Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ CÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2022/TT-BCA

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2022

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;

Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Công an;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết định kỷ luật của cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong Công an nhân dân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền giải quyết khiếu nại (sau đây gọi chung là người giải quyết khiếu nại); cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại.

2. Người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền.

Điều 3. Áp dụng pháp luật

1. Việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Công an nhân dân đối với khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng theo Luật Khiếu nại năm 2011, Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại (sau đây gọi chung là Nghị định số 124/2020/NĐ-CP) và Thông tư này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

2. Việc giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự, thi hành án hình sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự và thi hành án hình sự.

3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên Công an nhân dân (sau đây gọi chung là cán bộ, chiến sĩ Công an) có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật với cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền trong Công an nhân dân theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 và Thông tư này nhưng không được khởi kiện tại Tòa án hành chính.

4. Công nhân Công an, lao động hợp đồng (sau đây gọi chung là công nhân Công an) bị kỷ luật buộc thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai theo quy định tại Điều 50 Luật Khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hành chính.

5. Biểu mẫu sử dụng trong giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Chương II

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Điều 4. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính

1. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn, đồn Công an (sau đây gọi chung là Trưởng Công an cấp xã) giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, chiến sĩ Công an do mình quản lý trực tiếp.

2. Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện) giải quyết:

a) Khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, chiến sĩ Công an do mình quản lý trực tiếp, trừ khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà Trưởng Công an cấp xã đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn theo quy định nhưng chưa được giải quyết.

3. Trưởng phòng và Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giám thị trại giam, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, chiến sĩ Công an do mình quản lý trực tiếp.

4. Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp cục thuộc Cơ quan Bộ Công an; Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết:

a) Khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, chiến sĩ Công an do mình quản lý trực tiếp, trừ khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

5. Bộ trưởng Bộ Công an giải quyết:

a) Khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, chiến sĩ Công an do mình quản lý trực tiếp, trừ khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp cục thuộc Cơ quan Bộ Công an; Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn theo quy định nhưng chưa được giải quyết;

c) Khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Điều 5. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật của cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an

1. Đối với quyết định kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ:

 a) Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng và Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giám thị trại giam, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Trung đoàn trưởng thuộc Bộ Tư lệnh cảnh vệ; Giám đốc trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, Trung đoàn trưởng, Trưởng đoàn thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định do mình ban hành;

b) Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp cục thuộc Cơ quan Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định do mình ban hành; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định kỷ luật mà Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;

c) Bộ trưởng Bộ Công an giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định kỷ luật mà Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp cục thuộc Cơ quan Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

2. Đối với quyết định kỷ luật học viên:

a) Giám đốc học viện, Hiệu trưởng các trường Công an nhân dân giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành;

b) Thanh tra Bộ Công an giúp Bộ trưởng Bộ Công an giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định kỷ luật mà Giám đốc học viện, Hiệu trưởng các trường Công an nhân dân đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

3. Đối với quyết định kỷ luật công nhân Công an:

a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý công nhân Công an theo phân cấp giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành;

b) Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của Thủ trưởng quản lý công nhân Công an giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định kỷ luật mà Thủ trưởng quản lý công nhân Công an đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Chương III

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Mục 1. THỤ LÝ, CHUẨN BỊ XÁC MINH NỘI DUNG KHIẾU NẠI

Điều 6. Thụ lý giải quyết khiếu nại

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật thuộc thẩm quyền giải quyết mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai phải thụ lý giải quyết. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung và cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại thì thụ lý khi trong đơn khiếu nại có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người khiếu nại và có văn bản cử người đại diện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP. Việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết khiếu nại phải thông báo bằng văn bản.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành thông báo thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính phải gửi đến thông báo người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại (sau đây gọi chung là người đại diện hợp pháp của người khiếu nại) và cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân chuyển khiếu nại đến (nếu có). Trường hợp khiếu nại quyết định kỷ luật thì gửi thông báo đến người khiếu nại.

Điều 7. Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại

1. Sau khi thụ lý khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải kiểm tra quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.

Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật của cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an thì người giải quyết khiếu nại trực tiếp kiểm tra hoặc giao người có trách nhiệm kiểm tra quyết định bị khiếu nại.

2. Nội dung kiểm tra gồm:

a) Căn cứ pháp lý ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an;

b) Thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an;

c) Nội dung của quyết định hành chính, việc thực hiện hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an;

d) Trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an;

đ) Các nội dung khác (nếu có).

3. Sau khi kiểm tra lại, nếu xác định khiếu nại là đúng thì người giải quyết khiếu nại lần đầu ban hành quyết định giải quyết khiếu nại ngay, không tiến hành xác minh, kết luận theo trình tự quy định. Nếu xác định chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại tiến hành xác minh.

Điều 8. Giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, quyết định xác minh nội dung khiếu nại

1. Trường hợp cần phải tiến hành xác minh nội dung khiếu nại, người giải quyết khiếu nại tự mình xác minh hoặc giao cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp tiến hành xác minh nội dung khiếu nại.

2. Người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại. Quyết định xác minh phải xác định rõ thời gian, nội dung xác minh và thành lập Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh (sau đây gọi chung là Tổ xác minh).

Điều 9. Lập kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại

1. Tổ xác minh lập kế hoạch xác minh, trình người ban hành quyết định xác minh phê duyệt và tổ chức thực hiện.

2. Nội dung kế hoạch xác minh gồm:

a) Căn cứ pháp lý để tiến hành xác minh;

b) Mục đích, yêu cầu của việc xác minh;

c) Nội dung xác minh;

d) Đối tượng, phạm vi, phương pháp, thời gian xác minh;

đ) Phân công nhiệm vụ của thành viên Tổ xác minh, điều kiện, phương tiện phục vụ việc xác minh.

Điều 10. Gửi, công bố Quyết định xác minh nội dung khiếu nại

1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại, Tổ xác minh gửi quyết định xác minh nội dung khiếu nại đến người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.

2. Khi cần thiết, người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh thực hiện công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại tại cơ quan, đơn vị của người bị khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị nơi phát sinh khiếu nại. Thành phần tham dự buổi công bố như sau:

a) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, thành phần gồm: người giải quyết khiếu nại hoặc đại diện cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh, Tổ xác minh; người bị khiếu nại; đại diện cơ quan, đơn vị của người bị khiếu nại;

b) Trường hợp khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, thành phần gồm: người giải quyết khiếu nại hoặc đại diện cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh, Tổ xác minh; người bị khiếu nại; đại diện Ban Thường vụ hoặc cấp ủy, đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị của người bị khiếu nại;.

3. Nội dung công bố:

a) Tổ xác minh công bố toàn văn quyết định xác minh;

b) Nêu các yêu cầu về việc cung cấp hồ sơ, tài liệu, nội dung giải trình của người bị khiếu nại, cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến nội dung khiếu nại;

c) Thông báo kế hoạch làm việc của Tổ xác minh.

4. Việc công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại được lập thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham dự.

Mục 2. TIẾN HÀNH XÁC MINH NỘI DUNG KHIẾU NẠI

Điều 11. Làm việc trực tiếp với người khiếu nại, người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại

1. Người giải quyết khiếu nại hoặc Tổ xác minh làm việc trực tiếp và yêu cầu người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu sau:

a) Thông tin về nhân thân: họ, tên, căn cước công dân (hoặc giấy tờ khác), địa chỉ nơi cư trú, văn bản chứng minh việc đại diện hợp pháp;

b) Thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại: căn cứ để khiếu nại, yêu cầu, đề nghị của người khiếu nại, các tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại.

2. Nội dung làm việc được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung và có chữ ký của đại diện các bên. Trường hợp người khiếu nại không hợp tác, không ký biên bản làm việc thì biên bản được lấy chữ ký của người làm chứng hoặc đại diện chính quyền địa phương. Biên bản được lập ít nhất thành hai bản, một bản lưu hồ sơ và một bản giao cho đại diện bên tham gia làm việc (nếu có yêu cầu).

Điều 12. Làm việc trực tiếp với người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích và cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan

1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại hoặc Tổ xác minh làm việc trực tiếp và yêu cầu cơ quan, đơn vị, người có quyền, lợi ích liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại. Trường hợp người bị khiếu nại là cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền quản lý trực tiếp thì yêu cầu giải trình về nội dung bị khiếu nại, ý kiến đề xuất đối với việc giải quyết khiếu nại (nếu có).

2. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại hoặc Tổ xác minh làm việc trực tiếp và yêu cầu người bị khiếu nại, cơ quan, đơn vị, người có quyền, lợi ích liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình về quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp không làm việc trực tiếp với cơ quan, đơn vị có liên quan thì gửi văn bản yêu cầu giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại.

3. Nội dung làm việc phải được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung và có chữ ký của đại diện các bên. Biên bản được lập thành ít nhất hai bản, một bản lưu hồ sơ và một bản giao cho đại diện bên tham gia làm việc (nếu có yêu cầu).

Điều 13. Tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng và xác minh thực tế

1. Người giải quyết khiếu nại hoặc Tổ xác minh khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp trực tiếp phải lập biên bản giao nhận.

2. Các thông tin, tài liệu, bằng chứng được thu thập phải thể hiện rõ nguồn gốc. Khi thu thập bản sao, người giải quyết khiếu nại hoặc Tổ xác minh phải đối chiếu với bản chính; trường hợp không có bản chính thì ghi rõ lý do trong biên bản giao nhận tài liệu. Các thông tin, tài liệu, bằng chứng do cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp. Thông tin, tài liệu, bằng chứng do cá nhân cung cấp phải có chữ ký xác nhận của người cung cấp. Trường hợp tài liệu cũ nát, mất trang, chữ mờ không đọc được chính xác nội dung thì người thu thập phải mô tả rõ tình trạng của tài liệu trong biên bản giao nhận.

3. Khi cần thiết, người giải quyết khiếu nại hoặc Tổ xác minh tiến hành xác minh thực tế để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp, đầy đủ của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại. Việc xác minh thực tế phải lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần làm việc, nội dung, kết quả xác minh, ý kiến của những người tham gia xác minh và những người khác có liên quan.

4. Các thông tin, tài liệu, bằng chứng thu thập hoặc tài liệu xác minh phải được quản lý và sử dụng theo đúng quy định; chỉ được cung cấp hoặc công bố khi người có thẩm quyền cho phép.

Điều 14. Làm việc với các bên có liên quan trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại

1. Trường hợp kết quả xác minh thực tế khác với thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại, người bị khiếu nại cung cấp thì người giải quyết khiếu nại hoặc Tổ xác minh làm việc trực tiếp với người khiếu nại và người bị khiếu nại; trường hợp cần thiết thì mời cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan tham gia làm việc.

2. Nội dung làm việc phải được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thống nhất, những vấn đề còn ý kiến khác nhau và có chữ ký của các bên. Biên bản được lập thành ít nhất ba bản, mỗi bên giữ một bản.

Điều 15. Trưng cầu giám định

1. Người giải quyết khiếu nại hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh quyết định trưng cầu giám định khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung khiếu nại.

2. Trường hợp người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đề nghị trưng cầu giám định, người giải quyết khiếu nại hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh quyết định trưng cầu giám định nếu đề nghị đó có cơ sở.

3. Quyết định trưng cầu giám định nêu rõ tên cơ quan, tổ chức giám định; thông tin, tài liệu, chứng cứ cần giám định; nội dung yêu cầu giám định; thời hạn gửi kết luận giám định.

Điều 16. Gia hạn giải quyết khiếu nại

Trường hợp thời hạn giải quyết khiếu nại đã hết nhưng chưa hoàn thành xác minh, người giải quyết khiếu nại quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 28, Điều 37 và Điều 50 Luật Khiếu nại, đồng thời thông báo cho người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại, người bị khiếu nại biết. Việc gia hạn được thực hiện trước khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại.

Điều 17. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại

1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, người giải quyết khiếu nại ban hành quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết khiếu nại.

2. Khi xét thấy căn cứ của quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính không còn thì người giải quyết khiếu nại phải ban hành quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ.

Điều 18. Đình chỉ việc giải quyết khiếu nại

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có đơn xin rút nội dung khiếu nại theo quy định tại Điều 10 Luật Khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại xử lý như sau:

1. Trường hợp người khiếu nại rút toàn bộ nội dung khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại ban hành quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành, quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại phải gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại.

2. Trường hợp người khiếu nại rút một phần nội dung khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại xem xét, giải quyết nội dung mà người khiếu nại không rút.

Điều 19. Xây dựng dự thảo báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại

1. Tổ xác minh phải dự thảo báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại và chịu trách nhiệm về kết quả xác minh. Dự thảo báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Khiếu nại, nội dung phải nêu rõ thông tin về người khiếu nại, người bị khiếu nại, quyết định bị khiếu nại, hành vi bị khiếu nại, căn cứ khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại; kết quả giải quyết khiếu nại trước đó (nếu có); kết quả xác minh, kết luận nội dung khiếu nại là đúng toàn bộ, sai toàn bộ hoặc đúng một phần; kiến nghị giữ nguyên, hủy bỏ toàn bộ hoặc sửa đổi, bổ sung một phần quyết định bị khiếu nại; kiến nghị về việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.

2. Tổ xác minh họp thống nhất dự thảo báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại trước khi báo cáo người ban hành quyết định xác minh. Trường hợp có ý kiến khác nhau, Tổ trưởng Tổ xác minh phải kết luận và chịu trách nhiệm về kết luận của mình. Nội dung họp Tổ xác minh phải được lập thành biên bản, ghi đầy đủ các ý kiến tham gia của từng thành viên, những nội dung chưa thống nhất phải ghi rõ lý do và hướng xử lý.

Điều 20. Tổ chức đối thoại

1. Các trường hợp đối thoại:

a) Trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại quyết định kỷ luật, người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại. Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh tổ chức đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau;

b) Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại

Trường hợp người giải quyết khiếu nại lần hai là Bộ trưởng: trực tiếp đối thoại đối với các khiếu nại phức tạp (có nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung, có nhiều ý kiến khác nhau của các cơ quan có thẩm quyền về biện pháp giải quyết, người khiếu nại có thái độ gay gắt, dư luận xã hội quan tâm, vụ việc ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội). Đối với các trường hợp khác, Bộ trưởng giao đồng chí Thứ trưởng phụ trách hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh tổ chức đối thoại với người khiếu nại (sau đây gọi chung là người chủ trì đối thoại). Trong quá trình đối thoại, người chủ trì đối thoại phải kịp thời báo cáo người giải quyết khiếu nại về những nội dung phức tạp, vượt quá thẩm quyền; kết thúc đối thoại phải báo cáo người giải quyết khiếu nại về kết quả đối thoại và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.

2. Trình tự đối thoại:

a) Chuẩn bị đối thoại

Người chủ trì đối thoại xác định nội dung cần trao đổi, đối thoại; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung đối thoại trước 03 ngày làm việc;

b) Thành phần tham gia đối thoại

Người chủ trì đối thoại, Tổ xác minh, người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và người giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có);

c) Tiến hành đối thoại

Người chủ trì đối thoại kiểm tra thành phần tham gia đối thoại; hướng dẫn các bên cách thức, nội dung cần đối thoại; thông báo kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại, người bị khiếu nại trình bày ý kiến về nội dung sự việc, bổ sung thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến khiếu nại và yêu cầu, nguyện vọng của mình (nếu có); ý kiến của đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và người giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có); kết thúc đối thoại, người chủ trì đối thoại kết luận về nội dung đối thoại.

3. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia; ghi rõ người dự và người vắng mặt, nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thống nhất, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và có chữ ký của đại diện các bên. Biên bản được lập thành ba bản, người chủ trì đối thoại, người khiếu nại, người bị khiếu nại mỗi bên giữ một bản.

4. Trường hợp đã gửi thông báo lần hai về việc tổ chức đối thoại nhưng người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại không đến, người chủ trì đối thoại lập biên bản chấm dứt đối thoại, đồng thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do gửi cho người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành văn bản.

Điều 21. Tham khảo ý kiến tư vấn

1. Đối với những vụ việc phức tạp, có nhiều vướng mắc hoặc nhiều quan điểm xử lý khác nhau, người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Việc tham khảo ý kiến tư vấn được thực hiện bằng hình thức gửi văn bản trao đổi hoặc tổ chức hội nghị.

2. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại quyết định thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến.

Thành phần Hội đồng tư vấn gồm: người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh và những người am hiểu chuyên môn về lĩnh vực liên quan đến nội dung khiếu nại. Tùy theo tính chất, nội dung vụ việc cụ thể có thể mời thêm những người khác tham gia Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại.

Nội dung làm việc của Hội đồng tư vấn phải được lập thành biên bản, nêu từng vấn đề cần xin ý kiến tư vấn, ý kiến của từng thành viên Hội đồng tư vấn. Biên bản làm việc phải có chữ ký của Chủ tịch, Thư ký Hội đồng tư vấn.

Điều 22. Kiểm tra, xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Bộ trưởng

1. Trong trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Bộ trưởng về quyết định kỷ luật cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp nhưng còn khiếu nại thì Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Cục Tổ chức cán bộ giúp Bộ trưởng kiểm tra, xem xét lại.

2. Việc kiểm tra, xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại được xử lý như sau:

a) Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại là đúng thì báo cáo Bộ trưởng tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại và có văn bản thông báo cho người khiếu nại về việc không xem xét giải quyết khiếu nại;

b) Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại thiếu nội dung, sai một phần thì báo cáo Bộ trưởng ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;

c) Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại sai toàn bộ thì báo cáo Bộ trưởng ban hành quyết định hủy bỏ quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Tiến hành xác minh lại nội dung khiếu nại theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quy định tại Thông tư này.

Mục 3. BAN HÀNH, GỬI, CÔNG KHAI QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ LẬP, QUẢN LÝ HỒ SƠ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Điều 23. Ban hành, gửi quyết định giải quyết khiếu nại

1. Căn cứ quy định của pháp luật, kết quả xác minh nội dung khiếu nại, kết quả đối thoại, tham khảo ý kiến tư vấn (nếu có), người giải quyết khiếu nại ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định sau:

a) Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Khiếu nại; quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Khiếu nại

Trong quyết định giải quyết khiếu nại phải thể hiện rõ điều kiện thụ lý giải quyết khiếu nại; họ, tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại; kết quả giải quyết khiếu nại trước đó (nếu có); kết quả xác minh nội dung khiếu nại; nêu rõ căn cứ để kết luận nội dung khiếu nại là đúng toàn bộ, sai toàn bộ hoặc đúng một phần; giữ nguyên, hủy bỏ toàn bộ, sửa đổi, bổ sung một phần quyết định hành chính hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại (đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu) hoặc yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại (đối với giải quyết khiếu nại lần hai); việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có) và giải quyết các vấn đề khác có liên quan; quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án;

b) Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Khiếu nại; Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện theo quy định tại Điều 56 Luật Khiếu nại

Trong quyết định giải quyết khiếu nại phải thể hiện rõ họ, tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại, kết quả xác minh, kết quả đối thoại; nêu rõ các căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; kết luận về nội dung khiếu nại; giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định kỷ luật (đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu) hoặc kết luận về từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu (đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai); việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có) và giải quyết các vấn đề khác có liên quan; quyền khiếu nại lần hai.

2. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại:

a) Đối với quyết định giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại; người có quyền, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra cùng cấp.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu; người có quyền, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến;

b) Đối với quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra cùng cấp.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu; người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải được gửi cho Chánh Thanh tra Bộ và Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ.

Điều 24. Công khai quyết định giải quyết khiếu nại

1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm công khai quyết định giải quyết khiếu nại bằng một trong các hình thức sau:

a) Công bố tại cơ quan, đơn vị nơi người bị khiếu nại công tác. Thành phần tham dự quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này; trước khi tiến hành công khai, người giải quyết khiếu nại phải có văn bản thông báo trước 03 ngày làm việc;

b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, đơn vị đã giải quyết khiếu nại. Thời gian niêm yết quyết định giải quyết khiếu nại ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết;

c) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng

Việc thông báo quyết định giải quyết khiếu nại trên các phương tiện thông tin đại chúng gồm báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử. Người giải quyết khiếu nại lựa chọn một trong các phương tiện thông tin đại chúng để thực hiện việc thông báo. Trường hợp cơ quan, đơn vị của người giải quyết khiếu nại có Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử thì phải công khai trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử. Số lần thông báo trên báo nói, báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo in ít nhất 02 số phát hành liên tục. Thời gian đăng tải trên báo điện tử, Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử ít nhất là 15 ngày liên tục.

2. Không thực hiện việc công khai theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này đối với quyết định giải quyết khiếu nại có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước hoặc quy định khác của Bộ Công an.

Điều 25. Lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại

Sau khi ban hành Thông báo thụ lý hoặc Quyết định xác minh, Tổ xác minh chịu trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết khiếu nại. Việc lập, quản lý hồ sơ thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 52/2021/TT-BCA ngày 14 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác hồ sơ nghiệp vụ thanh tra Công an nhân dân.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2022 thay thế Thông tư số 11/2015/TT-BCA ngày 02 tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân.

2. Khiếu nại đang được xem xét, thụ lý giải quyết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư 68/2013/TT-BCA ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn xử lý khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại và quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân.

3. Khi các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu trong Thông tư này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì thực hiện theo quy định mới ban hành.

Điều 27. Trách nhiệm thi hành

1. Thanh tra Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Thông tư này. Thanh tra Công an các cấp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Thông tư này trong phạm vi đơn vị, địa phương mình.

2. Thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Thanh tra Bộ Công an) để có hướng dẫn kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Thanh tra Chính phủ;
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Công an các đơn vị, địa phương;
- Công báo, Cổng TTĐTCP, Cổng TTĐTBCA;
- Lưu: VT, V03, X05 (200b).

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Tô Lâm

 

MINISTRY OF PUBLIC SECURITY OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 23/2022/TT-BCA

Hanoi, May 16, 2022

 

CIRCULAR

PRESCRIBING AUTHORITY, PROCESSES AND PROCEDURES FOR HANDLING OF APPEALS ARISING IN PEOPLE'S PUBLIC SECURITY FORCES IN VIETNAM

Pursuant to the Law on Complaint of Vietnam dated November 11, 2011;

Pursuant to the Government of Vietnam's Decree No. 124/2020/ND-CP dated October 19, 2020, elaborating on certain articles and measures for enforcement of the Law on Complaint of Vietnam;

Pursuant to the Government of Vietnam's Decree No. 01/2018/ND-CP dated August 6, 2018, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Public Security;

Upon the request of the Chief of the Inspectorate of the Ministry of Public Security of Vietnam;

The Minister of Public Security of Vietnam herein promulgates the Circular on authority, processes and procedures for handling of appeals arising in the People's Public Security forces in Vietnam.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

This Circular prescribes the authority, processes and procedures for response to appeals against administrative decisions, administrative actions and disciplinary decisions of competent authorities, entities and persons under the People’s public security forces.

Article 2. Subjects of application

1. Heads of Police authorities and units having competence in handling appeals (hereinafter referred to as appeal-deciding persons); authorities, entities and persons tasked with verification of issues involved in appeals.

2. Appellants, appellees, authorities, units and persons involved in the process of issuing decisions on appeals by Heads of competent Police authorities and units.

Article 3. Application of law

1. Handling, responding to or deciding, under the competence of the People's Public Security forces, appeals filed by foreign authorities, entities and persons in Vietnam shall be subject to the 2011 Law on Complaint; the Government’s Decree No. 124/2020/ND-CP dated October 19, 2020, elaborating on several Articles and measures for implementation of the Law on Complaint (hereinafter commonly referred to as Decree No. 124/2020/ND-CP) and this Circular, except otherwise provided in international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.

2. Handling appeals arising in the criminal procedures or criminal judgement execution process shall be subject to regulatory provisions on judicial criminal procedures and execution of criminal judgements shall be subject to law on criminal procedures and execution of criminal judgements.

3. Officers, non-commissioned officers, conscripts and cadets of the People's Public Security forces (hereinafter referred to as public security officers and staff members) may file their appeals against disciplinary decisions of competent authorities, units and persons in the People’s Public Security forces as per the 2011 Law on Complaint and this Circular, but shall not be allowed to bring to the Administrative Court.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Forms available for use in resolving complaints and appeals shall be subject to regulatory law and regulations of the Ministry of Public Security.

Chapter II

APPEAL-HANDLING AUTHORITY

Article 4. Authority to resolve appeals against administrative decisions and administrative actions

1. The Chiefs of Police divisions of communes, wards, towns and police stations (hereinafter referred to as commune-level Police Chief) shall be accorded authority to handle the first appeal against administrative decisions or administrative actions that they and public security officers and soldiers under their immediate supervision issue.

2. The Chiefs of Police divisions of districts, townships, provincial cities and cities of centrally-affiliated cities (hereinafter referred to as Chief of district Police) shall be accorded authority to resolve:

a) First appeals against administrative decisions or administrative actions that they and public security officers and soldiers under their immediate supervision issue, except those under the handling authority referred to in clause 1 of this Article;

b) Second appeals against administrative decisions or administrative actions if the first ones have been answered by Chiefs of Police divisions of communes, but continue to exist; or if the first ones remain unsolved upon expiry of the limitation periods.

3. Heads of departments and heads of developmental-level units of the Departments of Public Security of provinces and centrally run cities; prison wardens; directors of compulsory education institutions; and reformatory school’s principals shall settle appeals against administrative decisions and administrative actions of their own and of police officers and staff under their immediate supervision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) First appeals against administrative decisions or administrative actions that they and police officers or staff under their immediate supervision issue, except those under the handling authority referred to in clause 2 and 3 of this Article;

b) Second appeals against administrative decisions or administrative actions if the first appeals are answered by Heads of agencies and units under their immediate supervision, but still exist; or if the first ones remain unsolved upon expiry of the limitation periods.

5. Minister of Public Security shall be accorded authority to resolve:

a) First appeals against administrative decisions or administrative actions that they and public security officers and soldiers under their immediate supervision issue, except those under the handling authority referred to in clause 4 of this Article;

b) Second appeals against administrative decisions or administrative actions if the first ones have been answered by Directors of Departments or Heads of departmental-level units under agencies of the Ministry of Public Security; Directors of Departments of Public Security of provinces and centrally-affiliated cities, but continue to exist; or if the first ones remain unsolved upon expiry of the limitation periods;

c) Second appeals against administrative decisions or administrative actions if the first appeals put under the state management of the Ministry of Public Security have been resolved by Presidents of provincial People's Committees, but still exist; or if the first ones remain unsolved upon expiry of the limitation periods.

Article 5. Authority to settle appeals against disciplinary decisions of public security officers, staff and workers

1. For disciplinary decisions against police officers, non-commissioned officers and conscripts:

 a) Heads of district-level Police; Heads of divisions and Heads of division-equivalent units of Police Departments of provinces and centrally run cities; prison superintendents; Directors of compulsory education institutions; Principals of reformatory schools; Directors of professional training centers under the Police Department for Prison Management, compulsory education institutions, reformatories; Regiment Commander of the Guard Command; Directors of the professional training centers, Regiment Commanders, Heads of Delegations under the Mobile Police Command; Battalion Commanders of the Battalions under the Mobile Police Commands, shall be accorded authority to settle the first appeals against the decisions that they have issued;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Minister of Public Security shall be accorded authority to settle the first appeals against disciplinary decisions that he has issued; settle the second appeals against disciplinary decisions if the first appeals have been resolved by Directors of Departments or Heads of departmental-level units under agencies of the Ministry of Public Security; Directors of Departments of Public Security of provinces and centrally-affiliated cities, but still exist; if the first appeals remain unsolved upon expiry of the limitation periods.

2. For disciplinary decisions against cadets:

a) Directors of academies and principals of People's Public Security schools shall be accorded authority to settle the first appeals against disciplinary decisions that they have issued;

b) Inspectors of the Ministry of Public Security shall assist the Minister of Public Security in settling the second appeals against disciplinary decisions if the first appeals have been resolved by the directors of academies or principals of the People's Public Security schools, but still exist, or remain unsolved upon expiry of the limitation periods.

3. For disciplinary decisions against public security workers:

a) According to their delegated authority, Heads of agencies or units competent to manage public security workers shall settle first appeals against disciplinary decisions that they have issued;

b) Immediate superiors of heads in charge of public security workers shall be accorded authority to handle the second appeals against disciplinary decisions if the first appeals have been resolved by these heads, but still exist, or remain unsolved upon expiry of the limitation periods.

Chapter III

APPEAL RESOLUTION PROCESSES AND PROCEDURES

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 6. Handling of appeals

1. Within 10 working days of receipt of the appeal against an administrative decision, administrative action or disciplinary decision under his/her jurisdiction, if the appeal does not fall into one of the cases specified in Article 11 of the Law on Complaint, the person handling the first or second appeal must accept the settlement of that appeal. In case where multiple persons make an appeal involving the same issue and appoint a representative to present such issue, that appeal shall be accepted for settlement in the following circumstances: the appeal has all the signatures or fingerprints of the appellants; there is the written document on appointment of the representative according to Article 7 of the Decree No. 124/2020/ND-CP. The acceptance or refusal of handling of the appeal must be notified in writing.

2. Within 05 working days from the date of issuance of the notification of acceptance or non-acceptance of the appeal against an administrative decision or administrative action, such notification must be sent to the appellant or the representative or authorized person, lawyer, legal assistant to the appellant (hereinafter referred to as the appellant's legal representative) and the agency, unit, organization or individual that has transferred that appeal (if any). In case of the appeal against the disciplinary decision, the notification must be sent to the appellant.

Article 7. Examination of administrative decisions, administrative actions and disciplinary decisions subject to the appellate process

1. After acceptance of the appeal, the person handling the first appeal must examine the administrative decision or administrative action subject to the appellate process.

For the appeal against the disciplinary decision of a public security officer, staff and worker, the person handling the appeal shall directly examine or assign the person to take responsibility for checking the decision subject to appeal.

2. Scope of examination:

a) Legal basis for issuance of the administrative decision, implementation of the administrative action or the disciplinary decision of the public security officer, staff or worker;

b) Authority to issue the administrative decision, enforce the administrative action or the disciplinary decision of the public security officer, staff or worker;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Processes and procedures for issuance of the administrative decision or the disciplinary decision of the public security officer, staff or worker;

dd) Others (if any).

3. After comletion of the re-examination process, if it is determined that the appeal is right, the person handling the first appeal shall issue the appeal settlement decision at once without needing to verify it, and make a judgement according to the prescribed procedures. If it is established that the appeal is ungrounded, the appeal-handling person shall verify the case.

Article 8. Assignment of duties to verify issues involved in appeals and decide to verify issues involved in appeals

1. In case where it is necessary to verify the appeal case, the appeal-handling person shall verify it by himself/herself or assign any agency, unit or individual under his/her management to verify the issue involved in the appeal.

2. The appeal-handling person or the agency or unit assigned to verify the case of appeal shall issue the decision to verify the issue involved in the appeal. Each verification decision should include clear details about time of verification, issues to be verified and establishment of the verification team.

Article 9. Planning for verification of issues or matters on appeal

1. Each verification team shall prepare the verification plan for submission to the person issuing the verification decision to seek his/her approval and guidelines for implementation of the plan.

2. The verification plan should contain the following information:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Verification objectives and requirements;

c) Questions or issues to be verified;

d) Subjects, scope, method and time of verification;

dd) Assignments of members of the verification team, conditions and means of verification.

Article 10. Sending and announcing decisions on verification of issues on appeal

1. Within 07 working days from the date of issuance of the decision on verification of issues on appeal, the verification team shall send the decision on verification of issues on appeal to the appellee and the agencies, organizations, units and individuals concerned.

2. When necessary, the appeal-handling person or the agency or unit assigned to verify issues on appeal shall announce the decision on verification of appeal-related questions at the appellee's office or the office where the appeal arises. Participants in the announcement session, including:

a) In case of the appeal against an administrative decision or action, participants shall include appeal-handling persons, representatives of the agencies or units assigned to verify appeal-related questions and the verification team; appellee; representative of the appellee’s manager;

b) In case of the appeal against the disciplinary decision imposed on public officials, the announcement session shall be attended by the followings: appeal-handling persons, representatives of the agencies or units assigned to verify appeal-related questions and the verification team; appellee; representative of the Standing Committee or the provincial Party Committee, representative of leadership of the appellee’s manager;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The verification team announces full texts of the verification decision;

b) Description of requirements concerning provision of documents, records and explanations of the appellee, agency, unit or individual involved in the appeal;

c) Notification of the agenda of the verification team.

4. Announcement of the verification decision must be recorded and signed by the representatives of participants.

Section 2. VERIFICATION OF ISSUES OR MATTERS ON APPEAL

Article 11. Direct meeting with the appellant, representative, authorized person, lawyer and legal assistant

1. The appeal-handling person or the verification team shall directly meet with the appellant or the appellant’s legal representative and request him/her to provide the following information and documents:

a) Personal details: full name, ID (or other document), residence address, proof of the legal representation;

b) Information, documents and evidence related to appeal-related questions: grounds for the appeal, requests and claims of the appellant, documents related to issues and matters on appeal.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 12. Direct meeting with the appellee, persons with associated rights and interests, concerned agencies, units and persons

1. During the process of handling of the first appeal, the appeal-handling person or the verification team shall directly meet agencies, units and persons with associated rights and interests and request them to provide information, documents and evidence related to issues or matters on appeal. Where the appellee is a public security officer or staff under the immediate supervision, explanations about appeal-related questions and proposals for handling of the appeal (if any) must be requested.

2. During the process of handling of the second appeal, the appeal-handling person or the verification team shall directly meet the appellee, agency, unit or person with associated rights and interests and request them to provide information, documents and evidence related to issues or matters involved in the administrative decision or action on appeal. During the process of meeting with concerned agencies or units, the written request for explanation or provision of information, document or evidence related to appeal-related issues or matters must be sent.

3. The meeting must be documented in the meeting minutes specifying time, location, participants, discussions and signatures of the representatives of involved parties. The minutes must be made into at least two copies, including a copy which is filed in the archives and another copy which is sent to the representative of the participant (if needed).

Article 13. Receiving and processing information, documents, evidence and carrying out on-site inspections

1. Upon receipt of information, documents and evidence provided by the appellant or the appellant’s legal representative, the appellee, agencies, organizations, units or individuals, the appeal-handling person or the verification team must make the receipt note.

2. Information, documents and evidence obtained must clearly show origins thereof. When collecting copies, the appeal-handling person or the verification team must compare them with the original ones; in the absence of the original copies, clear reasons for such absence must be specified in the receipt note. Information, documents and evidence provided by institutional entities must be certified by these entities. Information, documents and evidence provided by natural persons must be signed by these persons. If provided documents are worn out, damaged or blurred to the extent that information is falsified, the recipient must clearly describe the document's condition in the receipt note.

3. Where necessary, the appeal-handling person or the verification team must carry out the on-site inspection to collect, check and examine the accuracy, legitimacy and completeness of information, documents and evidence related to issues or matters on appeal. The on-site inspection must be recorded in the report clarifying time, venue, participants, activities involved in the inspection, findings, opinions of participants and other concerned persons.

4. Information, documents and evidence obtained or verification records must be managed and used in accordance with regulations; must be provided or announced with the competent authority's consent.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Where there is any inconsistency between verification findings and information, documents or evidence provided by the appellant or appellee, the appeal-handling person or the verification team must directly meet with the appellant and the appellee; where necessary, the concerned agency, organization, unit or person must be invited to join the meeting.

2. The meeting must be recorded in the minutes, specifying time, location, participants, issues and opinions raised by participants, unanimous opinions, discrepancies, and bearing signatures of all involved parties. The minutes must be made into at least three copies, each of which is kept by the participant.

Article 15. Soliciting inspections

1. When realizing that it is necessary to make assessment of professional and technical issues as a basis for conclusion on appeal-related issues, appeal-handling persons or heads of agencies or units assigned to verify the appeal shall issue the decision to solicit the inspection.

2. Where the appellant, the appellee, the agency, organization or unit concerned submits the request for solicitation of the inspection, upon determining that such request is grounded, the appeal-handling person or the head of the agency or unit assigned to verify the appeal shall issue the decision to solicit the inspection.

3. The decision to solicit the inspection should specify the name of the inspecting agency and organization; information, documents and proofs to be inspected; issues involved in the inspection solicitation request; deadline for submission of inspection conclusion.

Article 16. Extension of the appeal handling deadline

Upon expiry of the appeal handling deadline, if the verification of the appeal has not been completed yet, the appeal-handling person shall issue the written decision on extension of the deadline for handling of the appeal as prescribed in Article 28, 37 and 50 in the Law on Complaint, and inform the appellant or the legal representative of the appellant or appellee about such extension. The extension must precede the expiry date.

Article 17. Temporary suspension of execution of administrative decisions on appeal

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Upon realizing that the basis for decision on temporary suspension of the execution of the administrative decision no longer exists, the appeal-handling person must issue the decision on revocation of the temporary suspension decision.

Article 18. Dismissal of handling of appeals

During the appeal handling process, when the appellant submits the application for withdrawal of the appeal as per Article 10 in the Law on Complaint, the appeal handling person shall take the following actions:

1. If the appellant withdraws all of the claims, the appeal handling person shall issue the decision to dismiss the handling of the appeal. Within 05 working days from the date of issuance, the decision to dismiss handling of the appeal must be sent to the appellant and the appellee.

2. If the appellant withdraws part of the claims, the appeal handling person shall consider handling the claims that the appellant continues to make.

Article 19. Drafting of reports on results of verification of issues or matters involved in appeals

1. The verification team must draft reports on verification of issues or matters involved in the appeal and bear responsibilities for verification results. The draft report on verification results shall be subject to regulations of clause 4 of Article 29 in the Law on Complaint, containing clear information about the appellant, the appellee, the decision on appeal, the action on appeal, basis for filing the appeal, the appellant's request; handling results of the previous appeal (if any); results of verification and conclusion stating that all claims made in the appeal are absolutely correct, absolutely incorrect or partially correct; petition for upholding, total withdrawal or partial revision or supplementation of the decision on appeal; petition regarding issuance of the decision to handle the appeal.

2. The verification team shall convene the meeting to seek unanimous opinions on the draft report on appeal verification results before reporting to the person issuing the verification decision. Where there is any discrepancy, the team leader shall have the deciding vote and bear responsibility for his/her deciding vote. The verification team’s meeting must be recorded into the meeting minutes fully including participating opinions of members and disagreements for which reasons and solutions must be specified.

Article 20. Holding dialogues

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Before issuing the decision on handling of the first appeal against the disciplinary decision, the appeal-handling person must hold a dialogue with the appellant. As for the appeal against the administrative decision or action, the appeal-handling person or the agency or unit assigned to verify the appeal shall hold the dialogue if there is any discrepancy between the appellant’s request and results of verification of appeal-related issues or matters;

b) During the process of handling of the second appeal, the appeal-handling person must hold the dialogue

If the second appeal-handling person is the Minister, the direct dialogue shall be required for handling of complicated appeals (i.e. there are many people making the same claim; there are different opinions of competent authorities about measures; the appellant expresses his/her severe criticism; the appeal attracts social interest; the appeal case affects political security, social peace and safety). In other cases, the Minister shall assign a Deputy Minister in charge or the head of the agency or unit designated to verify the appeal to hold the dialogue with the appellant (hereinafter referred to as the chair). During the dialogue process, the chair shall promptly report to the appeal-handling person on issues that are complicated, beyond his/her competence; when the dialogue ends, the chair must report on dialogue results to the appeal handling person and bear responsibility for the report contents.

2. Steps in carrying out the dialogue:

a) Preparing for the dialogue

The chair shall determine issues or matters to be discussed, dialogue agenda; inform them in writing to the appellant or the legal representative of the appellant, appellee, agency, organization, unit or individual concerned of the time, venue and items of the dialogue 03 days in advance;

b) Participants in the dialogue

The chair, the verification team, the appellant or the legal representative of the appellant, the appellee, the agency, entity or person concerned and the person handling the first appeal (if any);

c) Beginning the dialogue

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The dialogue must be recorded in the minutes, specifying the time, location, participants; attendees, absentees, issues and opinions raised by participants, unanimous opinions, disagreements, and signed by all involved parties. The minutes must be made into at least three copies, each of which is kept by the chair, the appellant and the appellee.

4. If the appellant or the appellant’s legal representative does not turn up upon receipt of the second notification of participation in the dialogue, the chair makes the minutes on termination of the dialogue, notify such termination in writing or reasons for such termination to the appellant or the appellant's legal representative within 03 working days from the date of issuance.

Article 21. Consultation

1. For complicated cases, there are multiple issues or suggestions about how to handle the appeal, the appeal-handling person or the agency or unit assigned to verify the appeal shall consult with the specialized agency or the agency, entity or person involved before issuing the appeal handling decision. Consultation shall be carried out by sending correspondence or holding meetings.

2. During the process of handling of the second appeal, where necessary, the appeal handling person can decide to set up the advisory council to seek counsels.

The Council shall be composed of the followings: The appeal-handling person or the agency or unit assigned to verify the appeal and persons having expertise in sectors relating to appeal-related questions. Depending on the attributes and contents of specific cases, other persons may be invited to participate in the Council.

Duties of the Council must be recorded in the minutes specifying questions and opinions of specific members of the council. The minutes must be signed by the Chairperson and the Secretary of the Council.

Article 22. Re-examining and reviewing the decision on handling of the first appeal of the Minister

1. With respect to the Minister’s decision on handling of the first appeal against the disciplinary decision imposed on personnel under the immediate supervision, if it remains unresolved, the Ministry’s Inspectorate shall preside over and cooperate with the Department of Staff Organization in assisting the Minister in re-examination and review.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) If the appeal-handling decision is correct, the Inspectorate shall report to the Minister to make it executed and issue the written notification of non-consideration of handling of the appeal to the appellant;

b) Where the appeal-handling decision lacks information or has several incorrect information, the Inspectorate must report to the Minister to issue the decision on modification and supplementation of the decision on handling of the first appeal;

c) If the whole decision on handling of the appeal is incorrect, the Inspectorate may report to the Minister to issue the decision on handling of the first appeal. Re-examining the appeal shall be subject to the procedures and processes for handling of appeals prescribed herein.

Section 3. ISSUING, SENDING, PUBLISHING APPEAL-HANDLING DECISIONS AND COMPILING AND MANAGING APPEAL-HANDLING DOSSIERS

Article 23. Issuing and sending appeal-handling decisions

1. According to regulatory provisions, results of verification of the appeal, dialogue conclusions and consultation results (if any), the appeal-handling person shall issue the decision on handling of appeals according to the following regulations:

a) Decision on handling of the first appeal against the administrative decision or action shall be subject to regulatory provisions of Article 31 in the Law on Complaint; decision on handling of the second appeal shall be subject to regulatory provisions of Article 40 in the Law on Complaint

The appeal handling decision must include clear information about the conditions for accepting and settling the appeal; full name and address of the appellant, the appellee; appeal-related questions, reasons for filing the appeal, the appellant's request; previous appeal settlement results (if any); results of verification of appeal-related issues; the grounds for concluding that the appeal is true in whole, false in whole or true in part; full upholding, dismissal, partial modification or supplementation of the administrative decision or termination of the administrative action on appeal (for the decision on handling of the first appeal) or request requiring the person whose administrative decision or action is on appeal to modify or dismiss part or whole of the administrative decision or terminate the administrative action on appeal (for handling of the second appeal); compensation to the person suffering damage (if any) and solutions against issues concerned; right of second appeal and right to bring the administrative lawsuit to court;

b) Decision on handling of the first appeal against the disciplinary decision imposed upon public security officers, staff and workers shall be subject to regulatory provisions of Article 54 in the Law on Complaint; decision on handling of the second appeal shall be subject to regulatory provisions of Article 56 in the Law on Complaint

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Sending the appeal handling decision:

a) For the decision on handling of the appeal against the administrative decision and administrative action

Within 03 working days from the date of issuance of the decision on handling of the first appeal, the person handling the appeal shall be responsible for sending the appeal handling decision to the appellant, the immediate supervisor of the person handling the appeal; the person having associated rights and obligations; the transferor of the appeal and the inspectorate at the same level.

Within 07 working days from the date of issuance of the decision on handling of the second appeal, the person handling the appeal shall be responsible for sending the appeal handling decision to the appellant, the appellee and the person handling the first appeal; the person having associated rights and obligations; the transferer of the appeal;

b) For the decision on handling of the appeal against the disciplinary decision

Within 03 working days from the date of issuance of the decision on handling of the first appeal, the person handling the appeal shall be responsible for sending the appeal handling decision to the appellant, the appellee; the transferer of the appeal and the inspectorate at the same level.

Within 07 working days from the date of issuance of the decision on handling of the second appeal, the person handling the appeal shall be responsible for sending the appeal handling decision to the appellant, the person handling the first appeal; the person having associated rights and obligations. The decisions on handling of the second appeal of the Heads of affiliates of Ministries, Directors of Police Departments of provinces and centrally-affiliated cities must be sent to the Chief of the Ministry’s Inspectorate and Director of the Department of Staff Organization.

Article 24. Publishing appeal-handling decisions

1. Within 15 working days from the date of issuance of the decision on handling of the appeal, the person handling the appeal shall be responsible for making the appeal handling decision available to the public according to one of the following methods:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Posting of the decision at the workplace or at the public relation office of the agency or unit handling the appeal. The posting must last for at least 15 days from the commencement date;

c) Broadcasting of information about the decision on mass media.

The appeal handling decision must be communicated or disseminated via mass media, including audio and video newspaper, print newspaper and electronic newspaper. The person handling the appeal can choose one of the mass media to broadcast such information. If the host entity of the person handling the appeal has its own website or web portal, information about the decision must be published on these platforms. The number of circulation of such information via audio and video newspapers must be at least 02 times of broadcast; at least 02 issues on print newspapers. The duration of broadcast of such information on electronic newspaper, electronic portal or website must be at least 15 consecutive days.

2. Decisions on handling of appeals involving issues on the list of state secrets or specified in other regulations of the Ministry of Public Security shall not be published according to regulatory provisions of point b and c of clause 1 of this Article.

Article 25. Compiling and managing appeal handling dossiers

After issuing the notification of acceptance of the appeal or the decision on verification, the verification team shall bear responsibility for compiling appeal handling dossiers. Compiling and managing these dossiers shall be subject to Article 11 in the Circular No. 52/2021/TT-BCA dated May 14, 2021 of the Minister of Public Security, prescribing inspection documenting activities of the People’s Public Security force.

Chapter IV

IMPLEMENTARY PROVISIONS

Article 26. Entry into force

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Any appeal considered and accepted for handling before the effective date of this Circular shall continue to be subject to regulatory authorities of the Circular No. 68/2013/TT-BCA dated December 26, 2013 of the Minister of Public Security, providing instructions about handling of complaints, petitions, grievances; handling of complaints and management of handling of complaints arising in the People’s Public Security force.

3. If legislative documents used as referents herein are revised, supplemented or replaced, new versions thereof shall be applied.

Article 27. Implementation responsibilities

1. The Inspectorate of the Ministry of Public Security of Vietnam shall have responsibility for providing instructions on, examining and facilitating the implementation hereof. The Police Inspectorates at all levels shall have responsibility for providing instructions on, examining and facilitating the implementation under their local authority.

2. Heads of affiliates of the Ministry of Public Security, Directors of Police Departments in centrally-affiliated cities and provinces shall be responsible for implementing this Circular.

3. In the course of implementation hereof, if any difficulty or problems arises, specialized and local Police forces should report to the Ministry of Public Security (via the Inspectorate of the Ministry of Public Security) for timely guidance./.

 

 

MINISTER




General To Lam

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



;

Thông tư 23/2022/TT-BCA quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Số hiệu: 23/2022/TT-BCA
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công An
Người ký: Tô Lâm
Ngày ban hành: 16/05/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 23/2022/TT-BCA quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…