Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TƯ PHÁP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1793/1997/TT-BTP

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1997

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TƯ PHÁP SỐ 1793/1997/TT-BTP NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CỦA TỔ CHỨC PHÁP CHẾ Ở CÁC BỘ,CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ

Để thi hành Nghị định số 94/CP của Chính phủ ngày 6 tháng 9 năm 1997 về tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là tổ chức pháp chế Bộ), Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về nghiệp vụ của tổ chức pháp chế Bộ như sau:

I. TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT:

Để thi hành Điều 4 của Nghị định số 94/CP, tổ chức pháp chế Bộ thực hiện các công việc sau đây:

1. Lập dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật (Khoản 1).

1.1. Theo kế hoạch hàng năm hoặc theo nhiệm kỳ của Quốc hội, tổ chức pháp chế Bộ phải đề nghị bằng văn bản với các đơn vị (Cục, Vụ, Viện,...) trong Bộ, ngành mình để các đơn vị kiến nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Bộ luật, Luật, Pháp lệnh, các văn bản của Chính phủ và các văn bản của Bộ, ngành mình) nhằm điều chỉnh các mối quan hệ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành.

1.2. Văn bản kiến nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải nêu rõ những điểm sau đây:

- Sự cần thiết ban hành văn bản kiến nghị;

- Hình thức văn bản;

- Đối tượng, phạm vi điều chỉnh và dự kiến bố cục của văn bản cần ban hành;

- Dự kiến đơn vị chủ trì soạn thảo, các đơn vị tham gia soạn thảo; sự phối hợp với các cơ quan hữu quan để soạn thảo văn bản;

- Thời gian, tiến độ và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho việc soạn thảo văn bản.

1.3. Tổ chức pháp chế Bộ có nhiệm vụ kiến nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

1.4. Thời gian mà tổ chức pháp chế Bộ yêu cầu các đơn vị kiến nghị ban hành văn bản và tổng hợp kiến nghị Chương trình xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ, ngành mình chậm nhất vào cuối tháng 6 năm trước; nếu là chương trình theo nhiệm kỳ của Quốc hội, thì thời gian đề xuất và tổng hợp kiến nghị chậm nhất vào cuối tháng 6 của năm kết thúc nhiệm kỳ của Quốc hội khoá trước.

1.5. Sau khi nhận được Danh mục văn bản do các đơn vị kiến nghị, tổ chức pháp chế Bộ tổng hợp thành Bản dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật của Bộ, ngành hàng năm hoặc theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

1.6. Tổ chức pháp chế Bộ tổ chức cuộc họp với các đơn vị trong Bộ, ngành, mời đại diện của Bộ Tư pháp tham dự dưới sự chủ trì của lãnh đạo Bộ, ngành để xem xét Bản dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật.

Trên cơ sở ý kiến kết luận của lãnh đạo Bộ, ngành, tổ chức pháp chế Bộ lập Bản dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật của Bộ, ngành trình Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành quyết định và ký gửi đến Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trong thời hạn được quy định tại Khoản 3, Điều 9 của Nghị định số 101/CP của Chính phủ ngày 23-9-1997. Trong Bản dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật của Bộ, ngành cần nêu rõ các vấn đề theo quy định tại điểm 1.2 của mục này đối với từng dự án.

1.7. Khi Chương trình xây dựng pháp luật đã được cấp có thẩm quyền (Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành) thông qua, tổ chức pháp chế Bộ đề xuất bằng văn bản với lãnh đạo Bộ, ngành xem xét, quyết định kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình xây dựng pháp luật, đồng thời có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đơn vị được Bộ, ngành giao chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tiến độ và chất lượng. Tổ chức pháp chế Bộ cử người trực tiếp tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật.

1.8. Tổ chức pháp chế Bộ có trách nhiệm định kỳ hàng tháng, hàng quý, sáu tháng, hàng năm hoặc đột xuất báo cáo lãnh đạo Bộ, ngành về tình hình thực hiện kế hoạch xây dựng pháp luật, những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và kịp thời có các kiến nghị, đề xuất cụ thể bằng văn bản để lãnh đạo Bộ, ngành xem xét, giải quyết. 2. Thẩm định về mặt pháp lý các dự thảo văn bản do các đơn vị khác của Bộ, ngành soạn thảo (khoản 2).

2.1. Theo Khoản 2, Điều 4 của Nghị định số 94/CP, thì tổ chức pháp chế Bộ chỉ thẩm định dự thảo văn bản do các đơn vị khác soạn thảo về mặt pháp lý trước khi trình lãnh đạo Bộ, ngành.

Thẩm định về mặt pháp lý Bản dự thảo văn bản được tiến hành trên cơ sở xem xét, đánh giá các vấn đề sau đây:

- Sự cần thiết ban hành văn bản;

- Sự phù hợp của hình thức văn bản với vấn đề cần được giải quyết;

- Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản;

- Bố cục của văn bản;

- Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật;

- Tính khả thi của văn bản;

- Kỹ thuật soạn thảo văn bản (từ ngữ, câu chữ, tên điều, văn phong...).

Trước khi tiến hành thẩm định, tổ chức pháp chế Bộ yêu cầu bằng văn bản các đơn vị chủ trì soạn thảo cung cấp các tài liệu sau đây:

- Dự thảo Tờ trình hoặc Bản thuyết minh về dự thảo văn bản đó;

- Bản dự thảo cuối cùng được được đơn vị chủ trì soạn thảo chuẩn bị;

- Các kiến nghị, đề xuất về việc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc giữ nguyên hiệu lực các điều khoản, văn bản có liên quan;

- Bản tập hợp ý kiến góp ý của các đơn vị khác gửi đến;

- Tài liệu tham khảo (nếu có).

2.2. Trong khi tiến hành thẩm định, nếu có vấn đề chưa rõ, thì tổ chức pháp chế Bộ trao đổi với đơn vị soạn thảo hoặc tham khảo ý kiến các đơn vị có liên quan của Bộ Tư pháp, như Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ pháp luật hình sự - hành chính, Vụ hợp tác quốc tế... để làm rõ. Trong trường hợp còn ý kiến khác nhau về các vấn đề có liên quan, thì tổ chức pháp chế Bộ có quyền bảo lưu ý kiến của mình và báo cáo lãnh đạo Bộ, ngành xem xét, quyết định.

2.3. Trong thời hạn do lãnh đạo Bộ, ngành yêu cầu, tổ chức pháp chế Bộ phải gửi văn bản thẩm định tới lãnh đạo Bộ, ngành xem xét, quyết định, đồng thời gửi văn bản thẩm định tới đơn vị chủ trì soạn thảo.

3. Soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật (Khoản 3).

3.1. Khi được giao trực tiếp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức pháp chế Bộ phải chủ động xây dựng kế hoạch, tiến độ, kiến nghị thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập để lãnh đạo Bộ, ngành xem xét, quyết định, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.

Tổ chức pháp chế Bộ chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan trong Bộ, ngành; với các đơn vị có liên quan của Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan để tổ chức việc nghiên cứu, khảo sát, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các văn bản có liên quan, chuẩn bị dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Khi dự thảo văn bản đã được chuẩn bị xong, tổ chức pháp chế Bộ trình Lãnh đạo Bộ, ngành xem xét, quyết định. Tổ chức pháp chế Bộ phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Bộ, ngành về nội dung cũng như về mặt pháp lý của dự thảo văn bản.

3.2. Khi các đơn vị khác trong Bộ, ngành được lãnh đạo Bộ, ngành giao chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức pháp chế Bộ có trách nhiệm phân công cán bộ tham gia từ đầu. Trong quá trình soạn thảo, tổ chức pháp chế Bộ không chỉ giúp đơn vị đó về mặt kỹ thuật xây dựng văn bản mà, trong khả năng của mình, còn có trách nhiệm tham gia ý kiến về mặt nội dung văn bản; nếu có ý kiến khác nhau liên quan đến nội dung của văn bản, thì tổ chức pháp chế Bộ có thể kiến nghị với lãnh đạo Bộ, ngành tổ chức các cuộc trao đổi có sự tham gia của Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan nhằm làm rõ vấn đề.

4. Làm đầu mối giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành hoặc địa phương gửi lấy ý kiến (Khoản 4).

4.1. Theo sự phân công của lãnh đạo Bộ, ngành, văn bản cần góp ý kiến do Bộ, ngành hoặc địa phương gửi đến xét về nội dung liên quan đến đơn vị nào trong Bộ, ngành, thì đơn vị đó có trách nhiệm nghiên cứu, cho ý kiến bằng văn bản.

4.2. Vai trò đầu mối của tổ chức pháp chế Bộ trong việc tham gia ý kiến vào các dự án văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành hoặc địa phương gửi lấy ý kiến được thể hiện ở những điểm sau đây:

- Đơn vị chuyên môn được lãnh đạo Bộ, ngành giao chủ trì nghiên cứu góp ý kiến phải gửi cho tổ chức pháp chế Bộ một bản dự thảo văn bản để nghiên cứu, theo dõi tiến độ tham gia góp ý, bảo đảm thời hạn do Bộ, ngành quy định.

- Trong trường hợp nội dung văn bản góp ý kiến có vấn đề liên quan đến các đơn vị khác nhau trong Bộ, ngành hoặc liên quan đến các cơ quan khác, thì tổ chức pháp chế Bộ chủ động đề nghị đơn vị chủ trì được tham gia ý kiến hoặc đề nghị lãnh đạo Bộ, ngành tổ chức các cuộc họp có sự tham gia của Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan để trao đổi về các vấn đề có liên quan;

- Sau khi chuẩn bị xong dự thảo văn bản góp ý kiến, đơn vị chủ trì phải gửi cho tổ chức pháp chế Bộ bản dự thảo đó để tổ chức pháp chế Bộ hoàn chỉnh dự thảo văn bản trình lãnh đạo Bộ, ngành duyệt ký. Trong trường hợp ý kiến của tổ chức pháp chế Bộ khác với ý kiến của đơn vị chủ trì dự thảo, thì trước khi trình lãnh đạo Bộ, ngành, tổ chức pháp chế Bộ phải trao đổi lại với đơn vị chủ trì; nếu vẫn còn ý kiến khác nhau, thì tổ chức pháp chế Bộ báo cáo bằng văn bản (kèm theo bản dự thảo văn bản góp ý kiến) với lãnh đạo Bộ, ngành xem xét, quyết định.

II. TRONG CÔNG TÁC RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HOÁ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT.

Để thi hành Điều 5 của Nghị định số 94/CP, tổ chức pháp chế Bộ thực hiện các công việc sau đây:

1. Tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các văn bản liên tịch mà các Bộ, ngành phải thực hiện hoặc tổ chức thực hiện theo quy định của Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành đó, cụ thể là:

1.1. Hướng dẫn nghiệp vụ rà soát, đôn đốc, kiểm tra việc rà soát của các đơn vị thuộc Bộ, ngành;

1.2. Thường xuyên cập nhật văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của Bộ, ngành;

1.3. Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị thuộc Bộ, ngành mà đề xuất với lãnh đạo Bộ, ngành xác định lĩnh vực văn bản quy phạm pháp luật cần rà soát của đơn vị đó;

1.4. Trực tiếp rà soát mảng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của Bộ, ngành, được lãnh đạo Bộ, ngành giao cho;

1.5. Tổ chức các cuộc họp, hội thảo khoa học có sự tham gia của các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành có liên quan; trong trường hợp cần thiết có thể mời Bộ Tư pháp (các Vụ xây dựng pháp luật hoặc các đơn vị khác có liên quan) và các cơ quan hữu quan cùng tham gia để đề xuất phương án xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Khi xử lý cần dựa trên các quy định của Hiến pháp, các Bộ luật, luật, pháp lệnh hiện hành làm căn cứ để so sánh, đối chiếu nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống văn bản;

1.6. Tổng hợp, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành các phương án xử lý kết quả rà soát được quy định tại Khoản 2, Điều 5 của Nghị định số 94/CP.

2. Chuẩn bị và trình Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành ý kiến tham gia hoàn thiện các tập hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của các Bộ, ngành và các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Thường xuyên liên hệ và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp về nghiệp vụ rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc xây dựng các Tổng tập và Tuyển tập văn bản quy phạm pháp luật.

III. TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT,KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT.

Để thi hành Điều 6 của Nghị định số 94/CP, tổ chức pháp chế Bộ thực hiện các công việc sau đây:

1. Phổ biến, giáo dục pháp luật (Khoản 1)

1.1. Căn cứ yêu cầu về việc nâng cao ý thức pháp luật để phục vụ công tác của cán bộ, công chức trong toàn ngành mà đề xuất kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm và dài hạn trình lãnh đạo Bộ, ngành xem xét, quyết định.

Đối với việc phổ biến văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, ngành chủ trì soạn thảo mà đối tượng thi hành là đông đảo nhân dân cũng như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan khác soạn thảo đã có văn bản hướng dẫn phổ biến văn bản đó của Bộ Tư pháp, thì tổ chức pháp chế Bộ phối hợp với Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) xây dựng chương trình phổ biến, giáo dục về văn bản đó cho cán bộ, công chức trong ngành và các tầng lớp nhân dân.

1.2. Trực tiếp hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, ngành và với Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trong các đơn vị thuộc Bộ, ngành, cụ thể là:

- Biên soạn tài liệu phổ biến pháp luật;

- Tập huấn về văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ, công chức trong toàn ngành;

- Phổ biến pháp luật về lĩnh vực do Bộ, ngành quản lý trên các phương tiện thông tin đại chúng, trước hết là phương tiện thông tin do Bộ, ngành trực tiếp quản lý;

- Đưa chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý của ngành;

- Đưa nội dung pháp luật vào hoạt động sinh hoạt tập thể của các tổ chức chính trị - xã hội, các Câu lạc bộ và các tổ chức quần chúng khác.

2. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật (các Khoản 2, 3 và 4).

Tổ chức pháp chế Bộ phối hợp với Thanh tra Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, ngành giúp lãnh đạo Bộ, ngành thực hiện các công việc sau đây:

2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện pháp luật của cán bộ, công chức do Bộ, ngành quản lý;

2.2. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện pháp luật trong Bộ, ngành; thường xuyên khảo sát, tổng kết đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức trong ngành để kiến nghị với lãnh đạo Bộ, ngành có biện pháp xử lý;

2.3. Thường xuyên giữ quan hệ với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp để trao đổi ý kiến về việc áp dụng pháp luật, tham gia ý kiến về việc xử lý vi phạm pháp luật trong ngành;

2.4. Kiến nghị với lãnh đạo Bộ, ngành về các biện pháp phòng ngừa, khắc phục vi phạm pháp luật trong ngành và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế thực hiện pháp luật, trong đó có các quy định và cơ chế thực hiện pháp luật do Bộ, ngành quản lý Nhà nước.

IV. VỀ CÔNG TÁC BÁO CÁO, KHEN THƯỞNG

1. Nhằm tăng cường mối liên hệ công tác, giúp Bộ Tư pháp thực hiện tốt nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ đối với hoạt động của tổ chức pháp chế Bộ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 94/CP, định kỳ sáu tháng, hàng năm hoặc đột xuất, tổ chức pháp chế Bộ gửi báo cáo cho lãnh đạo Bộ, ngành mình, đồng thời gửi báo cáo về Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ về tổ chức và hoạt động nghiệp vụ của mình.

2. Bộ Tư pháp thực hiện việc khen thưởng các tổ chức pháp chế Bộ, cán bộ, công chức của tổ chức pháp chế theo đề nghị của Bộ, ngành chủ quản và ý kiến của Hội đồng thi đua Bộ Tư pháp.

Trong hoạt động nghiệp vụ pháp chế, nếu có vấn đề gì vướng mắc và kiến nghị, đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để có hướng dẫn, giải quyết.

 

 

Nguyễn Đình Lộc

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF JUSTICE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------

No. 1793/1997/TT-BTP

Hanoi, December 30, 1997

 

CIRCULAR

ON PROFESSIONAL GUIDANCES FOR LEGAL DEPARTMENTS OF THE MINISTRIES, THE MINISTERIAL-LEVEL AGENCIES AND THE AGENCIES ATTACHED TO THE GOVERNMENT

In furtherance of Decree No.94-CP of the Government of September 6, 1997 on organizing legal departments of the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government (hereafter referred collectively to as the ministerial legal departments), the Ministry of Justice hereby provides the following guidances on a number of issues regarding the professional activities of the ministerial legal departments:

I. IN THE LEGISLATIVE WORK:

To implement Article 4 of Decree No.94-CP, a ministerial legal department shall perform the following tasks:

1. To work out draft legislative programs (Clause 1).

1.1. Basing itself on the annual plan or the term of the National Assembly, the ministerial legal department shall request in writing units (departments, institutes...) within its ministry or branch to make proposals on the promulgation of legal documents (codes, laws, ordinances, documents issued by the Government, and documents issued by its own ministry or branch), so as to regulate the relations within the scope of management of the ministry or branch.

1.2. A written proposal on the promulgation of a legal document shall have to clearly state the following:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The form of such document;

- The objects and scope of regulation and projected composition of the document to be promulgated;

- The unit to be in charge of the drafting and units expected to participate in the drafting; the coordination with concerned agencies in drafting the document;

- The time, tempo and other necessary conditions to ensure the drafting of the document.

1.3. The ministerial legal department is tasked to propose the promulgation of legal documents.

1.4. The time-limit for the ministerial legal department to request units to make proposals on the promulgation of legal documents and sum up proposals on the annual legislative program of its own ministry or branch shall be no later than the end of the preceding year; as for a program corresponding the National Assembly's term, the time-limit for making and summing up proposals must be no later than the end of June of the last year of the preceding National Assembly's term.

1.5. After receiving lists of legal documents proposed by units, the ministerial legal department shall sum up them into an annual draft legislative program of its own ministry or branch or a legislative program corresponding the National Assembly's term.

1.6. The ministerial legal department shall hold a meeting with units in its ministry or branch, inviting representatives from the Ministry of Justice to attend such meeting, which shall be chaired by the ministry or branch leaders, to consider the draft legislative program.

Basing itself on the conclusions of the ministry or branch leaders, the ministerial legal department shall draw up a draft legislative program of its own ministry or branch, submit it to the minister or the head of the branch for decision, signing and submission to the Ministry of Justice and the Government's Office within the time-limit prescribed in Clause 3, Article 9 of Decree No.101-CP of the Government issued on September 23, 1997. The draft legislative program of the ministry or branch must state clearly all issues as defined in Point 1.2, this Section regarding each project.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.8. The ministerial legal department shall have to submit to the ministry or branch leaders monthly, quarterly, biannual, annual or extraordinary reports on the implementation of the legislative program, the difficulties and problems arising in the course of implementation, and promptly make written detailed proposals and suggestions to the ministry or branch leaders for consideration and solution.

2. To evaluate the legality of documents drafted by other units of the ministry or branch (Clause 2).

2.1. According to Clause 2, Article 4 of Decree No.94-CP, the ministerial legal department shall only evaluate the legality of documents drafted by other units before they are submitted to the ministry or branch leaders.

The evaluation of the legality of a draft document shall be conducted on the basis of considering and assessing the following matters:

- The necessity to promulgate the document;

- The conformity of the form of document with the issue that needs to be solved.

- The objects and scope of regulation by the document;

- The document's composition;

- The constitutionality, legality and uniformity of the document in the law system;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The document drafting technique (terms, words, sentences, articles, style...).

Before conducting the evaluation, the ministerial legal department shall request in writing units that assume the prime drafting responsibility to provide the following:

- The draft report or explanation on the draft legal document;

- The final draft prepared by the unit that assumes the prime drafting responsibility;

- Proposals and suggestions on the annulment, amendment, supplement, promulgation or retainment of the related provisions or documents;

- The sum-up of comments from other units;

- Reference materials (if any).

2.2. While conducting the evaluation, if there appears any ambiguity, the ministerial legal department shall exchange opinions with the drafting unit or consult the relevant units of the Ministry of Justice, such as the Civil and Economic Legislation Department, the Penal and Administrative Legislation Department, the International Cooperation Department... for clarification. In cases where still remains divergence of opinion on the related matters, the ministerial legal department shall have the right to reserve its opinion and report it to the ministry or branch leaders for consideration and decision.

2.3. Within the time-limit set by the ministry or branch leaders, the ministerial legal department shall have to send the evaluation report to the ministry or branch leaders for consideration and decision and at the same time send the evaluated document to the drafting unit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1. When assigned to directly draft legal documents, the ministerial legal department shall have to take initiative in working out the plan and tempo therefor, proposing the establishment of a drafting board and an editing team, which shall be submitted to the ministry or branch leaders for consideration and decision, and at the same time prepare necessary conditions for the performance of the assigned task.

The ministerial legal department shall take initiative in coordinating with the relevant units of the ministry or branch; the relevant units of the Ministry of Justice and the concerned agencies in organizing the study, survey, review and assessment of the implementation of related legal documents and prepare to draft the legal documents.

When a draft legal document is ready, the ministerial legal department shall submit it to the ministry or branch leaders for consideration and decision. The ministerial legal department shall take responsibility before the ministry or branch leaders for the contents as well as the legality of the draft legal document.

3.2. If other units in the ministry or branch are assigned to assume the prime responsibility in drafting legal documents, the ministerial legal department shall have to appoint its personnel to participate therein right from the beginning. In the drafting process, the ministerial legal department shall not only assist the involved units in the drafting technique but also, within its own capability, contribute comments on the documents' contents; if opinions on the documents' contents are diverse, the ministerial legal department may propose the ministry or branch leaders to organize discussions with participation of officials from the Ministry of Justice and the concerned agencies in order to clarify the matters.

4. To act as the main body to assist the minister or the branch head in contributing comments to legal documents drafted and sent to it by other ministries, branches or localities for opinions (Clause 4).

4.1. Under the assignment by the ministry or branch leaders, the unit(s) which shall have to study and comment legal documents sent by other ministries, branches or localities for opinions, shall be the one(s) to which the contents of such legal documents are related.

4.2. The ministerial legal department's role as a main body in contributing comments to the draft legal documents sent to it from other ministries, branches or localities for opinions, shall be seen through the following:

- The professional unit assigned by the ministry or branch leaders to assume the prime responsibility in studying and contributing comments to a legal document shall have to send the ministerial legal department a copy of the draft document so that the latter may study it, monitor the commenting tempo, thus ensuring the time-limit set by the ministry and branch;

- If the written comment contains matters related to different units in the ministry or branch or to other agencies, the ministerial legal department shall take initiative in requesting the unit in charge to give its opinions or propose the ministry or branch leaders to organize meetings with participation of officials of the Ministry of Justice and the concerned agencies to exchange opinions on the related matters;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. IN THE REVISION AND SYSTEMIZATION OF LEGAL DOCUMENTS.

To implement Article 5 of Decree No.94-CP, the ministerial legal department shall perform the following tasks:

1. To organize the revision and systemization of legal documents, including the documents issued by the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the State President, the Government, the Prime Minister, the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government, and joint documents which, the ministries or branches have to implement or organize the implementation thereof in accordance with Decrees on their respective functions, tasks and powers. More concretely:

1.1. To provide professional guidances, urge and inspect the revision of documents conducted by units attached to the ministry or branch;

1.2. To regularly update legal documents related to the ministry's or branch's activities;

1.3. To propose the ministry or branch leaders to determine which legal documents should be revised by each unit in the ministry or branch, based on the tasks and powers of such unit;

1.4. To directly revise legal documents related to the ministry's or branch's activities, as assigned by the ministry or branch leaders;

1.5. To organize meetings and workshops with participation of representatives from the relevant units under the ministry or branch; in case of necessity, it may invite representatives from the Ministry of Justice (the Legislation Departments and the relevant units) and from the concerned agencies to such meetings so that they may propose plans to the results of the revision of legal documents. The handling of revision results should be based on the provisions of the current Constitution, codes, laws and ordinances so as to ensure the constitutionality, legality and uniformity of the system of legal documents;

1.6. To sum up and submit to the minister or the branch head plans for handling the revision results as prescribed in Clause 2, Article 5 of Decree No.94-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To regularly consult and submit to professional direction and guidance of the Ministry of Justice regarding the revision and systemization of legal documents; coordinate with the Ministry of Justice in compiling collections and selections of legal documents.

III. REGARDING THE WORK OF THE LAW DISSEMINATION, EDUCATION AND INSPECTION OF LAW OBSERVANCE.

To implement Article 6, Decree No.94-CP, the ministerial legal department shall perform the following tasks:

1. To conduct the law dissemination and education (Clause 1)

1.1. To propose annual and long-term plans on law dissemination and education to be submitted to the ministry or branch leaders for consideration and decision, based on the requirements of raising the sense of law of officials and employees in the entire branch.

As for the dissemination of legal documents elaborated by the ministry or branch and to be observed by the majority of the population as well as for the legal documents elaborated by other agencies and already guided for dissemination by the Ministry of Justice, the ministerial legal department shall coordinate with the Ministry of Justice (the Law Dissemination and Education Department) in working out programs on the dissemination and education of such documents for officials and employees within the branch and for people from all walks of life.

1.2. To organize directly or jointly with units under the ministry or branch and with the Ministry of Justice (the Law Dissemination and Education Department) activities related to the law information, dissemination and education for officials and employees in such units. More concretely:

- To compile documents for law dissemination;

- To organize training courses on legal documents for officials and employees in the entire branch;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To include law training and fostering programs into professional training and fostering programs for managerial cadres of the branch;

- To include law-related contents to collective activities of socio-political organizations, clubs and other mass organizations.

2. To inspect the observance of law (Clauses 2, 3 and 4).

The ministerial legal department shall coordinate with the ministry or branch inspectorate and the concerned units within the ministry or branch in assisting the ministry or branch leaders to perform the following:

2.1. Working out plans for periodical or extraordinary inspection of the law observance by officials and employees in the ministry or branch;

2.2. Monitoring and urging the law observance in the ministry or branch; regularly surveying, reviewing and assessing the situation on law awareness and observance by officials and employees in the branch so as to propose the ministry or branch leaders to take necessary measures;

2.3. Regularly contacting the relevant units under the Ministry of Justice for the exchange of opinions on the application of laws, contributing opinions on the handling of law breaches within the branch;

2.4. Proposing to the ministry or branch leaders measures to prevent or overcome violations of law in the branch and perfect the law system and law enforcement mechanism, including the provisions and law enforcement mechanism subject to State management by the ministry or branch.

IV. ON THE WORK OF REPORTING AND COMMENDATION.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry of Justice shall reward the ministerial legal departments, their officials and employees at the proposals of their parent ministries or branches, after consulting the Emulation Council under the Ministry of Justice.

Any problem arising in the legal professional activities should be promptly reported to the Ministry of Justice for guidance and solution.

 

 

THE MINISTER OF JUSTICE




Nguyen Dinh Loc

 

;

Thông tư 1793/1997/TT-BTP hướng dẫn nghiệp vụ của tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do Bộ Thương mại ban hành

Số hiệu: 1793/1997/TT-BTP
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
Người ký: Nguyễn Đình Lộc
Ngày ban hành: 30/12/1997
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 1793/1997/TT-BTP hướng dẫn nghiệp vụ của tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do Bộ Thương mại ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [6]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…