BỘ THÔNG TIN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2022/TT-BTTTT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2022 |
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông,
1. Điều 3 được sửa đổi khoản 2, khoản 3 và bổ sung khoản 4 như sau:
“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành âm thanh, điện tử - viễn thông;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành âm thanh viên.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; Am hiểu về âm thanh, nắm vững nguyên tắc kết hợp giữa các loại âm thanh, giữa âm thanh với hình ảnh hoặc với nghệ thuật biểu diễn;
c) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi thăng hạng lên âm thanh viên hạng I
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ hoặc tương đương trở lên; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.”
2. Điều 4 được sửa đổi khoản 2, khoản 3 và bổ sung khoản 4 như sau:
“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành âm thanh, điện tử - viễn thông;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành âm thanh viên.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; am hiểu về âm thanh, nắm vững nguyên tắc kết hợp giữa các loại âm thanh, giữa âm thanh với hình ảnh hoặc với nghệ thuật biểu diễn;
c) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên âm thanh viên hạng II
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng III hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 01 (một) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ hoặc tương đương trở lên; hoặc tham gia ít nhất 01 (một) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành từ cấp cơ sở trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.”
3. Điều 5 được sửa đổi khoản 2, khoản 3 và bổ sung khoản 4 như sau:
“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành âm thanh, điện tử - viễn thông;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành âm thanh viên.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;
b) Hiểu biết về âm thanh, nắm được nguyên tắc kết hợp giữa các loại âm thanh, giữa âm thanh với hình ảnh hoặc với nghệ thuật biểu diễn;
c) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên âm thanh viên hạng III
Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV hoặc tương đương tối thiểu là 02 năm (đủ 24 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ cao đẳng trở lên, 03 năm (đủ 36 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.”
4. Điều 6 được sửa đổi khoản 2, khoản 3 như sau:
“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành âm thanh; công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành âm thanh viên.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;
b) Nắm được các kiến thức chuyên ngành về âm thanh; nắm được các hình thức và phương pháp biểu diễn nghệ thuật, điện ảnh và truyền hình.”
5. Điều 7 được sửa đổi khoản 2, khoản 3 và bổ sung khoản 4 như sau:
“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện. Trường hợp tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ dựng phim hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật dựng phim.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;
b) Am hiểu tình hình và xu thế phát triển của ngành, lĩnh vực trong nước và thế giới;
c) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
d) Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên kỹ thuật dựng phim hạng I
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng II hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia dựng phim ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ hoặc tương đương trở lên; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.”
6. Điều 8 được sửa đổi khoản 2, khoản 3 và bổ sung khoản 4 như sau:
“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện. Trường hợp tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ dựng phim hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật dựng phim.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;
b) Nắm vững tình hình và xu thế phát triển của ngành, lĩnh vực trong nước và thế giới;
c) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
d) Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên kỹ thuật dựng phim hạng II
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng III hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia dựng phim ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp cơ sở trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.”
7. Điều 9 được sửa đổi khoản 2, khoản 3 và bổ sung khoản 4 như sau:
“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện. Trường hợp tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ dựng phim hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng chuyên ngành dựng phim, kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật dựng phim.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;
b) Nắm được tình hình và xu thế phát triển của ngành, lĩnh vực trong nước và thế giới;
c) Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
d) Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên kỹ thuật dựng phim hạng III
Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng IV hoặc tương đương tối thiểu là 02 năm (đủ 24 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ cao đẳng trở lên, 03 năm (đủ 36 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.”
8. Điều 10 được sửa đổi khoản 2, khoản 3 như sau:
“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông. Trường hợp tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ dựng phim.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật dựng phim.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;
b) Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan.”
9. Điều 11 được sửa đổi khoản 2, khoản 3 và bổ sung khoản 4 như sau:
“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phát thanh viên.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; các quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Am hiểu về xã hội học, phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và nước ngoài;
c) Nắm vững quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm; nắm vững tinh thần, nội dung thông tin, chủ động, sáng tạo trong việc truyền tải thông tin đảm bảo đạt chất lượng cao;
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên phát thanh viên hạng I
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng II hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia đọc ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ hoặc tương đương trở lên; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.”
10. Điều 12 được sửa đổi khoản 2, khoản 3 và bổ sung khoản 4 như sau:
“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phát thanh viên.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; các quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Hiểu biết về xã hội học, phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và nước ngoài;
c) Nắm vững quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm; nắm vững tinh thần, nội dung thông tin, chủ động, sáng tạo trong việc truyền tải thông tin đảm bảo đạt chất lượng cao;
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên phát thanh viên hạng II
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng III hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia đọc ít nhất 01 (một) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên; hoặc tham gia ít nhất 01 (một) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp cơ sở trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.”
11. Điều 13 được sửa đổi khoản 2, khoản 3 và bổ sung khoản 4 như sau:
“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phát thanh viên.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; các quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Hiểu biết về xã hội học, phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và nước ngoài;
c) Nắm được quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm; nắm vững tinh thần, nội dung thông tin, chủ động, sáng tạo trong việc truyền tải thông tin đảm bảo đạt chất lượng cao;
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên phát thanh viên hạng III
Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng IV hoặc tương đương tối thiểu là 02 năm (đủ 24 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ cao đẳng trở lên, 03 năm (đủ 36 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.”
12. Điều 14 được sửa đổi khoản 2, khoản 3 như sau:
“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phát thanh viên.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; các quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Nắm được phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của khán, thính giả vùng, miền thuộc địa bàn đài đóng trụ sở;
c) Nắm được quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm; nắm vững tinh thần, nội dung thông tin truyền tải.”
13. Điều 15 được sửa đổi khoản 2, khoản 3 và bổ sung khoản 4 như sau:
“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành quay phim;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quay phim.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về văn hóa văn nghệ; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng; các thành tựu về văn hóa, văn nghệ ở trong nước và thế giới;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về các loại hình văn hóa nghệ thuật; đặc trưng và đặc điểm của môn nghệ thuật kết hợp, các môn khoa học kỹ thuật có liên quan; về xã hội học và vận dụng có hiệu quả vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật;
c) Nắm vững các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn trong luyện tập, biểu diễn và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên quay phim hạng I
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng II hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia quay phim ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ hoặc tương đương trở lên; hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.”
14. Điều 16 được sửa đổi khoản 2, khoản 3 và bổ sung khoản 4 như sau:
“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành quay phim;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quay phim.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về văn hóa văn nghệ; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng; các thành tựu về văn hóa, văn nghệ ở trong nước và thế giới;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về các loại hình văn hóa nghệ thuật; đặc trưng và đặc điểm của môn nghệ thuật kết hợp, các môn khoa học kỹ thuật có liên quan; về xã hội học và vận dụng có hiệu quả vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật;
c) Nắm vững các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn trong luyện tập, biểu diễn và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên quay phim hạng II
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng III hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia quay phim ít nhất 01 (một) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên; hoặc tham gia ít nhất 01 (một) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành từ cấp cơ sở trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.”
15. Điều 17 được sửa đổi khoản 2, khoản 3 và bổ sung khoản 4 như sau:
“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành quay phim;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quay phim.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về văn hóa văn nghệ; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng; các thành tựu về văn hóa, văn nghệ ở trong nước và thế giới;
b) Nắm được nghiệp vụ chuyên ngành; về các loại hình văn hóa nghệ thuật; đặc trưng và đặc điểm của môn nghệ thuật kết hợp, các môn khoa học kỹ thuật có liên quan; về xã hội học và vận dụng có hiệu quả vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật;
c) Nắm được các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn trong luyện tập, biểu diễn và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên quay phim hạng III
Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng IV hoặc tương đương tối thiểu là 02 năm (đủ 24 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ cao đẳng, 03 năm (đủ 36 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.”
16. Điều 18 được sửa đổi khoản 2, khoản 3 như sau:
“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành quay phim;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quay phim.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về văn hóa văn nghệ; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng; các thành tựu về văn hóa, văn nghệ ở trong nước và thế giới;
b) Nắm được nghiệp vụ chuyên ngành; về các loại hình văn hóa nghệ thuật; đặc trưng và đặc điểm của môn nghệ thuật kết hợp, các môn khoa học kỹ thuật có liên quan; về xã hội học và vận dụng có hiệu quả vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật;
c) Nắm được các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn trong luyện tập, biểu diễn và các quy định của pháp luật khác có liên quan.”
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.
Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp
1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu của chức danh nghề nghiệp viên chức được bổ nhiệm tương ứng theo quy định tại Thông tư này.
2. Đối với các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành thông tin và truyền thông trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt cho đến khi kết thúc.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, giải quyết./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Thông tư 07/2022/TT-BTTTT sửa đổi Thông tư 46/2017/TT-BTTTT quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Số hiệu: | 07/2022/TT-BTTTT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông |
Người ký: | Nguyễn Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 30/06/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 07/2022/TT-BTTTT sửa đổi Thông tư 46/2017/TT-BTTTT quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Chưa có Video