Nội dung thẩm định, kiểm tra hồ sơ ký kết thỏa thuận quốc tế
1. Nội dung thẩm định hồ sơ ký kết thỏa thuận quốc tế bao gồm:
a) Sự cần thiết, mục đích ký kết thỏa thuận quốc tế;
b) Căn cứ và cơ sở pháp lý;
c) Việc tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020 và Thông tư này;
d) Tính khả thi và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế;
đ) Đánh giá sự phù hợp của thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
e) Đánh giá tác động của thỏa thuận quốc tế về mặt chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh - trật tự, kinh tế - xã hội và các tác động khác.
2. Nội dung kiểm tra hồ sơ ký kết thỏa thuận quốc tế bao gồm:
a) Đối chiếu với chiến lược, kế hoạch về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh, trật tự của Đảng và Nhà nước, Bộ Công an và Công an các đơn vị, địa phương;
b) Tính thống nhất của văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt với văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng nước ngoài;
c) Tên gọi, hình thức, danh nghĩa ký kết, cấp ký kết, ngôn ngữ, hiệu lực, kỹ thuật văn bản thỏa thuận quốc tế.
1. Trong quá trình thực hiện điều ước quốc tế, nếu cần sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế, đơn vị đề xuất ký kết điều ước quốc tế phối hợp với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp báo cáo Bộ trưởng trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế theo quy định tại các điều 54, 73, 74 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016.
2. Đơn vị đề xuất ký kết điều ước quốc tế phối hợp với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp báo cáo Bộ trưởng để trình cơ quan, người có thẩm quyền về việc đề xuất chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần của điều ước quốc tế theo quy định tại Điều 55 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016.
1. Vào thời điểm ký, phê duyệt, phê chuẩn điều ước quốc tế, đơn vị đề xuất phối hợp với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp báo cáo Bộ trưởng trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc bảo lưu theo quy định tại Điều 47 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016.
2. Đơn vị đề xuất phối hợp với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp báo cáo Bộ trưởng trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc chấp thuận hoặc phản đối bảo lưu, rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu điều ước quốc tế theo quy định tại các điều 48, 49, 50, 51 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016.
1. Trong quá trình thực hiện thỏa thuận quốc tế, nếu cần sửa đổi, bổ sung, gia hạn, rút khỏi, chấm dứt hiệu lực hoặc tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế, đơn vị đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế phối hợp với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp và Cục Đối ngoại báo cáo Bộ trưởng quyết định hoặc trình Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn, rút khỏi, chấm dứt hiệu lực hoặc tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế. Đối với thỏa thuận quốc tế ký kết nhân danh đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Thủ trưởng đơn vị quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn, rút khỏi, chấm dứt hiệu lực hoặc tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Đơn vị đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế báo cáo Bộ trưởng quyết định hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định về việc chấm dứt hiệu lực hoặc tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế khi thấy việc thực hiện thỏa thuận quốc tế đó không đảm bảo một trong các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020.
3. Trình tự, thủ tục đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn, rút khỏi, chấm dứt hiệu lực hoặc tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ và Bộ Công an được thực hiện theo quy định tại các điều 33, 34 của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020.
4. Trình tự, thủ tục đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn, rút khỏi, chấm dứt hiệu lực hoặc tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tiến hành tương tự trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Thông tư này.
5. Công an các đơn vị, địa phương phải thông báo cho Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp và Cục Đối ngoại về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Điều 22. Áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế
1. Trình tự, thủ tục rút gọn áp dụng đối với việc ký kết điều ước quốc tế trong trường hợp đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Chỉ áp dụng đối với đàm phán, ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế;
b) Không thuộc các trường hợp theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 70 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016.
2. Trình tự, thủ tục rút gọn áp dụng đối với việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công an phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 35 của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020.
3. Trình tự, thủ tục rút gọn áp dụng đối với việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị thuộc cơ quan Bộ Cong an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được Bộ trưởng cho phép ký trong chuyến thăm của đoàn cấp cao Việt Nam, đoàn công tác cấp cao của Bộ Công an tại nước ngoài hoặc đoàn cấp cao nước ngoài, đoàn công tác đối tác nước ngoài tại Việt Nam;
b) Cần phải xử lý gấp do yêu cầu chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh - trật tự, cứu trợ khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc lý do cấp thiết khác.
1. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 22 của Thông tư này, đơn vị đề xuất ký kết điều ước quốc tế báo cáo Bộ trưởng về việc tiến hành đàm phán, ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại Chương VII của Luật Điều ước quốc tế năm 2016.
2. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 22 của Thông tư này, đơn vị đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công an báo cáo Bộ trưởng về việc tiến hành ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại Chương IV của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020.
1. Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 22 của Thông tư này, đơn vị đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi hồ sơ ký kết thỏa thuận quốc tế để xin ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng phụ trách, ý kiến của Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Cục Đối ngoại và cơ quan, đơn vị có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.
2. Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng phụ trách, ý kiến của Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Cục Đối ngoại và cơ quan, đơn vị có liên quan, đơn vị đề xuất hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
3. Hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn bao gồm:
a) Văn bản đề nghị tham gia ý kiến.
b) Dự thảo văn bản báo cáo Bộ trưởng gồm các nội dung sau đây:
- Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thỏa thuận quốc tế;
- Nội dung chính của thỏa thuận quốc tế;
- Đánh giá tác động của thỏa thuận quốc tế về chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác;
- Việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 của Thông tư này;
- Lý do đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn.
c) Tài liệu chứng minh được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Thông tư này.
d) Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
4. Hồ sơ báo cáo Bộ trưởng về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn bao gồm:
a) Văn bản báo cáo Bộ trưởng gồm các nội dung quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Tài liệu chứng minh được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Thông tư này;
c) Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo;
d) Bảng tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng phụ trách, ý kiến của Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Cục Đối ngoại và các cơ quan, đơn vị có liên quan;
đ) Ý kiến bằng văn bản của Thứ trưởng phụ trách, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Cục Đối ngoại và cơ quan, đơn vị có liên quan.
5. Việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo trình tự, thủ tục rút gọn được thực hiện tương tự như việc ký kết thỏa thuận quốc tế theo trình tự, thủ rút gọn.
Điều 25. Từ chối áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn
Trong trường hợp người hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định đàm phán, ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế từ chối áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn và gửi trả lại hồ sơ, đơn vị đề xuất phải thực hiện quy trình, thủ tục thông thường hoặc bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của người hoặc cơ quan có thẩm quyền đó.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ, THỎA THUẬN QUỐC TẾ TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
Điều 26. Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế
1. Đơn vị đề xuất ký kết điều ước quốc tế có trách nhiệm chủ trì đề xuất kế hoạch tổ chức thực hiện điều ước quốc tế báo cáo Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 76 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016. Trên cơ sở kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đơn vị đề xuất chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện điều ước quốc tế do trong Công an nhân dân, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
2. Công an các đơn vị, địa phương đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế đó.
3. Công an các đơn vị, địa phương, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đề xuất kế hoạch tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có liên quan đến công tác Công an do các Bộ, ban, ngành, cơ quan, tổ chức đề xuất ký kết.
Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện điều ước quốc tế trong Công an nhân dân.
2. Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện điều ước quốc tế trong Công an nhân dân.
3. Báo cáo Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế.
4. Thực hiện biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương trong trường hợp bên ký kết nước ngoài vi phạm điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
5. Lưu trữ (bản cứng và bản ghi điện tử) điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quy định pháp luật về lưu trữ.
6. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
7. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện điều ước quốc tế trong Công an nhân dân.
8. Hợp tác quốc tế trong thực hiện điều ước quốc tế.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Điều 28. Trách nhiệm của Cục Đối ngoại trong việc thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế
Cục Đối ngoại chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân.
2. Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân.
3. Tổ chức biên dịch điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và các tài liệu có liên quan đến việc tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại.
4. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân.
5. Hợp tác quốc tế trong thực hiện thỏa thuận quốc tế.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
1. Công an các đơn vị, địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có hiệu lực do được giao chủ trì đề xuất ký kết.
3. Phối hợp đề xuất, báo cáo Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị việc ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế.
4. Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an.
5. Phối hợp tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân.
6. Định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
1. Định kỳ hằng năm, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương tiến hành thống kê, rà soát, hệ thống hóa, lưu trữ (bản cứng và bản ghi điện tử), sao lục, xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu và đăng tải điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đã có hiệu lực (trừ điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc thống nhất với bên ký kết nước ngoài về việc không công khai hoặc có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 60 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016) lên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an.
2. Công an các đơn vị, địa phương đề xuất ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế chủ trì, phối hợp với Cục Đối ngoại tiến hành dịch điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế, các tài liệu phục vụ việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại.
Điều 31. Kinh phí bảo đảm công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế
1. Kinh phí ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân được bảo đảm từ ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động thường xuyên hằng năm của Công an các đơn vị, địa phương và các nguồn tài trợ khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân thực hiện theo quy định pháp luật.
3. Cục Kế hoạch và tài chính chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân theo quy định.
1. Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương tham gia ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế do các Bộ, ban, ngành, cơ quan, tổ chức đề xuất và báo cáo Bộ trưởng về kết quả tham gia.
2. Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm phối hợp với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp tham gia ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế do các Bộ, ban, ngành, cơ quan, tổ chức đề xuất.
1. Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương đánh giá tác động về an ninh, trật tự trong quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Nghị định số 35/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
2. Việc đánh giá tác động về an ninh, trật tự trong quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế bao gồm các nội dung sau:
a) Sự phù hợp với chiến lược, chính sách, kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh, trật tự của Đảng, Nhà nước và quy định của Bộ Công an;
b) Ảnh hưởng của việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự khi ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; các nguy cơ đe dọa an ninh, trật tự khi ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;
c) Các vấn đề khác có liên quan đến an ninh, trật tự.
3. Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp để thực hiện nhiệm vụ đánh giá tác động về an ninh, trật tự trong quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung đó.
2. Thông tư số 63/2012/TT-BCA ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về việc đề xuất ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế; đề xuất ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân (Thông tư số 63/2012/TT-BCA) hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
1. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo, phản ánh về Bộ Công an (qua Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp) để có hướng dẫn kịp thời.
1. Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân chưa được ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng đã được tiến hành theo trình tự, thủ tục ký kết quy định tại Thông tư số 63/2012/TT-BCA thì được tổ chức việc ký kết theo quy định tại Thông tư số 63/2012/TT-BCA mà không phải tiến hành lại theo trình tự, thủ tục ký kết quy định tại Thông tư này.
2. Đối với thỏa thuận quốc tế đã được ký kết theo quy định của Thông tư số 63/2012/TT-BCA, Công an các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện và tiến hành sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này.
3. Đối với các văn kiện hợp tác quốc tế đã được ký kết dưới danh nghĩa Công an các đơn vị, địa phương không được coi là thỏa thuận quốc tế theo quy định của Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế số 33/2007/PL-UBTVQH11 và Thông tư số 63/2012/TT-BCA thì trong thời gian 03 (ba) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, đơn vị thực hiện hoạt động hợp tác nêu trong văn kiện phối hợp với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp và Cục Đối ngoại trao đổi, thống nhất với phía đối tác nước ngoài về việc ký kết thỏa thuận quốc tế để thay thế văn kiện đó.
4. Đối với các điều ước quốc tế đã được ký kết dưới danh nghĩa cấp Bộ theo quy định của Pháp lệnh Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1989 và Pháp lệnh Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998, trong thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, đơn vị đề xuất phối hợp với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp và Cục Đối ngoại trao đổi, thống nhất với phía đối tác nước ngoài tiến hành ký kết lại văn kiện đó dưới hình thức điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ hoặc thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Công an hoặc đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương./.
|
BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF PUBLIC SECURITY |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 54/2021/TT-BCA |
Hanoi, May 15, 2021 |
Pursuant to the Law on Treaties dated April 09, 2016;
Pursuant to the Law on International Agreements dated November 13, 2020;
Pursuant to the Government’s Decree No. 01/2018/ND-CP dated August 06, 2018 defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Public Security;
At the request of the Director General of the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform;
The Minister of Public Security hereby promulgates a Circular providing for treaty-related work and international agreement-related work in the People's Public Security Force.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Circular provides for principles, power and procedures for conclusion, reservation, amendment, extension, termination, denunciation, withdrawal from, suspension of the operation and organization of implementation of treaties; principles, power and procedures for conclusion, amendment, extension, termination, withdrawal from, suspension of the operation and organization of implementation of international agreements, and other activities related to treaty-related work and international agreement-related work in the People's Public Security Force.
This Circular applies to units affiliated to the Ministry of Public Security and Public Security Departments of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “police authorities of units and administrative divisions”); officials and soldiers of the People's Public Security Force, and organizations and individuals related to treaty-related work and international agreement-related work.
For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:
1. “treaty-related work” in the People's Public Security Force refers to activities in relation to conclusion, reservation, amendment, extension, termination, denunciation, withdrawal from, suspension of the operation and organization of implementation of treaties under the state management of the Ministry of Public Security.
2. “international agreement-related work” in the People's Public Security Force refers to activities in relation to conclusion, amendment, extension, termination, withdrawal from, suspension of operation and organization of implementation of international agreements under the state management of the Ministry of Public Security.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The principles set out in Article 3 of the Law on Treaties 2016 and Article 3 of the Law on International Agreements 2020.
3. A legal basis is formed for international cooperation in protection of national security, maintenance of social order and safety and prevention and fight against crimes.
4. The procedures and power for proposing conclusion and implementation of treaties under regulations of the Law on Treaties 2016; proposing conclusion and implementation of international agreements under regulations of the Law on International Agreements 2020 and regulations of this Circular are complied with.
5. The conclusion and implementation of treaties and international agreements are based on the capacity and resources of the Ministry of Public Security and police authorities of units and administrative divisions in order to ensure feasibility and efficiency.
1. The management of treaty-related work and international agreement-related work in the People's Public Security Force shall focus on:
a) Promulgating legislative documents on treaties and international agreements under the state management of the Ministry of Public Security;
b) Formulating long-term and annual plans for conclusion and implementation of treaties and international agreements of the Ministry of Public Security;
c) Reporting the conclusion and implementation of treaties and international agreements of the Ministry of Public Security;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
dd) Examining and appraising proposals for conclusion of treaties submitted by police authorities of units and administrative divisions; examining and appraising proposals for conclusion of international agreements submitted by police authorities of units and administrative divisions;
e) Commenting on drafts of treaties and international agreements, plans to organize implementation of treaties and international agreements proposed by ministries, agencies and organizations;
g) Assessing impacts on security and order during the conclusion and implementation of treaties and international agreements as prescribed;
h) Promulgating within power or requesting competent persons to promulgate plans to organize implementation of treaties and international agreements in the People's Public Security Force;
i) Organizing production of statistics on, review, systematization, keeping custody, making of certified copies, translation, building of database system and publication of treaties and international agreements in the People's Public Security Force on the web portal of the Ministry of Public Security;
k) Organizing communication and dissemination of and training in treaties, international agreements and laws on treaties and international agreements under the state management of the Ministry of Public Security;
l) Preliminary review and review of the conclusion and implementation of treaties and international agreements under the state management of the Ministry of Public Security;
m) Developing international cooperation in related work and international agreement-related work in the People's Public Security Force.
2. The Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform shall assist the Minister in unifying management of treaty-related work and international agreement-related work in the People's Public Security Force.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PROPOSING CONCLUSION OF TREATIES AND INTERNATIONAL AGREEMENTS
Section 1. PROPOSING CONCLUSION OF A TREATY
Article 6. Bases for proposing and formulating plan for conclusion of a treaty
1. Upon proposing the conclusion of a treaty to the Minister, a police authority of a unit or administrative division shall rely on the plan to propose conclusion of the treaty of the Ministry of Public Security; directions given by competent persons or competent authorities or requirements for international cooperation in security and order protection.
2. Every year and every five years, according to the requirements for international cooperation and regulations of law, the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform shall preside over and cooperate with police authorities of units and administrative divisions in formulating plans for conclusion of treaties of the Ministry of Public Security, and shall report them to the Minister for approval and promulgation.
Article 7. Studying the capacity to conclude the treaty
1. According to the regulations laid down in Clause 1 Article 6 hereof, before proposing the conclusion of the treaty to the Minister, the police authority of the unit or administrative division shall study:
a) Vietnam’s practical demand for international cooperation;
b) Regulations of Vietnamese laws and treaties in the same sector to which Vietnam is a signatory; regulations of national laws and relevant international law;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Forecasted impacts on politics, foreign affairs, national defense, security - order and economy - society and other impacts on Vietnam;
dd) Capacity and resources of Vietnam upon conclusion and implementation of the treaty.
2. In the case of signing a treaty that involves any complicated content regarding politics, foreign affairs, national defense, security - order or economy - society, the proposing unit shall report it to the Minister in order for the Minister to request a competent authority to formulate a scheme or report on study of capacity to conclude the treaty. According to the study result of the scheme or report, the proposing unit shall report it to the Minister in order for the Minister to request the competent authority to seek its directions for conclusion of the treaty before implementing the conclusion procedures under the Law on Treaties 2016.
Article 8. Procedures for proposing negotiation of the treaty
1. According to the study result specified in Clause 1 Article 7 hereof or approved by the competent authority as prescribed in Clause 2 Article 7 hereof, the proposing unit shall comply with the regulations set out in Articles 8 through 12 of the Law on Treaties 2016.
2. The proposing unit shall formulate a proposal for negotiation of the treaty and submit it to the Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Justice, relevant ministries, agencies, organizations and police authorities of units and administrative divisions to seek their opinions.
The proposal includes:
- An enquiry;
- A draft document containing the contents specified in Point a Clause 1 Article 11 of the Law on Treaties 2016;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- A draft treaty of the foreign side (Vietnamese translation accompanied by its original version in foreign language) and draft of the negotiation plan, if the treaty is concluded on the basis of the foreign side’s draft treaty;
- Other relevant documents.
3. Based on the opinions given by ministries, agencies, organizations and police authorities of units and administrative divisions, the proposing unit shall revise the proposal and seek directions from Deputy Ministers.
4. Based on the directions of the Deputy Ministers and opinions of ministries, agencies, organizations and police authorities of units and administrative divisions, the proposing unit shall complete the proposal and submit 02 (two) sets of proposal to the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform for examination purpose. The time limit for examination is 15 (fifteen) working days from the receipt of sufficient sets of proposal.
The proposal includes:
- A written request for examination;
- The documents mentioned in Clause 2 of this Article;
- A consolidated table of responses to directions of the Deputy Ministers and opinions of ministries, agencies, organizations and police authorities of units and administrative divisions and copies of instructional documents and written opinions.
5. Within 05 (five) working days from the receipt of the examination opinions of the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform, the proposing unit shall complete the proposal as prescribed in Article 11 of the Law on Treaties 2016, report it to the Minister in order for the Minister to submit it to the Government for consideration of the State President on the negotiation of the treaty in the name of the State and submit it to the Prime Minister for his consideration on the negotiation of the treaty in the name of the Government.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7. According to the negotiation delegation establishment decision and directions given the Minister, the proposing unit shall cooperate with the Department of Foreign Relations and police authorities of units and administrative divisions in conducting a negotiation of the draft treaty and report the contents and results of the negotiation to the Minister. Procedures for organizing overseas missions and welcoming of international guests; foreign protocol serving the negotiation shall comply with the Circular No. 76/2020/TT-BCA dated July 02, 2020 of the Minister of Public Security.
Article 9. Procedures for proposing conclusion of the treaty
1. After the negotiation is concluded and the parties agree upon all contents of the treaty, the proposing unit shall prepare a proposal for conclusion of the treaty and submit it to relevant agencies, organizations and police authorities of units and administrative divisions to seek their opinions.
The proposal includes:
- An enquiry;
- A draft document which is prepared as specified in Article 16 of the Law on Treaties 2016;
- A draft plan for implementation of the treaty;
- A draft report on assessment of impacts of the treaty on politics, national defense, security and economy - society, and other impacts;
- A draft report on assessment of compatibility of the treaty proposed for conclusion with the treaty made in the same sector to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- The text of the treaty (in Vietnamese language and foreign language; initialed by the chiefs of the negotiation delegations).
2. After responding to the opinions specified in Clause 1 of this Article, the proposing unit shall revise the proposal as prescribed in Articles 19 and 21 of the Law on Treaties 2016, submit it to the Ministry of Foreign Affairs to seek its examination opinions and to the Ministry of Justice to seek its appraisal opinions.
3. Based on the examination opinions of the Ministry of Foreign Affairs and appraisal opinions of the Ministry of Justice, the proposing unit shall revise the proposal and submit 02 (two) sets of proposal as prescribed in Article 17 of the Law on Treaties 2016 to the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform for examination purpose. The time limit for examination is 15 (fifteen) working days from the receipt of sufficient sets of proposal.
4. Within 05 (five) working days from the receipt of the examination opinions of the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform, the proposing unit shall complete the proposal and report it to the Minister in order for the Minister to submit it to the Government for the State President’s decision on the conclusion of the treaty in the name of the State or submit it to the Government for its decision on the conclusion of the treaty in the name of the Government.
5. After the State President or the Prime Minister decides on the conclusion and authorization for conclusion of the treaty, the proposing unit shall follow the procedures for applying for the full powers as prescribed in Article 63 of the Law on Treaties 2016. To prepare for conclusion of the treaty, the proposing shall cooperate with the Department of Foreign Relations, units of the Ministry of Foreign Affairs and relevant agencies in performing the tasks specified in Section 4 Chapter II of the Law on Treaties 2016.
Article 10. Procedures for proposing ratification and approval of the treaty
1. According to the regulations laid down in Article 28 or Article 37 of the Law on Treaties 2016, the proposing unit shall prepare a proposal for ratification or approval of the treaty and submit it to the Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Justice, agencies, organizations and police authorities of units and administrative divisions to seek their opinions.
The proposal includes:
- An enquiry;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- An expected plan for implementation of the treaty;
- The text of the treaty of Vietnam (in Vietnamese language and foreign language).
2. After responding to the opinions specified in Clause 1 of this Article, the proposing unit shall revise the proposal as prescribed in Article 31 of the Law on Treaties 2016 and submit 02 (two) sets of proposals to the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform for examination purpose. The time limit for examination is 15 (fifteen) working days from the receipt of sufficient sets of proposal.
3. Within 05 (five) working days from the receipt of the examination opinions of the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform, the proposing unit shall complete the proposal and report it to the Minister in order for the Minister to submit it to the Government for the State President’s decision on the ratification of the treaty or submit it to the State President for the National Assembly’s ratification of the treaty subject to ratification; or report it to the Minister in order for the Minister to submit it to the Government for its approval of the treaty subject to approval.
Article 11. Procedures for proposing accession to the treaty
1. According to the regulations laid down in Article 7 hereof, the proposing unit shall prepare a proposal for accession to the multilateral treaty and submit it to relevant agencies, organizations and police authorities of units and administrative divisions to seek their opinions.
The proposal includes:
- An enquiry;
- A draft document which specifies the contents specified in Article 16 of the Law on Treaties 2016 and contents of assessment of impacts of the treaty politics, foreign affairs, national defense, security - order and economy - society, and other impacts; compatibility of the treaty proposed for accession with the treaty made in the same sector to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory; conformity of provisions of the treaty with those of Vietnamese laws;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- The text of the treaty (in Vietnamese language and foreign language);
- A list of signatories to the treaty, instruments on amendments to the treaty, reservations, acceptance of or objection to reservations and declarations made by the foreign signatories with respect to the treaty, legal procedures required for, and other necessary information relating to, the accession to the treaty.
2. After responding to the opinions specified in Clause 1 of this Article, the proposing unit shall revise the proposal and submit it to the Ministry of Foreign Affairs to seek its examination opinions and to the Ministry of Justice to seek its appraisal opinions.
3. Based on the examination opinions of the Ministry of Foreign Affairs and appraisal opinions of the Ministry of Justice, the proposing unit shall revise the proposal as prescribed in the Law on Treaties 2016 and seek directions from the Deputy Ministers.
4. After receiving the directions from the Deputy Ministers, the proposing unit shall revise the proposal and submit 02 (two) sets of proposal to the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform for examination purpose. The time limit for examination is 15 (fifteen) working days from the receipt of sufficient sets of proposal.
5. Within 05 (five) working days from the receipt of the examination opinions of the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform, the proposing unit shall complete the proposal and report it to the Minister in order for the Minister to submit it to the Government for the State President’s decision on the accession or to the National Assembly for its decision on the accession to the treaty in the name of the State; or submit it to the Government for its decision on the conclusion of the treaty in the name of the Government.
An examination of the proposal for negotiation, conclusion, ratification or approval of or accession to the treaty shall focus on:
1. Compliance with the principles and procedures prescribed by the Law on Treaties 2016 and this Circular.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. The documents required in the proposal.
4. Contents and forms of the documents in the proposal.
Section 2. PROPOSING CONCLUSION OF INTERNATIONAL AGREEMENTS
Article 13. Bases for proposing and formulating plan for conclusion of an international agreement
1. Upon proposing the conclusion of an international agreement to the Minister, a police authority of a unit or administrative division shall rely on the plan to propose conclusion of the international agreement of the Ministry of Public Security; directions given by competent persons or competent authorities or requirements for international cooperation in security and order protection.
2. Every year and every five years, according to the requirements for international cooperation and regulations of law, the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform shall preside over and cooperate with police authorities of units and administrative divisions in formulating plans for conclusion of international agreements of the Ministry of Public Security, and shall report them to the Minister for approval and promulgation.
1. Pursuant to Clause 1 Article 13 of this Circular, the proposing unit shall cooperate with the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform, Department of Foreign Relations, police authorities of units and administrative divisions and agencies and organizations directly related to the international agreement in discussing with the foreign contracting party about the draft of the international agreement in the name of the State or the Government.
2. After the parties agree upon contents of the draft of the international agreement, the proposing unit shall prepare a dossier requesting opinions on the proposal for conclusion of the international agreement in the name of the State or the Government as prescribed in Article 27 of the Law on International Agreements 2020; and submit it to the Ministry of Foreign Affairs, agencies, organizations and police authorities of units and administrative divisions directly related to the international agreement to seek their opinions. Based on the opinions, the proposing unit shall revise the proposal as prescribed in Article 28 of Law on International Agreements 2020 and submit it to the Deputy Ministers to seek their directions.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The proposal includes:
- A written request for examination/appraisal;
- The document specified in Article 28 of the Law on International Agreements 2020;
- Directions of the Deputy Ministers;
- Other documents (if any).
4. Within 05 (five) working days from the receipt of the examination opinions of the Department of Foreign Relations and appraisal opinions of the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform, the proposing unit shall complete the proposal and report it to the Minister in order for the Minister to submit it to the Prime Minister for his decision on the international agreement in the name of the Government; or submit it to the Government for the State President’s decision on the international agreement in the name of the State as prescribed in Chapter II of the Law on International Agreements 2020.
5. With a view to implementation of the State President’s or Prime Minister’s written decision on conclusion of the international agreement, the proposing unit shall cooperate with the Department of Foreign Relations and relevant units of the Ministry of Foreign Affairs in organizing the conclusion of the international agreement and submitting a report thereon as prescribed in Clauses 4 and 5 Article 9, Article 10 and Article 11 of the Law on International Agreements 2020.
1. Pursuant to Clause 1 Article 13 of this Circular, the proposing unit shall cooperate with the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform, Department of Foreign Relations, police authorities of units and administrative divisions and agencies and organizations directly related to the international agreement in discussing with the foreign contracting party about the draft of the international agreement in the name of the Ministry of Public Security.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Based on the opinions, the proposing unit shall revise the proposal as prescribed in Article 28 of Law on International Agreements 2020 and submit it to the Deputy Ministers to seek their directions.
4. After receiving the directions from the Deputy Ministers, the proposing unit shall keep revising the proposal and submit 02 (two) sets of proposal to the Department of Foreign Relations for examination purpose and 02 (two) sets of proposal to the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform for appraisal purpose. The time limit for examination/appraisal is 15 (fifteen) working days from the receipt of sufficient sets of proposal.
The proposal includes:
- A written request for examination/appraisal;
- The document specified in Article 28 of the Law on International Agreements 2020;
- Directions of the Deputy Ministers;
- Other documents (if any).
5. Within 05 (five) working days from the receipt of the examination opinions of the Department of Foreign Relations and appraisal opinions of the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform, the proposing unit shall complete the proposal and report it to the Minister for his decision on the conclusion of the international agreement.
6. With a view to implementation of the Minister’s written decision on conclusion of the international agreement, the proposing unit shall cooperate with the Department of Foreign Relations in organizing the conclusion of the international agreement and submit a report thereon as prescribed in Clause 5 Article 917 of the Law on International Agreements 2020.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Pursuant to Clause 1 Article 13 of this Circular, the proposing unit shall cooperate with the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform, Department of Foreign Relations, police authorities of units and administrative divisions and agencies and organizations directly related to the international agreement in discussing with the foreign contracting party about the draft of the international agreement in the name of a unit affiliated to the Ministry of Public Security.
2. After the parties agree upon contents of the draft of the international agreement, the proposing unit shall prepare a dossier requesting opinions on the proposal for conclusion of the international agreement in the name of such unit; and submit it to the police authorities of units and administrative divisions directly related to the international agreement to seek their opinions.
The dossier includes:
- An enquiry;
- A draft of the proposal for conclusion of the international agreement which specifies the contents mentioned in Clause 1 Article 27 of the Law on International Agreements 2020;
- A draft of the international agreement (in Vietnamese language and foreign language).
3. Based on the opinions, the proposing unit shall revise the proposal to seek directions from the Deputy Ministers.
4. After receiving the directions from the Deputy Ministers, the proposing unit shall keep revising the proposal and submit 02 (two) sets of proposal to the Department of Foreign Relations for examination purpose and 02 (two) sets of proposal to the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform for appraisal purpose.
The time limit for examination/appraisal is 15 (fifteen) working days from the receipt of sufficient sets of proposal.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- A written request for examination/appraisal;
- The document specified in Article 28 of the Law on International Agreements 2020;
- Directions of the Deputy Ministers;
- Other documents (if any).
5. Within 05 (five) working days from the receipt of the examination opinions of the Department of Foreign Relations and appraisal opinions of the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform, the proposing unit shall complete the proposal and report it to the Minister for his decision on the conclusion of the international agreement.
6. Based on the Minister’s decision, the proposing unit shall cooperate with the Department of Foreign Relations in organizing the conclusion of the international agreement and submit a report thereon to the Minister.
1. Pursuant to Clause 1 Article 13 of this Circular, the Department of Public Security of a province or central-affiliated city (hereinafter referred to as “provincial Public Security Department”) shall cooperate with the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform, Department of Foreign Relations, police authorities of units and administrative divisions and agencies and organizations directly related to the international agreement in discussing with the foreign contracting party about the draft of the international agreement in the name of the provincial Public Security Department.
2. After the parties agree upon contents of the draft of the international agreement, the proposing unit shall prepare a dossier requesting opinions on the proposal for conclusion of the international agreement and submit it to the police authorities of units and administrative divisions, foreign relations agency of the provincial People’s Committee and agencies and organizations directly related to the international agreement to seek their opinions.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- An enquiry;
- A draft of the proposal for conclusion of the international agreement which specifies the contents mentioned in Clause 1 Article 27 of the Law on International Agreements 2020;
- A draft of the international agreement (in Vietnamese language and foreign language).
3. Based on the opinions given by the police authorities of units and administrative divisions, foreign relations agency of the provincial People’s Committee and agencies and organizations, the proposing unit shall revise the proposal and seek directions from Deputy Ministers.
4. The proposing unit shall consider and respond to the directions from the Deputy Ministers so as to keep revising the proposal and submit 02 (two) sets of proposal to the Department of Foreign Relations for examination purpose and 02 (two) sets of proposal to the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform for appraisal purpose. The time limit for examination/appraisal is 15 (fifteen) working days from the receipt of sufficient sets of proposal.
The proposal includes:
- A written request for examination/appraisal;
- The document specified in Article 28 of the Law on International Agreements 2020;
- Other documents (if any).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6. Based on the Minister’s decision, the proposing unit shall cooperate with the Department of Foreign Relations in organizing the conclusion of the international agreement and submit a report thereon to the Minister.
1. An appraisal of proposal for conclusion of international agreement shall focus on:
a) Necessity and purposes of concluding the international agreement;
b) Legal bases;
c) Compliance with the principles and procedures prescribed by the Law on International Agreements 2020 and this Circular;
d) Feasibility and efficiency of the international agreement;
dd) Assessment of the conformity of the international agreement with Vietnamese laws and treaties to which Vietnam is a signatory;
e) Assessment of impacts of the international agreement on politics, foreign affairs, national defense, security - order and economy - society and other impacts.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Comparison of the international agreement with the strategy and plan for international cooperation in the security and order sector of the Communist Party, State, Ministry of Public Security and police authorities of units and administrative divisions;
b) Consistency of the international agreement made in Vietnamese language with that made in the foreign language;
c) Name, form, in the name of, level of concluding agency, language, entry into force and technique of the international agreement.
1. If during the implementation of a treaty the amendment or extension thereof is needed, the unit proposing the conclusion of the treaty shall cooperate with the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform in reporting a proposal to the Minister so as for the Minister to submit it to a competent person or competent authority for their decision on amendment or extension of the treaty as prescribed in Articles 54, 73 and 74 of the Law on Treaties 2016.
2. The unit proposing the conclusion of the treaty shall cooperate with the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform in reporting a proposal to the Minister so as for the Minister to submit it to a competent person or competent authority for their decision on termination, denunciation, withdrawal from, total or partial suspension of the operation of a treaty as prescribed in Article 55 of the Law on Treaties 2016.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The proposing unit shall cooperate with the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform in reporting a proposal to the Minister so as for the Minister to submit it to a competent person or competent authority for their decision on the acceptance of or objection to reservations, withdrawal of reservations or of objections to reservations of the treaty as prescribed in Articles 48 through 51 of the Law on Treaties 2016.
1. If during the implementation of an international agreement the amendment, extension, withdrawal from, termination or suspension of the operation thereof is needed, the unit proposing the conclusion of the international agreement shall cooperate with the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform and Department of Foreign Relations in reporting a proposal to the Minister for his decision or so as for the Minister to submit it to the State President or the Prime Minister for his decision on the amendment, extension, withdrawal from, termination or suspension of the operation of the international agreement. For an international agreement in the name of a unit affiliated to the Ministry of Public Security or provincial Police Security Department, the head of the unit shall decide on the amendment, extension, withdrawal from, termination or suspension of the operation of the international agreement.
2. The unit proposing the conclusion of the international agreement shall report a proposal to the Minister for his decision or so as for the Minister to submit it to a competent authority or competent person for their decision on the termination or suspension of the operation of the international agreement if it is found that the implementation of such international agreement fails to comply with any of the principles set forth in Article 3 of the Law on International Agreements 2020.
3. The procedures for proposing amendment, extension, withdrawal from, termination and suspension of the operation of international agreements in the name of the State, the Government or the Ministry of Public Security shall comply with Articles 33 and 34 of the Law on International Agreements 2020.
4. The procedures for proposing amendment, extension, withdrawal from, termination and suspension of the operation of international agreements in the name of units affiliated to the Ministry of Public Security Ministry of Public Security or provincial Police Security Departments shall be implemented in the same manner as those for conclusion of international agreements specified in this Circular.
5. Every police authority of unit or administrative division shall notify the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform and Department of Foreign Relations of the termination, withdrawal from or suspension of the operation of an international agreement within 15 (fifteen) working days from the date of termination, withdrawal from or suspension of the operation of the international agreement.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Reduced procedures for conclusion of treaties will apply if the following conditions are met:
a) The reduced procedures only apply to negotiation, conclusion, amendment and extension of the treaties;
b) In the cases other than those specified in Clauses 2 and 3 Article 70 of the Law on Treaties 2016.
2. Reduced procedures for conclusion of international agreements in the name of the State, the Government or the Ministry of Public Security will apply if the conditions mentioned in Article 35 of the Law on International Agreements 2020 are met.
3. Reduced procedures for conclusion of international agreements in the name of units affiliated to the Ministry of Public Security or provincial Public Security Departments will apply if the following conditions are met:
a) Obtaining the permission of the Minister for conclusion during a visit of a high-level Vietnamese delegation to an overseas country, high-level delegation of the Ministry of Public Security to an overseas country, a foreign high-level delegation or a foreign partner delegation in Vietnam;
b) In urgent cases due to requirements concerning politics, foreign affairs, national defense, security - order, emergency relief, disaster or epidemic recovery or other urgent cases.
1. According to the regulations laid down in Clause 1 Article 22 hereof, units proposing the conclusion of treaties shall report to the Minister the negotiation, conclusion, amendment and extension carried out under reduced procedures as prescribed in Chapter VII of the Law on Treaties 2016.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Pursuant to Clause 3 Article 22 of this Circular, a unit proposing the conclusion of an international agreement in the name of a unit affiliated to the Ministry of Public Security or provincial Public Security Department shall submit a dossier requesting opinions on the proposal for conclusion of international agreement to seek directions of the Deputy Minister in charge and opinions of the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform, Department of Foreign Relations, agencies and units directly related to such international agreement.
2. Based on the directions and opinions, the proposing unit shall complete the proposal as prescribed in Clause 4 of this Article and report it to the Minister for consideration and decision.
3. A dossier requesting opinions on the proposal for conclusion of international agreement under reduced procedures includes:
a) An enquiry;
b) A draft report submitted to the Minister, containing the following:
- Requirements for and purposes of concluding the international agreement;
- Main contents of the international agreement;
- Assessment of impacts of the international agreement on politics, national defense, security and economy - society and other impacts;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Reason for application of the reduced procedures.
c) Documentary evidence for satisfying the conditions for application of the reduced procedures specified in Clause 3 Article 22 hereof.
d) A draft of the international agreement in Vietnamese language and foreign language. In case the international agreement only contains a document in foreign language, Vietnamese translation is required.
4. A proposal for conclusion of international agreement under reduced procedures includes:
a) A report submitted to the Minister containing the contents mentioned in Point b Clause 3 of this Article;
b) Documentary evidence for satisfying the conditions for application of the reduced procedures specified in Clause 3 Article 22 hereof;
c) A draft of the international agreement in Vietnamese language and foreign language. In case the international agreement only contains a document in foreign language, Vietnamese translation is required;
d) A consolidated table of responses to directions of the Deputy Minister in charge and opinions of the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform, Department of Foreign Relations, agencies and units concerned.
dd) Written opinions of the Deputy Minister in charge, Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform, Department of Foreign Relations, agencies and units concerned.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 25. Refusal to apply reduced procedures
If the person or authority competent in deciding to negotiate, conclude, amend and extend a treaty or international agreement refuses to apply the reduced procedures and return the submitted dossier, the proposing unit shall implement the general procedures or improve its submitted dossier at the request of such person or authority.
Article 26. Plans for implementation of treaties and international agreements
1. Units proposing conclusion of treaties shall preside over proposing plans to organize implementation of treaties and report them to the Minister so as for the Minister to submit them to the Prime Minister for consideration and decision as prescribed in Article 76 of the Law on Treaties 2016. Based on the plans approved by the Prime Minister, the proposing units shall preside over formulating plans to organize implementation of treaties in the People’s Public Security Force and reporting them to the Minister for consideration and decision.
2. Police authorities of units and administrative divisions proposing conclusion of international agreements shall preside over formulating plans to organize implementation of such international agreements.
3. Police authorities of units and administrative divisions shall, within their jurisdiction, propose plans to organize implementation of treaties and international agreements relating to public security-related work whose conclusion is proposed by ministries, agencies and organizations.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Formulate plans to organize implementation of treaties in the People's Public Security Force.
2. Organize, provide guidance on, supervise and expedite the implementation of treaties in the People's Public Security Force.
3. Request the Minister to promulgate within his power or competent authorities to consider and decide on the promulgation, amendment and annulment of legislative documents with a view to implementation of treaties.
4. Take necessary measures to protect rights and interests of the State, the Government of the Socialist Republic of Vietnam, Ministry of Public Security and police authorities of units and administrative divisions in the event that foreign contracting parties committing breaches of treaties and international agreements.
5. Keep (physical and electronic) custody of treaties and international agreements in accordance with regulations of law on archiving.
6. Organize communication and dissemination of and training in treaties and international agreements.
7. Organize preliminary review and review of implementation of treaties in the People's Public Security Force.
8. Develop international cooperation in implementation of treaties.
9. Perform other tasks as assigned by the Minister.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The Department of Foreign Relations shall preside over and cooperate with police authorities of units and administrative divisions in performing the following tasks:
1. Formulate plans to organize implementation of treaties in the People's Public Security Force.
2. Organize, provide guidance on, supervise and expedite the implementation of international agreements in the People's Public Security Force.
3. Organize translation of treaties, international agreements and documents relating to implementation of treaties and international agreements from Vietnamese into foreign languages and vice versa.
4. Organize preliminary review and review of implementation of international agreements in the People's Public Security Force.
5. Develop international cooperation in implementation of international agreements.
6. Perform other tasks as assigned by the Minister.
1. Organize implementation of treaties and international agreements within their jurisdiction.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Cooperate in proposing or requesting the Minister to promulgate within his power or recommend the promulgation, amendment and annulment of legislative documents with a view to implementation of treaties.
4. Cooperate in organizing communication and dissemination of and training in treaties and international agreements in the fields under the state management of the Ministry of Public Security.
5. Organize preliminary review and review of implementation of treaties and international agreements in the People's Public Security Force.
6. Submit annual or ad hoc reports on implementation of treaties and international agreements to the Minister.
1. On an annual basis, the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform shall preside over and cooperate with police authorities of units and administrative divisions in producing statistics on, reviewing, systematizing, keeping (physical and electronic) custody, making certified copies, building database system and publicizing treaties and international agreements already in force (except for those which contain contents classified as state secrets in accordance with laws or which are not publicized as agreed upon with the foreign contracting party or not publicized under the decision issued by the competent authority as prescribed in Article 60 of the Law on Treaties 2016) on the web portal of the Ministry of Public Security.
2. Police authorities of units and administrative divisions proposing conclusion of treaties and international agreements shall preside over and cooperate with the Department of Foreign Relations in translating treaties, international agreements and documents serving the conclusion and implementation of treaties and international agreements from Vietnamese into foreign languages and vice versa.
Article 31. Funding for treaty-related work and international agreement-related work
1. Funding for conclusion and implementation of treaties and international agreements in the People's Public Security Force shall be covered by the state budget for regular activities of police authorities of units and administrative divisions and other sponsorships as prescribed by law.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. The Department of Planning and Finance shall preside over and cooperate with police authorities of units and administrative divisions concerned in inspecting and providing guidelines for management, use and settlement of funding for treaty-related work and international agreement-related work in the People's Public Security Force as prescribed.
1. The Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform shall preside over and cooperate with police authorities of units and administrative divisions in participating in conclusion and implementation of treaties and international agreements proposed by Ministries, agencies and organizations and submit reports thereon to the Minister.
2. Police authorities of units and administrative divisions shall cooperate with the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform in participating in conclusion and implementation of treaties and international agreements proposed by Ministries, agencies and organizations.
1. The Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform shall preside over and cooperate with police authorities of units and administrative divisions in assessing impacts on security and order during the conclusion and implementation of treaties and international agreements as prescribed in the Government’s Decree No. 35/2011/ND-CP dated May 18, 2011 and other relevant legislative documents; submit reports thereon to the Minister for consideration and decision.
2. An assessment of impacts on security and order during conclusion and implementation of a treaty or international agreement shall focus on:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Impacts of the conclusion and implementation of the treaty or international agreement on the protection of national security, social order and safety maintenance, prevention and fight against crimes and violations of laws on national security, social order and safety; advantages and disadvantages in security and order protection upon conclusion and implementation of the treaty or international agreement; threats to security and order upon conclusion and implementation of the treaty or international agreement;
c) Other issues concerning security and order.
3. Police authorities of units and administrative divisions shall cooperate with the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform in assessing impacts on security and order during conclusion and implementation of treaties and international agreements.
1. This Circular comes into force from July 01, 2021. If any of the documents referred to in this Circular is amended or replaced, the newest ones shall prevail.
2. The Circular No. 63/2012/TT-BCA dated October 29, 2012 of the Minister of Public Security shall cease to have effect from the effective date of this Circular.
Article 35. Responsibility for implementation
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The Director General of the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform shall inspect, expedite and provide guidelines for the implementation of this Circular.
3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Public Security (via the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform) for timely instructions.
Article 36. Transitional clauses
1. Any treaty or international agreement in the People’s Public Security Force that has not been concluded form the effective date of this Circular but has been concluded under the conclusion procedures as prescribed in the Circular No. 63/2012/TT-BCA shall continue to be concluded as prescribed in the Circular No. 63/2012/TT-BCA without being concluded under the conclusion procedures specified in this Circular.
2. For international agreements that have been concluded as prescribed in the Circular No. 63/2012/TT-BCA, police authorities of units and administrative divisions shall amend, extend, terminate, withdraw from and suspend the operation of such international agreements under the procedures specified in this Circular.
3. Any international cooperation instrument that has been concluded in the name of a police authority of a unit or administrative division and not treated as an international agreement under the Ordinance on conclusion and implementation of international agreements No. 33/2007/PL-UBTVQH11 and Circular No. 63/2012/TT-BCA, within 03 (three) years from the effective date of this Circular, the unit in charge of cooperation activities mentioned in the instrument shall cooperate with the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform and Department of Foreign Relations in discussing and agreeing with the foreign partner about the conclusion of the international agreement so as to replace such instrument.
4. Any treaty that has been concluded in the name of a Ministry under the Ordinance on conclusion and implementation of treaties 1989 and Ordinance on conclusion and implementation of treaties 1998, within 03 (three) years from the effective date of this Circular, the proposing unit shall cooperate with the Department of Legal Affairs and Administrative and Judicial Reform and Department of Foreign Relations in discussing and agreeing with the foreign partner about concluding such treaty in the form of a treaty in the name of the State or the Government or an international agreement in the name of the Ministry of Public Security or a unit affiliated to the Ministry of Public Security or provincial Public Security Department./.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
;
Thông tư 54/2021/TT-BCA quy định về công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Số hiệu: | 54/2021/TT-BCA |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công An |
Người ký: | Tô Lâm |
Ngày ban hành: | 15/05/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 54/2021/TT-BCA quy định về công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Chưa có Video