BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2014/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2014 |
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC CẦU TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Nghị định số 11/2010/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ (Nghị định số 100/2013/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng (Nghị định số 114/2010/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng (Nghị định số 15/2013/NĐ-CP);
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Thông tư này hướng dẫn về công tác quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn.
Việc bảo trì cầu trên đường giao thông nông thôn được thực hiện theo quy định của Nghị định số 114/2010/NĐ-CP, Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ (Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT);
b) Đối với cầu khác trên hệ thống đường ngoài phạm vi điều chỉnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, căn cứ đặc điểm, quy mô từng cầu có thể tham khảo Thông tư này để quản lý, vận hành khai thác cho phù hợp.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường giao thông nông thôn bao gồm: đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng.
2. Cầu trên đường giao thông nông thôn (sau đây gọi tắt là cầu) bao gồm: cầu treo, cầu có kết cấu nhịp dạng dầm, dàn, khung, vòm được xây dựng trên các tuyến đường giao thông nông thôn.
3. Cơ quan quản lý đường bộ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
4. Chủ quản lý sử dụng cầu là tên gọi chung của tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, vận hành khai thác và sử dụng cầu thuộc sở hữu nhà nước; Chủ sở hữu cầu đối với cầu không thuộc sở hữu nhà nước; cộng đồng dân cư đối với cầu do cộng đồng đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân, tư nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khai thác và bảo trì.
5. Đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành khai thác cầu (sau đây gọi tắt là Đơn vị quản lý cầu) là tổ chức, cá nhân được Chủ quản lý sử dụng cầu giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng thực hiện việc quản lý, vận hành khai thác cầu, bảo dưỡng thường xuyên cầu.
Điều 3. Yêu cầu chung đối với công tác quản lý, vận hành khai thác cầu
1. Việc quản lý, vận hành khai thác cầu phải bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho công trình cầu, an toàn cho người, tài sản và công trình khác trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của cầu, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
2. Cầu khi đưa vào vận hành khai thác phải bảo đảm chất lượng theo quy định.
3. Mọi tổ chức, cá nhân không được:
a) Tự ý tháo, lắp hoặc có hành vi phá hoại các bộ phận, hạng mục của công trình cầu và đường hai đầu cầu; viết, vẽ các nội dung không phù hợp hoặc xóa biển báo hiệu; phá hủy, che khuất biển báo hiệu;
b) Lấn chiếm, sử dụng trái phép và vi phạm hành lang an toàn đường bộ của cầu;
c) Vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn của cầu, tốc độ cho phép khi đi trên cầu;
d) Vi phạm các hướng dẫn, quy định về việc tham gia giao thông trên cầu;
đ) Sử dụng mặt cầu, gầm cầu và các bộ phận cầu, đất của đường bộ trái quy định;
e) Lắp đặt, treo đường ống cấp, thoát nước, dây điện, cáp viễn thông vào cầu, trừ khi thiết kế của cầu có quy định và được phép của Chủ quản lý sử dụng cầu;
g) Vi phạm các quy định của Luật Giao thông đường bộ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 4. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác cầu
1. Xác định Chủ quản lý sử dụng cầu:
a) Đối với cầu thuộc sở hữu nhà nước, Chủ quản lý sử dụng cầu được xác định căn cứ vào quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc phân công, phân cấp cho Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan trực thuộc trong việc quản lý, vận hành khai thác cầu trên địa bàn;
b) Đối với cầu thuộc sở hữu của cộng đồng dân cư, sở hữu tư nhân và các trường hợp không thuộc sở hữu nhà nước, Chủ sở hữu là Chủ quản lý sử dụng cầu.
Trường hợp cộng đồng dân cư, tư nhân sau khi đầu tư xây dựng xong không đủ khả năng làm Chủ quản lý sử dụng cầu thì cơ quan được phân công, phân cấp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ quản lý sử dụng cầu;
c) Trường hợp cầu được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn từ sự đóng góp của cộng đồng dân cư, Nhà nước góp vốn hoặc hỗ trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân thì các bên góp vốn thống nhất lựa chọn Chủ quản lý sử dụng cầu.
2. Chủ quản lý sử dụng cầu chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên (nếu có) về việc quản lý, vận hành khai thác cầu theo quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Chủ quản lý sử dụng cầu có thể ủy quyền, giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng với Đơn vị quản lý cầu để thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc quản lý, vận hành khai thác cầu. Trong trường hợp này, Chủ quản lý sử dụng cầu vẫn phải chịu trách nhiệm về sự cố hay sự xuống cấp của cầu trong thời gian vận hành khai thác cầu.
4. Đơn vị quản lý cầu chịu trách nhiệm theo ủy quyền, văn bản giao nhiệm vụ, hợp đồng ký kết với Chủ quản lý sử dụng cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, vận hành khai thác cầu đúng với nội dung được giao và quy định tại Thông tư này.
HƯỚNG DẪN LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ SỬ DỤNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC CẦU
Điều 5. Các loại cầu phải lập quy trình quản lý, vận hành khai thác
1. Cầu được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp thuộc các trường hợp sau phải lập, ban hành quy trình quản lý, vận hành khai thác:
a) Cầu treo có khẩu độ nhịp từ 70m trở lên; cầu dàn thép, cầu dầm có khẩu độ nhịp từ 50m trở lên và các công trình cầu cấp II trở lên theo quy định của Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2013/TT-BXD);
b) Các trường hợp khác do Người quyết định đầu tư, Chủ đầu tư quyết định.
2. Cầu đang khai thác sử dụng thuộc các trường hợp sau phải lập, ban hành quy trình quản lý, vận hành khai thác:
a) Các cầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Các trường hợp khác do Chủ quản lý sử dụng cầu quyết định.
3. Quy trình quản lý, vận hành khai thác có thể được lập riêng hoặc lập cùng với quy trình bảo trì cầu.
Điều 6. Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu
1. Đối với cầu xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp:
a) Tư vấn thiết kế kỹ thuật (đối với công trình cầu thiết kế ba bước), tư vấn thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình cầu có thiết kế một bước hoặc hai bước) có trách nhiệm lập quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu.
Trường hợp tư vấn thiết kế không lập quy trình, Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn tổ chức khác có đủ năng lực, kinh nghiệm để lập quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu;
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu.
Trường hợp cần thiết, Chủ đầu tư thuê tư vấn thẩm tra quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trước khi phê duyệt. Tư vấn thẩm tra phải chịu trách nhiệm về chất lượng và nội dung quy trình do mình thẩm tra;
c) Nhà cung cấp thiết bị (nếu có) có trách nhiệm bàn giao quy trình quản lý, vận hành khai thác thiết bị do mình cung cấp cho Chủ đầu tư.
2. Đối với cầu đã đưa vào khai thác:
a) Cầu thuộc sở hữu nhà nước hoặc có sử dụng vốn nhà nước để quản lý, vận hành khai thác, Chủ quản lý sử dụng cầu tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Cầu thuộc sở hữu của cộng đồng dân cư, sở hữu tư nhân, Chủ quản lý sử dụng cầu có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác;
c) Việc lập quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu do Chủ quản lý sử dụng cầu tự thực hiện hoặc thuê tư vấn đủ năng lực kinh nghiệm để thực hiện.
3. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư là Chủ đầu tư, Chủ quản lý sử dụng cầu, trước khi phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu phải thỏa thuận với Sở Giao thông vận tải.
Điều 7. Nội dung quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu
Nội dung quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu, bao gồm:
1. Quy định chung, bao gồm:
a) Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của quy trình;
b) Hiệu lực áp dụng quy trình;
c) Các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến việc lập quy trình và tổ chức quản lý, vận hành khai thác cầu, bao gồm Luật Giao thông đường bộ, các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao thông đường bộ, Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
d) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viện dẫn để quản lý, vận hành khai thác cầu, bao gồm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật dùng để thiết kế cầu, vật liệu chính sử dụng để xây dựng cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế đường đầu cầu và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khác;
đ) Các tài liệu tham khảo, tài liệu được viện dẫn;
e) Hồ sơ tài liệu về công trình cầu trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng và bản vẽ hoàn công là tài liệu phục vụ quản lý, vận hành khai thác cầu. Trong quy trình phải có các thông tin khái quát về phạm vi cầu, các bộ phận của cầu, đường đầu cầu, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, công trình kè và công trình chống xói lở (nếu có) và các công trình khác;
g) Các nội dung cần thiết khác.
2. Các công việc thực hiện kể từ khi tiếp nhận đưa cầu vào vận hành khai thác
a) Tiếp nhận cầu hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào vận hành khai thác;
b) Xác định phạm vi quản lý, bảo vệ cầu;
c) Lập, quản lý sử dụng, lưu trữ hồ sơ, tài liệu phục vụ quản lý, vận hành khai thác cầu;
d) Cắm biển báo hiệu đường bộ, bảng hướng dẫn;
đ) Tổ chức giao thông;
e) Tuần tra, theo dõi tình trạng cầu;
g) Kiểm tra kỹ thuật cầu;
h) Sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, khiếm khuyết được phát hiện khi tuần tra theo dõi và kiểm tra kỹ thuật;
i) Xử lý đối với cầu đang khai thác có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng; xử lý sự cố công trình;
k) Các quy định cần thiết khác.
3. Các tài liệu khác, bao gồm các bảng biểu, phụ lục, mẫu biểu, băng ghi hình, ảnh và tài liệu hướng dẫn công tác quản lý, vận hành khai thác cầu.
4. Ngoài các nội dung quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này, căn cứ quy mô, tính chất, đặc điểm của từng cầu và các quy định tại Chương III của Thông tư này, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt phải bổ sung các nội dung cần thiết vào quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu để bảo đảm an toàn và duy trì tuổi thọ công trình cầu.
1. Quy trình quản lý, vận hành khai thác sau khi được ban hành là tài liệu phục vụ cho công tác quản lý, vận hành khai thác cầu.
2. Đối với các cầu không thuộc trường hợp phải lập quy trình quản lý, vận hành khai thác thì áp dụng các quy định tại Chương III của Thông tư này để quản lý, vận hành khai thác. Chủ quản lý sử dụng cầu phải bổ sung các nội dung cần thiết cho phù hợp với quy mô, tính chất, cấu tạo, tuổi thọ, điều kiện tự nhiên, điều kiện vận hành khai thác của từng cầu.
3. Đối với cầu có quy trình quản lý, vận hành khai thác được ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Chủ quản lý sử dụng cầu căn cứ Thông tư này để điều chỉnh, bổ sung các nội dung cần thiết phục vụ cho quản lý, vận hành khai thác cầu.
4. Trong quá trình thực hiện quản lý, vận hành khai thác cầu, khi thấy cần thiết, Chủ quản lý sử dụng cầu tổ chức điều chỉnh, bổ sung quy trình và trình duyệt theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Thông tư này.
NỘI DUNG QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC CẦU
Điều 9. Tiếp nhận cầu hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào vận hành khai thác
1. Trước khi đưa cầu vào vận hành khai thác, Chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Hoàn thành các thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng công trình theo quy định;
b) Lắp đặt đầy đủ biển báo hiệu, bảng hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu và các công trình an toàn theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này;
c) Bàn giao cho Chủ quản lý sử dụng cầu hồ sơ tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này;
d) Bàn giao cho Chủ quản lý sử dụng cầu hệ thống cọc, mốc bồi thường giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi cầu.
2. Khi bàn giao cầu, Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tổ chức giám sát thi công xây dựng và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến giai đoạn xây dựng, Chủ quản lý sử dụng cầu tiến hành kiểm tra, rà soát các nội dung sau:
a) Các hạng mục công trình (kết cấu nhịp dầm, dàn, khung, vòm cầu, cáp treo, cột tháp, dây treo, hố neo cáp chủ, hệ mặt cầu, trụ, mố cầu, đường đầu cầu và các hạng mục công trình khác). Trường hợp có khiếm khuyết, tồn tại về chất lượng thì phải khắc phục đảm bảo quy định thiết kế mới được tổ chức bàn giao;
b) Biển báo hiệu, bảng hướng dẫn và hệ thống an toàn giao thông theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
3. Sau khi nhận bàn giao cầu đưa vào vận hành khai thác, Chủ quản lý sử dụng cầu phải thông báo bằng văn bản đến Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, chính quyền thôn về thời gian đưa cầu vào vận hành khai thác, tải trọng, tốc độ cho phép, khổ giới hạn cho phép và các nội dung cần thiết khác.
4. Trong thời gian bảo hành, Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện sửa chữa các hư hỏng, khiếm khuyết, thay thế bộ phận, hạng mục bị hư hỏng và thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Điều 10. Xác định phạm vi quản lý, bảo vệ cầu
1. Các hạng mục, bộ phận kết cấu thuộc công trình cầu:
a) Mố, trụ và các bộ phận khác thuộc kết cấu phần dưới;
b) Dầm (hoặc dàn, khung, vòm), mặt cầu, lan can tay vịn, gờ chắn bánh và các bộ phận kết cấu phần trên của cầu;
c) Trụ tháp treo cáp chủ, cáp chủ, thanh treo hoặc dây treo (gọi chung là thanh treo), mố neo (hố neo) cáp chủ, cáp chống lật, chống lắc ngang; tăng đơ, cóc cáp và các bộ phận khác của cầu treo;
d) Các biển báo và các hạng mục khác thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Đường hai đầu cầu.
3. Các công trình tường, kè và các công trình phòng hộ khác (nếu có).
4. Phạm vi đất dành cho đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP.
5. Hệ thống đèn chiếu sáng (nếu có).
Điều 11. Lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ quản lý, vận hành khai thác cầu
1. Trước khi bàn giao đưa cầu vào vận hành khai thác ít nhất 10 ngày, Chủ đầu tư phải bàn giao cho Chủ quản lý sử dụng cầu các hồ sơ tài liệu sau:
a) Quy trình bảo trì, trừ các trường hợp không phải lập quy trình bảo trì theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.
Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn bảo trì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sử dụng quy trình bảo trì của cầu tương tự, Chủ đầu tư và tư vấn thiết kế phải điều chỉnh, bổ sung các nội dung cần thiết để phù hợp với công trình cầu do mình quản lý trước khi bàn giao cho Chủ quản lý sử dụng cầu;
b) Quy trình quản lý, vận hành khai thác đối với các cầu phải có quy trình riêng quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này;
c) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công, hồ sơ cọc mốc đền bù giải phóng mặt bằng thực tế, mốc hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi cầu, các tài liệu có liên quan tới việc quản lý, vận hành khai thác cầu;
d) Danh mục thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ chưa lắp đặt hoặc chưa sử dụng trong giai đoạn đầu tư xây dựng cầu (nếu có);
đ) Hồ sơ thẩm tra an toàn giao thông và hồ sơ trạng thái ban đầu của cầu (nếu có);
e) Mốc cao độ, tọa độ xây dựng cầu và các mốc phục vụ quan trắc cầu (nếu có);
2. Trong quá trình quản lý, vận hành khai thác, Chủ quản lý sử dụng cầu, Đơn vị quản lý cầu có trách nhiệm lập các hồ sơ tài liệu sau:
a) Lập và ghi nhật ký theo dõi tình trạng cầu;
b) Lập hồ sơ lý lịch cầu;
c) Các hồ sơ tài liệu biên bản, văn bản kiểm tra kỹ thuật, đánh giá tình trạng cầu;
d) Hồ sơ tài liệu liên quan đến sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất, kết quả kiểm định chất lượng, thử tải cầu (nếu có);
đ) Văn bản, biên bản xử lý các hành vi vi phạm đối với công trình cầu, hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi cầu và đường hai đầu cầu;
e) Các văn bản liên quan đến an toàn giao thông;
g) Số liệu đếm xe (nếu có);
h) Các văn bản khác có liên quan.
3. Các hồ sơ, tài liệu quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này là tài liệu phục vụ công tác quản lý, vận hành khai thác cầu và được lưu trữ, bảo quản tại: Chủ quản lý sử dụng cầu (trừ nhật ký theo dõi tình trạng cầu) và Đơn vị quản lý cầu.
4. Thời gian lưu trữ hồ sơ quản lý cầu thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ, nhưng không ít hơn thời hạn quản lý, vận hành khai thác và tuổi thọ cầu.
Điều 12. Biển báo hiệu, bảng hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu
Cầu đưa vào khai thác phải được cắm các loại biển báo hiệu đường bộ, lắp đặt bảng hướng dẫn và các biện pháp bảo đảm an toàn khác, bao gồm:
1. Đối với cầu cho phép ô tô đi qua, cắm các biển sau:
a) Biển “tên cầu”;
b) Biển “hạn chế tải trọng xe”; trường hợp có quy định hạn chế trọng lượng trên 01 trục xe thì cắm thêm biển “hạn chế trọng lượng trên trục xe”;
c) Biển báo hiệu “tốc độ cho phép tối đa” khi đi qua cầu (nếu có quy định).
2. Đối với cầu chỉ cho phép xe thô sơ và người đi bộ đi qua thì cắm biển “tên cầu”, biển “cấm ô tô” và biển “cấm xe súc vật kéo”.
3. Đối với cầu chỉ cho phép người đi bộ đi qua thì cắm các biển như quy định tại khoản 2 Điều này và biển “cấm người kéo, đẩy”.
4. Các biển báo hiệu đường bộ phù hợp khác theo quy định.
5. Bảng hướng dẫn về tổ chức giao thông qua cầu và quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu phải lắp đặt ở hai đầu cầu. Trên bảng hướng dẫn, ghi một hoặc một số nội dung sau:
a) Người tham gia giao thông chấp hành báo hiệu đường bộ;
b) Đối với cầu cho phép phương tiện giao thông (xe) đi qua, trên bảng hướng dẫn phải có nội dung quy định tải trọng, tốc độ, khoảng cách phương tiện tham gia giao thông qua cầu (nếu có quy định); quy định cấm dừng, đỗ, quay đầu xe trên cầu;
c) Tải trọng đoàn người đi bộ, mật độ người đi bộ trên 1m² mặt cầu, khoảng cách người đi trên cầu;
d) Không tụ tập đông người trên cầu;
đ) Không được vi phạm các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này;
e) Số điện thoại của Chủ quản lý sử dụng cầu, Đơn vị quản lý cầu;
g) Cầu treo bị hạn chế giao thông hoặc cấm khai thác khi có bão, lốc xoáy, gió mạnh, động đất;
h) Các nội dung cần hướng dẫn khác.
6. Đối với các khu vực có đồng bào dân tộc ít người sinh sống, các điểm tham quan, du lịch, ngoài việc cắm biển báo theo quy định hiện hành và bảng hướng dẫn bằng tiếng Việt, phải thực hiện các nội dung sau:
a) Tổ chức tuyên truyền bằng tiếng của đồng bào dân tộc ít người để đồng bào hiểu, chấp hành khi tham gia giao thông qua cầu và các hành vi không được thực hiện; Bổ sung hướng dẫn bằng chữ viết của đồng bào dân tộc (nếu có chữ viết riêng) vào bảng hướng dẫn;
b) Bổ sung hướng dẫn bằng tiếng Anh và tiếng nước ngoài nếu cần thiết tại các điểm tham quan, du lịch.
7. Các biện pháp khống chế tĩnh không đối với các phương tiện tham gia giao thông (khi cần thiết).
1. Người, phương tiện tham gia giao thông phải chấp hành quy định của Luật Giao thông đường bộ, biển báo hiệu và bảng hướng dẫn của cầu.
2. Chủ quản lý sử dụng cầu, Đơn vị quản lý cầu có trách nhiệm:
a) Tổ chức, hướng dẫn người tham gia giao thông thực hiện đúng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tuyên truyền hướng dẫn nhân dân hiểu và chấp hành đúng các quy định khi tham gia giao thông và quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu.
Điều 14. Tuần tra, theo dõi tình trạng cầu
1. Công tác tuần tra, theo dõi tình trạng cầu do Chủ quản lý sử dụng cầu tổ chức thực hiện thông qua các hình thức sau:
a) Chủ quản lý sử dụng cầu trực tiếp tổ chức thực hiện công tác tuần tra, theo dõi tình trạng cầu;
b) Chủ quản lý sử dụng cầu giao nhiệm vụ, ký hợp đồng để Đơn vị quản lý cầu thực hiện một phần hoặc toàn bộ công tác tuần tra, theo dõi tình trạng cầu; giám sát, kiểm tra Đơn vị quản lý cầu thực hiện tuần tra, theo dõi tình trạng cầu.
2. Nội dung tuần tra, theo dõi tình trạng cầu bao gồm:
a) Đối với cầu kết cấu nhịp dầm, dàn, khung và vòm, việc tuần tra, theo dõi tình trạng làm việc, phát hiện các hư hỏng (nếu có) của các hạng mục sau: Kết cấu nhịp dầm, dàn, khung, vòm cầu; Mặt cầu, lan can tay vịn, gờ chắn bánh, ống thoát nước, gối cầu, khe co giãn; Mố, trụ cầu và các công trình phòng chống xói lở; Đường đầu cầu và hệ thống rãnh dọc thuộc đường hai đầu cầu; Biển báo hiệu, bảng hướng dẫn và các công trình an toàn giao thông khác; Các hạng mục công trình khác;
b) Đối với cầu treo, việc tuần tra, theo dõi tình trạng làm việc, phát hiện các hư hỏng (nếu có) của các hạng mục sau: Các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; Trụ tháp đỡ cáp chủ; Các mối liên kết ở chân trụ tháp với mố, trụ cầu; Các bộ phận cáp chủ, cóc cáp; các bu lông đai ốc ở các vị trí liên kết, thanh treo (hoặc dây treo) kết cấu nhịp lên cáp chủ, bộ phận liên kết thanh treo với kết cấu nhịp cầu, hố neo cáp chủ, tăng đơ, ắc neo, gối đỡ cáp chủ trên trụ tháp và các hạng mục khác; Các bộ phận dây văng, khu vực liên kết dây văng với mặt cầu; khu vực neo giữ dây văng với trụ tháp và các hạng mục khác.
3. Khi phát hiện các hư hỏng công trình, bộ phận công trình cầu, tổ chức, cá nhân tuần tra theo dõi cầu phải tổ chức sửa chữa, khắc phục ngay để đảm bảo an toàn giao thông và báo cáo Chủ quản lý sử dụng cầu, Ủy ban nhân dân các cấp, lực lượng công an đối với các hành vi vi phạm quy định tại Thông tư này.
Trường hợp không đủ điều kiện sửa chữa ngay thì thực hiện theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 của Thông tư này.
4. Trường hợp khi tuần tra phát hiện mất an toàn giao thông thì thực hiện các công việc sau:
a) Thực hiện ngay các biện pháp giảm tải trọng khai thác cầu; tổ chức hướng dẫn cho người, xe đi qua theo khoảng cách phù hợp hoặc các biện pháp hạn chế giao thông khác để bảo đảm an toàn;
b) Tạm dừng giao thông qua cầu khi thấy nguy hiểm và báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ quản lý sử dụng cầu để quyết định phân luồng giao thông;
c) Các công việc cần thiết khác.
5. Ghi nhật ký khi tuần tra theo dõi tình trạng cầu. Nội dung nhật ký bao gồm :
a) Thời gian tuần tra;
b) Người thực hiện;
c) Các hư hỏng được phát hiện; các hư hỏng được sửa chữa khi tuần tra, các hư hỏng chưa đủ điều kiện sửa chữa khi tuần tra và kiến nghị chuyển sang bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ hoặc đột xuất và các xử lý cần thiết khác;
d) Các vi phạm đã được khắc phục, các vi phạm chưa được khắc phục, kiến nghị xử lý;
đ) Nhận xét về khả năng đảm bảo giao thông; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các tồn tại. Người tuần tra cầu sau khi ghi nhật ký phải ký và ghi rõ họ tên.
Mẫu nhật ký tuần tra theo dõi tình trạng cầu theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Số lần tuần tra cầu, việc kết hợp giữa tuần tra với bảo dưỡng cầu:
a) Số lần thực hiện tuần tra theo dõi tình trạng cầu được thực hiện theo yêu cầu của từng cầu, nhưng không ít hơn: 01 lần/tuần đối với cầu đưa vào khai thác dưới 05 năm; 02 lần/tuần đối với cầu đã đưa vào khai thác từ 05 năm trở lên; 01 lần/ngày đối với tất cả các cầu trong những ngày có bão, lũ, lụt. Các trường hợp khác theo yêu cầu của Chủ quản lý sử dụng cầu hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cầu xuống cấp có nguy cơ mất an toàn;
b) Công việc tuần tra theo dõi, tình trạng cầu được thực hiện độc lập hoặc kết hợp với công tác bảo dưỡng thường xuyên cầu.
Điều 15. Kiểm tra kỹ thuật cầu
1. Kiểm tra kỹ thuật cầu là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của cầu.
2. Kiểm tra kỹ thuật bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau:
a) Kiểm tra kỹ thuật các bộ phận riêng của cầu treo dây võng: Kiểm tra đánh giá tổng thể tình trạng của cầu; Kiểm tra tình trạng làm việc của trụ tháp đỡ cáp chủ; Kiểm tra đánh giá tình trạng của cáp chủ của cầu thông qua kiểm tra bề mặt cáp chủ, các khiếm khuyết trên bề mặt cáp chủ, hiện tượng nổ, đứt sợi cáp, tao cáp, bẹp, gãy cáp, dầu chảy trên mặt cáp (đối với cáp có lõi tẩm dầu); Kiểm tra vị trí gối đỡ cáp chủ trên đỉnh trụ tháp; Kiểm tra tình trạng làm việc của mố neo (hố neo) cáp chủ, sự chuyển vị, dấu hiệu nứt vỡ bê tông hoặc đá xây của hố neo; Kiểm tra tình trạng làm việc của tăng đơ, ắc neo (hoặc pu ly cáp nếu có), các dấu hiệu nứt, tình trạng mối hàn, bu lông liên kết của khu vực này; Kiểm tra thanh treo và vị trí liên kết thanh treo với kết cấu nhịp và trụ tháp; Kiểm tra các vị trí bắt cóc cáp chủ; Các công việc cần thiết khác;
b) Đối với cầu treo dây văng: kiểm tra đánh giá các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và tình trạng làm việc của dây văng (độ căng, trùng, tần số dao động);
c) Kiểm tra kỹ thuật kết cấu nhịp dầm, dàn, khung, vòm
Kiểm tra đánh giá sự làm việc dầm, dàn, khung, vòm bằng thép, bê tông cốt thép, đá xây (nếu có đối với cầu vòm) và dầm gỗ, thông qua đo đạc, thử tải, lập hồ sơ theo dõi vết nứt và các hoạt động khác để đánh giá khả năng chịu lực của kết cấu dầm, dàn, khung, vòm cầu;
d) Kiểm tra kỹ thuật đối với mố, trụ cầu: kiểm tra đánh giá xói lở của dòng chảy tác động đến mố, trụ cầu; kiểm tra, theo dõi hiện tượng lún, hiện tượng nghiêng lệch, chuyển vị của bệ móng, thân, đỉnh mố, trụ cầu; kiểm tra, theo dõi hiện tượng nứt xuất hiện trên mố, trụ bằng bê tông, bê tông cốt thép, đá xây;
đ) Kiểm tra kỹ thuật đối với các hạng mục khác.
3. Trách nhiệm thực hiện kiểm tra kỹ thuật
a) Chủ quản lý sử dụng cầu tự thực hiện kiểm tra kỹ thuật nếu đủ năng lực và điều kiện. Trường hợp không đủ năng lực và điều kiện, Chủ quản lý sử dụng cầu phải thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực thực hiện kiểm tra theo định kỳ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đối với các cầu có hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn giao thông trên địa bàn và không phân biệt nguồn vốn đầu tư, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phải phối hợp với Chủ quản lý sử dụng cầu kiểm tra xác định khả năng khai thác. Trường hợp mất an toàn phải tạm dừng khai thác để khắc phục và tổ chức phân luồng giao thông.
4. Kết thúc kiểm tra kỹ thuật, các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện phải lập báo cáo kiểm tra với các nội dung sau:
a) Tên cầu được kiểm tra;
b) Ngày tháng năm tiến hành kiểm tra;
c) Tên tổ chức, cá nhân, chuyên gia, tư vấn thực hiện kiểm tra;
d) Kết quả kiểm tra các hạng mục;
đ) Nhận xét, đánh giá về tình trạng khai thác của cầu tại thời điểm kiểm tra; so sánh với các lần kiểm tra trước, trong đó có so sánh độ mở rộng vết nứt của kết cấu bê tông, sự chuyển vị của các kết cấu, độ vồng, độ võng của dầm, dàn, khung và trụ tháp, cáp chủ, độ căng của dây văng so với các lần trước;
e) Kiến nghị các công việc sửa chữa, khắc phục hoặc kiến nghị khác.
1. Các khiếm khuyết, hư hỏng của công trình cầu được phát hiện, nhưng không đủ điều kiện sửa chữa ngay khi tuần tra, theo dõi cầu và kiểm tra kỹ thuật, Đơn vị quản lý cầu phải lập kế hoạch sửa chữa công trình báo cáo Chủ quản lý sử dụng cầu.
2. Chủ quản lý sử dụng cầu có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất công trình cầu theo quy định của Nghị định số 114/2010/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.
1. Khi phát hiện hoặc nhận được thông báo cầu có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, Chủ quản lý sử dụng cầu phải thực hiện ngay các quy định sau:
a) Kiểm tra cầu, kiểm định chất lượng cầu;
b) Tạm ngừng khai thác cầu trong trường hợp việc khai thác nguy hiểm và tổ chức bảo vệ ở hai đầu cầu; phân luồng giao thông;
Trường hợp phải hạn chế giao thông, phải thực hiện các biện pháp cắm biển báo hạn chế tải trọng, tốc độ, khoảng cách, mật độ người, phương tiện tham gia giao thông;
c) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương cho người tham gia giao thông, cộng đồng dân cư về việc tạm ngừng khai thác cầu hoặc hạn chế giao thông, đồng thời tổ chức hướng dẫn người tham gia giao thông; cử người gác cầu;
d) Báo cáo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình cầu và cơ quan cấp trên của mình (nếu có);
đ) Trong vòng 24 giờ phải báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với công trình cầu cấp đặc biệt, cấp I và cấp II có hư hỏng xuống cấp không bảo đảm an toàn khi khai thác hoặc công trình cầu khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa thì phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng theo quy định.
Cấp công trình quy định tại Điểm này thực hiện theo Phụ lục I Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
e) Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn khi vận hành khai thác cầu thực hiện theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan;
g) Thực hiện các biện pháp phòng hộ để bảo đảm an toàn, hạn chế nguy cơ sập đổ công trình cầu gây sự cố nghiêm trọng.
Trong trường hợp Chủ quản lý sử dụng cầu không đủ năng lực và khả năng chuyên môn để thực hiện các biện pháp phòng hộ, Chủ quản lý sử dụng cầu đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước và Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng hộ cho công trình cầu.
2. Khi nhận được báo cáo hoặc khi phát hiện cầu có biểu hiện xuống cấp, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác sử dụng, Cơ quan quản lý nhà nước nhận được báo cáo theo quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, thông báo, yêu cầu và hướng dẫn Chủ quản lý sử dụng cầu tổ chức khảo sát, kiểm định chất lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm, thực hiện sửa chữa hoặc phá dỡ bộ phận công trình, công trình nếu cần thiết;
b) Quyết định áp dụng các biện pháp tại các điểm a, b và điểm c khoản 1 Điều này nếu Chủ quản lý sử dụng cầu không có khả năng thực hiện;
c) Xử lý trách nhiệm Chủ quản lý sử dụng cầu khi không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
3. Mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm thông báo cho Chủ quản lý sử dụng cầu, Đơn vị quản lý cầu, cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp khi phát hiện sự cố hay xuống cấp về chất lượng của công trình cầu, không bảo đảm an toàn để kịp thời xử lý theo các quy định tại Thông tư này.
4. Việc xử lý khi có sự cố công trình hoặc nguy cơ sự cố sập đổ công trình thực hiện theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và quy định tại Khoản 3 Điều 30 và Điều 31 của Thông tư số 10/2013/TT-BXD và các quy định của pháp luật.
Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trên cơ sở quy định tại Thông tư này, ban hành quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác cầu; quy định việc phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu thuộc phạm vi quản lý.
2. Chỉ đạo, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan trực thuộc trong việc thực hiện trách nhiệm đối với việc quản lý, vận hành khai thác cầu theo quy định của Thông tư này.
3. Xử lý đối với các kiến nghị của Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan trực thuộc đối với các cầu trên địa bàn bị hư hỏng, xuống cấp không bảo đảm an toàn.
Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức quản lý, vận hành khai thác cầu trên địa bàn theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư và các cơ quan trực thuộc trong việc thực hiện các trách nhiệm đối với việc quản lý, vận hành khai thác các cầu trên địa bàn theo quy định của Thông tư này.
3. Tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác các cầu, danh sách các cầu trên địa bàn bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn để báo cáo và kiến nghị xử lý với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và gửi Sở Giao thông vận tải.
Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Tổ chức quản lý, vận hành khai thác các cầu trên địa bàn theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp trên và quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc cộng đồng dân cư trong việc thực hiện trách nhiệm đối với việc quản lý, vận hành khai thác cầu thuộc quyền sở hữu của cộng đồng dân cư theo quy định của Thông tư này.
3. Tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác các cầu, danh sách các cầu trên địa bàn bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn để báo cáo và kiến nghị xử lý với Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 21. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các quy định tại Điều 18 của Thông tư này.
2. Hướng dẫn, kiểm tra theo thẩm quyền việc thực hiện các quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu trên địa bàn.
3. Rà soát và tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác toàn bộ các cầu trên địa bàn, danh sách các cầu hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn để báo cáo, kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý.
Điều 22. Trách nhiệm của cộng đồng dân cư sở hữu cầu
1. Tổ chức quản lý, vận hành khai thác cầu do cộng đồng làm Chủ quản lý sử dụng cầu.
2. Thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền các cấp trong quản lý, vận hành khai thác cầu để bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho công trình, phòng chống tai nạn; báo cáo khó khăn vướng mắc trong quản lý, vận hành khai thác cầu cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Phát hiện và ngăn chặn các tổ chức, cá nhân phá hoại công trình cầu, phá hoại các công trình giao thông khác, xâm phạm hành lang an toàn đường bộ và các hành vi vi phạm các nội dung bị nghiêm cấm.
Đối với các cầu đã đưa vào khai thác phải có quy trình quản lý, vận hành khai thác theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư này, chậm nhất đến ngày 31/12/2014, Chủ quản lý sử dụng cầu phải hoàn thành việc xây dựng, ban hành quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu. Trong thời gian chưa ban hành quy trình riêng, việc quản lý, vận hành khai thác cầu phải thực hiện theo các quy định tại Chương III của Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2014.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng thuộc Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
BỘ
TRƯỞNG |
MẪU NHẬT KÝ TUẦN TRA THEO DÕI TÌNH TRẠNG CẦU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
I. Trang bìa
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ
NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
NHẬT KÝ TUẦN TRA THEO DÕI TÌNH TRẠNG CẦU
Công trình:....... (ghi tên cầu)
Địa điểm cầu:..... (ghi tuyến đường, thôn, xã, huyện nơi có cầu)
Quyển số:...............
Đơn vị quản lý cầu:....................................................................
Nhân viên tuần cầu:....................................................................
Bắt đầu ngày:........................./.................../................................
Hết quyển ngày:....................../..................../..............................
..........., năm 20.......
II. Trang tiếp
HƯỚNG DẪN GHI NHẬT KÝ TUẦN TRA THEO DÕI CẦU
I. Nội dung tuần tra, theo dõi tình trạng cầu bao gồm
1. Đối với cầu dầm, cầu dàn, cầu khung và cầu vòm, nội dung tuần tra, theo dõi tình trạng làm việc của các hạng mục công trình sau:
a) Kết cấu nhịp dầm, dàn, khung, vòm cầu;
b) Mặt cầu, lan can tay vịn, gờ chắn bánh, ống thoát nước, gối cầu, khe co giãn;
c) Mố, trụ cầu và các công trình phòng chống xói lở;
d) Đường đầu cầu và hệ thống rãnh dọc thuộc đường hai đầu cầu;
đ) Biển báo hiệu, bảng hướng dẫn và các công trình an toàn giao thông khác;
e) Các hạng mục công trình khác.
2. Đối với cầu treo nội dung tuần tra, theo dõi tình trạng làm việc của các hạng mục công trình sau:
a) Các hạng mục như đối với các loại cầu tại mục 1 nêu trên;
b) Các hạng mục khác:
- Trụ tháp đỡ cáp chủ; các mối liên kết ở chân trụ tháp với mố, trụ cầu;
- Đối với cầu treo dây võng: Cáp chủ, cóc cáp; các bu lông đai ốc ở các vị trí liên kết, thanh treo (hoặc dây treo) kết cấu nhịp lên cáp chủ, bộ phận liên thanh treo với kết cấu nhịp cầu, hố neo cáp chủ, tăng đơ, ắc neo, gối đỡ cáp chủ trên trụ tháp và các hạng mục khác;
- Đối với cầu treo dây văng: Dây văng, khu vực liên kết dây văng với mặt cầu; khu vực neo giữ dây văng với trụ tháp và các hạng mục khác.
3. Tuần tra phát hiện các hành vi vi phạm công trình cầu và hành lang đường bộ thuộc phạm vi của cầu.
4. Khi tuần tra theo dõi cầu phát hiện các hạng mục hư hỏng, xuống cấp nêu tại mục 1 và mục 2 phần này, các hành vi vi phạm tại mục 3 phần này, người tuần tra phải ghi vào nhật ký như sau:
a) Các hư hỏng được phát hiện; hư hỏng đã được sửa chữa khi tuần tra, hư hỏng chưa đủ điều kiện sửa chữa khi tuần tra và kiến nghị chuyển sang bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ hoặc đột xuất và các xử lý cần thiết khác;
b) Các vi phạm đã được khắc phục, các vi phạm chưa được khắc phục, kiến nghị xử lý;
c) Nhận xét về khả năng đảm bảo giao thông; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các tồn tại. Người tuần tra cầu sau khi ghi nhật ký phải ký và ghi rõ họ tên;
d) Các thông tin về tình hình lũ, lụt, mực nước và chế độ thủy văn khu vực cầu;
đ) Các nội dung cần thiết khác.
II. Các kiến nghị
1. Kiến nghị sửa chữa khắc phục các hư hỏng để bảo đảm an toàn giao thông.
2. Kiến nghị xử lý đối với các hành vi vi phạm công trình cầu, hành lang an toàn đường bộ thuộc cầu.
3. Kiến nghị về hạn chế giao thông (giảm tải trọng, tốc độ và các nội dung khác), tạm dừng khai thác khi thấy cần thiết để bảo đảm an toàn giao thông.
Kết thúc tuần tra, người tuần tra phải ghi rõ thời gian tuần tra, họ và tên người tuần tra và ký tên.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
I. Chủ quản lý sử dụng cầu phải tổ chức kiểm tra kỹ thuật tùy thuộc vào thời hạn sử dụng, tình trạng cầu, quy mô cầu và được quy định không ít hơn quy định tại bảng sau:
TT |
Phân loại cầu |
Số lần kiểm tra kỹ thuật |
|||
1 năm ≥ 3 lần |
1 năm ≥ 2 lần |
1 năm ≥ 1 lần |
2 năm ≥ 1 lần |
||
1 |
Cầu cấp đặc biệt, CẤP I |
|
|
|
|
|
- Khai thác dưới 05 năm |
|
|
X |
|
|
- Khai thác từ 05 năm trở lên |
|
X |
|
|
2 |
Cầu cấp II, III, IV |
|
|
|
|
|
- Khai thác dưới 05 năm |
|
|
|
X |
|
- Khai thác từ 05 năm trở lên |
|
|
X |
|
3 |
Cầu hết thời hạn khai thác, nhưng đã kiểm định đủ điều kiện sử dụng tiếp |
|
X |
|
|
4 |
Cầu yếu nhưng chưa có điều kiện thay thế đang phải cắm biển báo hạn chế khai thác, hoặc khi có yêu cầu của tổ chức có thẩm quyền, yêu cầu của chủ công trình |
X |
|
|
|
II. Việc kiểm tra kỹ thuật đối với các trường hợp khác được tiến hành khi công trình có biểu hiện hư hỏng, xuống cấp tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong khai thác hoặc kiểm tra do Ủy ban nhân dân các cấp, Cơ quan có thẩm quyền quy định.
THE MINISTRY OF
TRANSPORT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 12/2014/TT-BGTVT |
Hanoi, April 29, 2014 |
GUIDANCE ON MANAGEMENT AND EXPLOITATION OF BRIDGES ON RURAL ROADS
Pursuant to the Law on Road traffic dated November 13, 2008;
Pursuant to the Government’s Decree No. 107/2012/NĐ-CP dated December 20, 2012 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Transport;
Pursuant to the Government’s Decree No. 11/2010/NĐ-CP dated December 24 2012 defining management and protection of road traffic infrastructural structures (Decree No. 11/2010/NĐ-CP);
Pursuant to the Government’s Decree No. 100/2013/NĐ-CP dated September 03, 2013 amending and supplementing some articles of the Decree No. 11/2010/NĐ-CP dated February 24, 2010 (Decree No. 100/2013/NĐ-CP);
Pursuant to the Government’s Decree No. 114/2010/NĐ-CP dated December 06, 2010 on maintenance of construction works (Decree No. 114/2010/NĐ-CP);
Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2013/NĐ-CP dated February 02, 2013 on construction quality control (Decree No. 15/2013/NĐ-CP);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The Minister of Transport has promulgated the circular providing guidance on management and exploitation of bridges on rural roads.
Article 1. Scope and regulated entities
1. Governing scope
a) This Circular provides guidance on management and exploitation of bridges on rural roads.
Maintenance of bridges on rural roads is executed according to the provisions set out in the Decree No. 114/2010/NĐ-CP, the Circular No. 52/2013/TT-BGTVT dated December 12, 2013 of the Minister of Transport regulating management, exploitation and maintenance of road works (Circular No. 52/2013/TT-BGTVT);
b) As for bridges on the road system other than the scope as defined in Point a, Clause 1 of this Article, this Circular shall be referred to for management and exploitation as appropriate based on characteristics and scale of bridges.
2. Regulated entities
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 2. Interpretation of terms
In this Circular, some terms are construed as follows:
1. Rural roads include communal roads, trans-commune roads, hamlet roads; roads going through villages and residential areas; intra-field roads.
2. Bridges on rural roads (hereinafter referred to as bridges) include suspension bridges, beam, truss, frame and arch bridges which are built on rural roads.
3. Road management agencies mean professional and management agencies affiliated to the Ministry of Transport; regulatory agencies under People’s Committee of central-affiliated provinces, cities (hereinafter referred to as People’s Committee of province-level), People’s Committee of provincial-affiliated districts, communes (hereinafter referred to as People’s Committee of district-level); the People’s Committee of communes, wards and towns (hereinafter referred to as the People’s Committee of commune-level).
4. Bridge managing owner means a common name for any organization assigned by regulatory agencies for management, exploitation and use of state-owned bridges; for owners of non-state owned bridges; for residential communities, organizations or individuals that contribute capital to the construction, management, exploitation and maintenance of bridges.
5. Bridge management and exploitation units (hereinafter referred to as the bridge management unit) mean organizations, individuals assigned by bridge managing owners for execution of contracts for management, exploitation and maintenance of bridges.
Article 3. General provisions on management and exploitation of bridges
1. Management and exploitation of bridges must ensure safety to traffic, bridge works, people, properties and other works within road safety corridor of bridges, fire prevention and environmental protection.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Every organization and individual shall be prohibited to:
a) Dismantle, assemble components of bridge works with discretion or commit any damaging acts to bridges and bridge roads; make inappropriate wording or drawings, erase, tamper with or obstruct visibility to bridge signs;
b) Invade, employ or violate road safety corridor within bridge range;
c) Violate regulations on loading, dimensional limits of bridges and permissible speed;
d) Violate instructions and regulations on bridge traffic;
dd) Use bridge deck, space underneath bridge, components of bridges and space of bridge roads;
e) Install or hang water supply and drainage pipelines, electricity and telecommunication cables on bridges except otherwise allowed by bridge design or permitted by bridge managing owners;
g) Violate the provisions of the Law on Road traffic and other relevant laws.
Article 4. Organizations, individuals responsible for management and exploitation of bridges
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) For state-owned bridges, the bridge managing owner shall be identified based on the regulations promulgated by People’s Committee of province-level on assignment and empowerment to People’s Committees at all levels, the Services of Transport and affiliated agencies for management and exploitation of bridges in the administrative division;
b) For any bridge owned by residential community, privately owned and non-state owned, owners shall be identified as the bridge managing owner.
In case residential community and private individuals are not capable of acting as a bridge owner, the agency that is assigned and empowered as regulated in Point a, Clause 1 of this Article shall execute rights and responsibilities of the bridge owner;
c) In case any bridge that is built from sources of capital contributed by residential community and the State, or supported by the State, sponsored by organizations, individuals, the capital contributing party shall unanimously choose a bridge owner.
2. Bridge managing owners shall be responsible to the law and senior-level agencies (if any) for management and exploitation of bridges according to the provisions of this Circular and other relevant laws.
3. Bridge managing owners may assign, empower or execute a contract with the bridge management unit for part or whole of the task of management and exploitation of bridges. In this case, bridge managing owners shall be responsible for any incident or degradation of bridges during the period of management and exploitation.
4. The bridge management unit shall be responsible to the bridge owner and to the law for management and exploitation of bridges according to the undertakings and the provisions hereof.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Bridges under new construction, renovation, and upgrading as defined below shall be subject to the establishment and issuance of procedures for management and exploitation:
a) Suspension bridges with length of span being at least 70 meters; steel truss bridges, beam bridges with length of spans being at least 50 meters and bridge works from grade II and over as defined by the Circular 10/2013/TT-BXD dated July 25, 2013 of the Ministry of Construction detailing a number of articles about construction quality control (hereinafter referred to as the Circular No. 10/2013/TT-BXD);
b) Other cases as decided by investors or persons making decision about investment.
2. Bridges that are currently in exploitation and defined as follows shall be subject to the establishment and issuance of procedures for management and exploitation:
a) Bridges as defined in Point a, Clause 1 of this Article;
b) Other cases as decided by bridge managing owners.
3. Procedures for management and exploitation of bridges may be established separately or in company with procedures for bridge maintenance.
1. Bridges under new construction, renovation, or upgrading:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
In case the design consultant fail to establish the procedures, the Investor shall be responsible for selecting a substitute qualified and experienced for the job;
b) The Investor shall be responsible for appraising and approving the procedures for management and exploitation of bridges.
In case of necessity, the Investor shall hire consultants to verify the procedures for management and exploitation of bridges before approval is given. The verifying consultant shall be responsible for quality and content of the procedures verified by itself;
c) Equipment supplier (if any) shall be responsible for handing over the procedures for management and exploitation of equipment supplied by itself to the Investor.
2. Bridges already put into operation:
a) For bridges owned or contributed in capital by the State, the bridge managing owners shall establish, appraise and approve the procedures for management and exploitation according to the regulations by the People’s Committee of province-level;
b) Article 6. Establishment, appraisal and approval of procedures for management and exploitation of bridges;
c) The procedures for management and exploitation of bridges shall be established by the bridge owner itself or by a qualified and experienced consultant hired by the bridge owner.
3. If the People’s Committees of district-, commune-level, residential community are an investor or bridge owner, they should negotiate with the Services of Transport before approving the procedures for management and exploitation of bridges.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Content of the procedures for management and exploitation of bridges consists of:
1. General provisions, including:
a) Scope and regulated entities of the procedures;
b) Effect of the procedures;
c) Legislative documents promulgated by regulatory agencies concerning establishment of procedures for management and exploitation include the Law on Road traffic, governmental decrees detailing the implementation of the on Road traffic, Circular promulgated by the Minister of Transport and other legislative documents;
d) Technical regulations and standards on management and exploitation of bridges include technical regulations and standards applied to bridge design, main materials for bridge construction, standards and regulations on design of bridge roads and other regulations and standards;
dd) Reference documents;
e) Documents of bridge works made during the construction and as-built drawings shall serve as the documents serving the management and exploitation of bridges. The procedures must include general information about bridge range, components of bridges, bridge roads, road signs, embankment and anti-corrosion works (if any) and other works;
g) Other important matters
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Take delivery of the bridge and put it into operation;
b) Determine scope of management and protection of bridges;
c) Establish, manage, use and store documents serving the management and exploitation of bridges;
d) Set up road signs and guide boards;
dd) Organize traffic
e) Make patrols and monitor bridge conditions;
g) Perform technical inspection of bridges
h) Carry out remedial works upon detection of any damage or defects during the patrol and technical inspection;
i) Handle any bridge showing signs of degradation and no safety for use; handle any incident caused;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Other documents include tabular forms, appendices, forms, recording tape, photos and materials instructing management and exploitation of bridges.
4. Apart from the provisions as set out in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, based on scale, nature and characteristics of each bridge and the provisions as set out in Chapter III hereof, any organization or individual who is responsible for the establishment, appraisal and approval must supplement necessary points to the procedures for management and exploitation of bridges to ensure safety and longevity of bridges.
1. Procedures for management and exploitation after being issued shall be the documents used for serving the tasks of management and exploitation of bridges.
2. For any bridge that is not subject to the establishment of procedures for management and exploitation, the provisions set out in Chapter III hereof shall be applied for management and exploitation. Bridge managing owners must supplement necessary points to suit scale, nature, structure, life, natural and operational conditions of each bridge.
3. For any bridge with the procedures for management and exploitation being promulgated before the effective date of this Circular, the bridge owner shall rely on this Circular to adjust and supplement points necessary for the management and exploitation of bridges.
4. During the management and exploitation of bridges, if necessary, the bridge owner shall adjust and make supplements to the procedures and make submission for approval as stipulated in Articles 5 and 6 hereof.
MANAGEMENT AND EXPLOITATION OF BRIDGES
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Before putting a bridge into operation, the Investor shall be responsible for:
a) Fulfilling procedures for investment & construction management as stipulated;
b) Setting up road signs and guide boards adequately, operating bridges and safety works according to the provisions as set out in Article 12 hereof.
c) Hand over to the bridge managing owner the documents as stipulated in Clause 1, Article 11 hereof;
d) Hand over to the bridge managing owner the piling system, landmarks for clearance, building lines of road safety corridor within bridge range.
2. Upon hand-over, the investor, construction contractor, construction supervising unit, relevant organizations, individuals and bridge managing owner shall check the followings:
a) Work items (structure of beam spans, truss, frame, arch, hangers, suspender cables, pylon, main cable anchor, deck, piers, abutments, bridge roads and other work items). Any defect or fault in quality that is found shall be immediately remedied to ensure new design to be handed over as stipulated;
b) Road signs, guide boards and traffic safety system as stipulated in Article 12 hereof.
3. After taking delivery of the bridge and putting it into operation, the bridge managing owner shall issue a written notice to the Services of Transport, the People’s Committee of district-, commune-level, authorities of village about the date of operation of the bridge, loadings, permissible speed, dimensional limits and other necessary matters.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 10. Determine scope of management and protection of bridges
1. Items and components of bridge works:
a) Abutment, piers and other components of substructure;
b) Beams (or truss, frame, arch), deck, safety handrail, wheel stoppers and other components of superstructure;
c) Main cable pier, main cable, hanger, main cable anchor, cable for righting moment; turnbuckles, cable clips and other components of suspension bridges;
d) Road signs and other items of road signage system
2. Road bridges
3. Wall, embankment and other protection works (if any).
4. Land area intended for roads as stipulated by the Law on Road traffic, Decree No. 11/2010/NĐ-CP and Decree No. 100/2013/NĐ-CP.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 11. Establishment and storage of the documents of management and exploitation of bridges
1. At least 10 days before the bridge is put into operation, the investor shall hand over to the bridge managing owner the following documents:
a) The procedures for maintenance except the cases that are not subject to establishment of procedures as defined in Clause 4, Article 6 of the Decree No. 114/2010/NĐ-CP.
In case the standards of maintenance issued by regulatory agencies or applied to similar bridges are employed, the investor and design consultant must adjust and supplement some necessary points to suit the bridge works managed by themselves before hand-over is made to the bridge managing owner;
b) The procedures for management and exploitation of bridges must contain separate procedures as stipulated in Clause 1, Article 5 hereof.
c) Documentation of construction drawing design, as-built drawings, site clearance, road safety corridor marks within bridge range and other documents related to management and exploitation of bridges;
d) List of equipment, spare parts and reserve materials not yet installed or employed during the stage of investment and construction (if any);
dd) Documentation of traffic safety assessment and initial conditions of bridges (if any);
e) Elevation, coordinates and marks serving bridge observation (if any);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Daily log of bridge conditions;
b) Records of bridge;
c) Minutes, documents of technical inspection and assessment of bridge conditions;
d) Documents related to regular or un-regular remedial works, results of quality assessment and loading test (if any);
dd) Documents, minutes of handling violations of bridge works, road safety corridor within bridge range and bridge roads;
e) Documents related to traffic safety;
g) Figure of vehicle counts (if any);
h) Other relevant documents.
3. Any document and material as defined in Clauses 1, 2 of this Article shall be the documents used for serving the tasks of management and exploitation of bridges and be stored and protected by the bridge managing owner (except daily log of bridge conditions) and the bridge management unit.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 12. Road signs, and guide boards for management and exploitation of bridges
When the bridge is put into operation, all road signs, guide boards and other safety measures must be set up. Particularly as follows :
1. For any bridge allowing passage of automobile, the following signs are set up:
a) “Name of bridge”;
b) “Restricted vehicular weight” or “Restricted axle load” in case restriction of weight-per-axle is regulated;
c) “Permissible maximum speed” (as the case maybe).
2. For any bridge allowing passage of non-motorized vehicle and pedestrians, the following signs "Name of bridge”, “Motor vehicles prohibited”, and “Livestock-drawn vehicles prohibited” must be set up.
3. For any bridge allowing passage of pedestrians only, signs as defined in Clause 2 of this Article and “Acts of pushing & pulling prohibited” sign must be set up.
4. Other appropriate road signs as regulated.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Traffic participants must comply with road signs;
b) For any bridge allowing passage of means of transport, such information as vehicular weight, speed and rear-end collision distance between vehicles traveling on bridge (if regulated) and regulations on stopping and turning on two ends of bridge must be written on guide boards;
c) Load and density of pedestrians per square meter of bridge deck, distances between pedestrians traveling on bridge;
d) Build-up of people prohibited;
dd) Violations of the provisions set out in Clause 3, Article 3 hereof prohibited;
e) Phone number of the bridge managing owner and bridge management unit;
g) For suspension bridges, such information as restricted traffic or bridge closed should be written on guide boards in case of storms, whirlwind or earthquakes;
h) Other instructions.
6. For areas with ethnic minority population and tourist places, in addition to road signs and guide boards in Vietnamese to be set up as regulated, the followings should be done:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Instructions in English and foreign languages should be supplemented in tourist places if necessary.
7. Measures to limit clearance of vehicles if necessary.
Article 13. Traffic organization
1. People and vehicles participating in traffic must comply with the regulations of the Law on Road traffic, road signs and guide boards of bridges.
2. The bridge managing owner and bridge management unit shall be responsible for:
a) Instructing traffic participants to comply with the provisions set out in Clause 1 of this Article;
b) Organize propaganda about compliance with the regulations on bridge traffic and regulations on management and exploitation of bridges.
Article 14. Patrol and monitor bridge conditions
1. Bridge patrol and surveillance shall be executed by the bridge managing owner through the following manners:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) The bridge managing owner may assign or execute a contract with the bridge management unit for part or whole of the task of bridge patrol and surveillance, supervise and inspect the tasks performed by the bridge management unit.
2. Task of bridge patrol and surveillance includes:
a) For bridges of beam span, truss, frame and arch structures, the task of bridge patrol and surveillance shall involve detection of damage (if any) caused to the following items: structure of beam span, truss, frame and arch, bridge deck, safety handrails, wheel stopper, water drainage pipes, bearing pad, expansion joints, abutments, piers and anti-corrosion works; bridge roads and drainage system at two ends of bridge, road signs, guide boards, safety works and other work items;
b) For suspension bridges, the task of bridge patrol and surveillances shall involve detection of damage (if any) caused to the following items: items as defined in Point a, Clause 2 of this Article; Main cable tower; connectors with abutment, piers; components of main cable, cable clips; anchor bolts, hanger, span structure, connectors with span structure, main cable anchor, turnbuckles, main cable bearing pad and other items; components of suspender cables, connectors between suspender cables and bridge deck; connectors between suspender cables and pylon, and other items.
3. Upon detection of any damage caused to the bridge works or construction parts, patrol force must carry out remedial works immediately to ensure traffic safety and at the same time report such damage to the bridge managing owner, People’s Committees at all levels, security force as stipulated hereof.
In case conditions for remedial works are not adequate, the provisions as set out in Articles 16 and 17 hereof shall be executed.
4. Upon detection of any sign of loss of traffic safety, the following tasks should be done:
a) Immediately execute measures to reduce vehicular weight; arrange appropriate distances between pedestrians or vehicles traveling on the bridge or apply measures to limit traffic to ensure safety;
b) Temporarily stop traffic on the bridge when signs of danger are detected and make immediate notice to People’s Committees of commune and the bridge managing owner for traffic directional distribution;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. Record bridge related information in the daily log; Such information includes:
a) Patrol time;
b) Patrol person;
c) Damage detected, remedial works and damage not remedied due to inadequate condition; proposals for conversion into regular or unregular maintenance and other necessary remedial works.
d) Violations overcome and not yet overcome; proposals for handling;
dd) Comments about traffic safety capability; proposals to competent agencies for handling difficulties. Daily log must be signed with full name by the patrol person after information is recorded.
Specimen daily log for bridge surveillance, refer to Appendix I enclosed herewith.
6. Number of bridge patrols, combination of patrols and maintenance:
a) Number of bridge patrols shall depend on conditions of each bridge but not less than once per week for any bridge that has been put into operation for less than five years; twice per week for any bridge that has been put into operation from five years and over; and once per day for all bridges during days of storm and flooding. Other cases as requested by the bridge managing owner or competent agencies when the bridge shows signs of degradation or loss of safety;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 15. Technical inspection
1. Technical inspection involves visual inspection or use of special equipment to assess conditions of the works in order to detect signs of damage caused to the bridge.
2. Technical inspection includes one, some or all of the following tasks:
a) Carry out general inspection and assessment of separate components of suspension bridges, conditions of the main cable supporting tower; surface of main cable for defects, damage, for any sign of possible breakage or ooze of oil (with respect to oil cable); positions of main cable bearing pad; conditions of main cable anchorage for any sign of breakage of concrete or stone of anchorage; conditions of turnbuckles or cable pulley (if any), weld joints, anchor bolts for any sign of breakage; conditions of hangers and connectors between hangers and span structure and tower; positions of main cable clips; other necessary tasks;
b) For cable-stayed bridges, inspection is conducted according to the provisions set out in Point a, Clause 2 of this Article and conditions of suspender cable (tension and frequency of fluctuation);
c) Inspection of structure of beam span, truss, frame and arch
Inspection and assessment of conditions of beam, truss, frame and steel arch, reinforced concrete, building stone and wood beam by means of measurement, loading test and documentation of breaks and other tasks to assess loading capacity of beam, truss, frame and arch structures;
d) Inspection and assessment of erosion by flow on abutment, piers; surveillance of sinking, tilting or movement of footing, body and top of abutment, piers; inspection and surveillance of cracks in concrete, reinforced concrete or stone of abutment, piers;
dd) Inspection of other work items
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) The bridge managing owner shall conduct technical inspection itself if being fully qualified. Otherwise the bridge managing owner must hire a qualified consultant to carry out regular inspection as stipulated in the Appendix II enclosed herewith;
b) For any bridge that gets damaged, downgraded or runs the risk of losing traffic safety in the administrative division and its source of investment capital is mostly unknown, regulatory agencies affiliated to People’s Committees of district-, commune-level must collaborate with the bridge managing owner on assessing exploitation of such bridge. In case traffic safety is lost, exploitation should be temporarily suspended for directional distribution.
4. When technical inspection is completed, any individual who takes part must establish a report with the following information:
a) Name of the bridge subject to inspection;
b) Date of inspection;
c) Name of organization, individual or specialist involved in inspection;
d) Results of inspection of work items;
dd) Comments about conditions of the bridge in current and previous inspections including size of cracks in concrete structure, movement of structures, deflection of beam, truss, frame and tower piers, main cable, tension of suspender cable;
e) Proposals for remedial works or others
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Any damage or defect found impossible to be remedied at the patrol, surveillance and technical inspection step shall be planned for remedy and reported to the bridge managing owner.
2. The bridge managing owner shall be responsible for making a plan of regular and unregular remedial works according to the provisions of the Decree No. 114/2010/NĐ-CP and other relevant provisions.
1. Upon detection or receipt of a notice about a bridge showing signs of degradation or no safety for exploitation, the bridge managing owner shall immediately execute the following provisions:
a) Inspect and assess bridge quality;
b) In case the bridge is found dangerous, temporarily suspend the exploitation for protection at two ends of the bridge and organize directional distribution.
In case traffic restriction is necessary, take measures of setting up signs restricting vehicular weight, speed, distances, density and types of vehicles;
c) Communicate with traffic participants, residential community through mass media about temporary suspension of bridge exploitation or traffic restriction, provide guidance on participation in traffic and at the same time arrange people for bridge guard;
d) Make immediate report to People’s Committee of commune where the bridge is situated and senior-level agencies (if any);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
For works as defined in this Point, refer to the Appendix I of the Circular No. 10/2013/TT-BXD dated July 25, 2013 of the Minister of Construction detailing a number of articles about construction quality control ;
e) Remedy any damage likely to affect safety during operation of the bridge as stipulated in this Circular and relevant provisions;
g) Take protection measures to ensure safety and minimize the risk of collapse that may cause serious catastrosphe.
In case the bridge managing owner is not professionally qualified to take protection measures, it (the bridge managing owner) shall submit a written request to regulatory agencies and People’s Committees at all levels for instructions.
2. Upon receipt of the report or detection of signs of degradation that ensures no safety for exploitation and use, regulatory agencies shall be responsible for:
a) Inspecting, notifying and requesting the bridge managing owner to study, assess quality and level of danger, carry out remedial works or removal of work components and works if necessary;
b) Deciding to take measures as set out in Points a, b and c, Clause 1 of this Article if the bridge managing owner is not qualified to do the job;
c) Deciding to take measures as set out in Points a, b and c, Clause 1 of this Article if the bridge managing owner is not qualified to do the job;
3. Upon detection of incident or degradation of the bridge that imposes hazard on traffic safety, every organization or individual shall be responsible for making a written notice to the bridge managing owner, the bridge management unit, regulatory agencies, and authorities at all levels for timely handling as stipulated hereof.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 18. Responsibilities of the People’s Committee of province-level
1. Based on this Circular, promulgate provisions on assignment, empowerment and responsibilities for management and exploitation of bridge; regulate consideration and approval of the procedures for management and exploitation of bridge within scope of management.
2. Direct and examine People’s Committees at all levels, the Services of Transport and affiliated agencies to fulfill responsibilities for management and exploitation of bridge under this Circular.
3. Handle proposals made by People’s Committees at all levels, the Services of Transport and affiliated agencies on bridges that get damaged, downgrade and ensure no safety for exploitation in the administrative division.
Article 19. Responsibilities of the People’s Committee of district-level
1. Manage and exploit the bridges in the administrative as assigned, empowered by the People’s Committee of the province and the provisions of law.
2. Direct, examine and instruct the People’s Committees of communes, residential community and affiliated agencies to fulfill responsibilities for management and exploitation of bridge in the administrative division under this Circular.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 20. Responsibilities of the People’s Committee of commune-level
1. Manage and exploit the bridges in the administrative division as assigned, empowered by the People’s Committee of senior level and the provisions of law.
2. Examine, instruct and speed up residential community to fulfill responsibilities for management and exploitation of bridges of their own under this Circular.
3. Review the management and exploitation of bridge, the list of bridges that become damaged, downgraded and no longer safe for exploitation to prepare a report and proposals to the People’s Committee of district-level for handling.
Article 21. Responsibilities of the Services of Transport
1. Act as an advisor for the People’s Committee of province-level in executing the provisions as set out in Article 18 hereof.
2. Instruct and examine within competence the execution of the provisions on management and exploitation of bridges in the administrative division.
3. Check and review the management and exploitation of all the bridges and the list of bridges that become damaged, downgraded and no longer safe for exploitation in the administrative division to prepare a report and proposals to the People’s Committee of province-level for handling.
Article 22. Responsibilities of residential community as owners of bridges
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Comply strictly with the instructions given by People’s committee and regulatory agencies at all levels in management and exploitation of bridges to ensure safety for traffic and bridge works and at the same time report difficulties during the management and exploitation of the bridge to People’s committee of commune-level.
3. Detect and prevent any act of damaging and encroaching on the bridge works and road safety corridor and other violations.
Article 23. Transitional provision
For any bridge that has been put into operation, the procedures for management and exploitation of bridge should be established as stipulated in Clause 2, Article 5 hereof and the bridge managing owner must complete the construction and promulgation of the procedures for management and exploitation of bridge on December 31, 2014 at the latest. While separate procedures are not yet promulgated, the management and exploitation of bridges shall be done in accordance with the provisions as set out in Chapter III hereof.
This Circular shall take effect since June 15, 2014.
The Chief of the Ministry Office, the Chief Inspector, general directors of the ministerial-affiliated departments, General Director of Vietnam Road Administration, heads of agencies, organizations affiliated to the Ministry of Transport, directors of the Services of Transport of central-affiliated provinces, cities, and relevant organizations and individuals shall be responsible for executing this Circular./.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
;
Thông tư 12/2014/TT-BGTVT hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: | 12/2014/TT-BGTVT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 29/04/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 12/2014/TT-BGTVT hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Chưa có Video