BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2013/TT-BTP |
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2013 |
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự năm 2008;
Căn cứ Luật Thống kê năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư hướng dẫn Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự, bao gồm: việc lập và gửi báo cáo thống kê thi hành án dân sự; phương pháp tính trong báo cáo thống kê thi hành án dân sự; sử dụng và công bố thông tin thống kê thi hành án dân sự; tổ chức thực hiện Chế độ báo cáo thống kê thi hành dân sự; kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong thực hiện chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Tổng cục Thi hành án dân sự;
b) Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Chi cục Thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Chấp hành viên và cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự;
đ) Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng;
e) Phòng Thi hành án quân khu, quân chủng và tương đương (sau đây gọi tắt là Phòng Thi hành án cấp quân khu);
g) Chấp hành viên và cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự trong quân đội;
h) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Hệ thống biểu mẫu thống kê thi hành án dân sự ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm:
1. Danh mục biểu mẫu và phân cấp thực hiện.
2. Các biểu mẫu thống kê thi hành án dân sự:
a) Kết quả thi hành án dân sự tính bằng việc chủ động thi hành án;
b) Kết quả thi hành án dân sự tính bằng việc theo đơn yêu cầu thi hành án;
c) Kết quả thi hành án dân sự tính bằng tiền chủ động thi hành án;
d) Kết quả thi hành án dân sự tính bằng tiền theo đơn yêu cầu thi hành án;
đ) Kết quả thi hành án dân sự tính bằng tiền theo tổ chức, cá nhân được thi hành án;
e) Kết quả thi hành án dân sự tính bằng việc chia theo cơ quan Thi hành án và Chấp hành viên;
g) Kết quả thi hành án dân sự tính bằng tiền chia theo cơ quan Thi hành án và Chấp hành viên;
h) Kết quả đề nghị xét miễn, giảm thi hành án dân sự;
i) Số việc và số tiền trong các bản án, quyết định Toà án tuyên không rõ, có sai sót, cơ quan Thi hành án đã yêu cầu giải thích, kiến nghị và kết quả trả lời của Tòa án hoặc người có thẩm quyền;
k) Số việc cưỡng chế thi hành án không huy động lực lượng và có huy động lực lượng;
l) Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự;
m) Tố cáo và giải quyết tố cáo trong thi hành án dân sự;
n) Kết quả thực hiện chỉ tiêu biên chế và cơ cấu công chức của cơ quan Thi hành án dân sự;
p) Trình độ công chức của cơ quan Thi hành án dân sự;
q) Số cuộc giám sát và kết quả thực hiện kết luận giám sát;
r) Số cuộc kiểm sát và kết quả kiểm sát;
s) Số việc, số tiền bản án, quyết định có kháng nghị và xử lý kháng nghị của Toà án và Viện Kiểm sát;
t) Số việc, số tiền bồi thường của Nhà nước trong thi hành án dân sự;
u) Số việc đôn đốc thi hành án hành chính.
Điều 3. Cơ quan nhận báo cáo thống kê thi hành án dân sự và trình tự báo cáo thống kê thi hành án dân sự
1. Cơ quan nhận báo cáo thống kê thi hành án dân sự:
a) Chi cục Thi hành án dân sự;
b) Cục Thi hành án dân sự;
c) Tổng cục Thi hành án dân sự;
d) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp;
đ) Phòng Thi hành án quân khu, quân chủng và tương đương (sau đây gọi tắt là cấp quân khu);
e) Cục Thi hành án – Bộ Quốc phòng;
g) Tư lệnh cấp quân khu;
h) Cơ quan thống kê cùng cấp.
2. Trình tự báo cáo thống kê thi hành án dân sự:
a) Chấp hành viên báo cáo thống kê thi hành án dân sự cho đơn vị nơi Chấp hành viên công tác;
b) Chi cục Thi hành án dân sự báo cáo thống kê cho Cục Thi hành án dân sự, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan thống kê cùng cấp;
c) Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh báo cáo Thống kê cho Tổng cục Thi hành án dân sự và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan thống kê cùng cấp;
d) Chấp hành viên Thi hành án dân sự trong quân đội báo cáo thống kê cho Phòng thi hành án cấp quân khu nơi Chấp hành viên công tác;
đ) Phòng Thi hành án cấp quân khu báo cáo thống kê cho Tư lệnh cấp quân khu và Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng;
e) Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng báo báo cáo thống kê cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Tổng cục Thi hành án dân sự);
g) Tổng cục Thi hành án dân sự tổng hợp số liệu thống kê thi hành án dân sự trong toàn quốc báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp để báo cáo Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền khác khi có yêu cầu.
Điều 4. Biểu mẫu báo cáo thống kê thi hành án dân sự
1. Báo cáo thống kê định kỳ:
Biểu mẫu báo cáo thống kê thi hành án dân sự định kỳ bao gồm 19 biểu mẫu, được quy định tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư này.
2. Báo cáo thống kê đột xuất:
Báo cáo thống kê đột xuất được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp cần báo cáo thống kê đột xuất nhằm thực hiện các yêu cầu về quản lý nhà nước trong thi hành án dân sự, cơ quan có yêu cầu phải yêu cầu báo cáo bằng văn bản, nêu rõ thời gian, thời hạn, nội dung báo cáo thống kê cụ thể và các yêu cầu khác (nếu có) để tổ chức, cá nhân được yêu cầu thực hiện.
Điều 5. Kỳ báo cáo thống kê thi hành án dân sự
Kỳ báo cáo thống kê thi hành án dân sự được tính theo ngày dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/10 của năm trước và kết thúc vào ngày cuối cùng của các tháng tương ứng với kỳ thống kê đó. Năm báo cáo thống kê thi hành án dân sự kết thúc vào ngày 30/9 năm sau. Kỳ báo cáo thống kê thi hành án dân sự bao gồm 12 kỳ: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 7 tháng, 8 tháng, 9 tháng, 10 tháng, 11 tháng, 12 tháng.
Điều 6. Giá trị pháp lý của số liệu thống kê thi hành án dân sự
Số liệu thống kê thi hành án dân sự là một bộ phận của số liệu thống kê ngành Tư pháp. Sau khi được công bố có giá trị pháp lý, không một tổ chức, cá nhân nào được thay đổi hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân khác công bố số liệu thống kê thi hành án dân sự sai sự thật. Số liệu thống kê thi hành án dân sự là một trong những căn cứ để thực hiện việc quản lý, điều hành công tác thi hành án dân sự.
NỘI DUNG THỐNG KÊ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Điều 7. Phương pháp tính trong báo cáo thống kê thi hành án dân sự
Số liệu báo cáo thống kê thi hành án dân sự được tính theo phương pháp lũy kế.
Điều 8. Lập báo cáo thống kê thi hành án dân sự
1. Kết thúc kỳ báo cáo thống kê các tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo thống kê phải chốt số liệu cuối kỳ, khóa sổ để lập biểu báo cáo. Kết quả của kỳ nào phải báo cáo trong kỳ đó.
2. Kết thúc năm báo cáo, Cục Thi hành án dân sự lập danh sách việc thi hành án dân sự chưa tổ chức thi hành xong chuyển sang năm sau gửi Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp để theo dõi, quản lý.
Phòng Thi hành án cấp quân khu lập danh sách việc thi hành án chưa tổ chức thi hành xong chuyển sang năm sau gửi Cục Thi hành án - Bộ Quốc phòng để theo dõi, quản lý.
3. Ngày lập báo cáo thống kê được tính ngay sau ngày khóa sổ. Nếu ngày lập báo cáo thống kê trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thì ngày lập báo cáo thống kê là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày đó.
4. Cách thức lập báo cáo thống kê được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hình thức báo cáo thống kê thi hành án dân sự:
a) Báo cáo thống kê thi hành án dân sự của Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự, Phòng Thi hành án cấp quân khu được thể hiện bằng văn bản, có chữ ký, họ tên của người lập biểu, chữ ký, họ tên của Cục trưởng, Chi cục trưởng và Trưởng phòng Thi hành án cấp quân khu, đóng dấu phát hành theo quy định và tệp dữ liệu điện tử gửi kèm.
b) Báo cáo thống kê thi hành án dân sự của Chấp hành viên được thể hiện bằng văn bản, có chữ ký, họ tên của người lập biểu là Chấp hành viên.
2. Phương thức gửi báo cáo thống kê thi hành án dân sự:
Báo cáo thống kê thi hành án dân sự được gửi tới nơi nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi bằng đường bưu điện;
b) Gửi trực tiếp.
Trường hợp cần thiết, để đảm bảo kịp thời số liệu theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền ngay sau khi ký phát hành, có thể gửi báo cáo thống kê qua thư điện tử hoặc Fax. Việc gửi thư điện tử, phải sử dụng hộp thư điện tử do Bộ Tư pháp cấp (xxx@moj.gov.vn). Sau đó gửi bản gốc về Tổng cục Thi hành án dân sự để theo dõi, quản lý.
Điều 10. Ngày gửi và thời hạn gửi báo cáo thống kê thi hành án dân sự
1. Ngày gửi báo cáo thống kê thi hành án dân sự:
Ngày gửi báo cáo thống kê là ngày ghi trên dấu bưu điện, ngày Fax báo cáo, ngày gửi thư điện tử hoặc ngày nhận báo cáo nếu báo cáo gửi trực tiếp.
2. Thời hạn gửi báo cáo thống kê thi hành án dân sự:
a) Chậm nhất trước ngày 03 của kỳ báo cáo kế tiếp, Chấp hành viên gửi báo cáo thống kê kết quả thi hành án của kỳ trước cho Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự nơi công tác;
b) Chậm nhất trước ngày 05 của kỳ báo cáo kế tiếp, Chi cục Thi hành án dân sự phải gửi báo cáo thống kê kết quả của kỳ trước của đơn vị mình cho Cục Thi hành án dân sự và các cơ quan nhận báo cáo thống kê theo quy định;
c) Chậm nhất trước ngày 10 của kỳ báo cáo kế tiếp, Cục Thi hành án dân sự phải gửi báo cáo thống kê kết quả của kỳ trước của đơn vị và của toàn tỉnh tới Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan nhận báo cáo thống kê theo quy định;
d) Chậm nhất trước ngày 03 của kỳ báo cáo kế tiếp, Chấp hành viên thi hành án dân sự trong quân đội phải gửi báo cáo thống kê kết quả thi hành án của kỳ trước cho Trưởng phòng Thi hành án nơi mình công tác;
đ) Chậm nhất trước ngày 05 của kỳ báo cáo kế tiếp, Phòng Thi hành án cấp quân khu phải gửi báo cáo thống kê thi hành án dân sự kỳ trước của đơn vị mình cho Cục Thi hành án- Bộ Quốc phòng và các cơ quan nhận báo cáo thống kê theo quy định;
e) Chậm nhất trước ngày 10 của kỳ báo cáo kế tiếp, Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng gửi báo cáo thống kê kết quả thi hành án trong quân đội kỳ trước cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Tổng cục Thi hành án dân sự) và các cơ quan nhận báo cáo thống kê theo quy định;
g) Chậm nhất trước ngày 15 của kỳ báo cáo kế tiếp, Tổng cục Thi hành án dân sự phải gửi báo cáo thống kê kết quả thi hành án của kỳ trước tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Điều 11. Chỉnh sửa số liệu trong báo cáo thống kê thi hành án dân sự
Khi phải chỉnh sửa số liệu trong báo cáo thống kê thi hành án dân sự, đơn vị, cá nhân báo cáo thống kê phải gửi báo cáo bổ sung và giải trình rõ về việc chỉnh sửa đó và phải có chữ ký xác nhận, đóng dấu của cơ quan. Nghiêm cấm việc tự ý tẩy, xóa trong biểu mẫu báo cáo thống kê.
Điều 12. Kiểm tra, thanh tra trong thống kê thi hành án dân sự
1. Kiểm tra trong thống kê thi hành án dân sự:
Kiểm tra trong thống kê thi hành án dân sự bao gồm các nội dung sau:
a) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê;
b) Việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự;
c) Các nội dung khác liên quan đến thống kê thi hành án dân sự.
2. Thanh tra trong thống kê thi hành án dân sự:
Thanh tra trong thống kê thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 13. Thẩm quyền công bố số liệu trong báo cáo thống kê thi hành án dân sự
Bộ trưởng Bộ Tư pháp công bố số liệu trong báo cáo thống kê thi hành án dân sự hoặc ủy quyền cho Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện. Hình thức công bố theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Sử dụng thông tin trong báo cáo thống kê thi hành án dân sự
Số liệu trong báo cáo thống kê thi hành án dân sự được sử dụng làm một trong những căn cứ khi quyết định một số vấn đề cơ bản sau:
1. Đánh giá kết quả thi hành án, tình hình tổ chức, hoạt động của các cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký và các cán bộ, công chức khác trong các kỳ báo cáo, năm báo cáo.
2. Lập kế hoạch thi hành án và giao chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi hành án hàng năm cho các cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên.
3. Phân bổ biên chế; đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động Chấp hành viên, Thẩm tra viên, cán bộ, công chức của cơ quan Thi hành án dân sự.
4. Tính chỉ tiêu thi đua, chỉ tiêu hoàn thành nhiệm vụ đối với cơ quan thi hành án dân sự.
5. Thực hiện chế độ tài chính trong thi hành án dân sự; xem xét quyết định việc đầu tư kinh phí xây dựng trụ sở, kho vật chứng, tài sản thi hành án; trang cấp phương tiện làm việc cho cơ quan Thi hành án dân sự địa phương.
6. Báo cáo Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền theo qui định của pháp luật.
7. Sử dụng vào các công việc khác nhằm mục đích quản lý, điều hành hoạt động thi hành án dân sự.
Điều 15. Trách nhiệm thực hiện Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự
1. Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự.
2. Cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê đối với Chấp hành viên thuộc Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện.
3. Chi cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm thực hiện và đôn đốc, kiểm tra các Chấp hành viên trong đơn vị mình về việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự.
4. Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm thực hiện và giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự trong quân đội.
5. Phòng Thi hành án cấp quân khu chịu trách nhiệm thực hiện Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự và hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự đối với Chấp hành viên do mình quản lý.
6. Chấp hành viên chịu trách nhiệm thực hiện Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự.
Điều 16. Quan hệ phối hợp trong thực hiện Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự
Mối quan hệ công tác giữa Tổng cục Thi hành án dân sự với các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của Thông tư số 08/2011/TT-BTP ngày 05/4/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về công tác thống kê của ngành Tư pháp.
Điều 17. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự được khen thưởng theo quy định hiện hành.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20/02/2013 và thay thế Quyết định số 02/2006/QĐ-BTP ngày 14/4/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chế độ thống kê thi hành án dân sự.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, giải quyết.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
HỆ THỐNG BIỂU MẪU THỐNG KÊ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
(
Ban hành kèm theo Thông tư số: 01/2013/TT-BTP ngày 03 tháng 01 năm 2013
của Bộ Tư pháp hướng dẫn Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự)
Số TT |
Tên biểu mẫu |
Ký hiệu biểu mẫu |
Thực hiện |
||
Chấp hành viên |
Chi cục Thi hành án dân sự |
Cục Thi hành án dân sự |
|||
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
1 |
Kết quả thi hành án dân sự tính bằng việc chủ động thi hành án |
01/TK-THA |
12 kỳ (từ Kỳ 1 tháng tới Kỳ 12 tháng) |
Kỳ 3 tháng, Kỳ 6 tháng, Kỳ 9 tháng, Kỳ 12 tháng |
Kỳ 3 tháng, Kỳ 6 tháng, Kỳ 9 tháng, Kỳ 12 tháng |
2 |
Kết quả thi hành án dân sự tính bằng việc theo đơn yêu cầu thi hành án |
02/TK-THA |
12 kỳ (từ Kỳ 1 tháng tới Kỳ 12 tháng) |
Kỳ 3 tháng, Kỳ 6 tháng, Kỳ 9 tháng, Kỳ 12 tháng |
Kỳ 3 tháng, Kỳ 6 tháng, Kỳ 9 tháng, Kỳ 12 tháng |
3 |
Kết quả thi hành án dân sự tính bằng tiền chủ động thi hành án |
03/TK-THA |
12 kỳ (từ Kỳ 1 tháng tới Kỳ 12 tháng) |
Kỳ 3 tháng, Kỳ 6 tháng, Kỳ 9 tháng, Kỳ 12 tháng |
Kỳ 3 tháng, Kỳ 6 tháng, Kỳ 9 tháng, Kỳ 12 tháng |
4 |
Kết quả thi hành án dân sự tính bằng tiền theo đơn yêu cầu thi hành án |
04/TK-THA |
12 kỳ (từ Kỳ 1 tháng tới Kỳ 12 tháng) |
Kỳ 3 tháng, Kỳ 6 tháng, Kỳ 9 tháng, Kỳ 12 tháng |
Kỳ 3 tháng, Kỳ 6 tháng, Kỳ 9 tháng, Kỳ 12 tháng |
5 |
Kết quả thi hành án dân sự tính bằng tiền theo tổ chức, cá nhân được thi hành án |
05/TK-THA |
Kỳ 3 tháng, Kỳ 6 tháng, Kỳ 9 tháng, Kỳ 12 tháng |
Kỳ 3 tháng, Kỳ 6 tháng, Kỳ 9 tháng, Kỳ 12 tháng |
Kỳ 3 tháng, Kỳ 6 tháng, Kỳ 9 tháng, Kỳ 12 tháng |
6 |
Kết quả thi hành án dân sự tính bằng việc chia theo cơ quan Thi hành án và Chấp hành viên |
06/TK-THA |
|
12 kỳ (từ Kỳ 1 tháng tới Kỳ 12 tháng) |
12 kỳ (từ Kỳ 1 tháng tới Kỳ 12 tháng) |
7 |
Kết quả thi hành án dân sự tính bằng tiền chia theo cơ quan Thi hành án và Chấp hành viên |
07/TK-THA |
|
12 kỳ (từ Kỳ 1 tháng tới Kỳ 12 tháng) |
12 kỳ (từ Kỳ 1 tháng tới Kỳ 12 tháng) |
8 |
Số việc đề nghị Tòa án xét miễn, giảm và kết quả xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự |
08/TK-THA |
|
Kỳ 6 tháng, Kỳ 12 tháng |
Kỳ 6 tháng, Kỳ 12 tháng |
9 |
Số việc, tiền trong các bản án, quyết định Tòa án tuyên không rõ, có sai sót, cơ quan Thi hành án đã yêu cầu giải thích, kiến nghị và kết quả trả lời của Tòa án có thẩm quyền |
09/TK-THA |
|
Kỳ 6 tháng, Kỳ 12 tháng |
Kỳ 6 tháng, Kỳ 12 tháng |
10 |
Số việc cưỡng chế thi hành án không huy động lực lượng và có huy động lực lượng |
10/TK-THA |
|
Kỳ 6 tháng, Kỳ 12 tháng |
Kỳ 6 tháng, Kỳ 12 tháng |
11 |
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự |
11/TK-THA |
|
Kỳ 3 tháng, Kỳ 6 tháng, Kỳ 9 tháng, Kỳ 12 tháng |
Kỳ 3 tháng, Kỳ 6 tháng, Kỳ 9 tháng, Kỳ 12 tháng |
12 |
Tố cáo và giải quyết tố cáo trong thi hành án dân sự |
12/TK-THA |
|
Kỳ 3 tháng, Kỳ 6 tháng, Kỳ 9 tháng, Kỳ 12 tháng |
Kỳ 3 tháng, Kỳ 6 tháng, Kỳ 9 tháng, Kỳ 12 tháng |
13 |
Kết quả thực hiện chỉ tiêu biên chế và cơ cấu công chức của cơ quan Thi hành án dân sự |
13/TK-THA |
|
|
Kỳ 6 tháng, Kỳ 12 tháng |
14 |
Trình độ công chức của cơ quan Thi hành án dân sự |
14/TK-THA |
|
|
Kỳ 6 tháng, Kỳ 12 tháng |
15 |
Số cuộc giám sát và kết quả thực hiện kết luận giám sát |
15/TK-THA |
|
Kỳ 6 tháng, Kỳ 12 tháng |
Kỳ 6 tháng, Kỳ 12 tháng |
16 |
Số cuộc kiểm sát và kết quả kiểm sát |
16/TK-THA |
|
Kỳ 6 tháng, Kỳ 12 tháng |
Kỳ 6 tháng, Kỳ 12 tháng |
17 |
Số việc, số tiền trong bản án, quyết định có kháng nghị và kết quả xử lý kháng nghị của Toà án và Viện Kiểm sát |
17/TK-THA |
|
Kỳ 6 tháng, Kỳ 12 tháng |
Kỳ 6 tháng, Kỳ 12 tháng |
18 |
Số việc, số tiền bồi thường của Nhà nước trong thi hành án dân sự |
18/TK-THA |
|
Kỳ 6 tháng, Kỳ 12 tháng |
Kỳ 6 tháng, Kỳ 12 tháng |
19 |
Số việc đôn đốc thi hành án hành chính |
19/TK-THA |
|
Kỳ 3 tháng, Kỳ 6 tháng, Kỳ 9 tháng, Kỳ 12 tháng |
Kỳ 3 tháng, Kỳ 6 tháng, Kỳ 9 tháng, Kỳ 12 tháng |
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 01/2013/TT-BTP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự)
HƯỚNG DẪN GHI CHÉP BIỂU MẪU VÀ CÁCH TÍNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG BÁO CÁO THỐNG KÊ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Để đảm bảo các số liệu trong Biểu mẫu thống kê phản ánh chính xác, khách quan, đầy đủ, kịp thời tình hình hoạt động thi hành án dân sự, quá trình lập báo cáo thống kê thi hành án dân sự, Chấp hành viên, các cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự cần tuân thủ một số vấn đề sau:
I. GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ CÁCH TÍNH
1. Việc thi hành án dân sự, mỗi quyết định thi hành án được tính là một việc thi hành án. Đối với việc đôn đốc thi hành án hành chính, mỗi văn bản đôn đốc được tính là một việc thi hành án. Trường hợp thi hành án phá sản, mỗi vụ phá sản được tính là một việc thi hành án.
2. Việc cưỡng chế, một quyết định cưỡng chế thi hành án được tính là một việc cưỡng chế;
3. Việc khiếu nại, tố cáo, mỗi trường hợp khiếu nại, tố cáo (một hoặc nhiều đơn nhưng trùng lặp nội dung) được thụ lý được tính là một việc khiếu nại, tố cáo;
4. Cuộc giám sát, kiểm sát, mỗi một quyết định, thông báo giám sát, kiểm sát của cơ quan có thẩm quyền được tính là một cuộc giám sát, kiểm sát;
5. Tiền tính theo nghìn Việt Nam đồng (1.000 đồng). Đối với những tài sản tiêu hủy, không có giá trị hoặc tài sản không tính được bằng giá trị thì tính là 1.000 đồng (một nghìn đồng);
6. Việc bồi thường của Nhà nước, mỗi một quyết định thụ lý được tính là một việc bồi thường của Nhà nước;
7. Biên chế, được tính bằng người.
8. Việc có điều kiện giải quyết là việc mà người phải thi hành án có tài sản hoặc có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ về hành vi theo nội dung bản án, quyết định hoặc có căn cứ để áp dụng các biện pháp đình chỉ, trả đơn, miễn, giảm hoặc ủy thác thi hành án.
9. Việc chưa có điều kiện giải quyết là việc mà người phải thi hành án chưa có tiền, tài sản, thu nhập và các điều kiện khác để thi hành án hoặc có tài sản, nhưng tài sản có giá trị quá nhỏ, không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án, tài sản thuộc diện không được kê biên hoặc theo quy định của pháp luật, cơ quan Thi hành án dân sự phải ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ việc thi hành án.
10. Việc thi hành xong là việc chấp hành viên đã tổ chức thi hành xong toàn bộ các quyền, nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án và quyết định thi hành án, hoặc việc đã tổ chức thi hành xong một phần quyền, nghĩa vụ, nhưng phần còn lại đã ủy thác, đình chỉ, miễn thi hành án, trả đơn yêu cầu thi hành án và đã xóa sổ thụ lý thi hành án.
11. Tiền thi hành xong là số tiền hoặc tài sản (được quy đổi thành tiền) cơ quan Thi hành án đã thu và chi trả cho đương sự hoặc nộp vào ngân sách nhà nước theo nội dung bản án, quyết định.
12. Việc giải quyết xong
Trường hợp chủ động thi hành án, việc giải quyết xong là việc đã giải quyết xong và được xóa sổ thụ lý thi hành án, bao gồm số ủy thác, số thi hành xong, số đình chỉ, số miễn, giảm thi hành án;
Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu thi hành án, việc giải quyết xong là việc đã xóa sổ thụ lý thi hành án, bao gồm: số ủy thác, số thi hành xong, số đình chỉ, số trả đơn yêu cầu thi hành án.
13. Việc chưa giải quyết xong là việc chưa được xóa sổ thụ lý thi hành án, phải chuyển sang kỳ sau thi hành tiếp.
14. Số tiền giải quyết xong (bao gồm tiền và giá trị tài sản)
Trường hợp chủ động thi hành án, số tiền giải quyết xong là số tiền đã được chấp hành viên xử lý xong, bao gồm số tiền ủy thác, đình chỉ, miễn, giảm thi hành án và số tiền, tài sản đã thi hành xong (thu nộp ngân sách và chi trả cho người được thi hành án theo nội dung bản án, quyết định);
Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, tiền giải quyết xong là số tiền chấp hành viên đã xử lý xong, bao gồm số tiền ủy thác, đình chỉ, trả đơn yêu cầu thi hành án và số tiền, tài sản thi hành xong (thu và chi trả cho người được thi hành án theo nội dung bản án, quyết định).
15. Số tiền chưa giải quyết xong (bao gồm cả giá trị tài sản)
Trường hợp chủ động thi hành án, tiền chưa giải quyết xong là số tiền chấp hành viên còn phải tiếp tục thi hành, bao gồm số tiền đang thi hành dở dang, chưa thi hành được và số tiền đang trong thời gian hoãn, tạm đình chỉ, số tiền, tài sản thuộc các trường hợp lý do khác theo quy định tại tiết 20.1, 20.2 Mục này.
Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu thi hành án, tiền chưa giải quyết xong là số tiền chấp hành viên còn phải tiếp tục thi hành, bao gồm số tiền thi hành dở dang, chưa thi hành được và số tiền đang trong thời gian hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, số tiền thuộc các trường hợp lý do khác theo quy định tại tiết 20.1, 20.2 Mục này .
16. Việc thi hành dở dang là việc có điều kiện giải quyết, chấp hành viên đang tổ chức thi hành án.
17. Việc chưa thi hành là số việc cơ quan Thi hành án dân sự mới tiếp nhận và ra quyết định thi hành án tại thời điểm khóa sổ làm báo cáo thống kê thi hành án dân sự, vẫn còn đang trong thời hạn tự nguyện thi hành án.
18. Tiền thi hành án dở dang là số tiền tương ứng với việc thi hành án dở dang đang được Chấp hành viên tổ chức thi hành.
19. Số tiền chưa thi hành là số tiền tương ứng với số việc chưa thi hành, cơ quan Thi hành án dân sự mới tiếp nhận và ra quyết định thi hành án tại thời điểm khóa sổ làm báo cáo thống kê thi hành án dân sự, vẫn còn đang trong thời hạn tự nguyện thi hành án.
20. Số lý do khác
Là số chưa có điều kiện giải quyết, bao gồm:
20.1. Tài sản phải giao chưa xử lý được, là việc thi hành án mà theo nội dung bản án, quyết định cơ quan Thi hành án phải giao tài sản, giao nhà, giao quyền sử dụng đất hoặc xử lý tài sản để sung công nhưng chưa thể xử lý được do cơ quan điều tra, Tòa án, Viện Kiểm sát và các cơ quan có liên quan chưa chuyển giao tài sản, chuyển giao tài sản không đầy đủ, chuyển giao tài sản, nhưng không chuyển hoặc chuyển không đầy đủ giấy tờ có liên quan đến việc xử lý tài sản.
20.2. Việc chưa thống nhất ý kiến là việc thi hành án còn có quan điểm khác nhau giữa cơ quan Thi hành án với các cơ quan có liên quan đến việc thi hành án (thể hiện qua các tài liệu như biên bản làm việc, biên bản họp liên ngành, các văn bản, tài liệu trao đổi giữa cơ quan Thi hành án với các cơ quan hữu quan nhưng không thống nhất được ý kiến) khiến cho việc thi hành án không thể thi hành được.
1.1. Nội dung
Phản ánh kết quả thi hành án về việc thuộc diện chủ động thi hành án dân sự trong kỳ báo cáo của Chấp hành viên, của Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự và của từng đơn vị cấp tỉnh.
1.2. Tổ chức, cá nhân thực hiện biểu mẫu
Biểu này được sử dụng cho Chấp hành viên, Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
1.3. Ghi chép và nguồn số liệu
a) Đối với các biểu mẫu do Chấp hành viên lập
Biểu mẫu do Chấp hành viên lập số liệu được tổng hợp từ các loại sổ sách về thi hành án và các tài liệu trong hồ sơ thi hành án như: quyết định thi hành án và các loại quyết định về thi hành án; các loại biên bản… và các tài liệu khác trong hồ sơ thi hành án.
b) Đối với biểu mẫu do Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự lập
Biểu mẫu do Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự lập số liệu tổng hợp từ các báo cáo của Chấp hành viên thuộc đơn vị mình.
Biểu mẫu do Cục Thi hành án dân sự lập để báo cáo kết quả thi hành án của toàn tỉnh được tổng hợp từ biểu mẫu của Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
c) Ghi chép
Đối với việc uỷ thác thi hành án, chỉ thống kê đối với việc đã ra quyết định thi hành án;
Điểm 4.1 (trang 2) chỉ thống kê những việc cơ quan Thi hành án dân sự chưa ra quyết định hoãn thi hành án;
Số việc đình chỉ tại điểm 1.2, Mục II không bao gồm việc miễn thi hành án tại điểm 1.4, Mục II (trang 1).
Cột số 1 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 6 + Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 11. Trong đó, Cột 3 = Cột 4 + Cột 5.
2.1. Nội dung
Phản ánh kết quả thi hành án về việc thuộc diện thi hành án theo đơn yêu cầu của đương sự trong kỳ báo cáo của Chấp hành viên, của Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự và của từng tỉnh.
2.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu
Biểu này được sử dụng cho Chấp hành viên, Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
2.3. Ghi chép và nguồn số liệu
“Việc ghi chép, tổng hợp số liệu được thực hiện tương tự Biểu mẫu số 01/TK-THA. Riêng Điểm 5.1 (trang 2) chỉ thống kê đối với những việc cơ quan Thi hành án chưa ra quyết định hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án”.
3.1. Nội dung
Phản ánh kết quả thi hành án về tiền thuộc diện chủ động thi hành án dân sự trong kỳ báo cáo của Chấp hành viên, của Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự và của từng đơn vị cấp tỉnh.
3.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu
Biểu này được sử dụng cho Chấp hành viên, Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
3.3. Ghi chép và nguồn số liệu
Việc ghi chép và tổng hợp số liệu được thực hiện tương tự Biểu mẫu số 01/TK-THA. Riêng số tiền đình chỉ tại điểm 1.2, Mục II không bao gồm số tiền miễn, giảm tại điểm 1.2, 1.5 Mục II (trang 1).
4.1. Nội dung
Phản ánh số kết quả thi hành án về tiền thuộc diện thi hành án theo đơn yêu cầu của đương sự trong kỳ báo cáo của Chấp hành viên, của Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự và của từng đơn vị cấp tỉnh.
4.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu
Biểu này được sử dụng cho Chấp hành viên, Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
4.3. Ghi chép và nguồn số liệu
Việc ghi chép và tổng hợp số liệu được thực hiện tương tự Biểu mẫu số 02/TK-THA.
5.1. Nội dung
Phản ánh kết quả thi hành các khoản thu về tiền cho Nhà nước, cho cơ quan, tổ chức và cá nhân trong từng kỳ báo cáo của Chấp hành viên, của Chi cục Thi hành án dân sự, của Cục Thi hành án dân sự và của từng đơn vị cấp tỉnh.
5.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng
Biểu này được sử dụng cho Chấp hành viên, Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
5.3. Ghi chép và nguồn số liệu
Việc ghi chép và tổng hợp số liệu được thực hiện tương tự Biểu mẫu số 01/TK-THA. Riêng cách tính, Cột 1 = Cột 2 + Cột 6 + Cột 7. Trong đó Cột 2 = Cột 3 + Cột 4 + Cột 5.
6.1. Nội dung
Phản ánh kết quả thi hành án về việc theo Chấp hành viên, Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự trong các kỳ báo cáo.
6.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu
Biểu mẫu này được dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
6.3. Ghi chép và nguồn số liệu
a) Đối với Chi cục thi hành án dân sự
Số liệu được tổng hợp từ Biểu mẫu thống kê kết quả thi hành án dân sự về việc của Chấp hành viên thuộc Chi cục Thi hành án dân sự. Trình tự ghi được thực hiện theo từng Chấp hành viên tại cột tên Chấp hành viên.
b) Đối với Cục Thi hành án dân sự
Biểu mẫu của Cục Thi hành án dân sự số liệu được tổng hợp từ Biểu mẫu thống kê kết quả thi hành án dân sự về việc của Chấp hành viên thuộc Cục Thi hành án dân sự. Trình tự ghi được thực hiện theo từng Chấp hành viên tại cột tên Chấp hành viên.
Biểu mẫu của toàn tỉnh số liệu được tổng hợp từ Biểu mẫu thống kê kết quả về việc của Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự. Trình tự ghi được thực hiện theo từng đơn vị thi hành án và chấp hành viên, bắt đầu từ Cục Thi hành án dân sự, lần lượt cho đến hết.
c) Ghi chép
Đối với việc ủy thác thi hành án thực hiện tương tự Biểu số 01/TK-THA.
Số đình chỉ tại Cột 7 không bao gồm số miễn tại Cột 9.
Cột số 1 = Cột 2 + Cột 3 = Cột 4 + Cột 12. Trong đó, Cột 4 = Cột 5 + Cột 6 + Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 + Cột 11; Cột 12 = Cột 13 + Cột 14 + Cột 15.
7.1. Nội dung
Phản ánh kết quả thi hành án về tiền theo Chấp hành viên, Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự trong các kỳ báo cáo.
7.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu
Biểu mẫu này được dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
7.3. Ghi chép và nguồn số liệu
Việc ghi chép và tổng hợp số liệu được thực hiện tương tự Biểu mẫu số 06/TK-THA.
8.1. Nội dung
Phản ánh việc đề nghị xét miễn, giảm và kết quả việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự của Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự và từng địa phương trong các kỳ báo cáo.
8.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng
Biểu này được dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
8.3. Ghi chép và nguồn số liệu
a) Đối với Chi cục Thi hành án dân sự
Số liệu được tổng hợp từ hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên thuộc Chi cục Thi hành án dân sự và các loại sổ có liên quan. Số liệu ghi số tổng hợp chung của toàn đơn vị, không ghi chép theo từng Chấp hành viên.
b) Đối với Cục Thi hành án dân sự
Số liệu được tổng hợp từ hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên Cục Thi hành án dân sự và các loại sổ có liên quan. Số liệu ghi số tổng hợp chung của toàn đơn vị, không ghi chép theo từng Chấp hành viên.
Đối với Biểu mẫu của toàn tỉnh số liệu được tổng hợp từ Biểu mẫu của Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
c) Ghi chép
Trình tự ghi chép được thực hiện lần lượt theo từng đơn vị, bắt đầu từ Cục Thi hành án dân sự đến các Chi cục Thi hành án dân sự.
Đối với Chi cục Thi hành án dân sự chỉ ghi số chung của Chi cục mà không phải tổng hợp theo từng Chấp hành viên.
Cột 1 = Cột 5 + Côt 9; Cột 2 = Cột 6 + Cột 10; Cột 3 = Cột 7 + Cột 11; Cột 4 = Cột 8 + Cột 12.
9.1. Nội dung
Phản ánh số lượng bản án, quyết định của Tòa án tuyên không rõ, có sai sót; bản án, quyết định có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; số lượng văn bản đề nghị giải thích, đính chính, kiến nghị xem xét bản án, quyết định của cơ quan Thi hành án và việc trả lời của Tòa án có thẩm quyền.
9.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu
Biểu này được dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
9.3. Ghi chép và nguồn số liệu
Số liệu được tổng hợp từ hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên và các loại sổ có liên quan.
Việc ghi chép được thực hiện tương tự Biểu mẫu số 08/TK-THA. Riêng việc tính toán, Cột 1 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 4; Cột 5 = Cột 6 = Cột 7 + Cột 8; Cột 9 = Cột 10 + Cột 11; Cột 12 = Cột 13 + Cột 14.
10.1. Nội dung
Phản ánh tình hình cưỡng chế thi hành án dân sự không huy động lực lượng và có huy động lực lượng tại các Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự trong các kỳ báo cáo.
10.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu
Biểu này dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
10.3. Ghi chép và nguồn số liệu
Số liệu được tổng hợp từ Hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên và các loại sổ có liên quan.
Việc ghi chép được thực hiện tương tự Biểu mẫu số 08/TK-THA. Riêng việc tính toán: Cột 1 = Cột 2 + Cột 3 = Cột 8 + Cột 9 + Cột 10; Cột 3 = Cột 4 + Cột 5 + Cột 6 + Cột 7.
11.1. Nội dung
Phản ánh tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự trong các kỳ báo cáo của Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự.
11.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu
Biểu mẫu này dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
11.3. Ghi chép và nguồn số liệu
Số liệu được lấy từ hồ sơ thi hành án, hồ sơ giải quyết khiếu nại, các sổ có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại của Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
Việc ghi chép, thực hiện tương tự Biểu mẫu số 08/TK-THA. Riêng việc tính toán: Cột 1 = Cột 2 + Cột 3; Cột 4 = Cột 5 + Cột 6 = Cột 7 + Cột 10; Cột 14 = Cột 15 + Cột 16 + Cột 17 + Cột 18 + Cột 19.
12.1. Nội dung
Phản ánh tình hình tố cáo và giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự trong các kỳ báo cáo của Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự.
12.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu
Biểu mẫu này dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
12.3. Ghi chép và nguồn số liệu
Số liệu được lấy từ hồ sơ thi hành án, hồ sơ giải quyết tố cáo, các sổ liên quan đến việc giải quyết tố cáo của Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
Việc ghi chép, thực hiện tương tự Biểu mẫu số 08/TK-THA. Riêng việc tính toán: Cột 1 = Cột 2 + Cột 3; Cột 4 = Cột 5 + Cột 6; Cột 7 = Cột 8 + Cột 9; Cột 10 = Cột 11 + Cột 12 + Cột 13; Cột 14 = Cột 15 + Cột 16 + Cột 17 + Cột 18 + Cột 19.
13.1. Nội dung
Phản ánh số lượng biên chế, tình hình thực hiện biên chế; cơ cấu công chức theo ngạch, bậc đang làm việc tại cơ quan thi hành án dân sự trong các kỳ báo cáo.
13.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu
Biểu này dùng cho Cục Thi hành án dân sự.
13.3. Ghi chép và nguồn số liệu
Số liệu được lấy từ sổ, hồ sơ về cán bộ, công chức tại Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự. Trình tự ghi chép được thực hiện lần lượt, bắt đầu từ Cục Thi hành án dân sự đến Chi cục Thi hành án dân sự.
Cột 1 = Cột 2 + Cột 18; Cột 2 = Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 + Cột 6 + Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 + Cột 11 + Cột 12 + Cột 13 + Cột 14 + Cột 15 + Cột 16 + Cột 17.
14.1. Nội dung
Phản ánh trình độ công chức của cơ quan Thi hành án dân sự tại các kỳ báo cáo theo trình độ chuyên môn, nghề nghiệp được đào tạo.
14.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu
Biểu mẫu này dùng cho Cục Thi hành án dân sự.
14.3. Ghi chép và nguồn số liệu
Số liệu được lấy từ sổ, hồ sơ về cán bộ, công chức tại Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự. Trình tự ghi chép được thực hiện lần lượt, bắt đầu từ Cục Thi hành án dân sự đến Chi cục Thi hành án dân sự.
Cột 1 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 + Cột 6 + Cột 7 + Cột 8.
15.1. Nội dung
Phản ánh tình hình giám sát hoạt động thi hành án dân sự của các cơ quan có thẩm quyền và kết quả thực hiện kết luận giám sát trong thi hành án dân sự tại các kỳ báo cáo.
15.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu
Biểu mẫu này được dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
15.3. Ghi chép và nguồn số liệu
a) Đối với Chi cục Thi hành án dân sự, số liệu được tổng hợp từ các tài liệu liên quan đến giám sát hoạt động thi hành án dân sự của các cơ quan có thẩm quyền trong kỳ báo cáo đối với Chi cục Thi hành án dân sự. Việc ghi chép thực hiện theo số chung cho toàn đơn vị, không ghi theo từng Chấp hành viên.
b) Đối với Cục Thi hành án dân sự, số liệu trong Biểu mẫu của Cục Thi hành án dân sự được tổng hợp từ các tài liệu liên quan đến giám sát hoạt động thi hành án dân sự của các cơ quan có thẩm quyền trong kỳ báo cáo đối với Cục Thi hành án dân sự. Việc ghi chép theo số chung cho toàn đơn vị, không ghi theo từng Chấp hành viên.
Số liệu của toàn tỉnh được tổng hợp từ báo cáo của Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
c) Ghi chép
Việc ghi chép được thực hiện lần lượt, bắt đầu từ Cục Thi hành án dân sự, đến các Chi cục Thi hành án dân sự. Đối với các Chi cục Thi hành án dân sự chỉ ghi số chung của Chi cục mà không tổng hợp theo từng Chấp hành viên.
Cột 1 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 = Cột 6 + Cột 7 = Cột 8 + Cột 9 + Cột 10.
16.1. Nội dung
Phản ánh tình hình kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự của các cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án dân sự tại các kỳ báo cáo.
16.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng số liệu
Biểu này dùng Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
16.3. Ghi chép và nguồn số liệu
Số liệu được tổng hợp từ các tài liệu có liên quan đến kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự.
Việc ghi chép được thực hiện tương tự Biểu mẫu số 15/TK-THA.
Cột 1 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 4; Cột 5 = Cột 6 + Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10.
17.1. Nội dung
Phản ánh tình hình kháng nghị và xử lý kháng nghị của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
17.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu
Biểu mẫu này dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
17.3. Ghi chép và nguồn số liệu
Số liệu được tổng hợp từ hồ sơ thi hành án, các loại sổ có liên quan.
Việc ghi chép thực hiện tương tự Biểu mẫu số 15/TK-THA.
Cột 1 = Cột 3 + Cột 11; Cột 2 = Cột 4 + Cột 12.
18.1. Nội dung
Phản ánh tình hình thực hiện bồi thường nhà nước trong thi hành án dân sự tại mỗi kỳ báo cáo.
18.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu
Biểu này dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
18.3. Ghi chép và nguồn số liệu
Số liệu được lấy từ hồ sơ thi hành án, hồ sơ bồi thường nhà nước trong thi hành án dân sự, sổ theo dõi về bồi thường nhà nước trong thi hành án dân sự.
Việc ghi chép được thực hiện tương tự Biểu mẫu số 15/TK-THA.
Cột 1 = Cột 3 + Cột 5 = Cột 7 + Cột 9; Cột 2 = Cột 4 + Cột 6 = Cột 8 + Cột 10.
19.1. Nội dung
Phản án tình hình đôn đốc việc thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với các cơ quan có thẩm quyền thi hành bản án, quyết định hành chính trong mỗi kỳ báo cáo.
19.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu
Biểu mẫu này dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.
19.3. Ghi chép và nguồn số liệu
Số liệu được tổng hợp từ sổ sách theo dõi việc đôn đốc thi hành án hành chính.
Việc ghi chép thực hiện tương tự Biểu mẫu số 15/TK-THA.
Cột 1 = Cột 2 + Cột 3; Cột 4 = Cột 5 + Cột 6.
1. Chỉ tiêu về việc giải quyết xong/có điều kiện giải quyết
Số % giải quyết xong = |
Số ủy thác + Thi hành xong + Đình chỉ + Trả đơn + Số miễn thi hành án |
x 100 |
Số ủy thác + Thi hành xong + Đình chỉ + Trả đơn + Số miễn thi hành án + Số dở dang + Số chưa thi hành |
2. Chỉ tiêu về tiền giải quyết xong/có điều kiện giải quyết
Số % giải quyết xong = |
Số ủy thác + Thi hành xong + Đình chỉ + Trả đơn + Số miễn, giảm thi hành án |
x 100 |
Số ủy thác + Thi hành xong + Đình chỉ + Trả đơn + Số miễn, giảm thi hành án + Số dở dang + Số chưa thi hành |
3. Chỉ tiêu giảm số việc, tiền chuyển kỳ sau
Tỷ lệ giảm = |
Số chuyển kỳ sau của năm hiện tại - Số chuyển kỳ sau của năm trước liền kề |
x 100 |
Số chuyển kỳ sau của năm trước liền kề |
Trường hợp số dương (+) là tăng tồn, trường hợp số âm (-) là giảm tồn. Chú ý, số chuyển kỳ sau trong báo cáo của năm trước bao giờ cũng phải trùng khớp với số năm cũ chuyển sang trong báo cáo của năm hiện tại.
Thông tư 01/2013/TT-BTP hướng dẫn Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Số hiệu: | 01/2013/TT-BTP |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp |
Người ký: | Hà Hùng Cường |
Ngày ban hành: | 03/01/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 01/2013/TT-BTP hướng dẫn Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Chưa có Video