Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 230/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2024

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THƯỜNG TRỰC CHÍNH PHỦ VỀ DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH SỐ 10/2019/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 01 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ

Ngày 13 tháng 5 năm 2024, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về một số nội dung còn ý kiến khác nhau đối với dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu (sau đây gọi tắt là dự thảo Nghị định). Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng: Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Công Thương, Văn phòng Chính phủ, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLV), Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; đại diện Bộ Công an; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc các Tổng công ty: Lương thực miền Bắc, Đường sắt Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo cáo của Văn phòng Chính phủ, ý kiến các đại biểu dự họp và ý kiến các Phó Thủ tướng, Thường trực Chính phủ kết luận như sau:

1. Việc sửa đổi Nghị định số 10/2019/NĐ-CP cần được rà soát kỹ các nội dung sửa đổi, bảo đảm nguyên tắc tách bạch những nội dung thuộc chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước và bảo đảm các yêu cầu: (1) Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát; (2) giảm thủ tục hành chính; (3) không tạo cơ chế xin - cho và không tạo môi trường cho tham nhũng, tiêu cực.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, doanh nghiệp liên quan, tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp, khẩn trương rà soát theo mục 1 nêu trên, trên cơ sở đó, hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Chính phủ trước ngày 23 tháng 5 năm 2024; trong đó, đối với những nội dung còn ý kiến khác nhau, cơ bản thống nhất với đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến đa số các cơ quan và đề nghị nghiên cứu hoàn thiện theo hướng:

a) Rà soát, xem xét có thể bổ sung hoặc đưa ra khỏi đối với Danh mục 07 doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Phụ lục 1 dự thảo Nghị định theo nguyên tắc tại mục 1 nêu trên, lưu ý rà soát Tập đoàn, Tổng công ty lớn đang xác định phân loại thuộc UBQLV (như Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, phạm vi toàn quốc).

b) Về cơ quan chủ trì thẩm định thẩm định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm của 7 doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ: Giao cơ quan quản lý ngành chủ trì thẩm định. Riêng đối với Viettel và trường hợp có doanh nghiệp thành lập mới thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo đối tượng quy định tại Phụ lục 1, xem xét điều chỉnh theo hướng giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì tổ chức thẩm định để bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh từng thời kỳ.

c) Về bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên trong ngành, lĩnh vực chưa được phân nhóm trong Luật Đầu tư công: Thống nhất chưa quy định tại dự thảo Nghị định. Trường hợp SCIC có vướng mắc do chưa sửa Luật số 69/2014/QH13, giao SCIC nghiên cứu, đề xuất việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, báo cáo UBQLV để đề xuất, trình cấp có thẩm quyền theo quy định.

d) Về điều khoản chuyển tiếp đối với Điều lệ của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến tại cuộc họp, rà soát kỹ và bám sát theo quy định của Luật Đường sắt và pháp luật hiện hành để xác định lại thời gian chuyển tiếp cho phù hợp (không quá 2 năm), bảo đảm không phát sinh vướng mắc, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục của doanh nghiệp.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, UBQLV, các Bộ, cơ quan, SCIC và Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc UBQLV liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2024:

a) Trên cơ sở báo cáo của UBQLV tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, vị trí, vai trò của SCIC thời gian qua, nghiên cứu, đề xuất mô hình SCIC thuộc UBQLV hay Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm SCIC hoạt động khả thi, hiệu quả, đúng sứ mệnh được giao. Nghiên cứu, đánh giá mô hình một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước lớn (như PVN...) nên duy trì trực thuộc UBQLV hay cần điều chỉnh để đề xuất Thủ tướng Chính phủ.

b) Rà soát chức năng, nhiệm vụ của UBQLV để nghiên cứu đề xuất việc tăng thẩm quyền và trách nhiệm của UBQLV trong việc quản lý hoạt động đầu tư, sử dụng vốn nhà nước tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty được giao quản lý, phù hợp với quy định của pháp luật.

4. UBQLV tuân thủ quy định của Đảng và pháp luật trong công tác bổ nhiệm cán bộ tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do UBQLV làm đại diện chủ sở hữu; khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ Đề án cơ cấu lại, Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Chiến lược phát triển Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; chỉ đạo, phối hợp với SCIC để tổ chức tổng kết, đánh giá hoạt động SCIC theo nhiệm vụ tại điểm a mục 3 nêu trên, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong Quý III năm 2024.

5. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo quy định; bố trí thời gian sớm để báo cáo Chính phủ về dự thảo Nghị định nêu trên (Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 5 hoặc lấy Phiếu ý kiến Thành viên Chính phủ).

Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTTg;
- Các Bộ: KH&ĐT, TC, TP, CA, CT;
- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước;
- Tổng công ty Lương thực miền Bắc;
- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- VPCP: BTCN, PCN Mai Thị Thu Vân;
- Lưu: VT, ĐMDN (2b).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Mai Thị Thu Vân

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông báo 230/TB-VPCP năm 2024 kết luận của Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 10/2019/NĐ-CP do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 230/TB-VPCP
Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
Người ký: Mai Thị Thu Vân
Ngày ban hành: 18/05/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông báo 230/TB-VPCP năm 2024 kết luận của Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 10/2019/NĐ-CP do Văn phòng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…