UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2005/QĐ-UB |
Tam Kỳ, ngày 15 tháng 4 năm 2005 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 12/TTLT ngày 26/7/1993 của Bộ Tư pháp – Ban tổ chức Chính phủ (nay là Bộ nội vụ) hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan Tư pháp địa phương, các văn bản hiện hành có liên quan;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này ‘’quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam’’.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Nội vụ và Thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM |
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2005/QĐ-UB ngày 15/4/2005 của UBND tỉnh
Quảng Nam)
1. Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Nam có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công tác xây dựng, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, công chứng, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, trợ giúp pháp lý, giám định tư pháp, hoà giải ở cơ sở, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công tác tư pháp theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh.
2. Sở Tư pháp chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.
1. Trình UBND tỉnh chương trình kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực quản lý của Sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của địa phương.
2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình dự án, kế hoạch về lĩnh vực quản lý của Sở.
3. Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật :
3.1 Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt, điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh.
3.2 Trình UBND tỉnh ban hành các Quyết định, Chỉ thị về quản lý công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ.
3.3 Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
3.4 Tổ chức rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND tỉnh.
3.5 Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.
3.6 Phối hợp với Sở Văn hoá - Thôgn tin giúp UBND tỉnh hướng dẫn việc xây dựng hương ước, quy ước của thôn, làng, bản, cụm dân cư phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế ở địa phương.
4. Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật :
4.1 Giúp UBND tự kiểm tra văn bản do UBND tỉnh ban hành.
4.2 Hướng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
4.3 Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật.
4.4 Trình UBND tỉnh quyết định các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật.
5. Về phổ biến giáo dục pháp luật :
5.1 Xây dựng, trình UbND tỉnh kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm ở địa phương, tổ chức thực hiện kế hoạch đó sau khi phê duyệt.
5.2 Làm cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh.
5.3 Biên soạn và phát hành bản tin, đề cương tài liệu phục vụ công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của UBND tỉnh.
5.4 Xây dựng và quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật.
5.5 Hướng dẫn, kiểm tra xây dựng quản lý khai thác tủ sách pháp luật ở cấp xã, các cơ quan, đơn vị khác theo quy định của pháp luật.
5.6 Hướng dẫn kiểm tra về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở theo quy định.
6. Về thi hành án dân sự :
6.1 Giúp UBND tỉnh quản lý về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh.
6.2 Làm thường trực Ban chỉ đạo thi hành án dân sự theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
7. Về quản lý công chứng, chứng thực :
7.1 Hướng dẫn kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng chứng thực của Phòng công chứng và UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.
7.2 Trình UBND tỉnh quyết định thành lập, giải thể Phòng công chứng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng Công chứng.
8. Về quản lý đăng ký, hộ tịch quốc tịch :
8.1 Hướng dẫn kiểm tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh.
8.2 Chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh giải quyết các việc hộ tịch, quốc tịch theo quy định của pháp luật.
9. Về quản lý luật sư, tư vấn pháp luật :
9.1 Trình UBND tỉnh cho phép thành lập Đoàn luật sư, quyết định giải thể Đoàn luật sư.
9.2 Trình UBND tỉnh kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức và hoạt động của Đoàn luật sư, Văn phòng luật sư, Công ty hợp danh theo thẩm quyền.
9.3 Giúp UBND tỉnh định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức luật sư và hành nghề luật sư.
9.4 Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng luật sư, Công ty hợp danh, chi nhánh Văn phòng luật sư, Chi nhánh Công ty hợp danh; thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty hợp danh, Chi nhánh Văn phòng luật sư, Chi nhánh Công ty hợp danh trong các trường hợp theo quy định của pháp luật.
9.5 Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty hợp danh cho cơ quan Nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
9.6 Yêu cầu Văn phòng luật sư, Công ty hợp danh báo cáo về tình hình hoạt động khi cần thiết.
10. Giúp UBND tỉnh quản lý về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật :
Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật.
11. Giúp UBND tỉnh quản lý công tác giám định tư pháp theo quy định của pháp luật.
12. Cấp phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật.
13. Hướng dẫn kiểm tra hoạt động bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh.
14. Xây dựng, trình UBND tỉnh chương trình cải cách hành chính trong lĩnh vực tư pháp và tổ chức thực hiện chương trình đã được duyệt.
15. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ công tác tưu pháp cấp huyện và cấp xã.
16. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về lĩnh vực tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
17. Báo cáo định kỳ, quý, 6 tháng, năm và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp được giáo với UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.
18. Quản lý về tổ chức cán bộ, công chức viên chức; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã làm công tác tư pháp theo quy định của UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.
19. Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
20. Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp khác do UBND tỉnh giao.
III. Cơ cấu tổ chức và biên chế :
1. Cơ cấu tổ chức :
1.1 Lãnh đạo Sở :
Sở Tư pháp có Giám đốc và không quá 3 Phó Giám đốc.
Giám đốc Sở Tư pháp là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở và việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Phó Giám đốc là người giúp việc Giám đốc Sở, phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc Sở phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở, trước pháp luật về các nhiệm vụ công tác được giao.
Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý cán bộ và theo tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
Việc khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
1.2 Các tổ chức giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước :
+ Văn phòng Sở.
+ Thanh tra Sở.
+ Các phòng chuyên môn nghiệp vụ :
- Phòng văn bản pháp quy (xây dựng, thẩm định, kiểm ta xử lý văn bản QPPL).
- Phòng phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Phòng hành chính Tư pháp và bổ trợ tư pháp.
1.3 Các cơ quan trực thuộc Sở quản lý Nhà nước :
+ Cơ quan thi hành án dân sự (theo uỷ quyền của Bộ Tư pháp).
+ Các phòng công chứng.
1.4 Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở :
- Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản.
- Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước.
Các đơn vị trực thuộc Sở do UBND tỉnh quyết định thành lập theo quy định của pháp luật. Riêng cơ quan thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp quyết định thành lập và giao biên chế.
Việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo và bố trí, sắp xếp cán bộ công chức viên chức do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định trên cơ sở chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch công chức, viên chức do Nhà nước quy định và theo sự phân cấp quản lý cán bộ của cấp có thẩm quyền.
2. Biên chế :
Căn cứ vào khối lượng, tính chất và đặc điểm công tác tư pháp của tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND quyết định biên chế của Sở Tư pháp.
Giám đốc Sở Tư pháp căn cứ quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan ban hành quy chế làm việc, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức giúp việc và đơn vị thuộc Sở. Trong quá trình thực hiện, nếu có các vấn đề phát sinh hoặc cần sửa đổi, bổ sung thì Giám đốc Sở Tư pháp kịp thời phản ảnh về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ tỉnh) để được xem xét, giải quyết./.
Quyết định 27/2005/QĐ-UB quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam
Số hiệu: | 27/2005/QĐ-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/04/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 27/2005/QĐ-UB quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam
Chưa có Video