BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4245/TB-BNN-VP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2015 |
KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG CAO ĐỨC PHÁT TẠI HỘI NGHỊ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT SẮN BỀN VỮNG
Ngày 18/5/2015, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chủ trì Hội nghị “Phát triển sản xuất sắn bền vững”. Tham dự Hội nghị có đại diện: Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh trọng điểm sản xuất sắn, Hiệp hội sắn Việt Nam, Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam; và đại diện một số doanh nghiệp sản xuất, chế biến sắn ở Việt Nam.
Sau khi nghe báo cáo về tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sắn ở Việt Nam; ý kiến tham luận của Hiệp hội sắn Việt Nam, Hiệp hội nhiên liệu sinh học Việt Nam và ý kiến của các đại biểu tham dự hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát kết luận như sau:
a) Về giống và kỹ thuật canh tác:
- Các Viện nghiên cứu thuộc Bộ tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo hoặc nhập nội các giống sắn mới có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt với dịch bệnh. Viện Di truyền nông nghiệp cần có kế hoạch, hợp tác với Trung tâm Hợp tác quốc tế Nghiên cứu phát triển Nông nghiệp (CIRAD) đẩy mạnh nhập khẩu giống sắn và nguồn gen có đặc tính trội;
- Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tăng cường công tác khuyến nông để tuyên truyền cho nông dân biết các quy trình canh tác tiên tiến; phối hợp với Vụ Khoa học. công nghệ và Môi trường tiếp tục xem xét mở rộng các dự án khuyến nông đối với cây sắn;
- Cục Bảo vệ thực vật tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương quyết liệt trong công tác phòng chống dịch bệnh, trước mắt xử lý ngay bệnh chổi rồng, rệp sáp bột hồng và các loại sâu bệnh khác trên cây sắn.
- Ở các địa phương có dịch hại phát triển, cần thành lập cơ sở nhân thiên địch đảm bảo cung ứng kịp thời để phòng trừ dịch bệnh trên sắn. Trong năm 2015, Cục Bảo vệ thực vật chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan có hướng dẫn để các địa phương triển khai thực hiện.
- Tổng cục Thủy lợi tổ chức nghiên cứu, tổng kết các mô hình tưới sắn để rút kinh nghiệm phổ biến ra diện rộng.
b) Về tổ chức sản xuất:
- Tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu chăm sóc, thu hoạch ở những vùng có điều kiện góp phần giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho người sản xuất. Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối rà soát để bổ sung các chính sách ưu đãi trong việc đổi mới thiết bị ngành sắn.
- Các địa phương vận động nông dân đồn điền, đổi thửa, khuyến khích cho thuê đất, mượn đất để hình thành những vùng sản xuất nguyên liệu qui mô lớn, tập trung; tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.
c) Về chế biến, tiêu thụ:
- Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam và Hiệp hội sắn Việt Nam nghiên cứu, đề xuất chính sách khuyến khích phát triển chế biến sâu trong ngành sắn; chính sách tín dụng ưu đãi tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư thiết bị xử lý môi trường (nước thải trong các nhà máy chế biến tinh bột sắn)
- Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Sắn Việt Nam làm việc với các cơ quan liên quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường để sớm điều chỉnh tiêu chí môi trường nhằm giảm chi phí trong đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến tinh bột sắn.
- Cục Chế biến nông lâm sản và Nghề muối chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Công Thương để đẩy mạnh, mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm sắn của Việt Nam
d) Về tổ chức thực hiện:
- Hiệp hội Sắn Việt Nam và Hiệp hội Nhiên liệu sinh, học Việt Nam cần tiếp tục khẳng định vai trò tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sắn.
- Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sắn xây dựng vùng sản xuất tập trung có đầu tư thâm canh để có điều kiện tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Đồng thời khuyến cáo rộng rãi quy trình trồng sắn bền vững cho nông dân ở các vùng trồng sắn tập trung, hướng dẫn các địa phương xóa bỏ trồng sắn theo phương thức quảng canh.
- Cục Chăn nuôi xem xét, đề xuất đưa bã sắn vào danh mục thức ăn chăn nuôi.
- Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đề xuất để hỗ trợ Trung tâm Nghiên cứu, thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam) tiếp tục phát triển nghiên cứu về cây sắn.
- Vụ Hợp tác quốc tế và các Viện nghiên cứu thuộc Bộ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các nước trong các lĩnh vực nghiên cứu, đầu tư phát triển ngành sắn. Hiệp hội sắn Việt Nam và Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam cần chủ động phối hợp và đề xuất kế hoạch thực hiện.
Văn phòng Bộ xin thông báo để các cơ quan, đơn vị có liên quan biết và triển khai, thực hiện./.
Nơi nhận: |
TL. BỘ TRƯỞNG |
Thông báo 4245/TB-BNN-VP năm 2015 kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị Phát triển sản xuất sắn bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 4245/TB-BNN-VP |
---|---|
Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Trần Quốc Tuấn |
Ngày ban hành: | 01/06/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông báo 4245/TB-BNN-VP năm 2015 kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị Phát triển sản xuất sắn bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video