Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 99/2003/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 2003 

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA VỤ TÀI CHÍNH

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ §iÒu 16 Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Vị trí và chức năng

Vụ Tài chính là cơ quan quản lý tổng hợp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn về tài chính, kế toán, giá cả trong phạm vi của cả nước theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Vụ Tài chính được Bộ trưởng giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tổng hợp về tài chính, kế toán, giá cả thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, cụ thể như sau:

1. Chủ trì xây dựng trình Bộ trưởng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán, giá cả thuộc thẩm quyền của Bộ.

2. Chủ trì nghiên cứu, xây dựng và trình Bộ trưởng các chính sách về tài chính, giá cả trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bé; ban hành mới, sửa đổi, bổ sung chính sách, chế độ tài chính, thuế, giá cả nông sản, lâm sản, muối, thuỷ lợi và hạch toán kế toán có liên quan đến ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ quản lý; nghiên cứu, đề xuất, trình Bộ trưởng định mức chi tiêu các chương trình, dự án của ngành phù hợp với chế độ quy định của Nhà nước.

3. Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch năm năm, hàng năm và các văn bản quy phạm pháp luật khác theo phân công của Bộ trưởng.

4. Về quản lý thu, chi ngân sách hành chính, sự nghiệp:

a) Tổng hợp trình Bộ trưởng dự toán ngân sách hàng năm của Bộ; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Bộ trưởng giao dự toán ngân sách hàng năm cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ.

b) Chủ trì duyệt dự toán các đoàn ra, đoàn vào của Bộ; duyệt dự toán chi ngân sách các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án điều tra cơ bản, dự án khác thuộc ngân sách hành chính, sự nghiệp do các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện theo chế độ và quy định của pháp luật.

c) Duyệt và thông báo quyết toán:

- Chủ trì duyệt quyết toán chi từ ngân sách nhà nước của Bộ cho các đoàn ra, đoàn vào ; duyệt và thông báo quyết toán năm kinh phí hành chính, sự nghiệp đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ;

- Chủ trì tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng thông báo kết quả thẩm định quyết toán kinh phí hành chính, sự nghiệp hàng năm của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có sử dụng kinh phí sự nghiệp do Bộ cấp;

- Tổng hợp báo cáo quyết toán chi ngân sách hành chính, sự nghiệp hàng năm theo chế độ kế toán hiện hành.

d) Trình Bộ trưởng cân đối hoặc điều chỉnh dự toán ngân sách hàng năm và đề xuất biện pháp xử lý khó khăn về tài chính cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ.

5. Tổ chức quản lý tài sản công:

a) Quản lý tài sản công tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các định mức sử dụng tài sản công theo quy định của Nhà nước.

b) Quản lý việc mua sắm, nhượng bán và thanh lý tài sản của các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Bộ theo quy đinh.

c) Hướng dẫn kiểm kê số lượng, giá trị tài sản nhà nước, kể cả nhà, đất, công sở tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ.

d) Trình Bộ trưởng quyết định về kinh phí sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ.

6. Quản lý vốn đầu tư xây dựng:

a) Tham gia thẩm định các dự án đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư, chính sách đầu tư theo quy định của pháp luật.

b) Theo dõi, quản lý về tài chính, kế toán các dự án đầu tư phát triển gồm nguồn ngân sách cấp, vốn vay nợ trong nước và ngoài nước, vốn viện trợ của các chủ đầu tư trong phạm vi ngành cã sö dông vèn do Bộ quản lý.

c) Thẩm tra và phê duyệt dự toán chi của các ban quản lý xây dựng cơ bản trực thuộc Bộ theo quy định. Kiểm tra về tài chính, kế toán các dự án xây dựng trong phạm vi ngành do Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

d) Chủ trì thẩm tra và trình Bộ trưởng phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành đối với dự án nhóm B, nhóm C thuộc thẩm quyền của Bộ; tham gia thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhóm A theo quy định của pháp luật.

e) Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư hàng năm và quyết toán công trình hoàn thành theo quy định của pháp luật.

7. Quản lý việc sử dụng các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, viện trợ phát triển chính thức và vay nợ.

a) Chủ trì thẩm tra quyết toán hàng năm và dự án hoàn thành; tổng hợp báo cáo quyết toán theo quy định.

b) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán trong các dự án thuộc Bộ.

8. Thực hiện một số quyền đại diện chủ sở hữu của Bộ đối với phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý:

a) Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ và các doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ là đại diện chủ sở hữu; phân tích đánh giá, đề xuất với Bộ trưởng các biện ph¸p quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thuộc ngành theo quy định của pháp luật.

b) Tham gia Hội đồng thẩm định phê duyệt phương án thành lập, sáp nhập, giải thể, cổ phần hoá, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng; chủ trì tổ chức thẩm tra xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước khi chuyển đổi sở hữu theo quy định.

c) Tham gia thẩm định các dự án đầu tư phát triển các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ quản lý.

9. Chủ trì xây dựng và thẩm định các phương án giá sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước quản lý giá và hàng dự trữ quốc gia theo phân công của Bộ; xây dựng trình Bộ trưởng chế độ, chính sách về giá, thuế, phí và lệ phí thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

10. Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính, kế toán và quản lý tài sản công của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ; kiến nghị xử lý những vi phạm, đề xuất bổ sung hoàn thiện các chế độ tài chính, kế toán theo quy định cña pháp luật.

11. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức tài chính kế toán trong ngành.

12. Tham gia ý kiến về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật kế toán trưởng, hoặc người phụ trách kế toán trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ; kế toán trưởng doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ theo thẩm quyền của Bộ trưởng.

13. Tham gia các hội đồng thẩm định, nghiệm thu chương trình, đề tài, dự án điều tra cơ bản, dự án quy hoạch, dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiêp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn được Bộ trưởng giao.

14. Thực hiện cải cách hành chính theo néi dung vµ kế hoạch của Bộ.

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao.

Điều 3. Tổ chức bộ máy

1. Lãnh đạo Vụ:

Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm theo quy định.

Vụ trưởng điều hành hoạt động của Vụ; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Vụ và thực hiện nhiệm vụ được giao.

Các Phó Vụ trưởng giúp việc Vụ trưởng, được Vụ trưởng phân công một số nhiệm vụ cụ thể; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Số lượng Phó Vụ trưởng không quá ba người; trường hợp vượt quá phải báo cáo Bộ trưởng.

2. Công chức, viên chức của Vụ chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ được giao; có nghĩa vụ và quyền lợi theo quy định của pháp luật.

Vụ trưởng xây dựng Quy chế làm việc của Vụ trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện; bố trí công chức, viên chức của Vụ theo chức danh, tiêu chuẩn và nhiệm vụ được giao.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo Chính phủ; thay thế Quyết định số 13/NN/TCCB-QĐ ngày 06/01/1996 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Vụ Tài chính kế toán và các quy định khác của Bộ trái với Quyết định này.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

1. Vụ trưởng Vụ Tài chính kế toán bàn giao nguyên trạng Vụ Tài chính kế toán cho Vụ trưởng Vụ Tài chính.

2. Vụ trưởng Vụ Tài chính, Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như điều 5;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Tư pháp;
- Văn phòng CP;
- Luu VP, TCCB.

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN




Lê Huy Ngọ

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 99/2003/QĐ-BNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Vụ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 99/2003/QĐ-BNN
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Lê Huy Ngọ
Ngày ban hành: 04/09/2003
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 99/2003/QĐ-BNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Vụ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [5]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…