BỘ NGOẠI
GIAO |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2021/TB-LPQT |
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2021 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na về các hoạt động hợp tác Nam - Nam và ba bên, ký tại Hà Nội ngày 23 tháng 3 năm 2012, có hiệu lực từ ngày 17 tháng 6 năm 2021.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
|
TL. BỘ
TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na, sau đây gọi là “các Bên”;
NHẬN THẤY RẰNG
Hợp tác Nam - Nam và Ba bên là một khả năng hợp tác sáng tạo theo đó, thông qua thúc đẩy đối thoại giữa các chủ thể của hợp tác quốc tế, tạo điều kiện bổ sung và tối ưu hóa các nguồn lực cũng như chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và công nghệ được các Bên phát triển;
Nhờ sự phối hợp của các Bên, hợp tác Nam - Nam và Ba bên cho phép hình thành các đề xuất hợp tác rộng lớn hơn cả về thời gian và nguồn lực;
Các hoạt động hợp tác Nam - Nam và Ba bên cho phép bên thứ ba, nơi dự án chung được thực hiện, cải thiện năng lực để hình thành chiến lược phát triển riêng;
Các Bên mong muốn thiết lập một khuôn khổ nhận thức trên cơ sở cùng xác định và thực hiện các hoạt động hợp tác Nam - Nam và Ba bên ở nước thứ ba có yêu cầu sự hợp tác đó, căn cứ vào lợi thế so sánh của nước thứ ba và khả năng của nước đó chia sẻ kinh nghiệm với các Bên;
Điều này sẽ củng cố quan hệ giữa các Bên nói riêng và hợp tác Nam - Nam nói chung bằng cách phát triển các chương trình và dự án nhằm tối đa hóa hiệu quả, tác động và tính bền vững của các hoạt động được tiến hành;
Các kinh nghiệm đã được chứng minh của các Bên trong các lĩnh vực hợp tác kỹ thuật sẽ tạo điều kiện cho các Bên phát triển các hoạt động hợp tác chung vững chắc với các nước thứ ba.
ĐÃ THỎA THUẬN
Mục đích của Hiệp định này là phối hợp các nỗ lực và chia sẻ kinh nghiệm và các thực tiễn tốt giữa các Bên, thúc đẩy trợ giúp chung về kỹ thuật ở các nước thứ ba thông qua các cơ chế có sẵn của mỗi Bên, trong khuôn khổ các cơ cấu hợp tác kỹ thuật của từng Bên.
Các Bên sẽ cử các nhóm làm việc chung đến các nước có yêu cầu hợp tác nhằm cùng với các tổ chức của các nước thứ ba đó xác định các hoạt động và chuẩn bị các Văn kiện dự án mà Hiệp định này đề cập.
Văn kiện Dự án sẽ cụ thể hóa các mục tiêu, kết quả, hoạt động, cơ chế quản lý, các chỉ số đo lường tác động dự kiến đạt được, cũng như kinh phí, sẽ được cùng chuẩn bị trên cơ sở cùng lập kế hoạch, với sự tham gia của nước có yêu cầu hoạt động hợp tác.
Văn kiện dự án sẽ được thông qua bằng việc ký kết của tất cả các Bên liên quan.
Tất cả các hoạt động được quy định trong các Dự án thuộc phạm vi của Hiệp định này sẽ phải chịu sự điều chỉnh của các quy định hiện hành của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na và ở nước thứ ba nơi hoạt động hợp tác được thực hiện.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bộ Ngoại giao (Vụ Tổng hợp kinh tế) làm cơ quan đầu mối, điều phối các Bộ/ngành trong hợp tác với Argentina. Các Bộ, ngành Việt Nam trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm chuẩn bị, triển khai và đánh giá các hoạt động, dự án được nêu trong Điều 2 của Hiệp định này.
Chính phủ nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na giao Bộ Ngoại giao và Tôn giáo nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na (Tổng vụ Hợp tác Quốc tế) chuẩn bị, điều phối, theo dõi và đánh giá các hoạt động được quy định trong khuôn khổ hiệp định này.
Các Bên có thể yêu cầu sự hỗ trợ của các thể chế thuộc khu vực công và tư, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, các cơ quan hợp tác kỹ thuật, các quỹ, chương trình khu vực và quốc tế nhằm thực hiện các hoạt động được quy định trong các Văn kiện Dự án.
Các Bên sẽ thông báo cho bên kia về các hoạt động của mình được tiến hành theo khuôn khổ hoạt động này.
Các văn kiện được chuẩn bị và phát sinh trong bối cảnh các dự án trong khuôn khổ Hiệp định này sẽ được cùng sở hữu bởi các Bên và nước thứ ba tham gia hợp tác.
Các bản chính thức của các văn kiện làm việc sẽ luôn được soạn thảo bằng ngôn ngữ của các Bên và của nước thứ ba nơi các hoạt động hợp tác được thực hiện.
Việc công bố các văn kiện trên phải được sự nhất trí của các Bên và được đề cập trong các văn kiện đó.
Bất cứ tranh chấp nào giữa các Bên liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng các điều khoản của Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua đường ngoại giao.
Hiệp định này sẽ có hiệu lực từ ngày nhận được thông báo sau cùng của một Bên thông qua đường Ngoại giao về việc đã hoàn tất thủ tục nội bộ để Hiệp định có hiệu lực.
Hiệp định có thể được sửa đổi theo thỏa thuận của các Bên.
Hiệp định này có thời hạn năm (05) năm và sẽ được mặc nhiên gia hạn từng năm (05) năm một trừ khi một Bên thông báo cho Bên kia ý định chấm dứt Hiệp định thông qua đường ngoại giao ít nhất sáu (06) tháng trước khi Hiệp định hết Hiệu lực.
Mỗi Bên có thể kết thúc Hiệp định bằng cách thông báo cho Bên kia thông qua đường ngoại giao. Việc kết thúc Hiệp định sẽ có hiệu lực sáu (06) tháng sau thông báo trên.
Việc kết thúc Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện bình thường và hoàn tất các hoạt động hợp tác đang được tiến hành theo khuôn khổ của Hiệp định.
Hiệp định này được làm tại Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2012, thành hai bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh; các bản có giá trị pháp lý như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở.
Thay mặt
Chính phủ |
Thay mặt
Chính phủ |
The Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the Argentine Republic, hereinafter referred to as “the Parties”;
CONSIDERING
That South - South and Triangular Cooperation is an innovative possibility which, by fostering dialogue between different actors of International Cooperation, makes it possible to add and optimize resources as well as share different experiences, knowledge and technologies developed by the Parties.
That, thanks to the association of the Parties, South - South and Triangular Cooperation allows cooperation proposals that are broader in terms of time as well as resources.
That South - South and Triangular Cooperation activities allow third countries where the joint projects are carried out to strengthen their capacity to generate their own development strategies.
That the Parties wish to establish a framework of understanding on the basis of which they may jointly identify and implement South - South and Triangular Cooperation activities in third countries requesting such cooperation, according to their comparative advantages and their possibilities of sharing the experience of the Parties.
That this shall strengthen relations between the Parties in particular and South - South Cooperation in general by developing programs and projects to maximize the efficiency, impact and sustainability of the activities carried out.
That the proven experience of the Parties in the area of technical cooperation will inake them develop solid joint cooperation activities with third countries.
HAVE AGREED
The purpose of this Agreement is to join efforts and share experiences and good practices between the Parties, promoting joint technical assistance in third countries through the available mechanisms of each of the Parties, within the framework of their respective technical cooperation structures.
The Parties shall carry out joint missions to the countries requesting their cooperation in order to jointly identify, together with the institutions of interested third countries, the activities, and to prepare the Project Documents to which this Agreement refers.
The Project Documents, which will specify the objectives, the results, the activities and the management and impact indicators intended to be achieved and their budget, shall be prepared jointly on the basis of participatory planning, and with the participation of the country requesting the cooperation activities.
The Project Documents shall be approved by the signature of all the Parties involved.
All activities provided for in the projects to which this Agreement refers shall be subject to the laws in force in the Argentine Republic, in the Socialist Republic of Vietnam and in the third country where the cooperation takes place.
The Government of the Socialist Republic of Viet Nam designates the Department of Economic Affairs of the Ministry of Foreign Affairs to be the focal point in coordinating all related Viet Nam agencies/organizations who will prepare, implement, follow up and assess the activities and Project Documents stated in Article 2 in accordance with their assigned working fields.
The Government of the Argentine Republic designates the General Directorate of International Cooperation of the Ministry of Foreign Affairs and Worship of the Argentine Republic to prepare, coordinate, follow up and assess the activities provided for under this Agreement.
The Parties may request the support of public and private sector institutions, non governmental organizations, international organizations, technical cooperation agencies, regional and international funds and programs to implement the activities established in the Project Documents.
The Parties shall keep each other informed of their respective actions taken in the framework of this Agreement.
Documents prepared and resulting from activities in the context of the projects to which this Agreement refers shall be owned jointly by the cooperating Parties and cooperating third country.
The official versions of the working documents shall always be drawn up in the languages of the Parties and in the language of the third country in which the activities are carried out.
For publication of the above documents, the Parties must be expressly consulted, give their authorization and be mentioned in the text of the documents.
Any disputes between the Parties regarding the interpretation or application of the provisions of this Agreement shall be resolved through diplomatic channels.
Entry into force and termination
This Agreement shall enter into force on the date of the last notification in which the Parties inform each other, through diplomatic channels, that they have fulfilled their domestic requirements for its entry into force, and it may be amended by mutual agreement of the Parties.
This Agreement shall have a duration of five (05) years and shall be automatically renewed for equal periods unless one of the Parties notifies the other, through diplomatic channels, six (06) months before the applicable expiration date, its intention not to extend it.
Either Party may terminate this Agreement by notifying the other Party through diplomatic channels. The termination shall take effect six (06) months after such notification.
The termination of this Agreement shall not affect the normal conduct and conclusion of cooperation activities being executed.
Done in Ha Noi on 23th of March, 2012, in two originals copies, each in the Vietnamese, Spanish and English languages, all texts being equally authentic. In case of divergence in the interpretation the English text shall prevail.
For the
Government of the |
For the
Government of the |
Thông báo 23/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định về các hoạt động hợp tác Nam - Nam và ba bên giữa Việt Nam và Ác-hen-ti-na
Số hiệu: | 23/2021/TB-LPQT |
---|---|
Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hoà Argentina |
Người ký: | Phạm Bình Minh, Héctor Timerman |
Ngày ban hành: | 23/03/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông báo 23/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định về các hoạt động hợp tác Nam - Nam và ba bên giữa Việt Nam và Ác-hen-ti-na
Chưa có Video