BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 145/2020/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2020 |
Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
Căn cứ Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Công an;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí.
Thông tư này quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng và hành vi vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định tại Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sau đây viết tắt là người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí).
1. Những người được bảo vệ quy định tại khoản 3 Thông tư này.
2. Người giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí.
3. Cơ quan Công an các cấp; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của những người được bảo vệ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
Điều 3. Những người được bảo vệ, phạm vi, nội dung bảo vệ và căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Những người được bảo vệ gồm: Người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí; vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí (sau đây gọi chung là người được bảo vệ). Người được bảo vệ đang sinh sống, làm việc, học tập tại nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
2. Phạm vi, nội dung bảo vệ người được bảo vệ, gồm: Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm. Tài sản được bảo vệ là tài sản thuộc quyền sở hữu của người được bảo vệ. Tài sản của người được bảo vệ tại nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
3. Căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ: Khi có căn cứ về việc tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người quy định tại khoản 1 Điều này đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc do việc tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ
Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật Tố cáo. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, cơ quan Công an có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ không chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ trong trường hợp người được bảo vệ tự đề nghị chấm dứt, từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc không chấp hành các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Tố cáo.
Điều 5. Trách nhiệm thực hiện việc bảo vệ người được bảo vệ
1. Cơ quan Công an các cấp nơi người được bảo vệ có địa chỉ nơi ở hoặc nơi có tài sản, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ; quyết định huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, công cụ, biện pháp và các nội dung đề nghị, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện việc bảo vệ. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp theo đề nghị, yêu cầu của cơ quan Công an các cấp.
2. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi nhận được đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này, thì kịp thời đề nghị, yêu cầu cơ quan Công an cấp có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ, thực hiện như sau:
a) Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại các khoản 6, 7, 8 Điều 13; khoản 4 Điều 14; khoản 4 Điều 15; Điều 16; khoản 1, 3 Điều 17 và Điều 20 Luật Tố cáo kịp thời đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ đến Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Giám đốc Công an cấp tỉnh) có liên quan, đồng thời gửi Bộ trưởng Bộ Công an để chỉ đạo. Khi nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ, Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc chỉ đạo Công an các đơn vị trực thuộc có liên quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
b) Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 13; khoản 2, 3 Điều 14; khoản 2, 3 Điều 15; khoản 2 Điều 17 và Điều 18, Điều 19 Luật Tố cáo kịp thời đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ đến Giám đốc Công an cấp tỉnh. Khi nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ, Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc chỉ đạo Công an các đơn vị trực thuộc có liên quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
c) Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại các khoản 2 Điều 13; khoản 1 Điều 14; khoản 1 Điều 15 và Điều 21 Luật Tố cáo kịp thời đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ đến Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện). Khi nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ, Trưởng Công an cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc chỉ đạo Trưởng Công an phường, Trưởng đồn, Trưởng trạm Công an, Trưởng Công an thị trấn, Trưởng Công an xã thuộc biên chế của lực lượng Công an nhân dân (gọi chung là Trưởng Công an cấp xã) có liên quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
d) Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Tố cáo kịp thời đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ đến Trưởng Công an cấp xã. Khi nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ, Trưởng Công an cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
đ) Trường hợp khẩn cấp có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ có thể bị xâm hại ngay tức khắc sau khi thực hiện việc tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí; người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện ngay việc đề nghị, yêu cầu cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc cơ quan Công an nơi có thể xảy ra hành vi xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết;
e) Trường hợp người được bảo vệ là phạm nhân tại trại giam; trại viên tại cơ sở giáo dục bắt buộc; học sinh tại trường giáo dưỡng: Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo kịp thời đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ đến Giám thị trại giam, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng.
3. Khi nhận được đề nghị, yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí hoặc văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền; xét thấy đề nghị, yêu cầu là có căn cứ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, yêu cầu Thủ trưởng Công an các cấp có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ; chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ. Trường hợp vụ việc có tính chất phức tạp, phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.
Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì Thủ trưởng Công an các cấp có trách nhiệm chuyển ngay đến cơ quan Công an có thẩm quyền xử lý theo quy định và thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, người tố cáo hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền biết việc chuyển đề nghị, yêu cầu.
4. Trường hợp đề nghị, yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo và người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí không có căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Thủ trưởng Công an các cấp có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, người tố cáo hoặc gửi văn bản thông báo cho người giải quyết tố cáo biết để giải thích rõ lý do cho người tố cáo.
Điều 6. Văn bản yêu cầu, đề nghị quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Tố cáo.
2. Văn bản yêu cầu, đề nghị của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo gửi cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra văn bản đề nghị, yêu cầu;
b) Tên cơ quan Công an có thẩm quyền được đề nghị, yêu cầu quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
c) Họ tên, chức vụ, cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo;
d) Căn cứ, lý do đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ;
d) Ngày, tháng, năm ra quyết định thụ lý tố cáo; thời hạn giải quyết tố cáo;
e) Họ tên, địa chỉ, số điện thoại của người được bảo vệ; những nội dung đề nghị, yêu cầu bảo vệ.
3. Khi gửi văn bản đề nghị, yêu cầu, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải gửi kèm quyết định thụ lý tố cáo, văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Tố cáo (bản chính) và các tài liệu khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp bảo vệ (nếu có).
1. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25/02/2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này thì kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ có địa chỉ nơi ở hoặc nơi có tài sản trong phạm vi địa bàn thuộc thẩm quyền.
Trường hợp người được bảo vệ có địa chỉ nơi ở hoặc nơi có tài sản ngoài địa bàn thuộc thẩm quyền thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP báo cáo Trưởng Công an cấp huyện để xử lý theo thẩm quyền.
2. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này thì kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ có địa chỉ nơi ở hoặc nơi có tài sản trong phạm vi địa bàn thuộc thẩm quyền hoặc chỉ đạo Trưởng Công an cấp xã có liên quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ (trừ trường hợp người bị tố cáo là Trưởng Công an cấp xã).
Trường hợp người được bảo vệ có địa chỉ nơi ở hoặc nơi có tài sản ngoài địa bàn thuộc thẩm quyền thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP đề nghị Trưởng Công an cấp huyện có liên quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, đồng thời báo cáo Giám đốc Công an cấp tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
3. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này thì kịp thời đề nghị Trưởng Công an cấp huyện có liên quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
Trường hợp người được bảo vệ là phạm nhân tại trại giam, trại viên tại cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh tại trường giáo dưỡng: Khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này thì Giám thị trại giam, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
4. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này thì kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ có địa chỉ nơi ở hoặc nơi có tài sản trong phạm vi địa bàn thuộc thẩm quyền hoặc chỉ đạo Trưởng Công an cấp huyện có liên quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Thanh tra Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tham mưu với Giám đốc Công an tỉnh để chỉ đạo một đồng chí Phó trưởng Công an cấp huyện hoặc đơn vị, cá nhân khác có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ trong trường hợp người bị tố cáo là Trưởng Công an cấp huyện.
Trường hợp người được bảo vệ có địa chỉ nơi ở hoặc nơi có tài sản ngoài địa bàn thuộc thẩm quyền thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP đề nghị Giám đốc Công an cấp tỉnh có liên quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
5. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này thì kịp thời đề nghị Giám đốc Công an cấp tỉnh có liên quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
Trường hợp người được bảo vệ là cán bộ, chiến sĩ, phạm nhân tại trại giam, cán bộ, chiến sĩ, trại viên tại cơ sở giáo dục bắt buộc, cán bộ, chiến sĩ, học sinh tại trường giáo dưỡng và người bị tố cáo là Giám thị, Phó Giám thị trại giam, Giám đốc, Phó Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường giáo dưỡng: Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này thì kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
Thanh tra Bộ Công an có trách nhiệm tham mưu Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo Phó Giám đốc - Phó Bí thư Đảng ủy Công an cấp tỉnh hoặc đơn vị, cá nhân khác có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ trong trường hợp người bị tố cáo là Giám đốc Công an cấp tỉnh.
Điều 8. Trình tự, thủ tục bảo vệ
1. Trình tự, thủ tục bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương VI Luật Tố cáo.
2. Trường hợp người có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã ra kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo thì phải thông báo ngay cho cơ quan Công an cấp có thẩm quyền để quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ. Quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người được bảo vệ, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan.
3. Sau thời gian người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo, cơ quan Công an cấp có thẩm quyền quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ, nếu người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiếp tục nhận được văn bản đề nghị của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy có căn cứ, có tính xác thực xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ tiếp tục bị xâm hại hoặc đe dọa xâm hại thì chuyển văn bản đến cơ quan Công an có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo biết.
Điều 9. Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ
Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ thực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật Tố cáo và quy định về công tác lưu trữ tài liệu hình thành phổ biến trong Công an nhân dân (nhóm hồ sơ về phòng, chống tham nhũng).
Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan Công an cấp có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ theo quy định tại Điều 58 Luật Tố cáo.
Điều 11. Kinh phí đảm bảo áp dụng biện pháp bảo vệ
Kinh phí áp dụng biện pháp bảo vệ được bảo đảm từ ngân sách Nhà nước. Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm lập dự toán kinh phí áp dụng biện pháp bảo vệ tổng hợp chung vào dự toán ngân sách chi an ninh hằng năm và gửi về Bộ Công an (qua Cục Kế hoạch và tài chính) để tổng hợp gửi Bộ Tài chính theo quy định.
Điều 12. Hiệu lực, điều khoản chuyển tiếp, trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
2. Các quy định dẫn chiếu trong Thông tư này khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì nội dung dẫn chiếu cũng được điều chỉnh và thực hiện theo quy định đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế.
3. Thủ trưởng Công an các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
4. Giao Thanh tra Bộ Công an chủ trì, theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện Thông tư; Thủ trưởng Công an đơn vị trực thuộc Bộ giao đơn vị tham mưu, tổng hợp của đơn vị, Thủ trưởng Công an địa phương giao Thanh tra Công an địa phương chủ trì, theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện Thông tư. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Công an (qua Thanh tra Bộ Công an) để tập hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét, giải quyết.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF
PUBLIC SECURITY |
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 145/2020/TT-BCA |
Hanoi, December 29, 2020 |
Pursuant to the Whistleblowing Law dated June 12, 2018;
Pursuant to Anti-corruption Law dated November 20, 2018;
Pursuant to the Law on thrift practice and anti-waste dated November 26, 2013;
Pursuant to the Government’s Decree No. 31/2019/ND-CP dated April 10, 2019 on elaboration and implementation of the Whistleblowing Law;
Pursuant to the Government’s Decree No. 22/2019/ND-CP dated February 25, 2019 on whistleblowing and addressing whistleblowing cases in the public security;
Pursuant to the Government’s Decree No. 01/2018/ND-CP dated August 6, 2018 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Public Security;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Minister of Public Security promulgates a Circular on power, procedures, security measures to protect life, health, property, honor, and dignity of corruption and waste whistleblowers.
This Circular set forth power, procedures, security measures to protect life, health, property, honor and dignity of whistleblowers of corrupt practices as prescribed in Anti-corruption Law and violations against thrift practice and anti-waste as prescribed in the Law on thrift practice and anti-waste (hereinafter referred to as corruption and waste whistleblower).
1. Protectees in clause 3 of this Circular.
2. Persons authorized to address whistleblowing of corruption and waste practices.
3. Police authorities; agencies, organizations, units, and individuals responsible for taking security measures to protect life, health, property, honor and dignity of protectees (hereinafter referred as protective measures) as prescribed in clause 1 Article 3 of this Circular.
Article 3. Protectees, scope of protection and grounds for taking protective measures
1. Protectees include: corruption and waste whistleblowers; their spouse, natural parents, adoptive parents, natural children, adoptive children (hereinafter referred to as protectees). Protectees who have lived, worked and studied abroad shall not be regulated in this Circular.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Grounds for taking protective measures: upon valid grounds to consider that the life, health, property, honor, dignity of a person mentioned in clause 1 hereof is being infringed or is likely to be infringed immediately as a result of the corruption and waste whistleblowing.
Article 4. Rights and obligations of the protectee
Rights and obligations of the protectee are specified in Article 48 of the Whistleblowing Law. The persons authorized to address whistleblowing report, police authorities competent to take protective measures shall accept no responsibility for any consequence to the life, health, property, honor, dignity of the protectee in a case where the protectee voluntarily requests termination or refusal of protective measures or fails to fulfill obligations as prescribed in clause 2 Article 48 of the Whistleblowing Law.
Article 5. Responsibilities to protect protectees
1. Police authorities where the protectee lives or has property shall take charge and cooperate with relevant entities in protecting the life, health, property, honor, dignity of the protectee; mobilize and use forces, facilities, measures and request relevant entities to cooperate in the protection. Relevant entities shall, within their tasks and powers, cooperate at the request of the police authorities.
2. The person authorized to address the whistleblowing case shall, upon receiving a grounded request for taking protective measures, or deeming that it is grounded, during the settlement of the whistleblowing case, to take protective measures as prescribed in clause 3 Article 3 hereof, promptly request the competent police authority to take protective measures, in specific:
a) The persons authorized to address whistleblowing cases prescribed in clauses 6, 7, 8 Article 13; clause 4 Article 14; clause 4 Article 15; Article 16; clauses 1, 3 Article 17 and Article 20 of the Whistleblowing Law shall send a request to take protective measures to the relevant Director of police of province or central-affiliated city (hereinafter referred to as Director of provincial police department) and seek direction from the Minister of Public Security. On receiving such a request, the Director of provincial police department shall consider taking protective measures or direct affiliated entities to take protective measures;
b) The persons authorized to address whistleblowing case prescribed in clauses 3, 4, 5 Article 13; clauses 2, 3 Article 14; clauses 2, 3 Article 15; clause 2 Article 17 and Article 18, Article 19 of the Whistleblowing Law shall promptly send a request to take protective measures to the Director of provincial police department. On receiving such a request, the Director of provincial police department shall consider taking protective measures or direct affiliated entities to take protective measures;
c) The persons authorized to address whistleblowing case prescribed in clause 2 Article 13; clause 1 Article 14; clause 1 Article 15 and Article 21 of the Whistleblowing Law shall promptly send a request to take protective measures to the Chief police of district, suburban district, district-level town, provincial-affiliated city, city affiliated to centrally-affiliated city (hereinafter referred to as Chief police of district). On receiving such a request, the Chief police of district shall consider taking protective measures or directing the relevant Chief police of ward, station, town, commune in the people’s public security force (hereinafter referred to as Chief police of commune) to take protective measures;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
dd) In an urgent case and well-grounded to deem that the life, health, property, honor, dignity of the protectee is likely to be infringed immediately after their disclosure of corruption or waste, the person authorized to address the whistleblowing case shall promptly request the police authority in the nearest place or in the place where the offense is likely to be committed to take appropriate protective measures;
e) If the protectee is an inmate in a prison, correctional facility or reformatory: The person authorized to address the whistleblowing case shall promptly request the superintendent, director of correctional facility or headmaster of reformatory to take protective measures.
3. Within 3 business days after receiving such a request from the person authorized to address the whistleblowing case or the corruption and waste whistleblower or a competent authority, the chief police shall, if deeming that is a well-grounded request, take protective measures in cooperation with relevant entities. In case of a complicated case which requires further verification in multiple places, the time required for making a decision to take protective measures may extend but no later than 5 business days.
If the case does not fall within his/her jurisdiction, the chief police shall forward it to the competent police authority and notify the person authorized to address the whistleblowing case, the whistleblower or competent persons and authorities of such forward.
4. If the request made by the person authorized to address the whistleblowing case or corruption and waste whistleblower is not well-grounded or it is unnecessary to take protective measures, within 3 business days, the chief police shall provide explanation in writing to the competent authorities and the whistleblower or to the person authorized to address the whistleblowing case.
Article 6. Request to take protective measures
1. A request to take protective measures made by the corruption and waste whistleblower shall be made in accordance with clause 2 Article 50 of the Whistleblowing Law.
2. A request to take protective measures made by the person authorized to address the whistleblowing case to the competent police authority shall at least contain:
a) Date of request;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Full name, position, agency of the person authorized to address the whistleblowing case;
d) Grounds for the request to take protective measures;
d) Date of acceptance of the whistleblowing report; time required for settlement of the whistleblowing case;
e) Full name, address, phone number of the protectee; details of the protection request.
3. On sending such a request, the person authorized to address the whistleblowing case shall enclose a decision on acceptance of the whistleblowing case, the request to take protective measures made by the corruption and waste whistleblower prescribed in clause 2 Article 50 (originals) and relevant documents (if any).
1. The person authorized to address whistleblowing case as prescribed in clause 1 Article 5 of Decree No. 22/2019/ND-CP of the Government on whistleblowing and addressing whistleblowing cases in the public security shall, upon receiving a grounded request to take protective measures made by the corruption or waste whistleblower, or deeming that it is grounded, during the settlement of the whistleblowing case, to take protective measures as prescribed in clause 3 Article 3 hereof, promptly take measures to protect the protectees who live or have property in the places under their jurisdiction.
If the protectee lives or has property in a place outside the jurisdiction, the person authorized to address the whistleblowing case as prescribed in clause 1 Article 5 of Decree No. 22/2019/ND-CP shall report it to the Chief police of district.
2. The person authorized to address whistleblowing case as prescribed in clause 2 Article 5 of Decree No. 22/2019/ND-CP shall, upon receiving a grounded request to take protective measures made by the corruption or waste whistleblower, or deeming that it is grounded, during the settlement of the whistleblowing case, to take protective measures as prescribed in clause 3 Article 3 hereof, promptly take measures to protect the protectees who live or have property in the places under their jurisdiction or direct the Chief police of commune to take protective measures (unless the Chief police of commune is the alleged wrongdoer).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. The person authorized to address whistleblowing case as prescribed in clause 3 Article 5 of Decree No. 22/2019/ND-CP shall, upon receiving a grounded request to take protective measures made by the corruption or waste whistleblower, or deeming that it is grounded, during the settlement of the whistleblowing case, to take protective measures as prescribed in clause 3 Article 3 hereof, request the Chief police of district to take protective measures.
If the protectee is an inmate in a prison, correctional facility or reformatory: Upon receiving a grounded request to take protective measures made by the corruption or waste whistleblower, or deeming that it is grounded, during the settlement of the whistleblowing case, to take protective measures as prescribed in clause 3 Article 3 hereof, the superintendent, director of correctional facility, headmaster of reformatory shall promptly take protective measures.
4. The person authorized to address whistleblowing case as prescribed in clause 4 Article 5 of Decree No. 22/2019/ND-CP shall, upon receiving a grounded request to take protective measures made by the corruption or waste whistleblower, or deeming that it is grounded, during the settlement of the whistleblowing case, to take protective measures as prescribed in clause 3 Article 3 hereof, promptly take measures to protect the protectees who live or have property in the places under their jurisdiction or direct the Chief police of district to take protective measures. The inspectorate of provincial police department shall advise the Director of provincial police department to direct a deputy chief police of district or another competent entity to take protective measures if the Chief police of district are the alleged wrongdoer.
If the protectee lives or has property in a place outside the jurisdiction, the person authorized to address the whistleblowing case as prescribed in clause 4 Article 5 of Decree No. 22/2019/ND-CP shall request the Director of provincial police department to take protective measures.
5. The person authorized to address whistleblowing case as prescribed in clauses 5, 6 Article 5 of Decree No. 22/2019/ND-CP shall, upon receiving a grounded request to take protective measures made by the corruption or waste whistleblower, or deeming that it is grounded, during the settlement of the whistleblowing case, to take protective measures as prescribed in clause 3 Article 3 hereof, request the Director of provincial police department to take protective measures.
If the protectee is an official, soldier, inmate in a prison, correctional facility or reformatory and the alleged wrongdoer is the superintendent or deputy superintendent, Director or Deputy Director of correctional facility, headmaster or deputy headmaster of the reformatory: The Director of Public Security Department in charge of prisons, correction facilities and reformatories shall, upon receiving a grounded request to take protective measures made by the corruption or waste whistleblower, or deeming that it is grounded, during the settlement of the whistleblowing case, take protective measures as prescribed in clause 3 Article 3 hereof, promptly take protective measures.
The inspectorate of Ministry of Public Security shall advise the Minister of Public Security to direct a Deputy Director - Vice Secretary of Communist Party of provincial police department or another competent entity to take protective measures if the Director of provincial police department is the alleged wrongdoer.
Article 8. Procedures for protection
1. Procedures for protection of the life, health, property, honor, dignity of corruption and waste whistleblowers are specified in Section 2 Chapter VI of the Whistleblowing Law.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. After the person authorized to address the whistleblowing case gave a conclusion about or terminated the whistleblowing case and the competent police authority, upon request, terminated the protective measures, if the person authorized to address the whistleblowing case keeps receiving a grounded request made by the corruption or waste whistleblower that the protectee’s life, health, property, honor and dignity keeps being or is likely to be infringed, that person shall forward the request to the competent police authority and notify the whistleblower in writing.
Article 9. Dossiers of protective measures
Dossiers of protective measures are specified in Article 55 of the Whistleblowing Law and regulations on archives of documents in the public security (dossiers related to corruption prevention and control).
Article 10. Protective measures
Depending upon the circumstances, the competent police authorities may take one or several measures to protect the life, health, property, honor and dignity of the protectees as prescribed in Article 58 of the Whistleblowing Law.
Article 11. Funding for protective measures
Funding for protective measures shall be financed by the state budget. Local police authorities shall make budget estimates of protective measures and then consolidate into an annual budget estimates for security and send it to Ministry of Public Security (via Department of Plan and Finance) for forwarding to Ministry of Finance as prescribed.
Article 12. Entry into force, grandfather clause, implementation
1. This Circular comes into force as of February 15, 2021.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. The heads of police authorities affiliated to Ministry, Directors of provincial police departments and relevant entities shall implement this Circular.
4. The inspectorate of the Ministry of Public Security shall take charge, monitor, inspect and consolidate the reports on implementation of the Circular; the heads of police authorities affiliated to Ministry shall designate affiliates to advise and consolidate the reports of the affiliates, the heads of local police authorities shall designate the inspectorate to take charge, monitor, inspect and consolidate the reports on implementation of the Circular. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Public Security (via Inspectorate of Ministry of Public Security) for consideration.
MINISTER
General To Lam
;
Thông tư 145/2020/TT-BCA quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Số hiệu: | 145/2020/TT-BCA |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công An |
Người ký: | Tô Lâm |
Ngày ban hành: | 29/12/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 145/2020/TT-BCA quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Chưa có Video