BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2002/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2002 |
Căn cứ Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 25/2001/NĐ/CP ngày 31-5-2001 của Chính phủ, Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế này như sau:
I. HỒ SƠ, THỦ TỤC THÀNH LẬP VÀ GIẢI THỂ
1. Hồ sơ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội
Hồ sơ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Quy chế, cụ thể:
a) Đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội của cá nhân và tổ chức, đoàn thể theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, sử dụng nhà, đất, phương tiện phục vụ cho các hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội chỉ nộp bản sao có công chứng Nhà nước theo quy định.
c) Đơn xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Hồ sơ làm thành 03 (ba) bản, hai bản nộp cơ quan Lao động thương bình và xã hội có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 8 của Quy chế để thẩm định; một bản lưu tại cơ sở bảo trợ xã hội.
2. Thời hạn ra văn bản cho phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội:
Cấp có thẩm quyền ra văn bản cho phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan thẩm định.
3. Giải thể cơ sở bảo trợ xã hội
a) Người có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định tại Điều 9 của Quy chế có thẩm quyền giải thể hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội.
b) Việc giải thể cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Quy chế. Phương án giải thể phải quy định rõ các nội dung giải quyết về tài sản, tài chính, đối tượng nuôi dưỡng và cán bộ nhân viên.
4. Thủ tục gia hạn thời gian hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội
a) Trước khi hết thời hạn hoạt động 60 ngày, giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội có văn bản đề nghị gia hạn gửi cơ quan có thẩm quyền.
b) Thời gian gia hạn hoạt động tối thiểu là một năm.
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị gia hạn, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản.
II. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TIẾP NHẬN VÀO CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
Đối tượng được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội là người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại điều 2 của Quy chế, cụ thể là:
1. Trẻ em mồ côi: Trẻ dưới 16 tuổi, mồ côi cả cha và mẹ, trẻ bị bỏ rơi, không có nguồn nuôi dưỡng, không có người thân thích để nương tựa (không có nguồn chu cấp từ gia đình để lại, hoặc của tổ chức, cá nhân trợ giúp để sinh sống và không còn ông, bà nội, ngoại, bố mẹ nuôi hợp pháp).
2. Người già cô đơn không nơi nương tựa: Người từ đủ 60 tuổi trở lên, không có vợ hoặc không có chồng, sống độc thân, không có con nuôi hợp pháp, không có người thân thích để nương tưạ, không có nguồn thu nhập.
3. Người tàn tật nặng, người tâm thần mãn tính
a) Người tàn tật nặng không còn khả năng lao động, không có nguồn thu nhập, không có người thân thích để nương tựa.
b) Người tâm thần mãn tính, đã qua điều trị nhiều lần ở chuyên khoa tâm thần bệnh viện từ cấp huyện trở lên nhưng không khỏi, thường xuyên không tự chủ được bản thân, có những hành vi nguy hại đến tính mạng, tài sản của người khác, của tập thể, ảnh hưởng đến trật tự an toàn nơi công cộng.
Đối với trẻ em mồ côi, người già cô đơn, người tàn tật nặng, người tâm thần mãn tính còn người thân thích, nhưng người thân thích không đủ khả năng nuôi dưỡng cũng được xem xét tiếp nhận.
4. Các đối tượng khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định:
Những đối tượng có nguy cơ gây mất trật tự, an toàn xã hội, để tránh hậu quả xấu xảy ra thì cấp có thẩm quyền ra quyết định đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội để quản lý, thời hạn không quá 15 ngày. Đối với người tâm thần không xác định được nơi cư trú, người thân thích thì sau thời hạn 15 ngày phải làm thủ tục tiếp nhận theo quy định hiện hành.
5. Đối tượng tự nguyện:
Người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng có nguồn thu nhập, tự nguyện đóng góp kinh phí, hay người thân, người nhận đỡ đầu, người bảo trợ nhận đóng góp kinh phí thì cũng được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội .
Mức đóng góp cụ thể hàng tháng do đối tượng, hoặc người thân, người bảo trợ, Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội thoả thuận bằng văn bản theo các mức do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
III. QUY ĐỊNH VỀ TIẾP NHẬN ĐỐI TƯỢNG VÀOCƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ ĐƯA TRỞ VỀ GIA ĐÌNH
1. Hồ sơ tiếp nhận đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định tại Điều 15 của Quy chế thực hiện theo mẫu thống nhất do Bộ Lao động thương bình và xã hội ban hành kèm theo Thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28-7-2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09-3-2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc Sở Lao động Thương binh và xã hội, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện uỷ quyền cho Trưởng phòng Lao động - Thương binh và xã hội hoặc Trưởng phòng Tổ chức - Lao động và xã hội, ký quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội theo phân cấp quản lý.
3. Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội quyết định đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng theo quy định tại Điều 18 của Quy chế. Quyết định làm theo mẫu do Bộ Lao động thương bình và xã hội ban hành kèm theo thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28-7-2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09-3-2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội.
90 ngày trước khi ra quyết định đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng, Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội phải có thông báo bằng văn bản gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã để địa phương chủ động tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng hoà nhập cộng đồng.
4- Trường hợp đối tượng là người tâm thần đã đưa về gia đình nhưng sau một thời gian bệnh tái phát, không thể sống ở gia đình được thì tiếp nhận lại theo quy định tiếp nhận lần đầu.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 n gày kể từ ngày ký.
2. Các cơ sở bảo trợ xã hội thành lập trước ngày Quy chế có hiệu lực phải làm bổ sung hồ sơ theo quy định của Quy chế và của Thông tư này.
3- Tất cả các cơ sở bảo trợ xã hội phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm theo quy định tại điều 26 của Quy chế (mẫu số 03 ban hành kèm theo thông tư này).
4. Đối với tổ chức, cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc từ 3 đến 9 đối tượng, căn cứ vào tình hình thực tế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét vận dụng Quy chế và hướng dẫn chỉ đạo thực hiện.
5. Trường hợp đặc biệt đối với trẻ em mồ côi sống ở cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước, khi đã sang tuổi 16 mà vẫn tiếp tục đi học văn hoá, học nghề thì Giám đốc Sở Lao động - Thương bình và Xã hội , căn cứ vào tình hình thực tế, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định mức và thời gian tiếp tục hưởng chế độ trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng theo Điều 10 và Điều 11 của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội .
6. Các quy định có liên quan trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động thương bình và xã hội để xem xét, giải quyết.
|
Nguyễn Thị Hằng (Đã ký) |
MẪU SỐ 1: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12-6-2002 của Bộ Lao động thương bình và xã hội về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội)
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
I- Sự cần thiết thành lập cơ sở bảo trợ xã hội:
Nêu rõ lý do vì sao thành lập cơ sở bảo trợ xã hội .
II- Mục tiêu, tên gọi, địa bàn và thời hạn hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội
III- Các điều kiện thành lập và hoạt động:
1- Cơ sở vật chất:
- Các yếu tố về nhà, đất, trụ sở hoạt động;
- Nguồn lực tài chính. Nếu có tài trợ thì nêu rõ tên và địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân tài trợ, số tiền tài trợ.
2- Tổ chức bộ máy:
- Người lãnh đạo và tổ chức bộ máy;
- Các bộ phận chuyên môn: chức năng, nhiệm vụ, đội ngũ nhân viên, các chức danh theo công việc.
- Mối quan hệ làm việc.
IV- Quy mô hoạt động
Dự kiến số lượng đối tượng xã hội được nuôi dưỡng, chăm sóc hàng năm tại cơ sở.
V- Tóm tắt nội dung, hiệu quả hoạt động:
- Các nội dung hoạt động cụ thể
- Số đối tượng chăm sóc
- Hiệu quả kinh tế - xã hội
MẪU SỐ 2: ĐƠN XIN THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
(ban hành kèm theo thông tư số 10/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12-6-2002 của Bộ Lao động thương bình và xã hội về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội)
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------------------------------------
.........., ngày...... tháng....... năm........
ĐƠN
XIN THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
Kính gửi:..........................................
Căn cứ Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư số .../2002/TT-BLĐTBXH ngày... tháng...năm 2002 của Bộ Lao động thương bình và xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 25/2001/NĐ-CP ngày 31-5-2001 của Chính phủ.
Sau khi đã thực hiện xong việc xây dựng đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội với tên gọi là:............................................................................
Chúng tôi gồm:
............................................................................
làm đơn này trình các cấp có thẩm quyền, kèm theo các loại giấy tờ cần thiết theo quy định, xin phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, hoạt động trong phạm vi địa phương.
Việc ra đời cơ sở bảo trợ xã hội của chúng tôi chắc chắn sẽ góp phần vào việc ổn định cuộc sống của một bộ phận các đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn, ổn định tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các nội dung của đề án thành lập cơ sở bảo trợ được Quý Uỷ ban phê duyệt và các quy định liên quan khác của pháp luật hiện hành.
Đại
diện tổ chức, cá nhân xin
thành lập cơ sở bảo trợ xã hội (ký tên).
---------------
Ghi chú: Mẫu số 2 dành cho cơ sở bảo trợ xã hội của cá nhân, tổ chức đoàn thể, tôn giáo cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trong phạm vi địa bàn cấp huyện, đơn gửi tới Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã) và phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện (quận, thị xã).
Cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, đơn gửi tới Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố) và Sở Lao động thương bình và xã hội.
MẪU SỐ 3: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12-6-2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội)
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI, NĂM.....
1- Tên gọi của cơ sở bảo trợ xã hội
2- Địa chỉ:
3- Cơ quan chủ quản (nếu có)
4- Cơ quan, cá nhân tài trợ (nếu có)
5- Họ và tên Giám đốc:
6- Tổng số cán bộ, nhân viên Trong đó số nữ:
Chia theo trình độ đào tạo:
+ Cao đẳng, đại học và trên đại học
+ Trung cấp chuyên nghiệp
+ Sơ cấp ngắn hạn
+ Chưa qua đào tạo
7- Tình hình tiếp nhận, quản lý đối tượng trong năm
7.1- Số đối tượng có đầu năm:
7.2- Số tiếp nhận mới trong năm:
7.3- Số đưa trở về địa phương, gia đình:
7.4- Số đối tượng chết trong năm:
7.5: Số có cuối năm tại thời điểm lập báo cáo:
Đối tượng quản lý chia theo hoàn cảnh:
+ Người già cô đơn:
+ Trẻ mồ côi:
+ Người tàn tật:
Trong đó trẻ em:
+ Người tâm thần:
Trong đó trẻ em:
+ Người lang thang:
Trong đó trẻ em:
+ Số đối tượng khác:
8- Kinh phí hoạt động trong năm:
a) Tống số...................... triệu đồng
Chia ra:
+ Số kinh phí các đối tượng được hưởng trực tiếp................... triệu đồng
+ Số kinh phí cho hoạt động hành chính.................................. triệu đồng
+ Chi phí tiền công, tiền lương................................................. triệu đồng
+ Các chi phí khác.................................................................... triệu đồng
b) Kinh phí hoạt động chia theo nguồn:
+ Nguồn tự có của chủ cơ sở bảo trợ xã hội............................. triệu đồng
+ Nguồn trợ giúp từ các cơ quan Nhà nước, tổ chức
và cá nhân trong nước............................................................... triệu đồng
+ Nguồn trợ giúp từ các cơ quan Nhà nước, tổ chức
và cá nhân ngoài nước............................................................... triệu đồng
+ Nguồn đóng góp của gia đình, người thân hoặc
người nhận bảo trợ đối tượng..................................................... triệu đồng
+ Nguồn thu từ tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ.................... triệu đồng
+ Nguồn huy động khác............................................................. triệu đồng.
9- Đánh giá kết quả hoạt động:
Giám
đốc cơ sở bảo trợ xã hội
(Ký tên, đóng dấu)
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND
SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 10/2002/TT-BLDTBXH |
Hanoi, June 12, 2002 |
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF
ARTICLES OF THE REGULATION ON THE SETTING UP AND OPERATION OF SOCIAL CHARITY
ESTABLISHMENTS, ISSUED TOGETHER WITH THE GOVERNMENT’S DECREE No. 25/2001/ND-CP OF MAY 31, 2001
Pursuant to the Regulation on the setting up and operation of social
charity establishments, issued together with the Government’s
Decree No.25/2001/ND-CP of May 31, 2001, the Ministry of Labor, War Invalids
and Social Affairs hereby guides the implementation of a number of articles of
the said Regulation as follows:
I. SETTING-UP AND DISSOLUTION DOSSIERS AND PROCEDURES
1. Dossiers of application for setting up social charity establishments
A dossier of application for setting up a social charity establishment shall comply with the provisions in Article 6 and Article 7 of the Regulation, including:
a/ The scheme on setting up the social charity establishment of individual(s) and/or organization(s), mass organization(s).
b/ The notarized copies of papers certifying the right to own or use houses, land and other facilities in service of operations of the social charity establishment, as prescribed.
...
...
...
The dossier shall be made in three (3) copies: two shall be submitted to the competent agency of labor, war invalids and social affairs according to the provisions in Clauses 1, 2 and 3, Article 8 of the Regulation for evaluation; and one kept at the social charity establishment.
2. Time limit for issuance of documents permitting the setting up of social charity establishments
The competent authority shall issue documents permitting the setting up of social charity establishments within 15 days after receiving written proposals from the evaluating agencies.
3. Dissolution of social charity establishments
a/ The persons competent to permit the setting up of social charity establishments under the provisions in Article 9 of the Regulation shall also be competent to dissolve or terminate operations of the social charity establishments.
b/ The dissolution of social charity establishments shall comply with the provisions in Article 13 of the Regulation. The dissolution plans must specify the property and financial handling contents, the fostered subjects and the establishments personnel.
4. Procedures for extension of operation duration of social charity establishments
a/ 60 days before the expiry of the social charity establishments operation duration, their directors must send written requests for extension to the competent agencies.
b/ The extended operation duration shall be at least one year.
...
...
...
II. SUBJECTS TO BE ADMITTED TO SOCIAL CHARITY ESTABLISHMENTS
Subjects to be admitted to social charity establishments are those people meeting with exceptional difficulties prescribed in Article 2 of the Regulation, including:
1. Orphans: Children under 16 years of age whose parents are both deceased; abandoned children who have neither nurturing sources nor relatives to rely on (i.e. no sources of financial support from their families or organizations and/or individuals and no paternal and maternal grandparents or lawful foster-parents).
2. Lonely elderly people who have no one to rely on: People aged full 60 years or older, who have no spouse, are single, have neither lawfully adopted children nor relatives to reply on, and no income sources.
3. Seriously disabled persons, persons suffering from chronic mental illness
a/ Seriously disabled persons who have no working capability, no income sources and no relatives to rely on.
b/ Persons who suffer from chronic mental illness, have been treated for many times in the psychiatric departments of district- or higher-level hospitals but not yet recovered, regularly lose their self-control or commit acts detrimental to the health and/or properties of other persons or collectives, affecting public order, security and safety.
Orphans, lonely elderly people, seriously disabled persons and persons suffering from chronic mental illness who still have relatives, who, however, are incapable of fostering them, shall also be considered for being admitted to social charity establishments.
4. Other subjects decided by the competent State agencies
...
...
...
5. Voluntary subjects
Lonely elderly people, orphans and seriously disabled persons who have income sources and voluntarily contribute funding or whose relatives, patrons or sponsors contribute funding for them shall also be considered for being admitted to social charity establishments.
The concrete monthly contribution levels shall be agreed upon in writing between the subjects or their relatives and/or sponsors and the directors of the social charity establishments according to the levels prescribed by the provincial-level People’s Committees.
III. PROVISIONS ON ADMITTING SUBJECTS TO SOCIAL CHARITY ESTABLISHMENTS
AND RETURNING THEM TO THEIR FAMILIES
1. The dossiers for admission of subjects to social charity establishments shall comply with the provisions in Article 15 of the Regulation and be made according to the forms set by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in its Circular No.18/2000/TT-BLDTBXH of July 28, 2000 guiding the implementation of a number of articles of the Government’s Decree No.07/2000/ND-CP of March 9, 2000 on social relief policies.
2. The provincial-level People’s Committee presidents shall authorize the directors of the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services; the district-level People’s Committee presidents shall authorize the heads of the district Labor, War Invalids and Social Affairs Sections or the heads of the Organization, Labor and Social Affairs Offices to sign decisions on admission of subjects to social charity establishments according to the management decentralization.
3. The directors of social charity establishments shall decide on returning subjects to their families or communities according to the provisions in Article 18 of the Regulation. The decisions shall be made according to the forms set by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in its Circular No.18/2000/TT-BLDTBXH of July 28, 2000 guiding the implementation of a number of articles of the Government’s Decree No.07/2000/ND-CP of March 9, 2000 on social relief policies.
90 days before issuing decisions to return subjects to their families or communities, the directors of social charity establishments must send written notices to the commune-level People’s Committee presidents so that the localities may take initiative in receiving the subjects and creating favorable conditions for them to integrate into community.
4. In cases where subjects being mentally-ill persons have been returned to their families but their illness then recurs and they thereby cannot live in their families, they shall be readmitted according to the first-time admission regulations.
...
...
...
1. This Circular takes effect 15 days after its signing.
2. Social charity establishments set up before the effective date of the Regulation must supplement their dossiers according to the provisions of the Regulation and this Circular.
3. All social charity establishments must comply with the regime on biannual and annual reports according to the provisions in Article 26 of the Regulation.
4. For organizations and individuals that foster and take care of three to nine subjects, based on the practical conditions, the provincial-level People’s Committee presidents shall consider the application of the Regulation and guide and direct the implementation thereof.
5. In special cases, for orphans living in State-run social charity establishments, if they reach 16 years of age and still go to school or learn jobs, the directors of the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services shall, based on the practical conditions, submit to the provincial-level People’s Committee presidents for consideration and decision the levels and duration, for further enjoying the daily-life fostering subsidies according to Articles 10 and 11 of the Government’s Decree No.07/2000/ND-CP of March 9, 2000 on social relief policies.
6. All previous relevant regulations contrary to this Circular are hereby annulled.
In the course of implementation, if any problem arises, it should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration and settlement.
...
...
...
;
Thông tư 10/2002/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội kèm theo Nghị định 25/2001/NĐ-CP do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 10/2002/TT-BLĐTBXH |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Người ký: | Nguyễn Thị Hằng |
Ngày ban hành: | 12/06/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 10/2002/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội kèm theo Nghị định 25/2001/NĐ-CP do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
Chưa có Video