Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TƯ PHÁP
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 483/TB-BTP

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2008

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG HÀ HÙNG CƯỜNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGÀY 05/02/2008

Ngày 05 tháng 02 năm 2008, Bộ trưởng Hà Hùng Cường đã có buổi làm việc với Trường Đại học Luật Hà Nội để nghe báo cáo về tình hình thực hiện các kết luận của Bộ trưởng tại buổi làm việc ngày 20/10/2007 và Đề án Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành Trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật. Tham gia buổi làm việc có các đồng chí Thứ trưởng Hoàng Thế Liên, Đinh Trung Tụng; các đồng chí trong Ban Giám hiệu Trường, các đồng chí lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính và Văn phòng Bộ. Sau khi nghe báo cáo kết quả thực hiện các ý kiến kết luận của Bộ trưởng và những nội dung chính của Đề án, ý kiến của các đồng chí dự họp, Bộ trưởng Hà Hùng Cường đã kết luận như sau:

1. Trong thời gian qua, Trường đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các ý kiến kết luận của Bộ trưởng tại cuộc họp ngày 20/10/2007, nhất là trong việc áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo. Bên cạnh đó, còn một số việc Lãnh đạo Bộ đã đồng ý về chủ trương nhưng triển khai thực hiện còn chậm (thành lập Trung tâm Tư vấn, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trường trọng điểm); sự phối hợp giữa Trường với các đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện một số kết luận của Bộ trưởng còn chưa chặt chẽ (ví dụ: Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường, phân cấp việc quyết định các dự án sửa chữa, thành lập Phòng Thanh tra). Trường cần chủ động, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ để thực hiện đầy đủ các kết luận của Bộ trưởng trong Quý I/2008.

2. Giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Trường đánh giá nhu cầu sử dụng cán bộ trình độ trung học luật của Ngành và xã hội, thực trạng đào tạo trung học luật trong thời gian qua để phục vụ việc xây dựng Đề án thành lập Trường Trung học Luật ở một số khu vực.

3. Giao Vụ Kế hoạch - Tài chính phối hợp với Trường tiếp tục tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định để cải tạo, nâng cấp Nhà A, đồng thời chuẩn bị phương án quy hoạch Trường ở địa điểm mới, tương xứng quy mô của Trường trọng điểm quốc gia, phù hợp với chủ trương đưa các trường đại học ra khỏi nội thành Hà Nội.

4. Tăng cường mối quan hệ giữa Trường với Bộ: Trường cần chủ động hơn trong việc ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định số 62/2003/NĐ-CP để không đứng ngoài danh sách các đơn vị thuộc Bộ trong Nghị định mới; gắn việc đào tạo chuyên môn với các hoạt động lớn của Bộ, Ngành; các đơn vị thuộc Bộ cần tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của cán bộ, giảng viên, học viên của Trường trong một số hoạt động chuyên môn của mình; đẩy mạnh việc luân chuyển cán bộ giữa Trường và Bộ, trước mắt cần chấp hành ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ điều động một vài cán bộ các đơn vị thuộc Bộ đã đề xuất về công tác tại Bộ; giao Vụ Tổ chức cán bộ nghiên cứu, xây dựng phương án tuyển dụng sinh viên giỏi của Trường vào làm việc tại Bộ, trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định trong Quý II/2008.

5. Việc xây dựng, thực hiện Đề án xây dựng Trường Đại học Luật thành Trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật là cơ hội lớn cho Trường phát triển mạnh để trở thành cơ sở đào tạo pháp luật lớn của Việt Nam cũng như trong khu vực. Ngành đã xác định nhiệm vụ đào tạo luật, đào tạo các chức danh tư pháp là nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2008, do đó, Trường cũng cần xác định việc xây dựng Đề án Trường trọng điểm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Mặc dù trong thời gian gần đây, Trường đã có nhiều cố gắng xây dựng, hoàn thiện Đề án nhưng tiến độ vẫn còn chậm; nội dung chưa ngang tầm với một Đề án trình Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương. Giao Trường Đại học Luật Hà Nội chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện ngay các thủ tục cần thiết để thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án và Tổ biên tập với sự tham gia của các Bộ, ngành có liên quan (như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Trung ương Đảng).

Trường cần tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, cá nhân để tiếp tục hoàn thiện Đề án, trình Lãnh đạo Bộ vào giữa tháng 3/2008, trong đó cần chú trọng các nội dung liên quan đến việc xác định các tiêu chí của Trường trọng điểm; nghiên cứu mô hình đào tạo luật của một số nước trong khu vực; xác định rõ thế mạnh tạo nên sắc thái đào tạo riêng (thương hiệu) của Trường, ít ra trên một số chuyên ngành cụ thể; lược bỏ các nội dung liên quan đến đào tạo trung học luật; xác định lộ trình thực hiện xây dựng xong Trường trọng điểm vào năm 2015.

Trên đây là kết luận của Bộ trưởng Hà Hùng Cường tại buổi làm việc với Trường Đại học Luật Hà Nội ngày 05 tháng 02 năm 2008, Văn phòng xin thông báo để các đơn vị biết và thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ trưởng (báo cáo);
- Các Thứ trưởng (báo cáo);
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Trung tâm tin học (để đưa tin lên mạng);
- Lưu: VT, TH.

TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG




Nguyễn Duy Lãm

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông báo số 483/TB-BTP về việc kết luận của Bộ trưởng Hà Hùng Cường tại buổi làm việc với trường Đại học luật Hà Nội ngày 05/02/2008 do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu: 483/TB-BTP
Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
Người ký: Nguyễn Duy Lãm
Ngày ban hành: 25/02/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông báo số 483/TB-BTP về việc kết luận của Bộ trưởng Hà Hùng Cường tại buổi làm việc với trường Đại học luật Hà Nội ngày 05/02/2008 do Bộ Tư pháp ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…