BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 141/2009/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2009 |
- Căn cứ Thông báo số
165-TB/TW ngày 27/06/2008 của Ban chấp hành Trung ương thông báo Kết luận của Bộ
Chính trị về Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng
ngân sách nhà nước”;
- Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
- Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
- Căn cứ Quyết định số 2460-QĐ/BTCTW ngày 24/3/2009 của Ban Tổ chức Trung ương
về việc ban hành "Quy chế tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý đi đào tạo,
bồi dưỡng ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước";
Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” (Đề án 165) như sau:
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về nội dung chi, mức chi, việc lập dự toán, quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí để thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi tắt là Đề án 165).
2. Đối tượng áp dụng Thông tư này gồm các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án 165.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Kinh phí thực hiện Đề án 165 do ngân sách trung ương bảo đảm.
2. Nguồn tài trợ, viện trợ trong và ngoài nước (nếu có).
Điều 3. Nguyên tắc sử dụng, quản lý kinh phí thực hiện Đề án 165
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc Đề án 165 được quản lý, sử dụng theo đúng các quy định hiện hành về quản lý tài chính, chế độ chi tiêu do các cơ quan Đảng và nhà nước có thẩm quyền ban hành, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng, cuối năm báo cáo quyết toán kinh phí đã sử dụng với cơ quan tài chính và theo quy định tại Thông tư này.
Điều 4. Chi đào tạo trong nước do các cơ sở đào tạo nước ngoài thực hiện tại Việt Nam
Chi đào tạo trong nước do các cơ sở đào tạo nước ngoài thực hiện tại Việt Nam gồm các nội dung chi và mức chi sau:
1. Học phí và các khoản chi phí thực tế phải trả cho cơ sở đào tạo nước ngoài: Thanh toán theo hợp đồng hoặc thông báo của cơ sở đào tạo nước ngoài.
2. Chi hỗ trợ đối với cán bộ đi học:
- Bậc đào tạo đại học: |
750.000 đồng Việt Nam/1 người/1 tháng; |
- Bậc đào tạo thạc sĩ: |
900.000 đồng Việt Nam/1 người/1 tháng; |
- Bậc đào tạo tiến sĩ: |
1.050.000 đồng Việt Nam/1 người/1 tháng. |
Điều 5. Chi đào tạo dài hạn ở nước ngoài
Chi đào tạo dài hạn ở nước ngoài gồm các nội dung chi và mức chi sau:
1. Học phí và các khoản lệ phí bắt buộc (nếu có) phải trả cho các cơ sở đào tạo nước ngoài căn cứ vào hợp đồng ký kết với cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc theo mức do cơ sở đào tạo ở nước ngoài thông báo trong giấy báo tiếp nhận học (chi bằng đồng đôla Mỹ hoặc bằng đồng tiền nước sở tại).
2. Chi phí làm hộ chiếu, visa: Theo thực tế phát sinh.
Trường hợp mức bảo hiểm y tế tối thiểu tại nước sở tại cao hơn hoặc thấp hơn quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này thì thực hiện theo quy định của nước sở tại do cơ sở đào tạo của nước ngoài thông báo trong giấy tiếp nhận học.
Đối với một số nước không quy định trong Phụ lục số 02 đính kèm thì Ban chỉ đạo Đề án 165 xem xét, quyết định cụ thể.
Trường hợp cán bộ (lưu học sinh) mua bảo hiểm y tế ở mức cao hơn mức quy định tại Thông tư này thì cán bộ (lưu học sinh) phải tự bù phần chênh lệch.
5. Tiền vé máy bay hạng phổ thông (hạng economy) hoặc vé tàu một lượt đi từ Việt Nam đến nơi học tập và 1 lượt về từ nơi học tập về Việt Nam (trừ trường hợp được phía bạn đài thọ) trong 1 khoá học.
6. Tiền lệ phí sân bay, tiền tàu, xe từ sân bay đến trường và ngược lại (nếu có) cho mỗi lượt đi và về nêu trên theo mức khoán là 100 đôla Mỹ.
7. Chi phí chuyển và nhận tiền qua ngân hàng (nếu có): Căn cứ vào các quy định của ngân hàng nước sở tại, ngân hàng phục vụ ở Việt Nam, nếu có phát sinh lệ phí chuyển tiền hoặc nhận tiền qua ngân hàng thì được Nhà nước cấp khoản chi này.
9. Các khoản chi khác có liên quan theo quy định của nước sở tại.
Điều 6. Chi bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 1 năm) ở nước ngoài
1. Trường hợp Ban chỉ đạo Đề án 165 thành lập đoàn cán bộ đi học tập trung ở nước ngoài, gồm các nội dung chi:
a) Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.
Riêng chi sinh hoạt phí (chi phí ăn, ở) cho cán bộ trong thời gian học tập ở nước ngoài căn cứ vào nội dung, yêu cầu của khoá học, đối tượng tham gia khoá học để thực hiện như sau:
- Trường hợp khoá học có thời gian dưới 6 tháng: mức chi tối đa theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí. Tuỳ theo tình hình thực tế, Ban chỉ đạo Đề án 165 quyết định mức chi cho phù hợp nhưng không được vượt quá mức chi theo quy định của Bộ Tài chính.
- Trường hợp khoá học có thời gian từ 6 tháng đến dưới 1 năm: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
c) Các khoản chi khác có liên quan theo quy định của nước sở tại.
2. Trường hợp Ban chỉ đạo Đề án 165 không thành lập đoàn đi học tập trung mà cử cán bộ ra nước ngoài tham dự các khoá bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo nước ngoài, gồm các nội dung chi:
Chi theo các nội dung và mức chi quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Riêng chi sinh hoạt phí (chi phí ăn, ở) cho cán bộ trong thời gian học tập ở nước ngoài thực hiện như sau:
- Trường hợp khoá học có thời gian dưới 6 tháng: thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.
- Trường hợp khoá học có thời gian từ 6 tháng đến dưới 1 năm: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
Điều 7. Chi đào tạo ngoại ngữ ở trong nước
Đối với các khoá học ngoại ngữ trong nước, gồm các nội dung chi, mức chi sau:
1. Chi thuê cơ sở đào tạo (bao gồm chi phí biên soạn giáo trình, tài liệu; chi thù lao giảng viên; chi phí quản lý khoá học; chi thuê địa điểm đào tạo...): Thanh toán theo hợp đồng đã ký kết với cơ sở đào tạo. Trường hợp cơ sở đào tạo không bố trí được địa điểm tổ chức khoá học, cần phải thuê ngoài thì chi phí thuê địa điểm đào tạo thanh toán theo hợp đồng thuê địa điểm đào tạo.
2. Chi mời chuyên gia, giảng viên nước ngoài (nếu có): theo hợp đồng đã ký với giảng viên người nước ngoài hoặc với cơ sở đào tạo trong và ngoài nước (nơi cử giảng viên đến Việt Nam giảng dạy). Chi phí thuê chuyên gia, giảng viên là người nước ngoài bao gồm: tiền vé máy bay đi lại quốc tế, chi phí đi lại trong nước, tiền thù lao cho giảng viên, chi phí ăn nghỉ cho chuyên gia, giảng viên (nếu không tính trong tiền thù lao), các khoản tiền phải trả cho cơ sở đào tạo trong và ngoài nước (nếu có).
3. Chi hỗ trợ đối với cán bộ đi học: 750.000 đồng Việt Nam/người/tháng.
4. Chi phí các kỳ thi đánh giá kết quả học tập theo yêu cầu của cơ quan chức năng (nếu có): Thanh toán theo hợp đồng đã ký với cơ sở đào tạo.
5. Các khoản chi khác có liên quan phục vụ giảng dạy, học tập (như chi phí quản lý, theo dõi khoá học của Văn phòng điều hành Đề án 165...): thực hiện theo mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với những nội dung chi đã quy định mức chi; hoặc theo thực tế phát sinh đối với những nội dung chi chưa có quy định mức chi.
Điều 8. Chi hoạt động thường xuyên của Ban chỉ đạo Đề án 165
Nội dung, chế độ, mức chi bảo đảm hoạt động thường xuyên của Ban chỉ đạo Đề án 165 thực hiện như chi từ nguồn kinh phí thường xuyên của cơ quan của Đảng.
1. Chi khen thưởng cho cán bộ, lưu học sinh:
a) Trường hợp cán bộ, lưu học sinh hoàn thành chương trình học tập với kết quả xuất sắc trước thời gian quy định ghi trong quyết định cử đi học của Ban chỉ đạo Đề án 165 và có xác nhận của cơ sở đào tạo nước ngoài sẽ được hưởng 50% số tiền sinh hoạt phí của thời gian hoàn thành trước hạn. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã chuyển cho cán bộ, lưu học sinh toàn bộ số tiền sinh hoạt phí theo thời gian ghi trong quyết định cử đi học thì cán bộ, lưu học sinh phải có trách nhiệm hoàn trả ngân sách nhà nước 50% số tiền sinh hoạt phí của thời gian hoàn thành trước kế hoạch.
b) Cán bộ, lưu học sinh đạt kết quả xuất sắc được cơ sở đào tạo trong và ngoài nước miễn hoặc giảm học phí, có giấy báo của cơ sở đào tạo sẽ được hưởng 100% số tiền được miễn hoặc giảm và được cấp một lần vào năm được miễn, giảm học phí.
2. Chi hỗ trợ một phần rủi ro, bất khả kháng xẩy ra với cán bộ, lưu học sinh trong thời gian học tập như thiên tai, chiến tranh hoặc những trường hợp khác không do lỗi của cán bộ, lưu học sinh. Mức hỗ trợ cụ thể như sau:
Căn cứ vào đề nghị của gia đình cán bộ, lưu học sinh, Ban chỉ đạo Đề án 165 kiểm tra, xem xét cụ thể đối với từng trường hợp và quyết định phương án hỗ trợ.
b) Các trường hợp phải kéo dài thời gian học tập do nguyên nhân bất khả kháng, thì vẫn được cấp các chi phí phục vụ việc học tập (học phí, sinh hoạt phí, bảo hiểm...). Trong trường hợp này, căn cứ vào đơn đề nghị của cán bộ, lưu học sinh, Ban chỉ đạo Đề án 165 chịu trách nhiệm phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan có liên quan ở trong nước kiểm tra, xem xét cụ thể đối với từng trường hợp và cấp phát đúng chế độ quy định.
Điều 10. Về chế độ tiền lương trong thời gian đi học
Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị và các đối tượng hưởng lương thuộc lực lượng vũ trang được tuyển chọn đi học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài theo Đề án 165 từ 30 ngày liên tục trở lên, trong thời gian học tập ở nước ngoài được hưởng 40% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), do cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ đó chi trả từ nguồn kinh phí của đơn vị mình.
Điều 11. Lập dự toán, phân bổ, cấp phát, quyết toán kinh phí
1. Lập dự toán và phân bổ kinh phí:
a) Hàng năm, Ban chỉ đạo Đề án 165 hướng dẫn các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương đăng ký cán bộ tham gia kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài cho năm kế hoạch, gửi về Ban chỉ đạo Đề án 165.
b) Căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng; Căn cứ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương, các địa phương gửi; Ban chỉ đạo Đề án 165 tổng hợp nhu cầu đào tạo và xây dựng dự toán kinh phí để thực hiện Đề án 165, gửi Văn phòng Trung ương Đảng để tổng hợp chung trong dự toán ngân sách Đảng ở Trung ương, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định hiện hành về thực hiện cơ chế quản lý tài chính Đảng và tổng hợp vào dự toán chi ngân sách trung ương.
c) Kinh phí thực hiện Đề án 165 được giao trong tổng dự toán ngân sách Đảng ở trung ương. Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Ban chỉ đạo Đề án 165 thực hiện phân bổ kinh phí thực hiện Đề án 165 cho Ban chỉ đạo Đề án 165 (Văn phòng điều hành Đề án 165) theo quy định hiện hành về thực hiện cơ chế quản lý tài chính Đảng, trong đó chi tiết cho nhiệm vụ chi trong nước, nhiệm vụ chi đoàn ra, nhiệm vụ chi ở nước ngoài.
2. Cấp phát và chi trả kinh phí:
a) Đối với các khoản chi trong nước thực hiện Đề án 165 do Ban chỉ đạo Đề án 165 thực hiện được cấp phát bằng lệnh chi tiền theo tiến độ thực hiện và trong phạm vi tổng dự toán được cấp có thẩm quyền giao cho Ban chỉ đạo Đề án 165 theo đúng quy định hiện hành về thực hiện cơ chế quản lý tài chính Đảng.
b) Đối với các khoản chi đoàn ra thực hiện Đề án 165 do Ban chỉ đạo Đề án 165 thực hiện được cấp phát theo cơ chế quản lý, cấp phát đoàn ra của các cơ quan Đảng ở Trung ương.
c) Đối với những khoản chi ở nước ngoài quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này thanh toán bằng đồng đô-la Mỹ hoặc đồng tiền của nước sở tại; Ban chỉ đạo Đề án 165 được mở tài khoản dự toán tại kho bạc nhà nước, được thanh toán bằng ngoại tệ từ quỹ ngoại tệ tập trung và thực hiện kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước.
Căn cứ đề nghị của Ban chỉ đạo Đề án 165 (Văn phòng điều hành Đề án 165), Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thanh toán và cấp phát như sau:
- Học phí và các khoản phí phải trả cho cơ sở đào tạo ở nước ngoài: Căn cứ vào hợp đồng với sơ sở đào tạo nước ngoài hoặc thông báo trong giấy báo tiếp nhận học của cơ sở đào tạo nước ngoài và đề nghị của Văn phòng điều hành Đề án 165, Kho bạc Nhà nước chuyển kinh phí tương ứng cho cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
- Sinh hoạt phí và phí đi đường của lưu học sinh: Căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức và đề nghị của Văn phòng điều hành Đề án 165, Kho bạc Nhà nước chuyển kinh phí vào tài khoản của người hưởng tiền hoặc vào tài khoản của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại để cơ quan này chi trả tiền cho lưu học sinh.
- Vé máy bay (hoặc vé tàu): Căn cứ vào hồ sơ đề nghị của Văn phòng điều hành Đề án 165, Kho bạc Nhà nước chuyển tiền vào tài khoản người hưởng để mua vé máy bay hoặc chuyển tiền trực tiếp vào đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển.
Vé máy bay lượt đi được cấp theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.
Vé lượt về được thanh toán theo hình thức thông báo vé trả tiền trước (PTA) thông qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại, hoặc cấp trực tiếp cho cán bộ qua Hãng hàng không quốc gia Việt Nam hoặc các hãng hàng không hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định hiện hành. Trường hợp cán bộ tự mua vé lượt về thì khi về nước sẽ thanh toán hoàn trả cho cán bộ theo hoá đơn thu tiền thực tế (hợp lệ) và cuống vé máy bay (bản chính) nhưng tối đa chỉ bằng mức vé của PTA tại Việt Nam cho hạng thông thường (hạng Economy) do Hãng hàng không quốc gia Việt Nam hoặc các hãng hàng không hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam đã thông báo.
- Bảo hiểm y tế; khen thưởng cho lưu học sinh; hỗ trợ một phần rủi ro, bất khả kháng đối với lưu học sinh: Căn cứ vào hồ sơ đề nghị của Văn phòng điều hành Đề án 165, Kho bạc Nhà nước chuyển tiền vào tài khoản của người hưởng hoặc chuyển tiền trực tiếp cho đơn vị cung cấp dịch vụ.
- Phí chuyển và nhận tiền qua ngân hàng (nếu có): Theo quy định hiện hành.
3. Quyết toán kinh phí thực hiện Đề án 165:
a) Kinh phí thực hiện đề án 165 được hạch toán vào loại chi giáo dục và đào tạo theo chương, khoản, mục tương ứng mục lục ngân sách nhà nước (Loại 490 Khoản 560), được quyết toán theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn, quy định hiện hành về thực hiện cơ chế quản lý tài chính Đảng.
4. Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí:
Ban chỉ đạo Đề án 165 (Văn phòng điều hành Đề án 165) có trách nhiệm tổng hợp nguồn kinh phí thực hiện Đề án 165 hàng năm gửi Văn phòng Trung ương Đảng tổng hợp gửi Bộ Tài chính cùng với việc lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án 165 của năm kế hoạch, trong đó thể hiện rõ:
- Dự toán kinh phí năm trước năm hiện hành được cấp có thẩm quyền giao.
- Kinh phí đã thực hiện năm trước (chi tiết theo nhiệm vụ được giao và theo chương, khoản, mục tương ứng mục lục ngân sách nhà nước).
- Kinh phí năm trước chưa sử dụng hết chuyển năm hiện hành (bao gồm số dư dự toán, số dư tạm ứng, tồn quỹ tiền mặt).
- Dự toán kinh phí năm hiện hành được cấp có thẩm quyền giao và tình hình sử dụng kinh phí năm hiện hành đến thời điểm báo cáo.
5. Việc lập dự toán, phân bổ, cấp phát, quyết toán thực hiện đề án 165 được thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
2. Đối với các khối lượng công việc thuộc Đề án 165 đã triển khai thực hiện trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành thì căn cứ quy định tại Thông tư này và chi tiêu thực tế hợp lệ để quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn.
3. Trong quá trình thực hiện, mọi vướng mắc của lưu học sinh đề nghị phản ảnh về Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại và Ban chỉ đạo Đề án 165. Ban chỉ đạo Đề án 165 tổng hợp, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
MỨC SINH HOẠT PHÍ CỦA LƯU HỌC SINH THEO ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC”
(Kèm theo Thông tư số 141/2009/TT-BTC ngày 13/7/2009 của Bộ Tài chính)
Tên nước |
Mức SHP toàn phần (USD; EURO/1LHS/1tháng) |
|
Bằng đồng đôla Mỹ (USD) |
Bằng đồng EURO |
|
Ấn Độ |
455 |
|
Trung Quốc |
455 |
|
Đài Loan |
455 |
|
Campuchia, Lào |
390 |
|
Mông Cổ |
390 |
|
Hàn Quốc, Xinh-ga-po |
650 |
|
Thái Lan, Phi-lip-pin, Malaisia |
390 |
|
Ba Lan |
520 |
|
Bungary |
520 |
|
Hungary |
520 |
|
Cộng hoà Séc |
520 |
|
Cộng hoà Slôvakia |
520 |
|
Rumani |
520 |
|
Ucraina, Bêlarútxia |
520 |
|
Liên bang Nga |
520 |
|
Cuba |
390 |
|
Các nước Tây, Bắc Âu |
|
960 |
Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản |
1.300 |
|
Úc, Niu Di-lân |
1.120 |
|
Ai Cập |
585 |
|
MỨC BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI LƯU HỌC SINH
(Kèm theo Thông tư số 141/2009/TT-BTC ngày 13/7/2009 của Bộ Tài chính)
Tên nước |
Mức bảo hiểm y tế đối với lưu học sinh |
|
USD/LHS/năm |
EUR/LHS/năm |
|
Campuchia, Lào |
150 |
|
Balan, Bêlarútxia, Ucraina |
150 |
|
Các nước Tây Âu và Bắc Âu |
|
900 |
Nhật Bản |
410 |
|
Úc và Niu Di-lân |
300 |
|
Mỹ, Canada, Anh |
1.000 |
|
Ghi chú: Đối với một số nước không liệt kê trong Phụ lục này sẽ được xem xét từng trường hợp cụ thể theo quy định.
Thông tư 141/2009/TT-BTC quy định chế độ tài chính thực hiện đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 141/2009/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Phạm Sỹ Danh |
Ngày ban hành: | 13/07/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 141/2009/TT-BTC quy định chế độ tài chính thực hiện đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video