VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 257/TB-VPCP |
Hà
Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2009 |
Ngày 12 tháng 08 năm 2009, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng – Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình giảm nghèo đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo các chương trình giảm nghèo của chính phủ để bàn về việc điều chỉnh chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 và định hướng nghiên cứu xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015. Cùng dự cuộc họp có các thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình giảm nghèo. Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội trình bày về các phương án đề xuất điều chỉnh chuẩn nghèo và định hướng nghiên cứu xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo trong thời gian tới, ý kiến tham gia của các thành viên Ban Chỉ đạo, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng kết luận như sau:
1. Về việc
điều chỉnh chuẩn nghèo
Từ năm 1993 đến nay, Chính phủ đã 5 lần điều chỉnh chuẩn nghèo để áp dụng trong từng giai đoạn. Việc thay đổi chuẩn nghèo có tác động đến nhiều mặt của đời sống, xã hội và ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, trước khi trình Chính phủ ban hành chuẩn nghèo mới, các Bộ, ngành cần cân nhắc kỹ những tác động phát sinh khi thực hiện.
Để có căn cứ xác thực và đề xuất các phương án điều chỉnh chuẩn nghèo phù hợp với thực tiễn, Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội cần chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đánh giá toàn diện việc thực hiện các chính sách giảm nghèo thời gian qua; rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các chính sách giảm nghèo mới theo hướng tạo điều kiện để người nghèo phấn đấu, tự vươn lên, hạn chế tính thụ động, ỷ lại Nhà nước và cộng đồng; đồng thời cần tính toán, cân đối nguồn lực để thực hiện các cơ chế, chính sách khi chuẩn nghèo được ban hành.
a) Tổ chức nghiên cứu, hội thảo bổ sung thêm các căn cứ khoa học, cơ sở thực tiễn để đề xuất ban hành chuẩn nghèo mới; tham khảo và tính toán so sánh với chuẩn nghèo đang áp dụng của quốc tế và các nước trong khu vực; rà soát, đánh giá hiệu quả việc thực hiện các chính sách giảm nghèo hiện hành; xây dựng các phương án dự kiến chuẩn nghèo và hướng dẫn các địa phương tổ chức điều tra điểm, đánh giá mức thu nhập thực tế của dân cư, để có căn cứ và cơ sở đề xuất mức chuẩn nghèo phù hợp với thực tiễn; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc và các Bộ liên quan tính toán, cân đối kinh phí để thực hiện cơ chế, chính sách liên quan.
b) Trình Thủ tướng Chính phủ cho lui lại thời điểm trình ban hành chuẩn nghèo mới vào cuối năm 2009 hoặc quý I năm 2010 để có thời gian chuẩn bị thêm các căn cứ, xây dựng các phương án, đề xuất và lựa chọn chuẩn nghèo mới.
2. Đinh hướng
về công tác giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2020
Các Chương trình giảm nghèo đã triển khai trong thời gian qua chưa bao quát toàn diện công tác giảm nghèo. Đến năm 2010, các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình 135 giai đoạn II, Quyết định 134… đều sẽ kết thúc. Vì vậy, các Bộ, ngành liên quan cần chuẩn bị tổng kết, đánh giá hiệu quả đạt được của các Chương trình theo các mục tiêu đã đề ra và nghiên cứu xây dựng một Chương trình giảm nghèo chung, toàn diện và dài hạn cho thời kỳ 2011-2020 theo hướng sau đây:
a) Gắn các mục tiêu giảm nghèo với tiêu chí xây dựng nông thôn mới, với các chính sách an sinh xã hội và chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
b) Tập trung nguồn lực và các giải pháp hỗ trợ cho các địa bàn khó khăn nhất mà trọng tâm là các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008.
a) Thành lập Tổ nghiên cứu xây dựng chuẩn nghèo mới và các định hướng về công tác giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2020 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để trình Chính phủ xem xét chuẩn nghèo mới vào cuối năm 2009 (hoặc quý I năm 2010), các định hướng nghiên cứu về công tác giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2020 trước tháng 6 năm 2010. Tổ chức biên soạn các tài liệu hướng dẫn điều tra, thống kê, bình xét, lập danh sách các hộ nghèo phù hợp với từng vùng, từng thôn, bản, ấp, xã làm căn cứ thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2015.
b) Kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình giảm nghèo của Chính phủ để đảm nhiệm thêm nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; bổ sung thêm thành viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo các Bộ Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngân hàng Chính sách xã hội.
c) Bổ sung, sửa đổi quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo, phân công trách nhiệm của các thành viên mới, thành viên là các Bộ được giao trách nhiệm làm Trưởng đoàn công tác liên ngành theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra tiến độ thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP tại các địa phương. Hướng dẫn địa phương kiện toàn, bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo các cấp để chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP trên địa bàn.
d) Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính tính toán, bố trí thêm biên chế, kinh phí cho bộ phận thường trực Ban Chỉ đạo để đáp ứng yêu cầu tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành và địa phương biết và thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Thông báo số 257/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc họp Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 257/TB-VPCP |
---|---|
Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Hữu Vũ |
Ngày ban hành: | 21/08/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông báo số 257/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc họp Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo do Văn phòng Chính phủ ban hành
Chưa có Video