BỘ
CÔNG AN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2009/TT-BCA-V24 |
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2009 |
QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC THANH TRA CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN
Căn cứ Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08-9-1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;
Căn cứ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14-11-2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
Căn cứ Nghị định số 63/2006/NĐ-CP ngày 23-6-2006 của Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14-11-2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định mục đích, nguyên tắc và nội dung thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra (thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành), giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân.
2. Thông tư này áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa phương, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; cơ quan Thanh tra và cán bộ, chiến sĩ Thanh tra Công an nhân dân; tổ chức, cá nhân khác có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân.
Điều 2. Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra
1. Bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, của cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân.
2. Phòng ngừa các hành vi tham nhũng, tiêu cực, gây phiền hà của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, đồng thời, phòng ngừa, ngăn chặn hành vi lợi dụng quyền dân chủ cản trở hoạt động đúng pháp luật của Thanh tra Công an nhân dân. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; tôn trọng và bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
2. Thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân.
Mục 1. THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH, THANH TRA CHUYÊN NGÀNH
1. Chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm; việc sửa đổi, bổ sung Chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm.
2. Báo cáo kết quả công tác thanh tra định kỳ (quý, 6 tháng, một năm).
3. Các báo cáo sơ kết, tổng kết thanh tra chuyên đề.
Điều 5. Nội dung phải thảo luận hoặc tham gia ý kiến tập thể của các thành viên Đoàn thanh tra
1. Kế hoạch tiến hành một cuộc thanh tra của Đoàn thanh tra.
2. Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung liên quan đến cuộc thanh tra.
3. Nội dung yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình, báo cáo bổ sung (nếu có) những vấn đề chưa rõ liên quan đến nội dung thanh tra.
4. Nhận xét, đánh giá nội dung báo cáo giải trình của đối tượng thanh tra với Đoàn thanh tra.
5. Biện pháp xử lý đối với đối tượng thanh tra trong quá trình thanh tra và việc hủy bỏ biện pháp xử lý khi xét thấy không còn cần thiết.
6. Dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra.
7. Đoàn thanh tra thảo luận công khai, dân chủ các vấn đề khác liên quan đến cuộc thanh tra do Trưởng đoàn thanh tra quyết định. Việc thảo luận phải lập thành biên bản. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì Trưởng đoàn quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định thanh tra.
Điều 6. Nội dung phải thông báo với đối tượng thanh tra
1. Quyết định thanh tra.
2. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra theo quy định của pháp luật.
3. Thời gian, địa điểm, nội dung làm việc với đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan đến cuộc thanh tra theo chương trình, kế hoạch.
4. Đề cương hướng dẫn hoặc yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo theo nội dung được ghi trong quyết định thanh tra (gửi cho đối tượng thanh tra trước ngày công bố quyết định thanh tra).
5. Đề cương hướng dẫn hoặc yêu cầu báo cáo giải trình bổ sung (nếu có).
6. Các biện pháp xử lý và quyết định xử lý liên quan trực tiếp đến đối tượng thanh tra trong quá trình thanh tra.
7. Tài liệu, hồ sơ, vật chứng, tài sản tạm thu giữ do đối tượng thanh tra quản lý hoặc sở hữu, chiếm dụng chờ quyết định xử lý.
8. Kết luận thanh tra.
9. Quyết định xử lý sau thanh tra liên quan trực tiếp đến đối tượng thanh tra.
10. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm hành chính được phát hiện qua hoạt động thanh tra chuyên ngành liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của đối tượng thanh tra.
Điều 7. Trách nhiệm của đối tượng thanh tra phải thực hiện
1. Chấp hành quyết định thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.
2. Báo cáo giải trình các nội dung được ghi trong quyết định thanh tra và báo cáo giải trình bổ sung theo yêu cầu của Đoàn thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đã báo cáo, giải trình.
3. Cung cấp kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra theo yêu cầu của Đoàn thanh tra.
4. Chấp hành các quyết định xử lý trong quá trình thanh tra.
5. Thực hiện nghiêm chỉnh các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
6. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm hành chính được phát hiện qua hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Mục 2. THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
1. Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo.
2. Đề cương yêu cầu người bị khiếu nại, người bị tố cáo giải trình về những nội dung liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo.
3. Dự thảo báo cáo kết quả thanh tra hoặc báo cáo kết quả xác minh, kết luận nội dung khiếu nại, tố cáo.
4. Đề xuất kiến nghị xử lý đối với người bị khiếu nại, người bị tố cáo khi xác định người bị khiếu nại, người bị tố cáo có vi phạm; đề xuất xử lý người tố cáo sai sự thật, người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
5. Dự thảo kết luận thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại.
6. Các cuộc họp của Đoàn thanh tra hoặc Tổ xác minh phải được lập thành biên bản. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì Trưởng đoàn hoặc Tổ trưởng quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định xác minh, kết luận.
Điều 9. Nội dung phải thông báo với người khiếu nại, tố cáo, người bị khiếu nại, bị tố cáo
1. Việc thụ lý giải quyết khiếu nại; việc thụ lý giải quyết tố cáo (nếu người tố cáo yêu cầu).
2. Quyết định thanh tra hoặc quyết định xác minh, kết luận nội dung khiếu nại, tố cáo với người bị khiếu nại, người bị tố cáo.
3. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo; người bị khiếu nại, bị tố cáo và những người có liên quan theo quy định của pháp luật.
4. Yêu cầu báo cáo, giải trình, nội dung, lịch làm việc với Đoàn thanh tra hoặc Tổ xác minh đối với người bị khiếu nại, người bị tố cáo.
5. Người tổ chức đối thoại phải thông báo thời gian, địa điểm, nội dung thành phần tham gia, biên bản cuộc đối thoại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại biết.
6. Quyết định giải quyết khiếu nại, kết quả giải quyết tố cáo (nếu người tố cáo yêu cầu).
Điều 10. Trách nhiệm của người khiếu nại, tố cáo phải thực hiện
1. Khiếu nại, tố cáo phải theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để khiếu nại, tố cáo sai sự thật hoặc có hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
3. Phải xuất trình giấy tờ tùy thân và cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu và phải chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của nội dung, tài liệu, chứng cứ đã cung cấp.
4. Phải thực hiện các yêu cầu của Đoàn thanh tra hoặc Tổ xác minh trong quá trình xác minh, kết luận nội dung khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Trách nhiệm của người bị khiếu nại, bị tố cáo phải thực hiện
1. Chấp hành quyết định thanh tra hoặc quyết định xác minh, kết luận nội dung khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền trong Công an nhân dân.
2. Phải có mặt đúng thời gian, địa điểm theo yêu cầu của Đoàn thanh tra hoặc Tổ xác minh.
3. Báo cáo giải trình về nội dung bị khiếu nại, bị tố cáo theo yêu cầu của Đoàn thanh tra hoặc Tổ xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung đã báo cáo, giải trình.
4. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung bị khiếu nại, bị tố cáo theo yêu cầu của Đoàn thanh tra hoặc Tổ xác minh.
5. Chấp hành các quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị theo kết luận thanh tra, quyết định xử lý tố cáo của Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền trong Công an nhân dân.
Mục 3. THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC TIẾP DÂN
Điều 12. Nội dung phải công khai với nhân dân
1. Công khai địa chỉ trụ sở, phòng tiếp công dân (dưới đây gọi chung là trụ sở tiếp công dân).
2. Công khai cấp bậc, chức vụ, họ và tên cán bộ được phân công tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân.
3. Niêm yết công khai nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ tiếp công dân, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đến trụ sở tiếp công dân khiếu nại, tố cáo.
4. Niêm yết công khai nội quy, lịch tiếp công dân của Thủ trưởng và cán bộ tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân.
5. Công khai các quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân.
Điều 13. Trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân
1. Chỉ tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo tại trụ sở tiếp công dân, trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Không giải thích, hướng dẫn công dân sai chính sách, pháp luật và trái quy định của Bộ Công an.
3. Không được từ chối tiếp nhận tố cáo; khiếu nại thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết của cơ quan, đơn vị mình.
4. Tác phong, tư thế, trang phục phải đúng với Điều lệnh Công an nhân dân.
5. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia hoặc đang trong tình trạng có rượu, bia khi tiếp công dân.
6. Tôn trọng và lắng nghe trình bày của người khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, tố giác tội phạm.
7. Vào sổ tiếp công dân khi tiếp nhận đơn hoặc nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tố giác tội phạm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
1. Phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và Nội quy tiếp công dân.
2. Không mang vũ khí, chất nổ, chất độc, chất dễ cháy đến phòng tiếp công dân.
3. Không được lợi dụng quyền tự do dân chủ để có lời nói, hành vi gây rối trật tự công cộng, hành vi quá khích xúc phạm đến cơ quan và cán bộ tiếp công dân, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 13-6-2009.
Quy chế thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra vụ việc, tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của lực lượng Công an nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 729/1998/QĐ-BCA(V19) ngày 09-11-1998 của Bộ trưởng Bộ Công an hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
1. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm giúp Bộ trưởng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với Công an các đơn vị, địa phương; định kỳ báo cáo lãnh đạo Bộ để chỉ đạo.
Chánh Thanh tra Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm giúp Thủ trưởng Công an cùng cấp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Công an cùng cấp.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương phản ánh về Bộ (qua Thanh tra Bộ, Vụ Pháp chế) để được hướng dẫn kịp thời./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Thông tư 24/2009/TT-BCA-V24 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
Số hiệu: | 24/2009/TT-BCA-V24 |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công An |
Người ký: | Lê Hồng Anh |
Ngày ban hành: | 28/04/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 24/2009/TT-BCA-V24 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
Chưa có Video