Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 387/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2022

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHẠM MINH CHÍNH TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TOÀN QUỐC VỀ TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH: NHẬN THỨC - HÀNH ĐỘNG - NGUỒN LỰC

Chiều ngày 24 tháng 11 năm 2022, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì “Hội nghị trực tuyến toàn quốc về Truyền thông chính sách: Nhận thức - Hành động - Nguồn lực”. Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và các đồng chí lãnh đạo các Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lãnh đạo cấp sở, ban, ngành liên quan. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, ý kiến tham luận của các Bộ, cơ quan, địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kết luận như sau:

Truyền thông chính sách có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, là một trong những chức năng, nhiệm vụ của của Chính phủ, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị. Làm tốt công tác truyền thông chính sách sẽ mở ra những nguồn lực lớn, tạo nên sức mạnh lớn, hiệu quả cao trong xây dựng, thực thi chính sách.

1. Về kết quả công tác truyền thông chính sách

Cơ bản thống nhất với báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông và ý kiến tham luận của các Bộ, cơ quan, địa phương:

- Công tác truyền thông chính sách đã bám sát thực tế, tôn trọng thực tế, lấy thực tế làm thước đo, được thực hiện công khai, minh bạch, chủ động, kịp thời hơn, có nhiều cách làm sáng tạo, đột phá, hiệu quả cao, phù hợp với nội dung tuyên truyền, tình hình, điều kiện và bối cảnh của từng cơ quan, địa phương, đơn vị, góp phần quan trọng đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống và đưa cuộc sống vào quá trình xây dựng chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách, từ đó thống nhất nhận thức, ý chí và hành động trong triển khai thực hiện, tạo đồng thuận cao trong xã hội.

- Tăng cường thông tin chính thống kịp thời, chủ động đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thông tin xấu độc, “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu, lấy tích cực, đẩy lùi tiêu cực”, góp phần ổn định xã hội, tâm lý người dân, tăng cường niềm tin vào Đảng, Nhà nước. Điển hình là trong công tác phòng, chống dịch bệnh nhất là dịch COVID-19; thực hiện nhiệm vụ phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, phòng, chống tham nhũng, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại...

- Công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, phương thức truyền thông mới đã bước đầu được quan tâm, góp phần điều tiết, định hướng thông tin dư luận, tạo chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của người dân trong việc tìm hiu, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt chức năng góp ý, phản biện trong xây dựng chính sách, pháp luật.

Kết quả đạt được trong công tác truyền thông chính sách của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan báo chí, truyền thông thời gian qua, đã góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

- Cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu một số cơ quan bộ, ngành, địa phương chưa nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của truyền thông chính sách; chưa xem truyền thông chính sách là nhiệm vụ, chức năng của các bộ, ngành, địa phương, vì thế công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất, con người, tài chính chưa xứng tầm với công tác này; chưa hình thành được đội ngũ truyền thông chính sách chuyên trách, chuyên nghiệp.

- Truyền thông chính sách còn thiếu bài bản, vẫn chủ yếu là một chiều, việc điều tra, khảo sát, đánh giá tác động chưa được quan tâm hoặc còn hình thức, việc lấy ý kiến đề nghị xây dựng chính sách và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật hiệu quả còn hạn chế. Việc ứng dụng các công cụ, mô hình truyền thông hiện đại chưa được chú trọng. Chưa thực sự quan tâm phân tích, dự báo về dư luận xã hội và những vấn đề người dân quan tâm để chỉ đạo, điều hành sát với tình hình thực tế môi trường bùng nổ thông tin như hiện nay.

- Việc thực hiện quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ở một số bộ, ngành và địa phương còn hạn chế, chưa thường xuyên. Năng lực xử lý khủng hoảng truyền thông còn yếu. Một số vụ việc, vấn đề do lúng túng, thiếu chủ động xử lý dễ dẫn đến “khủng hoảng truyền thông”.

3. Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới

Nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước giao cho Chính phủ, chính quyền các địa phương, bộ, ngành thời gian tới rt nặng n, thời cơ, thuận lợi, đan xen với khó khăn, thách thức nhưng chúng ta phải xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác truyền thông chính sách, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định - một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương:

- Thống nhất cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, thiết thực của công tác truyền thông chính sách. Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về truyền thông chính sách. Công tác truyền thông chính sách cn phải bám sát các yêu cầu, nhiệm vụ thường xuyên, đồng thời góp phần tham gia giải quyết những tồn đọng kéo dài ở chính nội tại của nền kinh tế mà nước nào qua quá trình chuyển đổi cũng gặp phải và cơ bản ứng phó phù hợp, hiệu quả với những vấn đề mới phát sinh, để người dân hiểu, chia sẻ với Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

- Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, của người đứng đầu về vị trí, vai trò của công tác truyền thông chính sách; chủ động, làm tt công tác truyền thông chính sách trong lĩnh vực quản lý của mình. Khuyến khích đi mới sáng tạo về nội dung, cách làm truyền thông chính sách, bảo đảm đủ chất liệu, số liệu thực tế, linh hoạt, sáng tạo, chủ động, kịp thời, nâng cao hiệu quả định hướng thông tin, dư luận.

- Thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin, báo chí trong truyền thông chính sách.

- Đẩy mạnh truyền thông chính sách trên các phương thức truyền thông mới. Tăng cường ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số; đưa các kênh thông tin đa phương tin phục vụ cho công tác truyền thông chính sách. Xây dựng công cụ đo lường, đánh giá hiệu qutruyền thông chính sách.

- Huy đng s tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể; các lực lượng ở địa bàn cơ sở (bộ đội biên phòng, công an...) trong công tác truyền thông chính sách; chú trọng các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trên biển và cho tất cả các đối tượng, nhất là người yếu thế.

- Xây dựng đội ngũ nhân lực làm công tác truyền thông chính sách có năng lực, có chuyên môn, có tâm, có đức bảo đảm hoạt động chuyên nghiệp hiệu quả. Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện quy tắc ứng xử, hướng dẫn quy hình thực hiện truyền thông chính sách.

4. Về một số kiến nghị cụ thể

- Về việc tăng cường đội ngũ truyền thông chính sách tại các bộ, ngành địa phương: Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về vị trí việc làm, định mức biên chế của công chức, viên chức làm công tác truyền thông chính sách chuyên trách cho thống nhất trong các cơ quan của Chính phủ.

Các Bộ, các ngành, địa phương quan tâm bố trí, sắp xếp, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ làm công tác truyền thông chính sách cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

- Về b trí kinh phí cho hoạt động truyền thông chính sách: Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương btrí kinh phí chi thường xuyên để tăng cường công tác truyền thông chính sách và đào tạo, bi dưỡng đội ngũ nhân lực thực hiện nhiệm vụ truyền thông chính sách, bảo đm tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.

- Về hoàn thiện quy định pháp luật: Giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan, rà soát, hoàn thiện thể chế, văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương hình, kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả của các cơ quan truyền thông, báo chí, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thông chính sách, vừa phát huy sự lãnh đạo, chỉ đạo, vừa phát huy tính sáng tạo.

- Về xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường công tác truyền thông chính sách: Bộ Thông tin Truyền thông tiếp thu các ý kiến đóng góp các Bộ, cơ quan, phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn thiện dự thảo Chỉ thị, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 01 năm 2023.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan, địa phương biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó TTgCP (để báo cáo);

- Các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các
tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Ban Tuyên giáo TW;

- Hội Nhà báo VN;
- VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Sỹ Hiệp, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các vụ, cục;
- Lưu: VT, KGVX.BH(3)

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Sỹ Hiệp

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông báo 387/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về Truyền thông chính sách: Nhận thức - Hành động - Nguồn lực do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 387/TB-VPCP
Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
Người ký: Nguyễn Sỹ Hiệp
Ngày ban hành: 22/12/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông báo 387/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về Truyền thông chính sách: Nhận thức - Hành động - Nguồn lực do Văn phòng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…