VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 117/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2019 |
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ ĐỨC ĐAM TẠI CUỘC HỌP CỦA ỦY BAN QUỐC GIA VỀ TRẺ EM
Ngày 22 tháng 3 năm 2019, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ em đã chủ trì cuộc họp Ủy ban Quốc gia về trẻ em. Tham dự cuộc họp có các đồng chí thành viên Ủy ban Quốc gia; đại diện lãnh đạo các bộ, ban ngành, cơ quan trung ương. Sau khi nghe báo cáo kết quả thực hiện Luật trẻ em năm 2017 - 2018, kế hoạch của Ủy ban Quốc gia năm 2019 và ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kết luận như sau:
a) Các bộ, ngành tiếp tục rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách bảo đảm quyền trẻ em phù hợp với quy định của Luật trẻ em; tăng cường thực hiện các chính sách đã ban hành; phối hợp hiệu quả trong xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, bảo đảm kịp thời, nghiêm minh, hỗ trợ tốt nhất cho trẻ em; phân công cơ quan, đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết, thông tin khi xảy ra vụ việc vi phạm quyền trẻ em.
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan, các địa phương tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng của người dân và trẻ em về các biện pháp bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trực tiếp đến gia đình, cộng đồng, trường học và ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trực tuyến;
- Chủ trì, phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công an, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hướng dẫn việc thành lập và hoạt động nhóm chuyên trách bảo vệ trẻ em cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đứng đầu với thành phần gồm người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, công an xã, Đoàn thanh niên xã, Hội phụ nữ xã, nhân viên y tế thôn bản, nhân viên Hội chữ thập đỏ xã (nếu có); hình thành mạng lưới những người tham gia công tác bảo vệ trẻ em gồm các thành viên thuộc nhóm chuyên trách bảo vệ trẻ em cấp xã và các thành viên tự nguyện;
- Tổ chức một số hội thảo chuyên đề về công tác bảo vệ trẻ em và các hoạt động kỷ niệm 30 năm ra đời Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em; nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tham gia Hội nghị Thượng đỉnh về quyền trẻ em của Liên hợp quốc;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành, các thành viên Ủy ban Quốc gia xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia tại một số bộ, ngành, địa phương về việc triển khai thực hiện quyền trẻ em, nhất là phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, phòng, chống đuối nước trẻ em và an toàn thực phẩm cho trẻ em. Đôn đốc việc kiểm tra, báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia.
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo các địa phương rà soát tất cả cơ sở giáo dục mầm non, nhất là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, yêu cầu có biện pháp quản lý, giám sát, công khai hoạt động giáo dục, chăm sóc trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em.
d) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể về xác định mức độ tổn hại về sức khỏe tâm thần đối với trẻ em bị xâm hại; xác định mức độ khuyết tật đối với nhóm trẻ em mắc hội chứng rối nhiễu phổ tự kỷ làm căn cứ xử lý về tư pháp và xây dựng các chính sách hỗ trợ phù hợp.
đ) Bộ Công an, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao khẩn trương đẩy mạnh việc tập huấn phương pháp nghiệp vụ điều tra, truy tố, xét xử thân thiện với trẻ em và người chưa thành niên.
e) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan xây dựng các công cụ kết nối mạng lưới những người tham gia công tác bảo vệ trẻ em trong khung khổ Đề án Tri thức Việt số hóa.
g) Bộ Công an
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương kiểm soát, phát hiện và xử lý việc quảng bá, mua bán, lôi kéo thiếu niên, học sinh sử dụng ma túy, các chất hướng thần, nhất là qua mạng xã hội;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tăng cường tuyên truyền về tác hại của các chất ma túy, chất hướng thần, nhất là đối với thiếu niên, học sinh.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo vệ trẻ em (văn bản số 324/TB-VPVP ngày 29 tháng 8 năm 2018 và văn bản số 1123/UBQGTE ngày 21 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban Quốc gia về trẻ em về tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước trẻ em).
- Ưu tiên bố trí nguồn lực để giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em và thực hiện quyền trẻ em.
- Thông tin kịp thời, đầy đủ cho các đơn vị thông tin truyền thông về các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các bộ, ban ngành, địa phương liên quan biết, thực hiện./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |
Thông báo 117/TB-VPCP năm 2019 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp của Ủy ban Quốc gia về trẻ em do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 117/TB-VPCP |
---|---|
Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Văn Tùng |
Ngày ban hành: | 02/04/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông báo 117/TB-VPCP năm 2019 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp của Ủy ban Quốc gia về trẻ em do Văn phòng Chính phủ ban hành
Chưa có Video