BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 361-TCCB/TC |
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 1993 |
Ngày 27-10-1992 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 6-CP về việc giao trách nhiệm cho Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ quản lý Cục lưu trữ Nhà nước. Điều 1 của Nghị định nêu: "Kể từ ngày 1-12-1992, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý về mặt tổ chức và trực tiếp chỉ đạo mọi mặt hoạt động của Cục Lưu trữ Nhà nước. Để thi hành Nghị định này, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn một số điểm sau:
1. Về vị trí của Cục Lưu trữ Nhà nước.
Trước đây, Cục Lưu trữ Nhà nước là cơ quan thuộc Chính phủ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Nay theo Nghị định số 6- CP ngày 27-10-1992 của Chính phủ, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ được Chính phủ giao trách nhiệm quản lý về tổ chức và trực tiếp chỉ đạo mọi mặt hoạt động của Cục Lưu trữ Nhà nước. Cục trưởng Cục Lưu trữ Nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo trước Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Cục.
2. Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Lưu trữ Nhà nước.
Cục Lưu trữ Nhà nước có chức năng quản lý Nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ quốc gia trong phạm vi cả nước. Cục Lưu trữ Nhà nước tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trong phạm vi quản lý Nhà nước đối với các mặt công tác được quy định tại Nghị định số 34-HĐBT ngày 1-3-1984 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Lưu trữ Nhà nước và Quyết định số 24-CT ngày 25-1-1991 về việc giao cho Cục Lưu trữ Nhà nước quản lý về công tác văn thư.
Riêng thẩm quyền xây dựng và ban hành văn bản được quy định như sau:
- Cục Lưu trữ Nhà nước dự thảo các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy khác về công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ quốc gia trình Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ban hành hoặc để Bộ trưởng Chính phủ xem xét theo luật định.
Cục Lưu trữ Nhà nước ban hành các quy định tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm thuộc chuyên môn nghiệp vụ và các văn bản khác về công tác quản lý văn thư, lưu trữ để thực hiện thống nhất trong cả nước.
3. Về quan hệ của Cục Lưu trữ Nhà nước với các ngành, các cấp.
Trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý Nhà nước đối với công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ quốc gia, Cục Lưu trữ Nhà nước được quan hệ trực tiếp với các ngành, các cấp để thực hiện nhiệm vụ.
Các vấn đề về chế độ báo cáo, thông tin, tổ chức, cán bộ, v.v... của Cục Lưu trữ Nhà nước sẽ được quy định trong một văn bản khác của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ theo hướng bảo đảm sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Ban đối với Cục và tạo điều kiện thuận lợi để Cục thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao.
|
Phan Ngọc Tường (Đã ký) |
Thông tư 361-TCCB/TC năm 1993 hướng dẫn Nghị định 6-CP năm 1992 về việc giao cho Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ quản lý về tổ chức và trực tiếp chỉ đạo mọi mặt hoạt động của Cục Lưu trữ Nhà nước do Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 361-TCCB/TC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ |
Người ký: | Phan Ngọc Tường |
Ngày ban hành: | 17/05/1993 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 361-TCCB/TC năm 1993 hướng dẫn Nghị định 6-CP năm 1992 về việc giao cho Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ quản lý về tổ chức và trực tiếp chỉ đạo mọi mặt hoạt động của Cục Lưu trữ Nhà nước do Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành
Chưa có Video