BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2021/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2021 |
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Thông tư này quy định về nguyên tắc, nội dung, hồ sơ, chế độ thống kê, báo cáo và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở có liên quan trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Công an các đơn vị, địa phương và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân (sau đây gọi chung là cán bộ, chiến sĩ) được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Cơ quan, tổ chức, cơ sở có liên quan đến việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được quản lý, bảo quản, bảo dưỡng an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Quy trình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được xây dựng phù hợp trên cơ sở yêu cầu của nhà sản xuất và đặc thù trong khai thác, sử dụng (địa hình hoạt động, phân vùng lãnh thổ, khí hậu, yêu cầu kỹ thuật).
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là các loại phương tiện được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).
2. Quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra công tác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện để duy trì chất lượng tốt nhất của phương tiện, bảo đảm công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Bảo quản phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là hoạt động giữ gìn phương tiện để tránh hư hỏng, mất mát.
4. Bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là công việc được tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ vận hành, khai thác, sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo nội dung công việc đã quy định để duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của phương tiện.
Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục sau đây:
1. Phụ lục I: Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới.
2. Phụ lục II: Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thông dụng.
3. Phụ lục III: Bảo quản, bảo dưỡng trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân.
4. Phụ lục IV: Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện cứu người.
5. Phụ lục V: Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, dụng cụ phá dỡ thô sơ.
6. Phụ lục VI: Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc.
7. Phụ lục VII: Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy, chữa cháy; đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố; chất chữa cháy; vật liệu chống cháy, ngăn cháy.
8. Phụ lục VIII: Mẫu sổ theo dõi hoạt động của phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới.
QUẢN LÝ, BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ
Điều 6. Địa điểm quản lý, bảo quản phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Địa điểm quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là nhà kho, bến, bãi, âu thuyền, cảng, trụ sở cơ quan hoặc địa điểm khác do người có thẩm quyền quyết định và phải bảo đảm điều kiện tương ứng theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Nhà, kho, bãi để phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm an ninh, trật tự, có hệ thống thiết bị chiếu sáng, được trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy thông dụng và đáp ứng các điều kiện sau:
a) Nhà, kho để phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là công trình xây dựng có mái che, tường bao quanh, bảo đảm khô ráo, thoáng khí, sạch sẽ;
b) Bãi để phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là nơi để phương tiện ngoài trời phải được bố trí mái che hoặc có các biện pháp phòng, chống mưa, nắng.
3. Bến, âu thuyền, cảng để phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm an ninh, trật tự, nội quy ra, vào, nội quy về bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy; đối với bến thủy nội địa ngoài việc đáp ứng các yêu cầu trên phải có thiết bị neo đậu phương tiện, có nội quy hoạt động ra, vào bến, sắp xếp, neo đậu phương tiện.
4. Xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, máy bơm chữa cháy phải được bố trí trong nhà; tàu, xuồng, ca nô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải được bố trí tại bến bãi bảo đảm yêu cầu hoạt động của phương tiện. Các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khác phải được bố trí ở nơi đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này hoặc trong các khoang chứa phương tiện của xe chữa cháy, xe chuyên dùng và quản lý an toàn, bảo đảm thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
5. Xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, máy bơm chữa cháy và các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khác chưa sử dụng phải được bảo quản trong kho hoặc nơi quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu để quản lý, bảo quản đúng quy định theo từng chủng loại.
Điều 7. Bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên
1. Thực hiện hằng ngày hoặc trước, trong và sau mỗi lần sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và do người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện.
2. Nội dung bảo quản, bảo dưỡng cụ thể đối với phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định tại các Phụ lục I, II, III, IV, V, VI, VII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Kết thúc việc bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên, người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải ghi đầy đủ vào sổ theo dõi phương tiện theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Bảo quản, bảo dưỡng định kỳ
1. Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện định kỳ hằng tháng, hằng quý và hằng năm tại nơi quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc cơ sở bảo dưỡng theo đúng quy định của nhà sản xuất và do thợ máy, kỹ thuật viên, người đã được đào tạo thực hiện;
2. Nội dung bảo quản, bảo dưỡng: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật chung của phương tiện, tổ chức đánh giá chi tiết chất lượng phương tiện, áp dụng quy định của nhà sản xuất về cấp bảo dưỡng, sửa chữa và tình hình thực tế tại cơ sở để có phương án bảo quản, bảo dưỡng phù hợp đối với từng loại phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
3. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sau khi thực hiện bảo quản, bảo dưỡng định kỳ phải được người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đánh giá, xác nhận và ghi đầy đủ vào sổ theo dõi phương tiện theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, gồm:
a) Sổ theo dõi hoạt động xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, tàu, xuồng, ca nô chữa cháy theo Mẫu số 01, máy bơm chữa cháy theo Mẫu số 02, các loại phương tiện cơ giới khác theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan, tổ chức, cơ sở.
2. Hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở chỉ đạo lập, lưu giữ và được bổ sung khi có thay đổi.
1. Định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải thống kê, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo các nội dung cơ bản sau:
a) Thực trạng công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng (số lượng, chất lượng, chủng loại, nội dung bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã trang bị);
b) Kết quả thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
c) Đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Trường hợp phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được trang bị hư hỏng, cơ quan, tổ chức, cơ sở phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trình tự báo cáo và cơ quan tiếp nhận báo cáo
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, đội dân phòng báo cáo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện), Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo Công an cấp huyện về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
c) Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành có trách nhiệm báo cáo Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh theo phân cấp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
d) Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực, Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ báo cáo Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
đ) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an cấp huyện báo cáo Công an cấp tỉnh trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
e) Công an cấp tỉnh báo cáo Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
1. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải căn cứ vào tính năng kỹ thuật, quy định của nhà sản xuất, các điều kiện thực tế khác để xây dựng quy trình bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp.
2. Các bước trong quy trình bảo quản, bảo dưỡng định kỳ phải do thợ máy, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn phù hợp đảm nhận.
1. Trách nhiệm của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
a) Hướng dẫn thực hiện quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên phạm vi toàn quốc;
b) Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra theo thẩm quyền việc thực hiện công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định;
c) Nghiên cứu, cải tiến, sửa chữa, sản xuất thử nghiệm phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; biên soạn tài liệu kỹ thuật hướng dẫn sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
d) Kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
b) Duyệt kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Thống kê, báo cáo cơ quan cấp trên về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
d) Kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
e) Bảo đảm kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
3. Trách nhiệm của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện:
a) Trực tiếp thực hiện quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được trang bị;
b) Phân công cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
c) Thống kê, báo cáo Công an cấp tỉnh về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
4. Người đứng đầu Công an các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.
1. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
2. Tổ chức lập và quản lý hồ sơ về phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
3. Tổ chức cho cán bộ, nhân viên, người lao động trong cơ quan, tổ chức, cơ sở học tập, sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã trang bị.
4. Phân công người làm công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
5. Thống kê, báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
6. Kiểm tra, xử lý vi phạm hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
7. Bảo đảm kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
1. Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo đúng quy định của nhà sản xuất và theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
2. Thường xuyên kiểm tra nơi bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý; phát hiện kịp thời phương tiện bị mất, hư hỏng hoặc nơi bảo quản, bảo dưỡng không bảo đảm an toàn để báo cáo cơ quan, tổ chức, cơ sở trực tiếp quản lý có biện pháp xử lý, khắc phục.
3. Thống kê, báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 3 năm 2021 và thay thế Thông tư số 52/2014/TT-BCA ngày 28 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật, điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn được trích dẫn trong Thông tư này khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì nội dung trích dẫn cũng được điều chỉnh và thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn được sửa đổi, bổ sung, thay thế.
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Thông tư này.
2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Đề nghị Thủ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an trong việc quản lý, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan, tổ chức, cơ sở do bộ, ngành, địa phương mình quản lý.
Trong quá trình thi hành Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để có hướng dẫn kịp thời./.
|
BỘ TRƯỞNG |
BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU
HỘ CƠ GIỚI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05 tháng 02 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Công an)
I. Bảo quản phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới hằng ngày
1. Xe chữa cháy, xe chuyên dùng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
a) Kiểm tra trực quan:
- Hệ thống gương chiếu hậu, hệ thống kính chắn gió;
- Mức nhiên liệu, bổ sung nhiên liệu trong bình chứa nếu thiếu (bình chứa phải luôn đầy hoặc ít nhất là 4/5 dung tích bình);
- Sự rò rỉ dầu bôi trơn động cơ, hộp số, hộp trích công suất và dung dịch làm mát, dầu thủy lực của hệ thống nâng hạ cabin (nếu có);
- Mức dầu bôi trơn động cơ, dầu bôi trơn hộp trích công suất, nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu trợ lực lái, dầu trợ lực ly hợp, trợ lực phanh, dầu thủy lực của hệ thống chuyên dùng (nếu có);
- Mỡ bôi trơn trục các đăng xe và trục các đăng truyền lực cho hệ thống chuyên dùng;
- Tình trạng khung xe, các lá nhíp, giảm xóc, thanh cân bằng,... nếu có hiện tượng biến dạng, hư hỏng phải dừng hoạt động để tiến hành sửa chữa;
- Tình trạng toàn bộ lốp xe;
- Hoạt động của các cửa kéo khoang chứa, các cơ cấu nâng, hạ thiết bị;
- Tình trạng của thang, các trang thiết bị đặt trên nóc xe;
- Dầu bơm chân không mồi nước (đối với bơm mồi là bơm cánh gạt sử dụng dầu để bôi trơn và làm kín hoặc bơm pít tông); kiểm tra bình nước mồi bơm chân không đối với bơm mồi là bơm vòng nước);
- Ống hút nước không bị cong gập, thủng, có đủ gioăng, đệm, các đầu nối khi lắp vào nhẹ nhàng, kín;
- Téc nước chữa cháy, téc chất tạo bọt chữa cháy, bảo đảm téc chứa không bị biến dạng, rò rỉ. Téc nước, téc chất tạo bọt luôn đầy dung tích, bảo đảm nước sạch, chất tạo bọt không bị pha trộn với các loại chất lỏng khác;
- Các phương tiện, dụng cụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trang bị theo xe, máy bơm như lăng, vòi, ba chạc, thang... bảo đảm đủ cơ số theo thiết kế và chất lượng kỹ thuật.
b) Kiểm tra hoạt động:
- Quan sát đèn, đồng hồ của bảng táp lô có tín hiệu bình thường thì khởi động động cơ; nếu có đèn báo sự cố thì phải tìm nguyên nhân để xử lý;
- Sau khi khởi động động cơ không tải từ 01 phút đến 03 phút, cho động cơ chạy ở tốc độ vòng quay khác nhau (nhưng không tăng ga đột ngột); quan sát chỉ số của các đồng hồ báo áp suất dầu bôi trơn, nhiên liệu, nhiệt độ nước làm mát, áp suất khí nén, đồng hồ hoặc đèn báo nạp điện cho ắc quy, đèn báo sự cố khác. Nếu phát hiện động cơ có tiếng kêu lạ hoặc khi đồng hồ, đèn báo có tín hiệu cảnh báo nguy hiểm thì phải tắt máy ngay và báo cho bộ phận kỹ thuật để kiểm tra, sửa chữa;
- Tình trạng hoạt động của các loại đèn, còi tín hiệu giao thông, thiết bị phát tín hiệu ưu tiên. Nếu phát hiện có hư hỏng phải báo bộ phận kỹ thuật để kiểm tra, sửa chữa;
- Tình trạng các dây dẫn điện, đầu cực ắc quy;
- Tình trạng hoạt động của các công tắc, các cảm biến, van điều khiển... thuộc hệ thống điều khiển các thiết bị chuyên dùng trên xe;
- Hệ thống ly hợp bảo đảm khi thao tác sang số, không có tiếng kêu lạ;
- Tình trạng hoạt động của các tay gạt điều khiển thiết bị chuyên dùng, dây ga tay...;
- Độ kín của hệ thống phanh thông qua quan sát đồng hồ áp suất hơi hoặc dầu và các đèn báo; xả nước ở bình chứa hơi (nếu có);
- Tình trạng hoạt động của phanh dừng, đỗ (phanh tay);
- Cho xe tiến, lùi, đạp phanh để đánh giá hiệu lực của hệ thống phanh;
- Khả năng vận hành của hệ thống trợ lực lái, độ rơ của vô lăng lái, độ nặng khi đánh lái;
- Quá trình vận hành của bộ trích công suất (PTO), hệ thống truyền lực đến bơm ly tâm, nếu bộ trích công suất có tiếng kêu lạ, rò rỉ dầu bôi trơn, trục truyền lực đến bơm ly tâm bị rung lắc thì phải ngừng sử dụng và tìm nguyên nhân khắc phục;
- Sự hoạt động của hệ thống bơm nước, cụ thể: Kiểm tra độ kín của van phun nước, van mở chất tạo bọt, van khí, các đồng hồ, đèn báo; kiểm tra mỡ làm kín và bôi trơn trục bơm (nếu có), các cơ cấu chuyển động xoay;
- Độ kín của bơm chữa cháy (đóng kín tất cả các van của bơm, nắp đậy họng hút, thực hiện động tác hút chân không cho bơm đạt độ chân không tối đa, thời gian hút chân không không quá 30 giây. Ngừng hút chân không, quan sát đồng hồ chân không, nếu trong 02 phút kim đồng hồ không giảm về quá 01 vạch (tương ứng với 0,1 bar) là bơm bảo đảm độ kín; nếu kim trả về nhanh hơn là bơm bị hở, phải tìm nguyên nhân để khắc phục;
- Khả năng làm việc của bơm chân không mồi nước bằng cách thực hiện thao tác hút chân không, yêu cầu trị số áp suất chân không phải đạt ít nhất -0,6 bar (6/10 vạch chỉ số trên đồng hồ hạ áp), nếu thấp hơn phải bảo dưỡng, sửa chữa bơm chân không mồi nước;
- Tình trạng hoạt động của hệ thống chữa cháy sử dụng công nghệ bọt khí nén (nếu có): Kiểm tra độ kín của máy nén khí cung cấp khí nén cho hệ thống chữa cháy công nghệ bọt khí nén, kiểm tra tình trạng hoạt động của các van, công tắc điều khiển của hệ thống;
- Các cơ cấu thủy lực nâng, hạ, quay, cơ cấu tời, cẩu, cơ cấu ra thang, vào thang, giỏ thang; cơ cấu nâng hạ, xoay của tháp đèn chiếu sáng; máy phát điện, các cơ cấu bảo đảm an toàn... Nếu phát hiện hỏng hóc, sự cố, cần yêu cầu bộ phận kỹ thuật phối hợp kiểm tra, khắc phục;
- Hằng ngày thực hiện khởi động động cơ một lần trong 15 phút. Khi nhiệt độ môi trường trong ngày thấp hơn 10°C, việc khởi động được thực hiện 02 lần/ngày để thực hiện các bước kiểm tra theo quy định (có thể kết hợp cho phương tiện di chuyển trong khoảng cách tương đương với lượng nhiên liệu khởi động động cơ tại chỗ).
2. Tàu, xuồng, ca nô chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
a) Kiểm tra trực quan:
- Hệ thống nhiên liệu, bôi trơn, làm mát;
- Tình trạng bình ắc quy, các dây dẫn điện;
- Téc chất tạo bọt chữa cháy, bảo đảm téc chứa không bị biến dạng, rò rỉ, dung tích chất tạo bọt;
- Vỏ xuồng bơm hơi, nếu thấy hiện tượng bong mép dán, thủng hoặc mài mòn sâu phải ngừng sử dụng và có biện pháp khắc phục.
b) Kiểm tra hoạt động:
- Tình trạng kỹ thuật của động cơ tàu, xuồng, ca nô;
- Hệ thống lái, thiết bị dẫn đường, đèn, còi tín hiệu, số lượng các trang thiết bị kèm theo;
- Hệ thống bơm nước chữa cháy trang bị theo tàu, xuồng, ca nô; kiểm tra đường ống, vòi và lăng phun;
- Hằng ngày khởi động động cơ tàu, xuồng, ca nô một lần trong 15 phút để kiểm tra tình trạng kỹ thuật. Khi nhiệt độ môi trường trong ngày thấp hơn 10°C, việc khởi động động cơ được thực hiện 02 lần/ngày.
3. Máy bơm chữa cháy
a) Kiểm tra trực quan:
- Toàn bộ các mũ ốc, vít;
- Mức nhiên liệu, dầu bôi trơn bảo đảm đủ, sạch, không bị rò rỉ;
- Hệ thống dây dẫn điện, bình ắc quy;
- Tình trạng bộ phận dẫn động bơm gây chân không mồi nước;
- Ống hút nước không bị cong gập, thủng, có đủ gioăng, đệm, các đầu nối khi lắp vào nhẹ nhàng, kín;
b) Kiểm tra hoạt động:
- Tình trạng hoạt động của động cơ máy bơm (Khởi động động cơ bơm, cho khởi động động cơ ở tốc độ không tải tối đa từ 02 phút đến 03 phút);
- Tình trạng hoạt động của máy bơm chữa cháy tại nơi có nguồn nước, triển khai ống hút. Đóng kín van họng phun. Khởi động động cơ (sử dụng hệ thống khởi động bằng điện hoặc dây giật tự cuốn), khi máy nổ thì tăng dần ga, đồng thời thực hiện thao tác hút nước. Quan sát đồng hồ chân không và đồng hồ áp lực nước (nếu trong vòng 30 giây mà hút nước không lên thì phải tắt máy và kiểm tra, sửa chữa khôi phục độ kín của bơm mới được tiếp tục thao tác hút nước). Khi thấy nước chảy qua bơm gây chân không thành dòng liên tục đồng thời kim đồng hồ áp lực nước tăng lên từ 02 bar đến 03 bar thì ngắt bơm chân không, từ từ tăng ga và mở van họng phun nước. Trong quá trình vận hành bơm, luôn duy trì áp suất nước không thấp hơn 4 bar để bảo đảm làm mát cho bơm (đối với máy bơm làm mát bằng nước);
- Thời gian khởi động động cơ hàng ngày tối đa một lần trong 03 phút (nếu không phun, hút nước) hoặc 15 phút (nếu có hút, phun nước). Khi nhiệt độ môi trường trong ngày thấp hơn 10°C, việc khởi động động cơ được thực hiện 02 lần/ngày, kiểm tra tình trạng kỹ thuật và bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất. Trong quá trình sử dụng không điều chỉnh cần điều khiển bộ điều tốc vì sẽ làm hư hỏng động cơ máy bơm. Đối với các máy bơm chữa cháy có lắp công tắc cảnh báo quá nhiệt động cơ, phải luôn để công tắc ở vị trí mở “ON”.
4. Phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới khác: Máy nạp khí sạch; thiết bị cưa, cắt, khoan, đục, đập, tời, kéo, banh, kích, nâng (có sử dụng động cơ); thiết bị xử lý thực bì (máy cắt thực bì, máy cắt cỏ); quạt thổi khói; quạt hút khói; máy phát điện; máy thổi gió, bình chữa cháy đeo vai có động cơ các loại
a) Kiểm tra trực quan:
- Lọc gió động cơ, dây cao áp, chế hòa khí;
- Bề mặt các chi tiết máy, nếu thấy hiện tượng nứt, chảy dầu thì phải ngừng sử dụng, lên phương án khắc phục;
- Các mối nối; kiểm tra chất lượng của ống dẫn khí, ống dẫn dầu thủy lực, các khớp nối;
- Các vật tư tiêu hao như lọc khí, dầu dùng cho khối nén khí (đối với máy nạp khí sạch), dây đai dẫn động, lưỡi cưa, lưỡi banh, cắt, mũi khoan...;
- Mức dầu thủy lực, nhiên liệu trong bình chứa, lưu ý pha trộn nhiên liệu theo đúng tỉ lệ được nhà sản xuất khuyến cáo.
b) Kiểm tra hoạt động:
- Hệ thống khởi động, các công tắc và đồng hồ, đèn báo;
- Hằng ngày khởi động động cơ trong 05 phút; đối với máy nạp khí sạch, khởi động 02 lần mỗi tuần, mỗi lần 05 phút.
II. Bảo dưỡng phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới hằng ngày
1. Xe chữa cháy, xe chuyên dùng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
a) Làm sạch phương tiện, sắp xếp gọn gàng, kiểm tra số lượng phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trên xe theo đúng quy định.
b) Làm sạch buồng lái, đệm, ghế ngồi, lốp xe, thân xe, gầm xe, khoang đặt bơm chữa cháy, khoang điều khiển thiết bị, ngăn chứa phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
c) Lau sạch kính chắn gió, chổi gạt nước mưa, gương chiếu hậu, các loại đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu.
d) Vệ sinh, làm sạch bề mặt các chi tiết máy, hệ thống bơm chữa cháy và các van hút, phun nước, van luân lưu làm mát....
đ) Bổ sung dung dịch làm mát động cơ, các loại dầu mỡ bôi trơn, dầu thủy lực nếu thiếu.
e) Bắt chặt các dây dẫn điện, đầu cực ắc quy.
g) Lốp xe nếu thiếu hơi phải bơm hơi tới áp suất tiêu chuẩn; gỡ những vật cứng mắc vào các kẽ lốp. Nếu trên bề mặt lốp có hiện tượng rạn nứt, vết xước sâu, phồng rộp thì phải thay thế lốp.
h) Bắt chặt các điểm liên kết bằng ốc vít (nếu có hiện tượng bị nới lỏng), bôi trơn các khớp khóa, nếu có hiện tượng rỉ sét phải làm sạch bề mặt và sơn chống rỉ.
2. Tàu, xuồng, ca nô chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
a) Lau sạch các bộ phận máy, vệ sinh mặt boong và các phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trên tàu, xuồng, ca nô.
b) Vệ sinh, làm sạch bề mặt các chi tiết máy, hệ thống bơm chữa cháy và các van hút, phun nước, van luân lưu làm mát....
c) Vệ sinh, bắt chặt các cực của ắc quy.
d) Đối với xuồng bơm hơi để trên cạn:
- Để xuồng ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và các chất hóa học có khả năng ăn mòn; nếu xuồng để ngoài trời phải có biện pháp bảo vệ tránh mưa, nắng;
- Sử dụng xà phòng và nước để vệ sinh vỏ xuồng. Khi có vết bẩn khó tẩy có thể làm sạch bằng chất tẩy rửa và phải rửa lại vỏ xuồng bằng nước sạch;
- Làm sạch van khí, thanh chắn ngang; thường xuyên kiểm tra bơm hơi, nạp đầy điện cho bơm hơi (đối với loại xuồng có bơm hơi bằng điện).
3. Máy bơm chữa cháy
a) Vệ sinh, làm sạch bề mặt các chi tiết máy, hệ thống bơm chữa cháy và các van hút, phun nước, van luân lưu làm mát....
b) Bắt chặt các bộ phận, các mối liên kết, các chi tiết, các đầu dây điện.
c) Bắt chặt bình điện với giá đỡ, bắt chặt các cực của ắc quy, sạc lại bình ắc quy ngay sau mỗi lần sử dụng (đối với ắc quy không nạp điện trực tiếp từ động cơ).
d) Bổ sung dầu bôi trơn cho bơm gây chân không (nếu có) bằng dầu phù hợp trong và sau khi sử dụng.
4. Phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới khác
a) Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết máy, các bề mặt bị rỉ sét phải được làm sạch và sơn chống rỉ.
b) Bổ sung dầu máy của động cơ nếu thiếu hoặc thay thế nếu dầu đã quá bẩn, loãng hoặc bị lẫn nước.
c) Bổ sung dầu thủy lực của các máy thủy lực nếu thiếu.
d) Điều chỉnh độ căng của dây curoa dẫn động.
đ) Xiết chặt các mũ ốc vít.
5. Kết thúc việc bảo quản, bảo dưỡng, cán bộ, chiến sĩ, người được giao nhiệm vụ bảo quản, bảo dưỡng phải ghi chép đầy đủ nội dung công việc vào sổ theo dõi hoạt động phương tiện. Nếu phát hiện bộ phận của phương tiện bị mất, hư hỏng phải báo cáo lãnh đạo quản lý trực tiếp để kịp thời xử lý.
1. Kiểm tra
Thực hiện các công việc kiểm tra phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới hằng ngày.
2. Bảo quản, bảo dưỡng
a) Mở hết các van hút, phun nước, van xả đáy guồng bơm để xả hết nước đọng trong bơm chữa cháy.
b) Bổ sung đầy đủ chất chữa cháy vào téc chứa của xe chữa cháy.
c) Bộ phận ly hợp, phanh, hộp số, hộp trích công suất, tay lái, trục các- đăng, cầu trước, cầu sau, mặt lốp và áp suất hơi lốp xe....
d) Tình trạng bên ngoài xe, vặn chặt ốc, bu lông bánh xe, may ơ....
đ) Mức dầu bôi trơn, dầu thủy lực, nước làm mát, nhiên liệu để bảo đảm không bị rò rỉ; đổ thêm dầu, nước, nhiên liệu đúng tiêu chuẩn quy định.
e) Độ căng của dây đai quạt gió, dây đai quạt máy nén khí, tình trạng bình ắc quy, đèn, còi.
g) Tình trạng kỹ thuật của lăng, vòi phun, vòi hút, giỏ lọc nước, thang, mặt nạ phòng độc cách ly... và lau chùi sạch sẽ các phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, sắp xếp đúng vị trí ở khoang chứa phương tiện.
h) Rửa sạch bên ngoài xe, dưới gầm; vệ sinh máy bơm, động cơ, ca bin, đèn chiếu sáng,....
i) Giặt sạch, phơi khô vòi chữa cháy và các phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khác.
3. Trường hợp phương tiện chữa cháy cơ giới có sử dụng nước mặn, nước bẩn hoặc chất tạo bọt chữa cháy thì phải vệ sinh, rửa sạch phương tiện, hệ thống bơm chữa cháy bằng nước sạch.
4. Trường hợp phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tham gia hoạt động trong vùng có dịch bệnh hoặc chất độc, phóng xạ phải được khử trùng, tiêu độc theo quy định.
5. Đối với các loại phương tiện cơ giới khác, cần làm sạch các chi tiết máy, kiểm tra các ống dẫn dầu thủy lực, khí nén, bổ sung nhiên liệu, dầu bôi trơn nếu thiếu; kiểm tra, thay thế các vật tư tiêu hao theo quy định của nhà sản xuất./.
BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY THÔNG DỤNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05 tháng 02 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Công an)
I. Bảo quản, bảo dưỡng bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy
Áp dụng theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 (ISO 11602-2:2000) Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy - Phần 2: Kiểm tra và bảo dưỡng.
II. Bảo quản, bảo dưỡng các loại phương tiện chữa cháy thông dụng khác
1. Bảo quản, bảo dưỡng vòi chữa cháy, ống hút chữa cháy
a) Bảo quản trong kho: Vòi chữa cháy, ống hút chữa cháy phải để trên giá nơi khô ráo, không tiếp xúc với tường kho, không xếp thành đống và để các vật nặng lên mà chỉ được để đứng từng cuộn một tránh ánh nắng trực tiếp, không để gần hóa chất ăn mòn, axit, xăng, dầu; định kỳ hàng quý phải đảo vòi, thay đổi nếp gấp.
b) Bảo quản, sắp xếp trên xe: Vòi để trên xe chữa cháy theo cuộn phải để đúng khoang chứa phương tiện quy định, ống hút chữa cháy để đúng vị trí.
c) Bảo quản, bảo dưỡng trước, trong và sau khi phục vụ huấn luyện, thực tập phương án hoặc đi làm nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
- Vòi chữa cháy, ống hút không để gấp khúc hoặc có vật nặng đè chặn, không kéo lê vòi và ống hút dưới đất, không rải vòi lên các vật sắc nhọn, vật đang cháy, nơi có hóa chất ăn mòn, axit, xăng, dầu;
- Giặt sạch, phơi khô vòi chữa cháy trước khi cuộn vòi chữa cháy đưa vào kho hoặc xếp lên khoang chứa phương tiện của xe chữa cháy; không xếp trên xe các cuộn vòi còn ẩm ướt;
- Không di chuyển xe khi vòi chữa cháy, ống hút đang lắp vào họng phun hoặc họng hút của xe; không tăng, giảm ga đột ngột khi bơm chữa cháy đang hoạt động; không tăng áp suất vượt quá áp suất làm việc vòi chữa cháy.
2. Bảo quản, bảo dưỡng, lăng chữa cháy, đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, ezectơ, thang chữa cháy...
a) Bảo quản trong kho: Lăng chữa cháy, đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy phải để trên kệ khô ráo; thang chữa cháy để dựa ở vị trí sạch sẽ, khô ráo, dễ lấy; không để các vật nặng đè lên phương tiện hoặc không được chồng quá cao các phương tiện lên nhau, không để gần xăng, dầu, axit hoặc hóa chất ăn mòn.
b) Bảo quản, sắp xếp trên xe: Lăng chữa cháy, đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy phải để đúng khoang chứa phương tiện quy định; thang chữa cháy để đúng vị trí.
c) Bảo quản, bảo dưỡng trước, trong và sau khi phục vụ huấn luyện, thực tập phương án hoặc đi làm nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: Vệ sinh sạch sẽ lăng chữa cháy, đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, thang chữa cháy trước khi đưa vào kho hoặc xếp lên khoang chứa phương tiện quy định.
3. Bảo quản, bảo dưỡng trụ nước, cột lấy nước chữa cháy
a) Bảo quản, bảo dưỡng trong kho: Trụ nước, cột lấy nước chữa cháy phải để nơi khô ráo, không để gần xăng, dầu, axit hoặc hóa chất ăn mòn. Định kỳ 01 năm 01 lần kiểm tra các van khóa họng lấy nước nếu phát hiện bị kẹt khó mở phải tra dầu mỡ.
b) Bảo quản, bảo dưỡng, trụ nước, cột lấy nước chữa cháy đã được lắp đặt: Định kỳ 06 tháng 01 lần kiểm tra các van khóa họng lấy nước nếu phát hiện bị kẹt khó mở phải tra dầu mỡ; Kiểm tra nắp đậy họng tiếp nước của trụ nước và cột nước phải được tháo ra lắp lại dễ dàng, nếu mất thì phải thay; kiểm tra zoăng cao su ở họng tiếp nước của trụ nước và cột lấy nước chữa cháy, nếu lão hóa thì phải thay; lớp sơn bảo vệ bên ngoài trụ nước, cột lấy nước chữa cháy bị bong tróc phải được sơn mới./.
BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG TRANG PHỤC VÀ THIẾT BỊ BẢO HỘ CÁ
NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05 tháng 02 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Công an)
I. Bảo quản, bảo dưỡng trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân hằng ngày
1. Kiểm tra trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân
a) Quần, áo, mũ, ủng, găng tay, giầy, thắt lưng, kính, khẩu trang chữa cháy; quần, áo, mũ, ủng, găng tay, giầy cách nhiệt; ủng, găng tay cách điện; bộ quần áo chống hóa chất; bộ quần áo chống phóng xạ bảo đảm không bị rách, thủng; mũ chữa cháy không bị nứt, vỡ và hỏng quai đeo; kính bảo vệ mặt của bộ quần áo cách nhiệt, bộ quần áo chống hóa chất, quần áo chống phóng xạ không bị nứt vỡ.
b) Mặt nạ phòng độc cách ly, mặt nạ lọc độc, thiết bị hỗ trợ thở cá nhân dùng trong chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bảo đảm kín, không bị hở trong quá trình sử dụng, dây đeo cao su không bị lão hóa, đứt. Kiểm tra lượng khí trong bình và kiểm tra độ kín của van, mặt trùm.
2. Bảo quản, bảo dưỡng trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân
a) Làm sạch quần, áo, mũ, ủng, găng tay, giầy, thắt lưng, kính, khẩu trang chữa cháy; quần, áo, mũ, ủng, găng tay, giầy cách nhiệt; ủng, găng tay cách điện; bộ quần áo chống hóa chất; bộ quần áo chống phóng xạ bằng cách dùng khăn mềm, nhúng vào nước ấm lau khô và sắp xếp gọn gàng đúng nơi quy định. Riêng quần, áo cách nhiệt, quần áo chống hóa chất, quần áo chống phóng xạ không được gấp để tránh nếp gấp gây bong tróc và hư hỏng quần, áo, phải treo ở nơi khô, thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
b) Làm sạch đèn chiếu sáng cá nhân, kiểm tra và sạc đầy pin, sắp xếp gọn gàng đúng nơi quy định.
c) Làm sạch mặt nạ phòng độc cách ly, mặt nạ lọc độc, thiết bị hỗ trợ thở cá nhân dùng trong chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Khí trong bình phải nạp tới áp suất đạt ≥ 80% áp suất làm việc tối đa của bình khí trước khi đưa vào bảo quản.
II. Bảo quản, bảo dưỡng sau khi phục vụ huấn luyện, thực tập phương án hoặc đi làm nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Quần, áo, mũ, ủng, găng tay, giầy, thắt lưng, kính phải được làm sạch bên trong, bên ngoài; được phơi khô và bảo quản ở nơi thoáng, mát.
2. Ủng, găng tay cách điện; quần, áo, mũ, ủng, găng tay, giầy cách nhiệt sau khi sử dụng phải dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm lau khô. Riêng quần, áo cách nhiệt, quần áo chống hóa chất, quần áo chống phóng xạ không được gập để tránh nếp gấp gây bong tróc và hư hỏng quần, áo, phải treo ở nơi khô, thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
3. Mặt nạ phòng độc cách ly; mặt nạ lọc độc; thiết bị hỗ trợ thở cá nhân dùng trong chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được làm sạch sau khi sử dụng. Phải dùng nước ấm rửa sạch và làm sạch dưới vòi nước chảy, dùng khăn mềm lau khô và phải được phơi hoặc sấy khô; tháo các bình khí đem đi nạp đủ áp suất vào bình khí; kiểm tra giá đỡ lưng, dây đeo, van, khóa, các khớp nối, van nhu cầu thở và mặt trùm trước khi đưa vào bảo quản.
4. Bộ quần áo chống hóa chất; bộ quần áo chống phóng xạ phải được tiêu độc, khử trùng sau khi sử dụng. Sau khi tiêu độc khử trùng phải được làm sạch bên trong, bên ngoài; được phơi khô và bảo quản ở nơi thoáng, mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Quần áo phải được treo trên giá hoặc trong tủ để tránh nếp gấp gây hư hỏng./.
BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN CỨU NGƯỜI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05 tháng 02 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Công an)
I. Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện hằng ngày
1. Kiểm tra phương tiện
a) Kiểm tra thiết bị dò tìm nạn nhân:
- Dung lượng pin của thiết bị (luôn được sạc đầy);
- Khả năng làm việc của camera, màn hình điều khiển thiết bị, micro và tai nghe.
b) Kiểm tra thiết bị phục vụ cứu hộ dưới nước:
- Bộ đồ lặn, bảo đảm tất cả các bộ phận của thiết bị hỗ trợ thở phải kín trong quá trình sử dụng; ống, dây cao su không có vết nứt, thủng; các thiết bị đi kèm đủ cơ số và hoạt động bình thường;
- Dung lượng pin hoặc bình ắc quy (luôn được sạc đầy) của các thiết bị sử dụng điện như đèn pin dưới nước, thiết bị đẩy thợ lặn, thiết bị liên lạc dưới nước,...;
- Khả năng làm việc của động cơ điện trong thiết bị đẩy thợ lặn, bảo đảm động cơ hoạt động êm ái, các zoăng cao su làm kín còn nguyên vẹn;
- Tình trạng kỹ thuật của các loại áo phao, bảo đảm lớp vải bọc bên ngoài không bị mục, nát, rách, các khóa trên áo hoạt động tốt;
- Thiết bị súng phóng dây cứu nạn, cứu hộ; súng phóng phao cứu nạn, cứu hộ dưới nước, bảo đảm đủ áp suất khí trong bình chứa khí nén, các bộ phận của súng hoạt động bình thường, không có hiện tượng hư hỏng hoặc rò rỉ khí.
c) Kiểm tra thiết bị phục vụ cứu hộ trên cao, dây cứu người, đai cứu hộ:
- Đầu nối, các mối nối bằng chỉ may của đai và áo cứu hộ bảo đảm không bị đứt chỉ;
- Cuộn dây cứu hộ bảo đảm dây không bị sờn, bị đứt, nếu không bảo đảm an toàn phải loại bỏ.
2. Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện
a) Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị dò tìm người:
- Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ thiết bị;
- Sạc đầy pin cho thiết bị;
- Để thiết bị dò tìm người ở nơi khô thoáng, không để thiết bị ở gần xăng, dầu, axit và các chất ăn mòn hoặc để dầu mỡ bám vào, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng;
- Định kỳ một tuần một lần triển khai vận hành kiểm tra thiết bị.
b) Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị phục vụ cứu hộ dưới nước:
- Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ thiết bị;
- Sạc đầy pin cho thiết bị;
- Để thiết bị ở nơi khô thoáng, không để thiết bị ở gần xăng, dầu, axit và các chất ăn mòn hoặc để dầu mỡ bám vào, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng;
- Định kỳ một tuần một lần vận hành kiểm tra thiết bị.
c) Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị phục vụ cứu hộ trên cao, dây cứu người, đai cứu hộ:
- Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ thiết bị; đối với các thiết bị ròng rọc, puly, khớp nối phải định kỳ kiểm tra để tra bổ sung dầu mỡ bôi trơn;
- Sắp xếp thiết bị gọn gàng ở nơi sạch sẽ, khô thoáng, không để thiết bị ở gần xăng, dầu, axit và các chất ăn mòn hoặc để dầu mỡ bám vào, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng;
- Định kỳ một tuần một lần vận hành kiểm tra thiết bị;
- Định kỳ 06 tháng một lần phải kiểm tra thử tải ở mức tải lớn nhất theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất đối với áo cứu hộ, đai cứu hộ, dây cứu hộ, ròng rọc, móc khóa carabiner.
d) Bảo quản, bảo dưỡng đệm cứu người:
- Lau chùi sạch sẽ toàn bộ phương tiện;
- Sắp xếp đệm gọn gàng ở nơi sạch sẽ, khô, thoáng, không để thiết bị ở gần xăng, dầu, axit và các chất ăn mòn hoặc để dầu mỡ bám vào, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng;
- Không để đệm cứu người ở nơi có nhiệt độ cao hơn 40°C và nơi bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp;
- Định kỳ sau 2 năm kể từ ngày đưa đệm vào sử dụng phải kiểm tra chất lượng của đệm bằng cách thả vật hình trụ tròn có trọng lượng 80 kg với tiết diện bề mặt 0,2 m2 ở độ cao tối đa cho phép lên đệm; thực hiện thử lại ít nhất 03 lần.
đ) Bảo quản, bảo dưỡng các loại phương tiện cứu người thông dụng khác:
- Tránh để phương tiện tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời; nếu đề phương tiện ngoài trời phải che phủ phương tiện để tránh mưa, nắng;
- Không để phương tiện gần xăng, dầu, axit và các hóa chất ăn mòn hoặc để dầu mỡ bám vào phương tiện.
II. Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện sau khi phục vụ cứu nạn, cứu hộ, thực tập cứu nạn, cứu hộ
1. Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị dò tìm người
a) Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ thiết bị.
b) Kiểm tra sạc đầy pin cho thiết bị.
c) Để thiết bị ở nơi khô thoáng, không để thiết bị ở gần xăng, dầu, axit và các chất ăn mòn hoặc để dầu mỡ bám vào, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
2. Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị phục vụ cứu hộ dưới nước
a) Lau chùi sạch sẽ toàn bộ thiết bị, bảo đảm khô ráo.
b) Kiểm tra, sạc đầy pin cho thiết bị.
c) Để thiết bị ở nơi khô thoáng, không để thiết bị ở gần xăng, dầu, axit và các chất ăn mòn hoặc để dầu mỡ bám vào, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
d) Định kỳ một tuần một lần vận hành kiểm tra thiết bị.
3. Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị phục vụ cứu hộ trên cao, dây cứu người, đai cứu hộ
a) Lau chùi, vệ sinh sạch sẽ toàn bộ thiết bị.
b) Sắp xếp thiết bị gọn gàng ở nơi sạch sẽ, khô thoáng, không để thiết bị ở gần xăng, dầu, axit và các chất ăn mòn hoặc để dầu mỡ bám vào, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
4. Bảo quản, bảo dưỡng đệm cứu người
a) Lau chùi sạch sẽ đệm và thiết bị kèm theo.
b) Gấp đệm đúng quy trình kỹ thuật, sắp xếp đệm gọn gàng ở nơi sạch sẽ, khô thoáng, không để đệm và thiết bị ở gần xăng, dầu, axit và các chất ăn mòn hoặc để dầu mỡ bám vào, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
5. Bảo quản, bảo dưỡng các loại phương tiện cứu người thông dụng khác
a) Lau chùi, vệ sinh sạch sẽ toàn bộ thiết bị.
b) Ống tụt cứu người được gấp đúng quy trình kỹ thuật, bảo quản ở nơi có nhiệt độ thấp hơn 40°C.
c) Sắp xếp thiết bị gọn gàng ở nơi sạch sẽ, khô thoáng, không để thiết bị ở gần xăng, dầu, axit và các chất ăn mòn hoặc để dầu mỡ bám vào, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng./.
BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN, DỤNG CỤ PHÁ DỠ THÔ SƠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05 tháng 02 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Công an)
I. Bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên
Việc bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên phương tiện, dụng cụ phá dỡ thô sơ áp dụng theo TCVN 3890:2009 và thực hiện theo các nội dung sau:
1. Sắp xếp, làm sạch phương tiện, dụng cụ.
2. Bảo quản trên giá kê, sàn kê hoặc trong tủ bảo quản; không được quăng, quật khi sắp xếp, vận chuyển.
3. Không để phương tiện ở gần xăng, dầu, axit và các chất ăn mòn.
II. Bảo quản, bảo dưỡng sau khi chữa cháy, thực tập chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ phương tiện, dụng cụ.
2. Kiểm tra lại các chi tiết của phương tiện, dụng cụ bảo đảm vẫn chắc chắn khi sử dụng.
3. Sắp xếp thiết bị gọn gàng ở nơi sạch sẽ, khô ráo, không để thiết bị ở gần xăng, dầu, axit và các chất ăn mòn, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng./.
BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ THÔNG TIN LIÊN LẠC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05 tháng 02 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Công an)
I. Bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên
1. Đối với bộ đàm cầm tay
a) Dùng vải mềm lau sạch các bộ phận của máy như thân máy, ăng ten, núm chuyển kênh, núm xoay tăng, giảm âm lượng, các phím chức năng.
b) Tháo pin ra khỏi bộ đàm và dùng vải mềm vệ sinh sạch các tiếp điểm của pin và chân cực tiếp xúc với máy.
c) Kiểm tra tình trạng tiếp xúc của chân pin với đế sạc để bảo đảm việc sạc pin được bình thường.
d) Sau khi vệ sinh máy, tiến hành lắp ăng ten, lắp pin vào máy và mở công tắc nguồn để máy hoạt động trở lại.
2. Đối với bộ đàm cố định 25 - 50w lắp trên xe
a) Dùng vải mềm lau sạch các bộ phận của máy như thân máy, núm chuyển kênh, núm xoay tăng, giảm âm lượng, các phím chức năng.
b) Kiểm tra đầu nối nguồn tại cọc đấu ắc quy, bảo đảm tiếp xúc tốt.
c) Kiểm tra ăng ten, không để chạm vỏ xe.
d) Kiểm tra sự hoạt động của bộ chuyển nguồn, ắc quy cho bộ đàm, bảo đảm cung cấp nguồn ổn định.
3. Đối với tủ để thiết bị thông tin
a) Vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài tủ.
b) Kiểm tra ổ cắm nguồn cấp điện cho tủ; nếu khả năng tiếp xúc không ổn định phải thay ổ cắm khác.
4. Đối với bàn chỉ huy, lều chỉ huy, băng chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
a) Vệ sinh sạch sẽ bàn chỉ huy, lều chỉ huy, băng chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sau khi sử dụng.
b) Luôn sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ bàn chỉ huy, lều chỉ huy, băng chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
II. Bảo quản, bảo dưỡng sau khi phục vụ huấn luyện, thực tập phương án hoặc đi làm nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Tắt máy bộ đàm cầm tay.
2. Tháo pin, ăng ten, tai nghe ra khỏi thiết bị và dùng vải mềm vệ sinh sạch.
3. Vệ sinh sạch thân máy và các điểm tiếp xúc với pin; nạp pin cho bộ đàm./.
BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÁO CHÁY, CHỮA CHÁY; ĐÈN
CHỈ DẪN THOÁT NẠN, ĐÈN CHIẾU SÁNG SỰ CỐ; CHẤT CHỮA CHÁY; VẬT LIỆU CHỐNG CHÁY,
NGĂN CHÁY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05 tháng 02 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Công an)
I. Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy
1. Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy (tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị cảnh báo cháy sớm, modul các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn) sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
2. Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
3. Việc bảo dưỡng định kỳ được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống.
Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống báo cháy (tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị cảnh báo cháy sớm, modul các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn) phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và theo TCVN 5738:2001 và TCVN 3890:2009.
II. Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt
1. Các thiết bị sau đây khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan: thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt (tủ điều khiển chữa cháy; chuông, còi, đèn, bảng cảnh báo xả chất chữa cháy; van báo động, van tràn ngập, van giám sát, van chọn vùng, van góc, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy; ống phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; họng tiếp nước chữa cháy, đầu phun chất chữa cháy các loại; chai, thiết bị chứa khí, sol-khí, bột, bọt chữa cháy các loại).
2. Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
3. Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 71611:2002, TCVN 7336:2003, TCVN 7161:2009 và các tiêu chuẩn khác có liên quan).
III. Bảo quản, bảo dưỡng đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố
1. Đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
2. Đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
3. Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố phải tuân theo quy định tại TCVN 3890:2009 và hướng dẫn của nhà sản xuất.
IV. Bảo quản chất chữa cháy các loại
Việc kiểm tra, bảo quản chất chữa cháy các loại (hóa chất chữa cháy gốc nước, bột chữa cháy, khí chữa cháy, chất tạo bọt chữa cháy) phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
V. Bảo quản chất hoặc vật liệu chống cháy; vật liệu ngăn cháy, cửa ngăn cháy, kính ngăn cháy, vách ngăn cháy; màn, rèm ngăn cháy
Việc kiểm tra, bảo quản chất hoặc vật liệu chống cháy; vật liệu ngăn cháy, cửa ngăn cháy, kính ngăn cháy, vách ngăn cháy; màn, rèm ngăn cháy phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành có liên quan./.
MẪU SỔ THEO DÕI HOẠT ĐỘNG CỦA PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY VÀ
CỨU NẠN, CỨU HỘ CƠ GIỚI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05 tháng 02 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Công an)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số 01 |
…(1)… …(2)… |
|
SỔ THEO DÕI HOẠT
ĐỘNG CỦA XE CHỮA CHÁY, XE CHUYÊN DÙNG PHỤC VỤ CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ;
TÀU, XUỒNG, CA NÔ CHỮA CHÁY
(Năm… )
Loại xe, tàu, xuồng, ca nô: ……………………………………………………………………
Biển kiểm soát: …………………………………………………………………………………
Đơn vị quản lý, sử dụng: ……………………………………………………………………..
LÝ LỊCH XE, TÀU, XUỒNG, CA NÔ
- Loại phương tiện: ……………………………………………………………………………
- Số máy: ……………………………………………………………………………………….
- Số khung: …………………………………………………………………………………….
- Thời gian nhận: ………………………………………………………………………………
- Thời gian ngừng hoạt động: ………………………………………………………………..
Ghi chú:
(1) Tên đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý.
(2) Tên đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng.
BẢNG THỐNG KÊ PHƯƠNG TIỆN THEO XE, TÀU, XUỒNG, CA NÔ
Số TT |
Tên gọi và quy cách |
Đơn vị tính |
Số lượng kiểm kê theo từng thời gian |
||||||||||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
2021 |
|||||||||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢNG THỐNG PHỤ TÙNG, DỤNG CỤ SỬA CHỮA THEO XE, TÀU, XUỒNG, CA NÔ
Số TT |
Tên gọi và quy cách |
Đơn vị tính |
Số lượng kiểm kê theo từng thời gian |
||||||||||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
2021 |
|||||||||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢNG THEO DÕI HOẠT
ĐỘNG CỦA XE, TÀU, XUỒNG, CA NÔ
(Kể cả các trường hợp thay đổi, mất, hư hỏng trang thiết bị theo xe, tàu, xuồng,
ca nô)
Ngày tháng năm |
Nội dung hoạt động (làm gì, ở đâu) sự thay đổi |
Thời gian nổ máy tại chỗ (phút) |
Số km xe, tàu, xuồng, ca nô chạy |
Thời gian phun hút nước (phút) |
Nhiên liệu |
Tình trạng kỹ thuật |
Nguyên nhân hư hỏng |
Thời gian và biện pháp khắc phục |
Xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị (ghi rõ họ tên, chức vụ) |
||
Đã lĩnh |
Tiêu thụ |
Còn lại |
|||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
Sổ này có 100 trang, ghi chép hoạt động của từng xe chữa cháy, xe chuyên dùng, tàu, xuồng, ca nô, cụ thể:
- Bảng I thống kê phương tiện chữa cháy, có 6 trang, từ trang 2 đến trang 7;
- Bảng II thống kê phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phụ tùng, dụng cụ sửa chữa, có 4 trang từ trang 8 đến trang 11; Phải thống kê tất cả các phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phụ tùng, dụng cụ sửa chữa trang bị theo xe, tàu, xuồng, ca nô trong từng thời gian.
- Bảng III ghi chép theo dõi hoạt động có 88 trang từ trang 12 đến trang 99:
+ Cột 2 ghi rõ nội dung hoạt động của xe, tàu, xuồng, ca nô hàng ngày như phát động máy, luyện tập, bảo dưỡng, sửa chữa, đi chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ,...
+ Cột 9 ghi rõ tình trạng kỹ thuật của xe, tàu, xuồng, ca nô, trang thiết bị hư hỏng, mất, nguyên nhân và thời gian khắc phục.
Những phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, phụ tùng, dụng cụ sửa chữa bị hư hỏng, mất mát, chuyển giao cho đơn vị khác cần ghi vào bảng III và lập biên bản theo dõi xử lý riêng.
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số 02 |
…(1)… …(2)… |
|
SỔ THEO DÕI HOẠT
ĐỘNG CỦA MÁY BƠM CHỮA CHÁY
(Năm….. )
Loại máy bơm: …………………………………………………………………………
Số động cơ: …………………………………………………………………………….
Số máy: …………………………………………………………………………………
Đơn vị quản lý, sử dụng: ………………………………………………………………
LÝ LỊCH MÁY
- Loại máy bơm: ………………………………………………………………………..
- Số động cơ: …………………………………………………………………………..
- Số máy: ……………………………………………………………………………….
- Thời gian nhận: ………………………………………………………………………
- Thời gian ngừng hoạt động: ………………………………………………………..
Ghi chú:
(1) Tên đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý.
(2) Tên đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng.
BẢNG THỐNG KÊ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN KÈM THEO MÁY BƠM CHỮA CHÁY
Số TT |
Tên gọi và quy cách |
Đơn vị tính |
Số lượng kiểm kê theo từng thời gian |
||||||||||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
2021 |
|||||||||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢNG THEO DÕI HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY BƠM CHỮA CHÁY
Ngày tháng năm |
Nội dung hoạt động (kể cả sự thay đổi) |
Thời gian hoạt động |
Nhiên liệu |
Tình trạng kỹ thuật |
Nguyên nhân hư hỏng |
Thời gian và biện pháp khắc phục |
Xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị (ghi rõ họ tên, chức vụ) |
|||
Nổ máy tại chỗ (phút) |
Thời gian phun hút nước (phút) |
Đã lĩnh |
Tiêu thụ |
Còn lại |
||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
Sổ này có 100 trang, ghi chép theo dõi tình trạng kỹ thuật, hoạt động của máy bơm chữa cháy. Mỗi máy có một sổ riêng và ghi đúng các nội dung đã được quy định.
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số 03 |
…(1)… …(2)… |
|
SỔ THEO DÕI HOẠT
ĐỘNG CỦA …………(3)………………
(Năm……)
Loại máy: ………………………………………………………………………………..
Số động cơ: ……………………………………………………………………………..
Số máy: ………………………………………………………………………………….
Đơn vị quản lý, sử dụng: ………………………………………………………………
LÝ LỊCH MÁY
- Loại máy: ……………………………………………………………………………….
- Số động cơ: ……………………………………………………………………………
- Số máy: ………………………………………………………………………………..
- Thời gian nhận: ………………………………………………………………………..
- Thời gian ngừng hoạt động: …………………………………………………………
Ghi chú:
(1) Tên đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý.
(2) Tên đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng.
(3) Phương tiện cơ giới khác theo quy định tại điểm đ, mục 1 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Mỗi phương tiện có một sổ riêng và ghi đúng các nội dung theo cột mẫu.
BẢNG THEO DÕI HOẠT ĐỘNG CỦA …………..(3)…………..
Ngày tháng năm |
Nội dung hoạt động (kể cả sự thay đổi) |
Thời gian hoạt động |
Nhiên liệu |
Tình trạng kỹ thuật |
Nguyên nhân hư hỏng |
Thời gian và biện pháp khắc phục |
Xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị (ghi rõ họ tên, chức vụ) |
|||
Nổ máy tại chỗ (phút) |
Nổ máy vận hành sử dụng (phút) |
Đã lĩnh |
Tiêu thụ |
Còn lại |
||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
Sổ này có 100 trang, ghi chép theo dõi tình trạng kỹ thuật, hoạt động của ….(3)….
MINISTRY OF PUBLIC SECURITY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 17/2021/TT-BCA |
Hanoi, February 05, 2021 |
MANAGEMENT, PRESERVATION, MAINTENANCE OF FIRE PREVENTION, FIREFIGHTING AND RESCUE EQUIPMENT
Pursuant to the Law on Fire Prevention and Firefighting dated June 29, 2001 and the Law dated November 22, 2013 on Amendments to the Law on the Law on Fire Prevention and Firefighting;
Pursuant to the Government’s Decree No. 83/2017/ND-CP dated July 18, 2017 on rescue operations by fire departments
Pursuant to the Government’s Decree No. 01/2018/ND-CP dated August 06, 2018 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Public Security;
Pursuant to the Government’s Decree No. 136/2020/ND-CP dated November 24, 2020 elaborating the Law on Fire Prevention and Firefighting and the Law on Amendments to the Law on the Law on Fire Prevention and Firefighting;
At the request of Director of Central Department of Fire safety, Firefighting, and Rescue;
The Minister of Public Security promulgates a Circular on management, preservation, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Circular provides for rules, details, documents, statistics production and reporting, responsibilities of relevant authorities, organizations and facilities for management, preservation, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment.
This Circular applies:
1. Local police authorities, commissioned officers, non-commissioned officers, police officers (hereinafter referred to as “officers”) responsible for management, preservation, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment.
2. Authorities, organizations and facilities relevant to the management, preservation, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment.
1. Comply with regulations of this Circular and relevant laws.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. The procedures for management, preservation, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment shall be developed according to requirements of manufacturers and practical use (terrain, geographical area, climate, specifications).
For the purpose of this Circular, the terms below are construed as follows:
1. Fire prevention, firefighting and rescue equipment is specified in Appendix VI of the Government’s Decree No. 136/2020/ND-CP dated November 24, 2020 elaborating the Law on Fire Prevention and Firefighting and the Law on Amendments to the Law on the Law on Fire Prevention and Firefighting (hereinafter referred to as “Decree No. 136/2020/ND-CP");
2. Management of fire prevention, firefighting and rescue equipment include planning, organization, provision of instructions and inspection of the use, preservation and maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment by competent authorities and persons in order to maintain the best quality of the equipment and its preparedness for firefighting and rescue operations.
3. Preservation of fire prevention, firefighting and rescue equipment means protection of the equipment from damage and loss.
4. Maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment includes mandatory tasks that have to be performed after every time the equipment is used in order to keep the in good condition.
The following Appendices are enclosed with this Circular:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Appendix II: Preservation and maintenance of common firefighting equipment.
3. Appendix III. Preservation and management of personal protective equipment and clothing.
4. Appendix IV: Preservation and maintenance of rescue equipment.
5. Appendix V: Preservation and maintenance of manual dismantling equipment.
6. Appendix VI: Preservation and maintenance of communications equipment.
7. Appendix VII. Preservation and maintenance of fire alarm and fire fighting systems; emergency lighting system; fire retardants; flameproof materials.
8. Appendix VIII: Model log of operation of fire and rescue vehicles.
MANAGEMENT, PRESERVATION, MAINTENANCE OF FIRE PREVENTION, FIREFIGHTING AND RESCUE EQUIPMENT
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Locations for management of fire prevention, firefighting and rescue equipment are warehouses, yards, harbors, docks, ports, Premises of organizations or other locations that are decided by competent persons and satisfy the requirements specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. Houses, warehouses and depots for preservation of fire prevention, firefighting and rescue equipment shall ensure security and order, have lighting system, have common fire prevention and firefighting equipment and satisfy the following requirements:
a) Houses and warehouses for preservation of fire prevention, firefighting and rescue equipment are construction works that have roofs and walls, are dry, airy and clean;
b) Yards for preservation of fire prevention, firefighting and rescue equipment are that are outdoors preservation locations shall have roofs or be protected from sun and rain.
3. Harbors, docks, ports for preservation of fire prevention, firefighting and rescue equipment shall ensure security and order, have entry and exit regulations, environmental protection and fire safety regulations. Inland wharves shall also have anchoring equipment, entry, exit, arrangement and anchoring regulations.
4. Fire engines, rescue vehicles and firefighting pumps shall be placed at indoor locations. Fireboats and rescue boats in harbors and docks shall be placed in locations that ensure their operation. Other fire and rescue equipment shall be placed in locations that satisfy the requirements specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article or inside the fire engines or specialized vehicles; ensure safety and preparedness for firefighting and rescue operations.
5. Fire engines, rescue vehicles and firefighting pumps, other fire and rescue equipment that have not been used shall be stored in warehouses or at dedicated locations that satisfy requirements for management and preservation by category.
Article 7. Regular maintenance and preservation
1. Maintenance shall be carried out daily or before, during and after the fire prevention, firefighting and rescue equipment is used by the persons responsible for management of this equipment (hereinafter referred to as “equipment managers”).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Equipment managers shall record the regular maintenance and preservation process into logbooks of the preservation and maintenance process according to Form No. 01, Form No. 02 and Form No. 03 in Appendix VIII hereof.
Article 8. Periodic maintenance and preservation
1. Periodic maintenance shall be carried out monthly, quarterly and annually where the fire prevention, firefighting and rescue equipment is managed or at maintenance facilities according to manufacturers’ instructions and by mechanics, technicians or trained personnel;
2. Preservation and maintenance contents: Inspect the overall condition of the equipment; organize detailed evaluation of the equipment quality; develop preservation and maintenance plans that are suitable for each type of equipment according to the manufacturers’ regulations on maintenance and repair and actual situations.
Article 9. Fire prevention, firefighting and rescue equipment management documents
1. Fire prevention, firefighting and rescue equipment management documents include:
a) Logbooks of operation of fire engines, rescue vehicles and fireboats according to Form No. 01, Form No. 02, other motor vehicles according to Form No. 03 in Appendix VIII hereof;
b) Statistics and reports on management, preservation, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment by authorities, organizations and facilities.
2. Fire prevention, firefighting and rescue equipment management documents shall be prepared and retained by heads of authorities, organizations and facilities, and revised in case of changes.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. In November every year, the authorities, organizations and facilities that have fire prevention, firefighting and rescue equipment shall produce statistics and submit reports to competent authorities on the management, preservation, maintenance of their fire prevention, firefighting and rescue equipment with the following contents:
a) Quantity, quality, category, details about management, preservation, maintenance of existing fire prevention, firefighting and rescue equipment;
b) Result of implementation of inspecting authorities’ recommendations (if any);
c) Proposed solutions to improve effectiveness of management, preservation, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment.
2. Competent authorities shall be promptly informed of any damage to fire prevention, firefighting and rescue equipment as prescribed in Clause 3 of this Article.
3. Reporting procedures and receiving authorities
a) Heads of supervisory authorities or organizations of the facilities on the list in Appendix IV of Decree No. 136/2020/ND-CP, militia units shall submit reports to the People’s Committees of communes on management, preservation and maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment;
b) District-level fire departments and the People’s Committees of communes shall submit reports to district-level police authorities on management, preservation and maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management;
c) Supervisory authorities and organizations of intramural firefighting teams and professional firefighting teams shall submit reports to district-level police authorities or provincial fire departments on management, preservation and maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
dd) Provincial fire departments and district-level police authorities shall submit reports to provincial police authorities on management, preservation and maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management;
e) Provincial police authorities shall submit reports to Central Department of Fire safety, Firefighting, and Rescue on management, preservation and maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management.
1. Authorities and organizations assigned to manage fire prevention, firefighting and rescue equipment shall formulate appropriate procedures for periodic maintenance and preservation of fire prevention, firefighting and rescue equipment according to its functionality, specifications and actual conditions.
2. The steps in the periodic maintenance and preservation procedures shall be performed by qualified technicians and mechanics.
1. Central Department of Fire safety, Firefighting, and Rescues shall:
a) Provide nationwide guidelines for management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment;
b) Direct, monitor and inspect the process of management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment as per regulations;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Carry out inspections and take actions or request competent authorities to take actions against violations against regulations on management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment;
dd) Settle complaints and denunciations relevant to management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment as prescribed by law.
2. Provincial police authorities shall:
a) Direct, monitor and inspect the process of management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management;
b) Consider approving plans and organize provision of training for officers responsible for management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment;
c) Prepare statistics and submit reports to superior authorities on management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management;
d) Carry out inspections and take actions or request competent authorities to take actions against violations against regulations on management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment;
dd) Settle complaints and denunciations relevant to management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment as prescribed by law;
e) Ensure adequate funding for management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Directly carry out management, storage, maintenance of their fire prevention, firefighting and rescue equipment;
b) Assign officers responsible for management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management;
c) Prepare statistics and submit reports to provincial police authorities on management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management.
4. Heads of police units and local authorities shall organize the management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment in accordance with Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
1. Organize, direct and inspect the process of management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management.
2. Organize the preparation and management of documents about fire prevention, firefighting and rescue equipment as instructed by competent authorities.
3. Train their personnel to use their maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment.
4. Assign personnel responsible for management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6. Carry out inspections and take actions or request competent authorities to take actions against violations against regulations on management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment.
1. Carry out management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment in accordance with instructions of the manufacturers and competent authorities.
2. Frequently inspect the locations of management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management; promptly inform their organizations of any loss or damage or threat to safety of the equipment.
3. Prepare statistics and submit reports to the heads of the authorities, organizations or facilities on management, preservation, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. This Circular comes into force from March 22, 2021 and replaces Circular No. 52/2014/TT-BCA dated October 28, 2014 of the Minister of Public Security on management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 16. Responsibility for implementation
1. The Director of Central Department of Fire safety, Firefighting, and Rescues shall direct, inspect and supervise the implementation of this Circular.
2. Head of units of the Ministry of Public Security, Directors of provincial police authorities, relevant authorities, organizations, facilities and individuals are responsible for the implementation of this Circular.
3. Heads of Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, the People’s Committees of provinces shall, within the scope of their functions, duties and entitlements, cooperate with the Ministry of Public Security in managing and inspecting the management, preservation, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment by the authorities, organizations and facilities under their management.
Any difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Public Security (via Central Department of Fire safety, Firefighting, and Rescue) for timely instructions./.
MINISTER
General To Lam
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PRESERVATION AND MAINTENANCE OF MOTOR FIREFIGHTING AND
RESCUE VEHICLES
(Attached to Circular No. 17/2021/TT-BCA dated February 5, 2021 of Minister
of Public Security)
I. Daily preservation of motor firefighting and rescue vehicles
1. Fire engines and specialized vehicles for firefighting and rescue
a) Visual inspection:
- Rear-view mirrors, windshields;
- Fuel level, refuel if necessary (fuel container must be filled to at least 4/5 of container’s volume at all time);
- Leak of engine, gearbox, power take off (PTO) lubricants, coolants and hydraulic fluid of cabin lifting system (if any);
- Level of engine lubricants, POT lubricants, engine coolants, glass cleaner liquid, power steering fluid, clutch fluid, servo-brake fluid, hydraulic fluid of specialized systems (if any);
- Lubricating greases for driveshaft and transmission shafts of specialized systems;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Tire conditions;
- Operation of sliding doors of compartments, and mechanisms that lift and lower equipment;
- Conditions of ladders and equipment positioned on a vehicle’s roof;
- Oil for vacuum priming pumps (for rotary vane priming pumps using oil for lubricating and sealing or piston pumps); examine water tank for liquid ring vacuum pumps;
- Suction pipes are not bent, punctured, equipped with tight washers and couplings;
- Water tanks for firefighting, foaming agent tanks for firefighting must not deform or leak. Water tanks and foaming agent tanks must be full at all time and containing clean water and foaming agents respectively which must not be mixed with other liquid;
- Fire prevention, firefighting and rescue equipment and devices attached to vehicles and pumps namely nozzles, hoses, 3-way manifolds, ladders, etc. must satisfy technical and design requirements.
b) Operational inspection:
- Once lights and gauges on dashboards signal normal, start engines; if warning lights are blinking, look for causes;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Operation conditions of lights, horns and sirens. If damage is found, report to technical divisions for inspection and repair;
- Conditions of electrical wires and battery terminals;
- Operation conditions of switches, sensors, valves, etc. belonging to control schemes of specialized equipment installed on vehicles;
- Clutch systems must guarantee no strange sound is produced when changing gear;
- Operation conditions of levers of specialized equipment, accelerator cable, etc.;
- Airtightness of brake systems via monitoring gas or oil pressure gauges and lights; discharge water in steam containers (if any);
- Operation conditions of handbrakes;
- Operate vehicles forward, in reverse and apply brake to assess effectiveness of brake systems;
- Operation capacity of power steering systems, excessive play in steering wheel, heavy steering;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Operation of water pump systems, to be specific: Examine tightness of water discharge valves, foaming agent release valves, gas valves, gauges, lights; examine greases for sealing and lubricating pump shafts (if any) and rotating mechanisms;
- Tightness of firefighting pumps (seal all valves and suction apparatus, create a vacuum in pumps to achieve maximum vacuum, suction duration must not exceed 30 seconds). Cease vacuum suction, monitor vacuum gauges; a pump is considered tight if its needle does not reduce more than 0.1 bar; a pump is considered exposed if its needle declines further, in that case, find causes for remediation;
- Operation capacity of vacuum priming pumps by performing vacuum suction, any vacuum reading that is lower than -0.6 bar shall require maintenance and repair of vacuum priming pumps;
- Operation conditions of firefighting systems that utilize compressed air foam (if any): Examine tightness of air compressors providing compressed air for firefighting systems that utilize compressed air foam, examine operation conditions of operational valves and switches;
- Hydraulic mechanisms for lifting, lowering, rotating, towing, releasing ladders, retracting ladders; mechanisms for lifting, lowering, rotating lighting structures; power generators, safety mechanisms, etc. Any damage or incident if found shall require cooperation with technical divisions in inspecting and repairing;
- On a daily basis, start engine once for 15 minutes. When ambient temperature is lower than 10oC, start engine twice per day to perform inspection as per the law (may move vehicles to consume the same amount of fuel as starting engine in one place).
2. Firefighting and rescue boats, vessels and canoes
a) Visual inspection:
- Fuel, lubrication, cooling systems;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Containers of firefighting foaming agents: containers must not deform or leak foaming agents;
- Inflatable boats: cease operation and adopt remediation in case edges are peeled off, boats are punctured or eroded.
b) Operational inspection:
- Technical conditions of ship, boat, canoe engines;
- Operating systems, homing devices, lights, sirens, attached equipment;
- Firefighting pumps equipped on ships, boats and canoes; examine pipes, hoses and nozzles;
- On a daily basis, start engines once for 15 minutes. When ambient temperature drops below 10oC, start engine twice per day.
3. Fire pumps
a) Visual inspection:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Adequate and clean fuel, lubricants without leak;
- Electrical wires and batteries;
- Conditions of transmission components of vacuum priming pumps;
- Suction pipes are not bent, punctured, equipped with tight washers and couplings;
b) Operational inspection:
- Operation conditions of pump engines (Start pump engines, start engine at non-loading capacity from 2 minutes to 3 minutes);
- Operation conditions of fire pumps in areas with water sources, deploy suction pipes. Seal discharge apparatus. Start engines (using electric ignition or rope start), once the engine starts, accelerate and pump water. Monitor vacuum gauges and water pressure gauges (if water fails to be pumped within 30 seconds, turn off the engines, examine and restore tightness of pumps). When water is seen flowing through vacuum pumps in continuous stream while water pressure reading goes from 2 bar to 3 bar, turn off vacuum pumps, accelerate gradually and open water release apparatus. During pump operation, maintain water pressure no lower than 4 bars to keep pumps cool (for water cooling pumps);
- On a daily basis, start engine once for 3 minutes (without pumping water) or 15 minutes (with pumping water). When ambient temperature drops below 10oC, start engine twice per day, inspect technical conditions and perform maintenance according to manufacturers’ regulations. During use, do not adjust governor levers lest pump engine be damaged. For fire pumps installed with engine temperature warning switches, keep the switch on at all time.
4. Other motor fire prevention, firefighting and rescue facilities: Shoulder-mounted and/or motorized air compressors; sawing, cutting, drilling, chiseling, towing, pulling, lifting devices (utilizing engines); vegetation cutting machines, grass cutting machines; smoke blowers, smoke extractors; power generators; fire extinguishers
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Ventilation of engines, ignition cables and carburetors;
- Surface of machine components: if crack or oil leak occurs, cease operation and develop remediation measures;
- Connectors, examine quality of air ducts, hydraulic fluid ducts, joints;
- Depreciation materials such as air filters, oil for compressors (in air compressors), drive belts, saw blades, cutting blades, drill bits, etc.;
- Level of hydraulic fluid and fuel in containers, mix fuel using ratio recommended by manufacturers.
b) Operational inspection:
- Ignition system, switches, gauges, lights;
- On a daily basis, start engines for 5 minutes; for air compressors, start twice a week for 5 minutes each time.
II. Daily maintenance of motor firefighting and rescue vehicles
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Clean and arrange vehicles in an orderly fashion, examine quantity of fire prevention, firefighting and rescue facilities as per the law.
b) Clean cabins, cushions, seats, tires, bodywork, undercarriage, fire pump compartments, equipment control compartments, fire prevention, firefighting and rescue facility compartment.
c) Clean windshields, windshield wipers, rear-view mirrors, lights and signals.
d) Clean surface of machinery components, fire pumps, suction valves, discharge valves, cooling valves, etc.
dd) Refill engine coolant, lubricants and hydraulic fluid if necessary.
e) Tighten electrical wires and battery terminals.
g) Inflate the tires to standard pressure; remove solid debris lodged between the grooves. If tire surface shows cracks, deep scratches or bulges, replace the tires.
h) Fasten joints with bolts and screws (if said joints are loosened), lubricate joints, clean surface and apply rust-resistant paint if necessary.
2. Firefighting and rescue boats, vessels and canoes
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Clean surface of machinery components, fire pumps, suction valves, discharge valves, cooling valves, etc.
c) Clean and fasten battery terminals.
d) For inflatable boats stored on land;
- Store in cool, airy places and away from direct sunlight and corrosive chemicals; if boats are stored outdoors, adopt measures to protect from weathering;
- Use soap and water to clean the hulls. May employ cleaning agents and clean hulls again with fresh water in case of tough stains;
- Clean valves and barriers; regularly examine air pumps, and charge air pumps (for boats with electric air pumps).
3. Fire pumps
a) Clean surface of machinery components, fire pumps, suction valves, discharge valves, cooling valves, etc.
b) Fasten components, joints, items and electrical wires.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Refill lubricants for vacuum pumps (if any) adequately after use.
4. Other motor fire prevention, firefighting and rescue facilities
a) Clean machinery components, clean and apply rust-resistant paint on rusted surfaces.
b) Refill engine oil if necessary.
c) Refill hydraulic fluid in hydraulic machines if necessary.
d) Adjust tension of toothed belts.
dd) Fasten bolt heads.
5. At the end of each preservation or maintenance session, officers or individuals assigned to preserve, maintain shall adequately record in logs of operation. If parts of facilities are missing or damaged, report to direct superiors for timely solution.
III. Preservation and maintenance of fire prevention, firefighting and rescue facilities that have served training, practice measures or firefighting, rescue missions
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Perform daily inspection of fire prevention, firefighting and rescue facilities.
2. Preservation and maintenance
a) Open all suction valves, discharge valves and blowdown valves to release water stagnated in fire pumps.
b) Refill fire retardants in containers of fire engines.
c) Clutch, brakes, gearbox, POT, steering wheel, driveshaft, front axles, rear axles, tire surfaces, tire pressure, etc.
d) Exterior conditions of vehicles, fasten bolts, screws, etc.
dd) Ensure adequate level of lubricants, hydraulic fluid, coolant and fuel to prevent leak; add extra oil, water, fuel as per the law.
e) Tension of toothed belts of fans, air compressors, conditions of batteries, lights, and sirens.
g) Conditions of nozzles, hoses, suction hoses, water filters, ladders, respirators, etc., clean fire prevention, firefighting and rescue facilities and arrange them accordingly.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
i) Clean and dry fire hoses and other fire prevention, firefighting and rescue facilities.
3. In case motor firefighting facilities that utilize saltwater, dirty water or foaming agents, clean the facilities and fire pumps with fresh water.
4. Fire fighting and rescue facilities serving in areas contaminated with diseases, toxic substances or radioactive substances must be sterilized and decontaminated as per the law.
5. For other motor vehicles, clean machinery components, examine pipes carrying hydraulic fluid, compressed air and refill fuel, lubricants if necessary; examine and replace depreciation materials according to manufacturers’ regulations./.
PRESERVATION AND MAINTENANCE OF COMMON FIREFIGHTING
FACILITIES
(Attached to Circular No. 17/2021/TT-BCA dated February 5, 2021 of Minister
of Public Security)
I. Preservation and maintenance of handheld and trolley fire extinguishers
Adopt TCVN 7435-2:2004 (ISO 11602-2:2000) Fire prevention, firefighting – Handheld and trolley fire extinguishers – Part 2: Inspection and maintenance.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Preserve and maintain hoses, suction hoses
a) When preserving in storage: Hoses and suction hoses must be hung on dry shelves without making contact with walls, must not be stacked into piles or weighted by heavy objects but rather rolled into individual reels and stored away from direct sunlight, corrosive substances, acid, gasoline, oil; on a quarterly basis, unroll the reel and roll in the opposite direction.
b) When preserving and arranging on vehicles: Hoses rolled into reels must be stored in appropriate compartments and suction hoses must be stored in appropriate places.
c) When preserving, maintaining before, during and after training, practice or firefighting, rescue missions:
- Fire hoses and suction hoses must not be folded, weighted by heavy objects on top, dragged on the ground, topped with sharp objects, burning objects or placed in areas with corrosive substances, acid, gasoline, oil;
- Clean and dry fire hoses before rolling them and keeping in storage or stacking on storage compartments of fire engines; do not stack damp reels on fire engines;
- Do not move vehicles when a fire hose or suction hose is connected to discharge or suction apparatus of fire engines; do not accelerate or decelerate abruptly when a fire pump is operating; do not increase pressure beyond operational pressure of fire hoses.
2. Preserve and maintain fire nozzles, couplings, 3-way manifolds, 2-way manifolds, ejectors, ladders, etc.
a) When preserving in storage: Fire nozzles, couplings, 3-way manifolds and 2-way manifolds must be placed on dry racks; ladders must be placed in clean, dry and accessible locations; do not place heavy objects on top of facilities, do not stack facilities too high, do not place near gasoline, oil, acid or corrosive substances.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) When preserving and maintaining before, during and after training, practice or firefighting, rescue mission: Clean fire nozzles, couplings, 3-way manifolds, 2-way manifolds and ladders before keeping in storage or stacking in fire engine compartments as per the law.
3. Preserve and maintain fire hydrants
a) When preserving and maintaining in storage: Fire hydrants must be stored in dry places away from gasoline, oil, acid or corrosive substances. Once a month, examine water valves and grease if necessary.
b) When preserving and maintaining installed fire hydrants: Once every 6 months, examine hydrant valves and grease if necessary; examine caps of fire hydrants to ensure they can be removed and attached with ease and replace them if missing; examine rubber washers in water supply apparatus of fire hydrants and replace if the rubber has aged; apply new protective paints of fire hydrants if old layers have been worn off./.
PRESERVATION AND MAINTENANCE OF PERSONAL PROTECTIVE
EQUIPMENT AND CLOTHING
(Attached to Circular No. 17/2021/TT-BCA dated February 5, 2021 of Minister
of Public Security)
I. Daily preservation and maintenance of personal protective equipment and clothing
1. Examine personal protective equipment and clothing
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Respirators, gas masks, personal respiratory protective equipment for firefighting and rescue must be airtight and not leaking during use, and rubber straps thereof are not aged or broken. Examine air level in containers and airtightness of valves and full-face cloth masks.
2. Preserve and maintain personal protective equipment and clothing
a) Clean clothes, heads, boots, gloves, belts, glasses and face masks for firefighting; thermal-insulated clothes, hats, boots, gloves and shoes; electrical-insulated boots and gloves; chemical-resistant suits; radiation suits by using soft towels soaked in lukewarm water and place them in appropriate places. Thermal-insulated clothes, chemical-resistant clothes and radiation suits must not be folded to avoid damage and must be hung in dry, airy places and away from direct sunlight.
b) Clean personal lights, fully charge and put in appropriate places.
c) Clean respirators, gas masks and personal respiratory protective equipment for firefighting and rescue. Air pressure must be at 80% of maximum pressure or higher before storing.
II. Preservation and maintenance after training, practice or firefighting, rescue missions
1. Clothes, hats, boots, gloves, shoes, belts and glasses must be cleaned inside and outside, dried and preserved in dry and airy places.
2. Electrical-insulated boots and gloves; thermal-insulated clothes, hats, gloves, boots and shoes must be cleaned by soft towels soaked in lukewarm water after use. Thermal-insulated clothes, chemical-resistant clothes and radiation suits must not be folded to avoid damage and must be hung in dry, airy places and away from direct sunlight.
3. Respirators, gas masks and personal respiratory protective equipment for firefighting and rescue must be cleaned after use. Clean with warm running water, wipe with soft towels and dry by hanging or dryers; air canisters must be removed and refilled with adequate pressure; examine brackets, straps, valves, locks couplings, breathing valves and cover before preserving.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PRESERVATION AND MAINTENANCE OF RESCUE EQUIPMENT
(Attached to Circular No. 17/2021/TT-BCA dated February 5, 2021 of Minister
of Public Security)
I. Daily equipment preservation and maintenance
1. Equipment inspection
a) Inspect victim detectors:
- Battery capacity must be fully charged at all time;
- Working capacity of camera, monitors, micros and headphones.
b) Inspect water rescue equipment:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Batteries or rechargeable batteries of devices that consume electricity such as underwater flashlights, diver propulsion devices, underwater communication devices, etc. must be fully charged at all time;
- Working capacity of electrical engines of diver propulsion devices must guarantee smooth operation with sealing rubber washers intact;
- Technical conditions of life jackets: external cloth must not be worn off, damaged, or torn and locks are functional;
- Rescue rope launching guns; lifebuoy launching guns must have adequate pressure in canisters of compressed gas, function properly and not be damaged or leaking gas.
c) Inspect high elevation rescue equipment, life-saving rope and rescue harnesses;
- Seams and joints connected by fabric of life jackets and rescue harnesses must not be snap;
- Life-saving reels must not be worn off, torn off and must be removed if fail to guarantee safety.
2. Equipment preservation and maintenance
a) Preserve and maintain victim detectors:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Fully charge devices;
- Store victim detectors in dry areas, away from gasoline, oil, acid, corrosive substances and grease, and away from direct sunlight;
- Once a week, inspect equipment operation.
b) Preserve and maintain water rescue equipment:
- Clean devices thoroughly;
- Fully charge devices;
- Store devices in dry areas, away from gasoline, oil, acid, corrosive substances and grease, and away from direct sunlight;
- Once a week, inspect equipment operation.
c) Preserve and maintain high elevation rescue equipment, life-saving rope and rescue harnesses:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Store devices in clean, dry areas, away from gasoline, oil, acid, corrosive substances and grease, and away from direct sunlight;
- Once a week, inspect equipment operation;
- Once every 6 months, inspect load-bearing capacity at the highest load according to technical specifications of manufacturers for life jackets, rescue harnesses, life-saving ropes and carabiners.
d) Preserve and maintain air cushions:
- Clean equipment thoroughly;
- Store cushions in clean, dry areas, away from gasoline, oil, acid, corrosive substances and grease, and away from direct sunlight;
- Do not store air cushions in places with temperature higher than 40oC or under direct sunlight;
- Once every 2 years from the date on which an air cushion is brought into use, inspect the cushion quality by releasing an 80kg cylinder with 0.2 m2 of surface area from the maximum height down to the cushion and repeat the test at least 3 times.
dd) Preserve and maintain other common rescue equipment:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Do not leave equipment close to gasoline, acid, corrosive substances or grease.
II. Equipment preservation and maintenance after rescue missions or training
1. Preserve and maintain victim detectors:
a) Clean devices thoroughly.
b) Fully charge devices.
c) Store devices in dry areas, away from gasoline, oil, acid, corrosive substances and grease, and away from direct sunlight;
2. Preserve and maintain water rescue equipment
a) Thoroughly clean equipment and keep it dry.
b) Fully charge equipment.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Once a week, inspect equipment operation.
3. Preserve and maintain high elevation rescue equipment, life-saving rope and rescue harnesses
a) Clean equipment thoroughly.
b) Store devices in clean, dry areas, away from gasoline, oil, acid, corrosive substances and grease, and away from direct sunlight.
4. Preserve and maintain air cushions
a) Thoroughly clean cushions and attachments.
b) Fold cushions according to technical procedures, store cushions in clean, dry areas, away from gasoline, oil, acid, corrosive substances and grease, and away from direct sunlight.
5. Preserve and maintain other common rescue equipment
a) Clean equipment thoroughly.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Store devices in clean, dry areas, away from gasoline, oil, acid, corrosive substances and grease, and away from direct sunlight./.
PRESERVATION AND MAINTENANCE OF MANUAL DISMANTLING
EQUIPMENT
(Attached to Circular No. 17/2021/TT-BCA dated February 5, 2021 of Minister
of Public Security)
I. Regular preservation and maintenance
Regular preservation and maintenance of manual dismantling equipment shall conform to TCVN 3890:2009 and following regulations:
1. Arrange and clean equipment.
2. Preserve on shelves, racks or closets; do not throw when arranging, transporting.
3. Do not leave near gasoline, oil, acid or corrosive substances.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Thoroughly clean equipment.
2. Examine equipment components.
3. Store devices in clean, dry areas, away from gasoline, oil, acid, corrosive substances, and away from direct sunlight./.
PRESERVATION AND MAINTENANCE OF COMMUNICATION EQUIPMENT
(Attached to Circular No. 17/2021/TT-BCA dated February 5, 2021 of Minister
of Public Security)
I. Regular preservation and maintenance
1. For handheld transceivers
a) Use soft cloth to clean equipment components such as body, antennas, channel knobs, volume knobs, function keys.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Inspect contact of batteries with charging terminals to ensure normal charging activity.
d) After cleaning equipment, install antennas, batteries and turn on the equipment.
2. For 25 – 50w transceivers installed on vehicles
a) Use soft cloth to clean equipment components such as body, antennas, channel knobs, volume knobs, function keys.
b) Ensure adequate contact at terminals connecting with batteries.
c) Prevent antennas from touching vehicle body.
d) Inspect transfer switches and batteries to ensure stable power supply.
3. For closets storing communication equipment
a) Thoroughly clean closets.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. For firefighting and rescue commanding tables, tents and ribbons
a) Thoroughly clean after use.
b) Keep firefighting and rescue commanding tables, tents and ribbons in order and clean.
II. Preservation and maintenance after training, practice or firefighting, rescue missions
1. Turn off handheld transceivers.
2. Remove batteries, antennas and headphones from equipment and clean with soft, clean towel.
3. Clean equipment body and contact points with batteries; place batteries in the transceivers./.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
I. Preservation and maintenance of fire alarm system
1. Equipment within fire alarm systems (fire control panels, fire alarms, pre-emptive alarm devices, modules, fire sirens, fire signals, fire alarm buttons, fire alarm and emergency egress sound system) after installing must be tested for quality control and shall only be brought into use once they are proven to fully conform to design requirements and relevant standards.
2. Equipment within fire alarm systems that is brought into use must be inspected at least once per year to assess quality and functioning capacity of said equipment.
3. Regular maintenance shall be implemented depending on environment conditions of places where the equipment is stalled and according to manufacturers’ guidelines; at least once every 2 years, perform a thorough maintenance session for the whole system.
Inspection, preservation and maintenance of equipment within fire alarm systems (fire control panels, fire alarms, pre-emptive alarm devices, modules, fire sirens, fire signals, fire alarm buttons, fire alarm and emergency egress sound system) must conform to manufacturers’ guidelines, TCVN 5738:2001 and TCVN 3890:2009.
II. Preservation and maintenance of equipment within fire-extinguishing systems using gas, aerosol, water, powder, foam
1. Following equipment upon being installed must be tested for quality control and shall only be brought into use once the systems are proven to satisfy design requirements and following relevant standards: equipment within firefighting systems utilizing gas, aerosol, water, powder, foam (fire control panels; alarms, sirens, lights, warnings on discharge of fire retardants; alarm valves, deluge valves, supervisory valves, selector valves, pressure switches, flow switches; non-metal tubes in automatic water supply for firefighting, soft tubes for fire nozzles; fire hydrants, discharge apparatus of fire retardants; canisters and equipment containing gas, aerosol, powder, and foam).
2. Once equipment within utilize firefighting systems that utilize gas, aerosol, powder and foam is brought into use, such equipment must be inspected and maintained at least once per year to assess quality and functioning capacity.
3. Inspection, preservation and maintenance of equipment within firefighting systems that utilize gas, aerosol, water, powder or foam must conform to manufacturers’ guidelines and specialized standards (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 71611:2002, TCVN 7336:2003, TCVN 7161:2009 and other relevant standards).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Egress lights and emergency lights upon being installed must be tested for quality control and shall only be brought into use when the systems thereof have been proven to satisfy design requirements and relevant standards.
2. Egress lights and emergency lights upon being brought into use must be inspected and maintained once per year in order to assess quality and functioning capacity of system equipment.
3. Inspection, preservation and maintenance of egress lights and emergency lights must conform to TCVN 3890:2009 and manufacturers’ guidelines.
IV. Preservation of fire retardants
Inspection and preservation of fire retardants shall conform to manufacturers’ guidelines.
V. Preservation of fire proof materials or substances; fire rated materials, doors; fire rated glasses, fire walls; fire rated curtains
Inspection and preservation of fire proof materials or substances; fire rated materials, doors; fire rated glasses, fire walls; fire rated curtains shall conform to manufacturers’ guidelines and relevant specialized standards./.
;
Thông tư 17/2021/TT-BCA quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Số hiệu: | 17/2021/TT-BCA |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công An |
Người ký: | Tô Lâm |
Ngày ban hành: | 05/02/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 17/2021/TT-BCA quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Chưa có Video