Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 908/QĐ-UBND

Sóc Trăng, ngày 04 tháng 4 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 năm 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng tại Tờ trình số 521/TTr-STNMT ngày 14 tháng 3 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Môi trường áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và bãi bỏ Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, lĩnh vực Môi trường áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Sóc Trăng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Trung tâm PVHCC;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Quốc Nam

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 908/QĐ-UBND ngày 04 tháng 4 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

PHẦN I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

Số thứ tự

Tên thủ tục hành chính

Số trang

01

Giấy phép môi trường

 

02

Cấp đổi giấy phép môi trường

 

03

Cấp điều chỉnh giấy phép môi trường

 

04

Cấp lại giấy phép môi trường

 

Tổng số: 04 thủ tục.

 

PHẦN II.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

01. Thủ tục: Cấp giấy phép môi trường

- Trình tự thực hiện:

* Bước 1. Nộp hồ sơ

Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ đề nghị cấp phép môi trường đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (HĐND và UBND) cấp huyện.

* Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

UBND cấp huyện xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

* Bước 3: Thẩm định hồ sơ, kiểm tra và trả kết quả

+ UBND cấp huyện thành lập tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra theo một trong các trường hợp sau:

. Đối với dự án đầu tư, UBND cấp huyện thành lập tổ thẩm định, tổ thẩm định có trách nhiệm tổ chức khảo sát thực tế tại khu vực dự kiến triển khai dự án đầu tư;

. Đối với cơ sở đang hoạt động, UBND cấp huyện thành lập tổ kiểm tra, tổ kiểm tra có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thực tế.

+ Tổ thẩm định thẩm định hồ sơ, tổ kiểm tra nghiên cứu hồ sơ và khảo sát hoặc kiểm tra thực tế (nếu có). Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, UBND cấp huyện có văn bản thông báo cho chủ dự án và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung. UBND cấp huyện không yêu cầu chủ dự án, cơ sở thực hiện các công việc khác ngoài các nội dung trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ này.

+ Căn cứ kết quả thẩm định của tổ thẩm định hoặc kết quả kiểm tra của tổ kiểm tra, UBND cấp huyện xem xét, cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở trong trường hợp đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường hoặc có văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường.

- Cách thức thực hiện:

* Nộp hồ sơ thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của UBND cấp huyện (bắt buộc) đối với các trường hợp sau đây:

+ Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.

+ Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

+ Gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

* Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ 01 bản chính Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

+ 01 bản chính Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở:

. Trường hợp dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm: Mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

. Trường hợp dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường: Mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

. Trường hợp cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II: Mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

. Trường hợp dự án đầu tư nhóm III: Mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

. Trường hợp cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III: Mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

+ 01 bản sao Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng (đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường).

- Thời hạn giải quyết:

* Thời gian giải quyết thủ tục hành chính cấp giấy phép môi trường tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (trong đó, thời hạn thẩm định hồ sơ, trả kết quả sau khi nhận được hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của UBND cấp huyện tối đa là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ) đối với các trường hợp sau đây:

+ Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.

+ Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

* Thời gian giải quyết thủ tục hành chính cấp giấy phép môi trường tối đa là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (trong đó, thời hạn thẩm định hồ sơ, trả kết quả sau khi nhận được hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của UBND cấp huyện tối đa là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ) đối với các trường hợp còn lại.

Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp phép.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao thực hiện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

+ Giấy phép môi trường (mẫu số 40 Phụ lục II phần phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).

+ Văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường.

- Phí, lệ phí: Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép môi trường theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Mẫu 01: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm (mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

+ Mẫu 02: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

+ Mẫu 03: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II (mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

+ Mẫu 04: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III (mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

+ Mẫu 05: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III (mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

+ Mẫu 06: Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

- Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Dự án đầu tư nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

+ Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng nêu trên.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;

+ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

+ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

 

CÁC MẪU VĂN BẢN

Mẫu 01

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm
(Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.

Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư
(1)

 

 

 

 

 

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT
CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

của dự án đầu tư (2)

 

 

                                                                                                CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (*)
                                                                                               
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh (**), tháng ... năm ...

Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án đầu tư.

 

2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư.

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ

 

Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư:…………………………………………………………………………

- Địa chỉ văn phòng:……………………………………………………………………………….

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:……………………………………….

- Điện thoại:………………..…. ; Fax:…………………..; E-mail:………………………………

- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:………ngày………..của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.

2. Tên dự án đầu tư:………………………………………………………………………………

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:………………………………………………………………

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có):………………………………………………………………………

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có):……………………………………………………………………………………………

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):…………………………………………………………………………………………………

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:

3.1. Công suất của dự án đầu tư:…………………………………………………………………

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:……………………………………………………..

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:…………………………………………………………………

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: ……………………………………………………………………………..

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có): ……………………………………

Chương II

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):

Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):

Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.

Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường nhưng không có thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.

Chương III

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):

1.1. Thu gom, thoát nước mưa:

- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;

- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).

(Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).

1.2. Thu gom, thoát nước thải:

- Công trình thu gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;

- Công trình thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;

- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;

- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;

- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).

(Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).

1.3. Xử lý nước thải:

- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt (tên đơn vị thiết kế, thi công, giám sát thi công; nhà thầu xây dựng,...) hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;

- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).

(Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):

Đối với từng công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:

- Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;

- Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt (tên đơn vị thiết kế, thi công, giám sát thi công; nhà thầu xây dựng,...) hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của dự án đầu tư); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;

- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).

(Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thương:

- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải;

- Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên dự án đầu tư (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;

- Đối với dự án đầu tư xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom của dự án đầu tư phục vụ cho xử lý chất thải rắn;

- Đối với dự án đầu tư có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ: công nghệ sản xuất; điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu;

- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:

- Dự báo về khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành (kg/năm và kg/tháng);

- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;

- Công trình xử lý chất thải nguy hại tự phát sinh trong khuôn viên dự án đầu tư (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;

- Đối với dự án đầu tư xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;

- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có):

- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của dự án đầu tư;

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của dự án đầu tư.

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:

- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;

- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;

- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;

- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):

Mô tả các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với dự án đầu tư.

8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có):

Nêu rõ các biện pháp để thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có).

9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có):

Phần này báo cáo về kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư đã được phê duyệt.

10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có):

- Nêu rõ các nội dung thay đổi của dự án đầu tư so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động động môi trường.

- Đánh giá tác động đến môi trường từ việc thay đổi nội dung so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Chương IV

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):

- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.

+ Nguồn số 01:

+ Nguồn số 02:

……………………..

- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.

- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án).

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án.

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):

- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ tùng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.

+ Nguồn số 01:

+ Nguồn số 02:

………………………

- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.

- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường)

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):

- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.

- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có):

- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại: Nêu rõ từng công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; quy mô, công suất của từng công trình, phương thức xử lý theo bảng sau:

TT

Tên công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại

Công suất xử lý (kg/năm)

Phương án xử lý

Ghi chú

1

Tên công trình 1

……

……

 

2

Tên công trình 2

……

……

 

3

……

 

 

 

….

……

 

 

 

- Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý: Nêu rõ từng mã chất thải nguy hại và khối lượng đề nghị cấp phép theo bảng sau:

TT

Tên chất thải

Trạng thái tồn tại
(rắn/lỏng/bùn)

Số lượng
(kg/năm)

Mã chất thải nguy hại

Phương án xử lý

Mức độ xử lý

 

 

 

 

 

 

(Tên của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần đạt được)

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

 

- Số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại: Nêu rõ số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại đề nghị cấp phép; vị trí, diện tích từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, gồm

+ Tên trạm trung chuyển chất thải nguy hại số:……………………………………………..

+ Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………

+ Diện tích:………………………………………………………………………………………

+ Điện thoại:…………………….Fax:……………………….E-mail:…………………………

- Địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế.

5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có):

- Loại phế liệu đề nghị nhập khẩu: Nêu rõ loại (có mã HS) phế liệu đề nghị cấp phép.

- Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư: Nêu rõ khối lượng từng loại phế liệu đề nghị nhập khẩu.

Chương V

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của dự án, chủ dự án tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn đi vào vận hành, cụ thể như sau:

A. Trường hợp dự án đầu tư được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường (báo cáo các nội dung Mục 1 dưới đây)

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án:

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:

Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:

- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.

- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn). Trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.

- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.

B. Trường hợp dự án đầu tư đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành (báo cáo các nội dung Mục 1 dưới đây)

1. Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đã thực hiện:

1.1. Kết quả đánh giá hiệu quả của công trình xử lý nước thải (cần nêu rõ tên và địa chỉ liên hệ của đơn vị thực hiện việc quan trắc môi trường: thời gian, tần suất, phương pháp, kết quả đo đạc, lấy và phân tích mẫu; thiết bị, phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu được sử dụng).

Việc đánh giá hiệu quả công trình xử lý nước thải được thực hiện thông qua kết quả quan trắc nước thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) và số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có) đối với từng công đoạn và đối với toàn bộ hệ thống xử lý (chương trình và phương pháp lấy mẫu tổ hợp để đánh giá), gồm:

- Kết quả đánh giá hiệu suất của từng công đoạn xử lý được thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả quan trắc nước thải đối với một số thông số ô nhiễm chính đã sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công đoạn của hệ thống xử lý nước thải và được trình bày theo bảng sau:

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý

Lưu lượng thải (Đơn vị tính)

Thông số ô nhiễm chính tại công đoạn
……………(Đơn vị tính)

Thông số A

Thông số B

v.v...

Trước xử lý

Sau xử lý

Trước xử lý

Sau xử lý

Trước xử lý

Sau xử lý

Lần 1

 

 

 

 

 

 

 

Lần 2

 

 

 

 

 

 

 

Lần n, ……..

 

 

 

 

 

 

 

Hiệu suất xử lý của từng công đoạn xử lý nước thải (%)

 

 

 

 

 

 

 

- Kết quả đánh giá sự phù hợp của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải được thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả quan trắc nước thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) của các thông số môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với ngành, lĩnh vực có quy chuẩn riêng hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải (sinh hoạt, công nghiệp). Đối với một số ngành công nghiệp đặc thù phải thực hiện quan trắc các thông số môi trường theo quyết định của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được trình bày theo bảng sau:

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; quy chuẩn kỹ thuật về chất thải được áp dụng

Lưu lượng thải (Đơn vị tính)

Thông số môi trường của dự án

Thông số A (Đơn vị tính)

Thông số B (Đơn vị tính)

v.v...

Trước xử lý

Sau xử lý

Trước xử lý

Sau xử lý

Trước xử lý

Sau xử lý

Lần 1

 

 

 

 

 

 

 

Lần 2

 

 

 

 

 

 

 

Lần n,...

 

 

 

 

 

 

 

Theo QCVN (tương ứng với từng loại hình sản xuất).

 

 

 

 

 

 

 

- Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải thông qua số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt) của các ngày đã thực hiện lấy, phân tích mẫu nước thải trong phòng thí nghiệm. Kết quả quan trắc tự động, liên tục được so sánh, đối chiếu với kết quả đo nhanh hiện trường và kết quả lấy, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. Giá trị trung bình theo ngày của các kết quả quan trắc nước thải tự động, liên tục được so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông số môi trường của các quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng để đánh giá sự phù hợp quy chuẩn (không phân biệt phương pháp đo đạc, lấy và phân tích mẫu trong quy chuẩn kỹ thuật) và được trình bày theo bảng sau:

Giá trị trung bình theo ngày (24 giờ) của các kết quả đo được so sánh với giá trị tối đa cho phép của quy chuẩn kỹ thuật về chất thải

Lưu lượng thải
(Đơn vị tính)

Thông số quan trắc tự động, liên tục

Thông số A
(Đơn vị tính)

Thông số B
(Đơn vị tính)

v.v...

Trước xử lý

Sau xử lý

Trước xử lý

Sau xử lý

Trước xử lý

Sau xử lý

Ngày thứ 1

 

 

 

 

 

 

 

Ngày thứ 2

 

 

 

 

 

 

 

Ngày thứ n (kết quả đánh giá theo ngày lấy mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm)

 

 

 

 

 

 

 

Theo QCVN (tương ứng với từng loại hình sản xuất).

 

 

 

 

 

 

 

1.2. Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải: Việc đánh giá hiệu quả xử lý được thực hiện thông qua kết quả quan trắc khí thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) và số liệu quan trắc tự động, liên tục (nếu có) đối với từng công đoạn và đối với toàn bộ hệ thống xử lý. Chủ dự án thực hiện thống kê dưới dạng bảng tương tự như đối với nước thải tại Mục 1 nêu trên.

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:

- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:

- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.

Chương VI

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Phần này nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:

- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.

- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.

 

PHỤ LỤC BÁO CÁO

Phụ lục 1:

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;

- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật;

- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;

- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa;

- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư (nếu có);

- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;

- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (trừ dự án được phê duyệt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường) và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

Phụ lục 2:

* Đối với dự án phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:

- Quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;

- Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng đối với hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phá dỡ tàu biển (nếu có);

- Các tài liệu khác liên quan đến biện pháp bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình phá dỡ tàu biển theo quy định của Chính phủ về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng;

- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).

* Đối với dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:

Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, chất thải phát sinh), nếu có.

* Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:

Các văn bản liên quan đến nội dung quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường và văn bản thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ quy định tại điểm c khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.

Phụ lục 2.1. Hồ sơ pháp lý đối với dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:

- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư; bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại (trong trường hợp các hồ sơ, giấy tờ không được nộp kèm theo thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường).

Phụ lục 2.2. Hồ sơ pháp lý đối với trạm trung chuyển chất thải nguy hại:

- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;

- Bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường (trước đây) được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại.

Phụ lục 2.3. Hồ sơ kỹ thuật của các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại:

- Sơ đồ phân khu chức năng (hay còn gọi là sơ đồ tổng mặt bằng) trong cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có); các bản vẽ, hình ảnh về cơ sở xử lý và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có);

- Hồ sơ kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, hoàn công của các hệ thống, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý và lưu giữ chất thải (nếu có).

Lưu ý: Trường hợp các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại dùng chung để xử lý cả chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường thì chỉ mô tả một lần.

Phụ lục 2.4. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị, công trình bảo vệ môi trường:

Bản sao hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình bảo vệ môi trường; các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định, văn bản có liên quan để kết hợp với việc kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt. Hồ sơ có thể đóng quyển riêng; giấy tờ, ảnh chụp có liên quan.

Phụ lục 2.5. Hồ sơ nhân lực:

Đính kèm Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm của những cán bộ, công nhân viên có yêu cầu bắt buộc.

Phụ lục 2.6. Bảng hướng dẫn vận hành an toàn phương tiện, thiết bị xử lý chất thải.

Phụ lục 2.7. Bảng hướng dẫn vận hành các thiết bị, công trình bảo vệ môi trường: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) cho quy trình vận hành, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường (phải ghi chú vị trí đặt bản).

Phụ lục 2.8. Kế hoạch quản lý môi trường

- Chương trình quản lý môi trường: mục tiêu; tổ chức nhân sự; kế hoạch quản lý; kế hoạch vệ sinh các phương tiện, thiết bị và công trình;

- Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải (ví dụ: các thành phần nguy hại, tính chất nguy hại của sản phẩm tái chế, tận thu và chất thải sau xử lý so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan);

- Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động (toàn bộ hoặc một số khu vực xử lý chất thải, trạm trung chuyển chất thải nguy hại): Các kế hoạch (xử lý triệt để lượng chất thải còn tồn đọng; vệ sinh phương tiện, thiết bị và cơ sở; phá dỡ cơ sở hoặc chuyển đổi mục đích; các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình giám sát môi trường sau khi chấm dứt hoạt động, đặc biệt là nếu có bãi chôn lấp); các thủ tục (thông báo cho các cơ quan chức năng, khách hàng và cộng đồng, nộp lại giấy phép); kinh phí dự phòng.

Phụ lục 2.9. Đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe:

Bản nội quy an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; bản chỉ dẫn sử dụng trang bị bảo hộ lao động (phải ghi chú vị trí đặt bản).

Phụ lục 2.10. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố:

Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) của các quy trình ứng phó sự cố; bản sơ đồ thoát hiểm trong cơ sở (phải ghi chú rõ vị trí đặt bản).

Phụ lục 2.11. Đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm:

Tài liệu đào tạo (nếu tự tổ chức; lưu ý phần tài liệu đào tạo là các kế hoạch, quy trình, chương trình đã lập trong bộ hồ sơ đăng ký này thì không cần nêu lại mà chỉ cần ghi chú).

Phụ lục 2.12: Quy hoạch có liên quan và có nội dung về xử lý chất thải nguy hại (nếu có), trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;

Phụ lục 2.13: Quy định khoảng cách an toàn về môi trường (nếu có);

Phụ lục 2.14: Văn bản thẩm định hoặc ý kiến về công nghệ xử lý chất thải nguy hại.

* Đối với dự án khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:

Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).

 

Mẫu 02

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
(Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.

Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư
(1)

 

 

 

 

 

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT
CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
của dự án đầu tư (2)

 

                                                                                                CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ(*)
                                                                                               
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh (**), tháng ... năm ...

Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án đầu tư.

 

2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư.

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ

 

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư:…………………………………………………………………………

- Địa chỉ văn phòng:……………………………………………………………………………….

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ………………………………………

- Điện thoại:…………………….; Fax:………………………… ; E-mail:……………………….

- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: ….....ngày ………của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.

2. Tên dự án đầu tư:………………………………………………………………………………

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:………………………………………………………………

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có):…………………………………………………………………

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ……………………………………………………………………………………

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:

3.1. Công suất của dự án đầu tư:……………………………………………………………….

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:…………………………………………………………………………………

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư: ……………………………………………………………….

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:…………………………………………………………………………………...

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có): …………………………………

Chương II

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):

Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):

Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.

Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.

Chương III

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện dự án, trong đó làm rõ:

- Chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học có thể bị tác động bởi dự án;

- Các đối tượng nhạy cảm về môi trường, danh mục và hiện trạng các loài thực vật, động vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học biển và đất ngập nước ven biển có thể bị tác động bởi dự án.

2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án:

- Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải: Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải; hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải; chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước: diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều, hải văn.

- Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải: đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.

- Mô tả các hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải: hiện trạng khai thác, sử dụng nước khu vực nguồn nước tiếp nhận (nêu rõ các hoạt động, mục đích khai thác, sử dụng nước chính, khoảng cách, vị trí các công trình so với vị trí dự kiến xả nước thải).

- Mô tả hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải: các hoạt động xả nước thải khác vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải với các thông tin chính sau:

+ Thống kê các đối tượng xả nước thải trong khu vực (vị trí, khoảng cách đến vị trí xả nước thải).

+ Mô tả về nguồn nước thải của từng đối tượng xả nước thải trong khu vực (hoạt động sản xuất phát sinh nước thải, các thông số ô nhiễm chính có trong nước thải, lưu lượng, chế độ xả nước thải).

- Đơn vị quản lý công trình thủy lợi trong trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có): Tên, địa chỉ, số điện thoại.

3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:

Kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án được thực hiện ít nhất là 03 đợt khảo sát. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường. Tổng hợp kết quả để đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án; đánh giá được hiện trạng các thành phần môi trường khu vực dự án trước khi triển khai xây dựng.

Việc đánh giá hiện trạng môi trường không khí xung quanh chỉ yêu cầu đối với những dự án phát sinh bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường hoặc dự án sử dụng mô hình tính toán lan truyền ô nhiễm (nếu có).

Chương IV

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư

1.1. Đánh giá, dự báo các tác động:

Việc đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường của giai đoạn này tập trung vào các hoạt động chính sau đây:

- Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất;

- Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng;

- Khai thác vật liệu xây dựng phục vụ dự án (nếu thuộc phạm vi dự án);

- Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị;

- Thi công các hạng mục công trình của dự án đối với các dự án có công trình xây dựng;

- Làm sạch đường ống, làm sạch các thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của dự án (như: làm sạch bằng hóa chất, nước sạch, hơi nước,...).

Yêu cầu: Đối với nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải cần cụ thể hóa về thải lượng, tải lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, cụ thể hóa về không gian và thời gian phát sinh chất thải.

(Trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép môi trường phải đánh giá tổng hợp các tác động từ việc thay đổi nội dung dự án đầu tư)

1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:

- Về nước thải: Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có):

+ Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của từng nhà thầu thi công, xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;

+ Công trình thu gom, xử lý các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống..., đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;

- Về rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí, biện pháp bảo vệ môi trường của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải;

- Về bụi, khí thải: Các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;

- Về tiếng ồn, độ rung: Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung do hoạt động của dự án;

- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).

(Trường hợp có thay đổi công trình bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường, phải liệt kê đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường dự kiến thay đổi)

2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

2.1. Đánh giá, dự báo các tác động:

- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải (chất thải rắn, chất thải nguy hại, bụi, khí thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng khác). Mỗi tác động phải được cụ thể hóa về thải lượng, tải lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận (nếu có).

- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải (tiếng ồn, độ rung).

- Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, phải đánh giá bổ sung tác động từ việc phát sinh nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp; đánh giá khả năng tiếp nhận, xử lý của công trình xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp đối với khối lượng nước thải phát sinh lớn nhất từ hoạt động của dự án đầu tư.

- Đối với dự án đầu tư khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển phải đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông, dòng chảy theo quy định của pháp luật.

- Đối với dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có đánh giá tác động và biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi.

- Kết quả tính toán của mô hình phát tán chất ô nhiễm, sự cố môi trường đối với dự án đầu tư xả trực tiếp ra môi trường từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) nước thải trở lên (trừ nước làm mát thiết bị, nước nuôi trồng thủy sản) hoặc xả bụi, khí thải có lưu lượng từ 200.000 m3/giờ trở lên, trừ trường hợp dự án đầu tư không thay đổi nội dung liên quan đến hoạt động xả nước thải, bụi, khí thải so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề xuất cấp lại giấy phép môi trường).

(Trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép môi trường phải đánh giá tổng hợp các tác động từ việc thay đổi nội dung dự án đầu tư).

2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:

Yêu cầu chung: Trên cơ sở kết quả đánh giá các tác động tại Mục 2.1, hiện trạng và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, chủ dự án đầu tư phải căn cứ vào từng loại chất thải phát sinh (với lưu lượng và nồng độ các thông số ô nhiễm đặc trưng) để đề xuất lựa chọn các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định.

a) Về công trình, biện pháp xử lý nước thải (bao gồm: các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các loại chất thải lỏng khác):

- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải dự kiến xây dựng hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có).

- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là bản vẽ thiết kế, đính kèm tại Phụ lục của báo cáo).

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có). CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có).

- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).

b) Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:

- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);

- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có).

- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).

c) Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại):

- Dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình vận hành; chất thải nguy hại phát sinh (kg/năm và kg/tháng);

- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình lưu giữ, xử lý chất thải;

- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình lưu giữ, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);

- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn khác (nếu có).

d) Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường:

- Mô tả chi tiết các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án;

- Mô tả các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung khác (nếu có).

đ) Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:

- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;

- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;

- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;

- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).

(Trường hợp có thay đổi công trình bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường, phải liệt kê đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường dự kiến thay đổi)

3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư;

- Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục;

- Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác;

- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;

- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:

Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án đầu tư. Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan.

Chương V

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
(Chỉ yêu cầu đối với các dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án gây tổn thất, suy giảm đa dạng sinh học)

1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản

1.1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực; quy hoạch sử dụng đất sau khai thác (nếu có), tổ chức, cá nhân phải xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường khả thi.

- Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đưa ra cần làm rõ các nội dung sau:

+ Xác định thời điểm, nội dung thực hiện một phần công tác cải tạo, phục hồi môi trường (ngay trong quá trình khai thác) đối với các hạng mục công trình mỏ (công trình phụ trợ khai thác, bãi thải mỏ,...) và khu vực khai thác (trường hợp mỏ khai thác theo hình thức “cuốn chiếu”, có thể thực hiện được công tác cải tạo, phục hồi môi trường đối với phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng);

+ Xác định các hạng mục công trình mỏ, các hạng mục công việc cần cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác (moong khai thác đối với mỏ lộ thiên; hệ thống đường lò/giếng thông gió, vận chuyển, lò chợ ... đối với mỏ hầm lò) trong giai đoạn đóng cửa mỏ (thời điểm kết thúc khai thác mỏ theo dự án đầu tư đã lập);

+ Mô tả các giải pháp, công trình và khối lượng, kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường; lập bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: tác động liên quan đến chất thải, tác động không liên quan đến chất thải như: cảnh quan, sinh thái sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, nút gãy, sự cố môi trường,...) và đề xuất các công trình, biện pháp giảm thiểu.

- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các phương án lựa chọn. Trên cơ sở đánh giá và so sánh “chỉ số phục hồi đất” và ưu điểm, nhược điểm của các phương án, lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.

1.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường

Từ phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:

- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường;

- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;

- Thiết kế các công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.

1.3. Kế hoạch thực hiện

- Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường;

- Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình;

- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường;

- Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.

Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:

TT

Tên công trình

Khối lượng/ đơn vị

Đơn giá

Thành tiền

Thời gian thực hiện

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

I

Khu vực khai thác

 

 

 

 

 

 

1

Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A

 

 

 

 

 

 

2

Trồng cây khu A

 

 

 

 

 

 

….

…..

 

 

 

 

 

 

1.4. Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường

a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường

Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.

b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:

Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.

c) Đơn vị nhận ký quỹ:

Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án chôn lấp chất thải

2.1. Lựa chọn giải pháp cải tạo môi trường

- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình xử lý chất thải, ảnh hưởng của quá trình xử lý chất thải đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất và chất lượng môi trường của khu vực, tổ chức, cá nhân phải xây dựng các giải pháp cải tạo môi trường khả thi. Giải pháp cải tạo môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường.

- Việc cải tạo môi trường thực hiện theo quy định có liên quan.

- Mô tả khái quát các giải pháp; các công trình và khối lượng công việc cải tạo môi trường. Xây dựng bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt.

- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo môi trường của phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, sự cố môi trường,...) để lựa chọn phương án cải tạo môi trường.

2.2. Nội dung cải tạo môi trường

Từ giải pháp cải tạo môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo môi trường, cụ thể:

- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo môi trường;

- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;

- Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo môi trường;

- Lập bảng các công trình cải tạo môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;

- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;

- Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo môi trường.

Các chỉ tiêu kỹ thuật để thiết kế, thi công các công trình cải tạo môi trường dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế cơ sở.

2.3. Kế hoạch thực hiện

- Trình bày sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo môi trường;

- Trình bày tiến độ thực hiện cải tạo môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình;

- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo môi trường;

- Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.

Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo môi trường theo mẫu sau:

TT

Tên công trình

Khối lượng/ đơn vị

Đơn giá

Thành tiền

Thời gian thực hiện

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

I

Khu vực ô chôn lấp chất thải

 

 

 

 

 

 

1

Hệ thống xử lý nước thải

 

 

 

 

 

 

2

Hệ thống xử lý khí thải

 

 

 

 

 

 

3

Hệ thống quan trắc, giám sát môi trường

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

2.4. Dự toán chi phí cải tạo môi trường

a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường:

Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.

b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:

Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.

c) Đơn vị nhận ký quỹ:

Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

3. Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có)

Chương VI

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):

- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.

+ Nguồn số 01:

+ Nguồn số 02:

………………..

- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.

- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án).

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án.

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):

- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.

+ Nguồn số 01:

+ Nguồn số 02:

…………………..

- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.

- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường)

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):

- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.

- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Chương VII

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

Trên cơ sở đề xuất các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành, cụ thể như sau:

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:

Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:

- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.

- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn). Trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.

- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:

- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:

- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.

Chương VIII

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Phần này nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:

- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.

- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.

 

PHỤ LỤC BÁO CÁO

Phụ lục 1:

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;

- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thiết kế thi công các công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành của công trình xử lý chất thải;

- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);

- Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường ít nhất là 03 đợt khảo sát;

- Phiếu kiểm định, hiệu chuẩn của cơ quan, tổ chức có chức năng đối với các thiết bị quan trắc tự động, liên tục chất thải đã được lắp đặt (nếu có);

- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;

- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Phụ lục 2: Đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:

Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).

Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều 30 Nghị định này, có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm II, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường chỉ thể hiện các nội dung thay đổi so với nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trước đó.

 

Mẫu 03

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II
(Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.

Cơ quan cấp trên của chủ cơ sở
(1)

 

 

 

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT
CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
của cơ sở (2)

 

 

                                                                                                             CHỦ CƠ SỞ (*)
                                                                                                    
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh (**), tháng ... năm ...

Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản của cơ sở; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của cơ sở; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi cơ sở hoạt động hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ cơ sở.

 

2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động (viết tắt là cơ sở).

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ

 

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở:…………………………………………………………………………………

- Địa chỉ văn phòng:………………………………………………………………………………

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:………………………………………………

- Điện thoại:……………………..; Fax:………………… ; E-mail:…………………………….

- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: ……….ngày ……………của cơ sở hoặc các giấy tờ tương đương.

2. Tên cơ sở:………………………………………………………………………………………

- Địa điểm cơ sở:………………………………………………………………………………….

- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án (nếu có):………………………………………………………………………

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có):……………………………………………………

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): …………………………………………………………………………………….

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:……………………………………………………………

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:…………………………………………………………….

3.3. Sản phẩm của cơ sở:………………………………………………………………………..

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở: ………………………………………………………………………………………

5. Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ: điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu.

6. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có):…………………………………………

Chương II

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):

Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):

Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.

Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ cơ sở không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.

Chương III

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):

1.1. Thu gom, thoát nước mưa:

- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;

- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).

(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).

1.2. Thu gom, thoát nước thải:

- Công trình thu gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;

- Công trình thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;

- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;

- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;

- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).

(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).

1.3. Xử lý nước thải:

- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;

- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).

(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):

Đối với từng công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:

- Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;

- Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của cơ sở); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;

- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).

(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:

- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải;

- Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;

- Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom phục vụ cho xử lý chất thải rắn;

- Báo cáo về chủng loại, khối lượng chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường,...) phát sinh tại cơ sở;

- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:

- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;

- Công trình xử lý chất thải nguy hại tự phát sinh tại cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;

- Đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;

- Báo cáo về chủng loại, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở (kg/năm và kg/tháng);

- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có):

- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở.

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở.

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:

- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;

- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;

- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;

- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):

Mô tả các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với cơ sở.

8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có):

Nêu rõ các nội dung thay đổi của cơ sở so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này)

(Phần này nêu chi tiết các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp trước đó).

10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có):

Phần này báo cáo về kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

Chương IV

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):

- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.

+ Nguồn số 01:

+ Nguồn số 02:

………………….

- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.

- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở).

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở.

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):

- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.

+ Nguồn số 01:

+ Nguồn số 02:

…………………..

- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.

- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường).

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):

- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.

- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có):

- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại: Nêu rõ từng công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; quy mô, công suất của từng công trình, phương thức xử lý theo bảng sau:

TT

Tên công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại

Công suất xử lý (kg/năm)

Phương án xử lý

Ghi chú

1

Tên công trình 1

……..

……..

 

2

Tên công trình 2

……..

……..

 

3

……..

 

 

 

…..

……..

 

 

 

- Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý: Nêu rõ từng mã chất thải nguy hại và khối lượng đề nghị cấp phép theo bảng sau:

TT

Tên chất thải

Trạng thái tồn tại
(rắn/lỏng/bùn)

Số lượng (kg/năm)

Mã chất thải nguy hại

Phương án xử lý

Mức độ xử lý

 

 

 

 

 

 

(Tên của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần đạt được)

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

 

- Số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại: Nêu rõ số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại đề nghị cấp phép; vị trí, diện tích từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, gồm:

+ Tên trạm trung chuyển chất thải nguy hại số:………………………………………………

+ Địa chỉ:………………………………………………………………………………………….

+ Diện tích:………………………………………………………………………………………..

+ Điện thoại:……………………..Fax:………………….E-mail: ………………………………

- Địa bàn hoạt động đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế.

5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có):

- Loại phế liệu đề nghị nhập khẩu: Nêu rõ loại (có mã HS) phế liệu đề nghị cấp phép.

- Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với cơ sở: Nêu rõ khối lượng từng loại phế liệu đề nghị nhập khẩu.

Chương V

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.

Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc nước thải định kỳ trong 02 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.

Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc bụi, khí thải định kỳ trong 02 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.

3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (Chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định):

Lập bảng tổng hợp kết quả quan trắc nước thải, bụi, khí thải trong quá trình lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.

Chương VI

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở, chủ cơ sở tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (nếu có trong trường hợp đề xuất cấp lại giấy phép môi trường) và chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động, cụ thể như sau:

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:

Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của cơ sở, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả cơ sở tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:

- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.

- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải: Việc đánh giá phải được thực hiện cho từng công đoạn xử lý và toàn bộ hệ thống xử lý (lấy mẫu tổ hợp), trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.

- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:

- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:

- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm.

Chương VII

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ

Phần này nêu rõ các đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo và đính kèm các quyết định, kết luận kiểm tra, thanh tra (nếu có). Trường hợp có vi phạm về bảo vệ môi trường thì nêu rõ việc khắc phục vi phạm.

Chương VIII

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ

Phần này nêu rõ các cam kết của chủ cơ sở về các nội dung:

- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.

- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.

 

PHỤ LỤC BÁO CÁO

Phụ lục 1:

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;

- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất của cơ sở theo quy định của pháp luật.

- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;

- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);

- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở;

- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;

- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

- Các phiếu kết quả quan trắc môi trường tại cơ sở;

- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (trừ dự án được phê duyệt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường) và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có).

Phụ lục 2:

* Đối với cơ sở có hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:

- Quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng (đối với cơ sở phá dỡ tàu biển);

- Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng đối với hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phá dỡ tàu biển (nếu có);

- Các tài liệu khác liên quan đến biện pháp bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình phá dỡ tàu biển theo quy định của Chính phủ về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng;

- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).

* Đối với cơ sở nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:

- Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, chất thải phát sinh), nếu có;

- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).

* Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:

Phụ lục 2.1. Hồ sơ pháp lý đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại:

- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư; bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại (trong trường hợp các hồ sơ, giấy tờ không được nộp kèm theo thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường).

Phụ lục 2.2. Hồ sơ pháp lý đối với trạm trung chuyển chất thải nguy hại:

- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;

- Bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường (trước đây) được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại.

Phụ lục 2.3. Hồ sơ kỹ thuật của các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại:

- Sơ đồ phân khu chức năng (hay còn gọi là sơ đồ tổng mặt bằng) trong cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có); các bản vẽ, hình ảnh về cơ sở xử lý và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có);

- Hồ sơ kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, hoàn công của các hệ thống, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý và lưu giữ chất thải (nếu có);

Lưu ý: Trường hợp các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại dùng chung để xử lý cả chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường thì chỉ mô tả một lần.

Phụ lục 2.4. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị, công trình bảo vệ môi trường:

Bản sao hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình bảo vệ môi trường; các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định, văn bản có liên quan để kết hợp với việc kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt. Hồ sơ có thể đóng quyển riêng; giấy tờ, ảnh chụp có liên quan.

Phụ lục 2.5. Hồ sơ nhân lực:

Đính kèm Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm của những cán bộ, công nhân viên có yêu cầu bắt buộc.

Phụ lục 2.6. Bảng hướng dẫn vận hành an toàn phương tiện, thiết bị xử lý chất thải.

Phụ lục 2.7. Bảng hướng dẫn vận hành các thiết bị, công trình bảo vệ môi trường: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) cho quy trình vận hành, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường (phải ghi chú vị trí đặt bản).

Phụ lục 2.8. Kế hoạch quản lý môi trường

a) Chương trình quản lý môi trường: mục tiêu; tổ chức nhân sự; kế hoạch quản lý; kế hoạch vệ sinh các phương tiện, thiết bị và công trình.

b) Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải (ví dụ: các thành phần nguy hại, tính chất nguy hại của sản phẩm tái chế, tận thu và chất thải sau xử lý so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan).

c) Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động (toàn bộ hoặc một số khu vực xử lý chất thải, trạm trung chuyển chất thải nguy hại): Các kế hoạch (xử lý triệt để lượng chất thải còn tồn đọng; vệ sinh phương tiện, thiết bị và cơ sở; phá dỡ cơ sở hoặc chuyển đổi mục đích; các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình giám sát môi trường sau khi chấm dứt hoạt động, đặc biệt là nếu có bãi chôn lấp); các thủ tục (thông báo cho các cơ quan chức năng, khách hàng và cộng đồng, nộp lại giấy phép); kinh phí dự phòng.

Phụ lục 2.9. Đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe:

Bản nội quy an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; bản chỉ dẫn sử dụng trang bị bảo hộ lao động (phải ghi chú vị trí đặt bản).

Phụ lục 2.10. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố:

Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) của các quy trình ứng phó sự cố; bản sơ đồ thoát hiểm trong cơ sở (phải ghi chú rõ vị trí đặt bản).

Phụ lục 2.11. Đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm:

Tài liệu đào tạo (nếu tự tổ chức; lưu ý phần tài liệu đào tạo là các kế hoạch, quy trình, chương trình đã lập trong bộ hồ sơ đăng ký này thì không cần nêu lại mà chỉ cần ghi chú).

Phụ lục 2.12: Đính kèm giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001.

Phụ lục 2.13: Quy hoạch có liên quan và có nội dung về xử lý chất thải nguy hại (nếu có), trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;

Phụ lục 2.14: Quy định khoảng cách an toàn về môi trường (nếu có);

* Đối với cơ sở khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:

Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).

Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường không thể hiện nội dung quy định tại Chương I và Chương III (trừ mục 9) Biểu mẫu này.

 

Mẫu 04

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III
(Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.

Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư
(1)

 

 

 

 

 

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT
CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
của dự án đầu tư (2)

 

 

                                                                                                CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (*)
                                                                                               
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

Địa danh (**), tháng ... năm ...

Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án đầu tư.

 

2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III.

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ

 

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư:…………………………………………………………………………

- Địa chỉ văn phòng:……………………………………………………………………………….

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ………………………………………

- Điện thoại:…………………….; Fax:……………………….; E-mail:…………………………

- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:………… ngày ……………của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.

2. Tên dự án đầu tư:………………………………………………………………………………

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:………………………………………………………………

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ……………………………………………………………………………………

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:

3.1. Công suất của dự án đầu tư:…………………………………………………………………

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:………………………………………………………………………………..

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư: ……………………………………………………………….

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:………………………………………………………………………………….

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có):……………………………………

Chương II

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):

Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):

Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.

Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.

Chương III

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án, trong đó làm rõ:

- Các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án;

- Các đối tượng nhạy cảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của dự án (nếu có).

2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án

- Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải: hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải; chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước: diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều, hải văn.

- Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải: đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.

- Đơn vị quản lý công trình thủy lợi trong trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có): Tên, địa chỉ, số điện thoại.

3. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:

Kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án được thực hiện ít nhất là 03 đợt khảo sát. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường. Tổng hợp kết quả để làm rõ sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án.

Chương IV

ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án:

1.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải: Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có).

1.2. Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải.

1.3. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: Các công trình giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

1.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: Mô tả các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.

1.5. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).

2. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

2.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải:

- Thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải dự kiến xây dựng hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);

- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là bản vẽ thiết kế, đính kèm tại Phụ lục của báo cáo);

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có). CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có);

- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).

2.2. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:

- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);

- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có);

- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).

2.3. Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại):

- Dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình vận hành; chất thải nguy hại phát sinh (kg/năm và kg/tháng);

- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình lưu giữ, xử lý chất thải;

- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình lưu giữ, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);

- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn khác (nếu có).

2.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường:

- Mô tả chi tiết các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án;

- Mô tả các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung khác (nếu có).

2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:

- Mô tả chi tiết các công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;

- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).

2.6. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có).

3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư.

- Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.

- Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác.

- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:

Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án đầu tư. Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan.

Chương V

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):

- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.

+ Nguồn số 01:

+ Nguồn số 02:

…………………..

- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.

- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án).

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án.

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):

- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.

+ Nguồn số 01:

+ Nguồn số 02:

………………….

- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.

- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường).

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):

- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.

- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Chương VI

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

Trên cơ sở đề xuất các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành, cụ thể như sau:

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:

Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:

- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.

- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn); thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:

- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:

- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.

Chương VIII

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Phần này nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:

- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.

- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.

 

PHỤ LỤC BÁO CÁO

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;

- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thiết kế thi công các công trình bảo vệ môi trường, kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải;

- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);

- Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường ít nhất là 03 đợt khảo sát;

- Phiếu kiểm định, hiệu chuẩn của cơ quan, tổ chức có chức năng đối với các thiết bị quan trắc tự động, liên tục chất thải đã được lắp đặt (nếu có);

- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;

- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường chỉ thể hiện các nội dung thay đổi so với nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trước đó.

 

Mẫu 05

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III
(Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.

Cơ quan cấp trên của chủ cơ sở
(1)

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT
CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
của cơ sở (2)

 

 

                                                                                                        CHỦ CƠ SỞ (*)
                                                                                                (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh (**), tháng ... năm ...

Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản của cơ sở; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của cơ sở; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi cơ sở hoạt động hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ cơ sở.

 

2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở.

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ

 

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở:…………………………………………………………………………………

- Địa chỉ văn phòng:….……………………………………………………………………………

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:……………………………………………….

- Điện thoại:.……………………; Fax:…………………… ; E-mail:…..……………………….

- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: …………ngày……….. của cơ sở hoặc các giấy tờ tương đương.

2. Tên cơ sở:………………………………………………………………………………………

- Địa điểm cơ sở:…………………………………………………………………………………

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có):….………………………………………………..

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): …………………………………………………………………………………….

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:..…………………………………………………………

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:..………………………………………………………….

3.3. Sản phẩm của cơ sở:….……………………………………………………………………

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:………………………………………………………………………..

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có):…………………………………………

Chương II

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):

Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):

Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.

Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ cơ sở không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.

Chương III

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):

1.1. Thu gom, thoát nước mưa:

- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;

- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).

1.2. Thu gom, thoát nước thải:

- Công trình thu gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;

- Công trình thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;

- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;

- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;

- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).

1.3. Xử lý nước thải:

- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;

- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):

Đối với từng công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:

- Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;

- Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của cơ sở); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;

- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).

3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:

- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải.

- Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành.

- Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom phục vụ cho xử lý chất thải rắn.

- Báo cáo về chủng loại, khối lượng chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường,...) phát sinh tại cơ sở;

- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:

- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;

- Công trình xử lý chất thải nguy hại tự phát sinh tại cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;

- Đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;

- Báo cáo về chủng loại, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở (kg/năm và kg/tháng);

- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có):

- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở.

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở.

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:

- Mô tả chi tiết các công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;

- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):

Mô tả các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với cơ sở.

Chương IV

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):

- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.

+ Nguồn số 01:

+ Nguồn số 02:

………………….

- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.

- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở).

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở.

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):

- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.

+ Nguồn số 01:

+ Nguồn số 02:

……………………….

- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.

- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường)

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):

- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.

- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Chương V

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.

Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc nước thải định kỳ trong 01 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.

Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc bụi, khí thải định kỳ trong 01 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.

3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (Chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định):

Lập bảng tổng hợp kết quả quan trắc nước thải, bụi, khí thải trong quá trình lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.

Chương VI

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở, chủ cơ sở tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (nếu có trong trường hợp đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường) và chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động, cụ thể như sau:

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:

Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của cơ sở, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả cơ sở tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:

- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.

- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải: Việc đánh giá phải được thực hiện cho từng công đoạn xử lý và toàn bộ hệ thống xử lý (lấy mẫu tổ hợp), trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.

- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:

- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:

- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.

Chương VII

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ

Phần này nêu rõ các đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo và đính kèm các quyết định, kết luận kiểm tra, thanh tra (nếu có). Trường hợp có vi phạm về bảo vệ môi trường thì nêu rõ việc khắc phục vi phạm.

Chương VIII

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ

Phần này nêu rõ các cam kết của chủ cơ sở về các nội dung:

- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.

- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.

 

PHỤ LỤC BÁO CÁO

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;

- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất của cơ sở theo quy định của pháp luật;

- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng;

- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);

- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở (nếu có);

- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;

- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

- Các phiếu kết quả quan trắc môi trường tại cơ sở;

- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (nếu có); các giấy phép môi trường thành phần (nếu có).

Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường không thể hiện nội dung quy định tại Chương I và Chương III Biểu mẫu này.

 

Mẫu 06

Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
(Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………
V/v đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án, cơ sở
(2)

Địa danh, ngày… tháng … năm……

 

Kính gửi: ………………(3)…………………………….

 

1. Chúng tôi là: (1), Chủ đầu tư dự án, cơ sở (2) thuộc mục số ... Phụ lục...ban hành kèm theo Nghị định số..../…../NĐ-CP ngày .... tháng .... năm ... của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, dự án, cơ sở (2) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (3).

- Dự án, cơ sở (2) đã được (3) cấp Giấy phép môi trường số:………/GPMT- ……ngày....tháng....năm (chỉ nêu trong trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường, trừ trường hợp cấp điều chỉnh quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường).

2. Địa chỉ trụ sở chính của (1):

3. Địa điểm thực hiện dự án, cơ sở (2):

- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: …………….ngày……………. của (1) hoặc các giấy tờ tương đương.

4. Người đại diện theo pháp luật của (1):…………………..Chức vụ:………………………

- Điện thoại:……………… ; Fax:………………………..; E-mail:…………………………….

5. Người liên hệ trong quá trình tiến hành thủ tục: …………………………………………… Chức vụ:………………… Điện thoại:………………………..; Email:…………………………………..

Trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường thì nêu bổ sung mục 6 dưới đây:

6. Nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường:

Phần này nêu rõ nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, lý do đề nghị cấp điều chỉnh.

Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm (trừ trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường):

- 01 bản Báo cáo đề xuất cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (2);

- 01 bản Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (2) (chỉ gửi trong trường hợp dự án (2) không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường);

- 01 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản tương đương với Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường (bao gồm cả hồ sơ kèm theo văn bản tương đương) có nội dung nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (Chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư, cơ sở có đề nghị nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất).

Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) xem xét cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- ….;
- Lưu: ...

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ...(1)...
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu)

Ghi chú: (1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư, cơ sở; (3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (2).

Biểu mẫu này không áp dụng cho trường hợp cấp điều chỉnh giấy phép môi trường quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường.

 

02. Thủ tục: Cấp đổi giấy phép môi trường

- Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi cơ quan cấp phép văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường kèm theo hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc thay đổi trong trường hợp có thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở.

* Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

UBND cấp huyện xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

* Bước 3: Thẩm định hồ sơ, trả kết quả

+ UBND cấp huyện hoặc cơ quan được ủy quyền nghiên cứu văn bản đề nghị cấp đổi kèm theo hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc thay đổi của chủ dự án đầu tư, cơ sở. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, UBND cấp huyện cấp đổi giấy phép môi trường cho chủ dự án đầu tư, cơ sở với thời hạn còn lại của giấy phép.

+ Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, UBND cấp huyện hoặc cơ quan được ủy quyền có văn bản thông báo cho chủ dự án và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung. UBND cấp huyện hoặc cơ quan được ủy quyền không yêu cầu chủ dự án, cơ sở thực hiện các công việc khác ngoài các nội dung trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ này. Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, UBND cấp huyện hoặc cơ quan được ủy quyền cấp đổi giấy phép môi trường cho chủ dự án đầu tư, cơ sở với thời hạn còn lại của giấy phép.

- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ 01 bản chính văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

+ 01 bản sao hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc thay đổi trong trường hợp có thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở.

- Thời hạn giải quyết:

+ Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: Không quy định.

+ Thời hạn cấp đổi giấy phép môi trường: Tối đa 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường.

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan được ủy quyền (nếu có).

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép môi trường cấp đổi (mẫu số 40 Phụ lục II phần phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).

- Phí, lệ phí: Không quy định

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu 01: Văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

- Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở khác với giấy phép môi trường đã được cấp.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020.

+ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

+ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

 

CÁC MẪU VĂN BẢN

Mẫu 01

Văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
(Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………
V/v đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)

Địa danh, ngày… tháng … năm……

 

Kính gửi: …………………(3)……………………………

Chúng tôi là: (1), chủ đầu tư dự án, cơ sở (2).

Để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, (1) đề nghị (3) xem xét, cấp đổi giấy phép môi trường với các thông tin cụ thể như sau:

1. Thông tin về giấy phép môi trường đã được cấp: Giấy phép môi trường số ………/GPMT- ……ngày.......tháng ……năm ……

- Tên dự án đầu tư, cơ sở:..………………………………………………………………………

- Tên chủ đầu tư dự án, cơ sở:...…………………………………………………………………

2. Thông tin đề nghị thay đổi trong giấy phép môi trường của (2).

- Tên dự án đầu tư, cơ sở:..………………………………………………………………………

- Tên chủ đầu tư dự án, cơ sở:..…………………………………………………………………

(Chỉ liệt kê những thay đổi và thuộc trường hợp cấp đổi giấy phép môi trường)

3. Địa chỉ liên hệ của (1):..…………………………………………………………………………

- Người đại diện theo pháp luật của (1):..……………………………Chức vụ ……………….

- Điện thoại:………………….. ; Fax:…………………… ; E-mail:..…………………………….

Chúng tôi xin gửi đến (3) Bản Phụ lục kèm theo Văn bản này, gồm:

Liệt kê danh mục các tài liệu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để chứng minh pháp nhân hợp lệ của (1) đối với (2).

Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác, toàn vẹn của các hồ sơ, tài liệu được cung cấp kèm theo văn bản này, đồng thời cam kết không thay đổi các nội dung khác của Giấy phép môi trường số..../GPMT- .... ngày .... tháng .... năm... nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) xem xét cấp đổi giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- ….;
- Lưu: ...

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ...(1)...
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu)

Ghi chú: (1) Tên chủ dự án đầu tư, cơ sở; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư, cơ sở; (3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (2).

 

03. Thủ tục: Cấp điều chỉnh giấy phép môi trường

- Trình tự thực hiện:

* Bước 1. Nộp hồ sơ

Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường đến UBND cấp huyện khi có thay đổi một trong các nội dung cấp phép không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP (trừ trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường hoặc thay đổi khối lượng, loại chất thải nguy hại phát sinh; trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường, việc thay đổi giấy phép môi trường được thực hiện khi có đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở) như sau:

+ Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;

+ Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;

+ Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;

+ Các thay đổi khác.

* Bước 2. Kiểm tra hồ sơ

UBND cấp huyện xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

* Bước 3. Thẩm định hồ sơ, trả kết quả

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, UBND cấp huyện cấp giấy phép môi trường điều chỉnh cho chủ dự án đầu tư, cơ sở.

+ Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, UBND cấp huyện có văn bản thông báo cho chủ dự án và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung. UBND cấp huyện không yêu cầu chủ dự án, cơ sở thực hiện các công việc khác ngoài các nội dung trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ này. Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, UBND cấp huyện cấp giấy phép môi trường điều chỉnh cho chủ dự án đầu tư, cơ sở.

- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bản chính Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

- Thời hạn giải quyết:

+ Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: Không quy định.

+ Thời hạn kiểm tra, cấp điều chỉnh giấy phép môi trường: Tối đa 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của UBND cấp huyện.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường.

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao thực hiện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép môi trường điều chỉnh (mẫu số 41 Phụ lục II phần phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).

- Phí, lệ phí: Không quy định

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu 01: Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

- Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Thay đổi nội dung cấp phép quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở hoặc theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020.

+ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

+ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

 

CÁC MẪU VĂN BẢN

Mẫu 01

Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
(Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………
V/v đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)

Địa danh, ngày… tháng … năm……

 

Kính gửi: ……………….(3)…………………

1. Chúng tôi là: (1), Chủ đầu tư dự án, cơ sở (2) thuộc mục số ... Phụ lục... ban hành kèm theo Nghị định số.../……./NĐ-CP ngày .... tháng .... năm ... của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, dự án, cơ sở (2) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (3).

- Dự án, cơ sở (2) đã được (3) cấp Giấy phép môi trường số: …………/GPMT- ……ngày....tháng....năm…… (chỉ nêu trong trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường, trừ trường hợp cấp điều chỉnh quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường).

2. Địa chỉ trụ sở chính của (1):

3. Địa điểm thực hiện dự án, cơ sở (2):

- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:…………….ngày…………….của (1) hoặc các giấy tờ tương đương.

4. Người đại diện theo pháp luật của (1): ……………………….Chức vụ:..…………………

- Điện thoại:..…………………….. ; Fax:……………………..; E-mail:..………………………

5. Người liên hệ trong quá trình tiến hành thủ tục:..…………………………………………… Chức vụ:………………………. Điện thoại:..…………………; Email:……………………………………

Trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường thì nêu bổ sung mục 6 dưới đây:

6. Nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường:

Phần này nêu rõ nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, lý do đề nghị cấp điều chỉnh.

Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm (trừ trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường):

- 01 bản Báo cáo đề xuất cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (2);

- 01 bản Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (2) (chỉ gửi trong trường hợp dự án (2) không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường);

- 01 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản tương đương với Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường (bao gồm cả hồ sơ kèm theo văn bản tương đương) có nội dung nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (Chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư, cơ sở có đề nghị nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất).

Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) xem xét cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- ….;
- Lưu: ...

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ...(1)...
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu)

Ghi chú: (1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư, cơ sở; (3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (2).

Biểu mẫu này không áp dụng cho trường hợp cấp điều chỉnh giấy phép môi trường quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường.

 

04. Thủ tục: Cấp lại giấy phép môi trường

- Trình tự thực hiện:

* Bước 1. Nộp hồ sơ

Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường đến UBND cấp huyện theo một trong các trường hợp sau:

a) Giấy phép hết hạn gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi hết hạn 06 tháng.

b) Dự án đầu tư, cơ sở tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ sản xuất (trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường) gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện việc tăng, thay đổi và chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp giấy phép môi trường;

c) Dự án đầu tư, cơ sở có thay đổi tăng số lượng nguồn phát sinh nước thải, bụi, khí thải làm phát sinh các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; phát sinh thêm thông số ô nhiễm mới vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng lưu lượng nước thải, bụi, khí thải làm gia tăng hàm lượng các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng mức độ ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; thay đổi nguồn tiếp nhận nước thải và phương thức xả thải vào nguồn nước có yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt hơn gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện việc thay đổi và chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp giấy phép môi trường.

* Bước 2. Kiểm tra hồ sơ

UBND cấp huyện xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

* Bước 3. Thẩm định hồ sơ, kiểm tra và trả kết quả

+ UBND cấp huyện thành lập hội đồng thẩm định, tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra theo một trong các trường hợp sau:

. Đối với dự án đầu tư, UBND cấp huyện thành lập tổ thẩm định, tổ thẩm định có trách nhiệm tổ chức khảo sát thực tế tại khu vực dự kiến triển khai dự án đầu tư.

. Đối với cơ sở đang hoạt động, UBND cấp huyện thành lập tổ kiểm tra và tổ chức kiểm tra thực tế.

+ Tổ thẩm định thẩm định hồ sơ, tổ kiểm tra nghiên cứu hồ sơ và khảo sát hoặc kiểm tra thực tế (nếu có) đối với dự án đầu tư, cơ sở. Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, UBND cấp huyện có văn bản thông báo cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung. UBND cấp huyện không yêu cầu chủ dự án, cơ sở thực hiện các công việc khác ngoài các nội dung trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ này.

+ Căn cứ kết quả thẩm định của tổ thẩm định hoặc kết quả kiểm tra của tổ kiểm tra, UBND cấp huyện xem xét, cấp lại giấy phép môi trường cho cơ sở trong trường hợp đủ điều kiện cấp lại giấy phép môi trường hoặc có văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường.

- Cách thức thực hiện:

* Nộp hồ sơ thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của UBND cấp huyện (bắt buộc) đối với các trường hợp sau đây:

+ Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.

+ Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

+ Gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

* Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ 01 bản chính Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

+ 01 bản chính Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở:

. Trường hợp dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường: mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

. Trường hợp cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II: mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

. Trường hợp dự án đầu tư nhóm III: Mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

. Trường hợp cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III: Mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

+ 01 bản sao Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng (đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường).

- Thời hạn giải quyết:

* Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn kiểm tra, cấp lại giấy phép môi trường:

+ Tối đa 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với trường hợp theo điểm i và điểm iii Bước 1 mục a;

+ Tối đa 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với trường hợp theo điểm ii và điểm iv Bước 1 mục a (trong đó, tối đa 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với các trường hợp sau đây:

. Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;

. Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của UBND cấp huyện.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường.

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao thực hiện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

+ Giấy phép môi trường (mẫu số 40 Phụ lục II phần phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).

+ Văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp lại giấy phép môi trường.

- Phí, lệ phí: Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp lại giấy phép môi trường theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Mẫu 01 - Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

+ Mẫu 02 - Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II (mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

+ Mẫu 03 - Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III (mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

+ Mẫu 04 - Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III (mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

+ Mẫu 05 - Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

- Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Giấy phép môi trường hết hạn.

+ Dự án đầu tư, cơ sở có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020.

+ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

+ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

 

CÁC MẪU VĂN BẢN

Mẫu 01

Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
(Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.

Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư
(1)

 

 

 

 

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT
CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

của dự án đầu tư (2)

 

                                                                                                CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (*)
                                                                                               
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

Địa danh (**), tháng ... năm ...

Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án đầu tư.

 

2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư.

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ

 

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư:..…………………………………………………………………………

- Địa chỉ văn phòng:...………………………………………………………………………………

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:..………………………………………

- Điện thoại:…………………. ; Fax:..…………………; E-mail:.………………………………..

- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:.………ngày………….. của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.

2. Tên dự án đầu tư:..………………………………………………………………………………

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:..………………………………………………………………

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có):..………………………………………………………………

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): …..………………………………………………………………………………

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:

3.1. Công suất của dự án đầu tư:..………………………………………………………………

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:…………………………………………………………………………………

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:..………………………………………………………………

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:……………………………………………………………….

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có): …………………………………

Chương II

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):

Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):

Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.

Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.

Chương III

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện dự án, trong đó làm rõ:

- Chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học có thể bị tác động bởi dự án;

- Các đối tượng nhạy cảm về môi trường, danh mục và hiện trạng các loài thực vật, động vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học biển và đất ngập nước ven biển có thể bị tác động bởi dự án.

2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án:

- Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải: Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải; hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải; chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước: diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều, hải văn.

- Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải: đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.

- Mô tả các hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải: hiện trạng khai thác, sử dụng nước khu vực nguồn nước tiếp nhận (nêu rõ các hoạt động, mục đích khai thác, sử dụng nước chính, khoảng cách, vị trí các công trình so với vị trí dự kiến xả nước thải).

- Mô tả hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải: các hoạt động xả nước thải khác vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải với các thông tin chính sau:

+ Thống kê các đối tượng xả nước thải trong khu vực (vị trí, khoảng cách đến vị trí xả nước thải).

+ Mô tả về nguồn nước thải của từng đối tượng xả nước thải trong khu vực (hoạt động sản xuất phát sinh nước thải, các thông số ô nhiễm chính có trong nước thải, lưu lượng, chế độ xả nước thải).

- Đơn vị quản lý công trình thủy lợi trong trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có): Tên, địa chỉ, số điện thoại.

3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:

Kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án được thực hiện ít nhất là 03 đợt khảo sát. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường. Tổng hợp kết quả để đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án; đánh giá được hiện trạng các thành phần môi trường khu vực dự án trước khi triển khai xây dựng.

Việc đánh giá hiện trạng môi trường không khí xung quanh chỉ yêu cầu đối với những dự án phát sinh bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường hoặc dự án sử dụng mô hình tính toán lan truyền ô nhiễm (nếu có).

Chương IV

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư

1.1. Đánh giá, dự báo các tác động:

Việc đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường của giai đoạn này tập trung vào các hoạt động chính sau đây:

- Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất;

- Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng;

- Khai thác vật liệu xây dựng phục vụ dự án (nếu thuộc phạm vi dự án);

- Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị;

- Thi công các hạng mục công trình của dự án đối với các dự án có công trình xây dựng;

- Làm sạch đường ống, làm sạch các thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của dự án (như: làm sạch bằng hóa chất, nước sạch, hơi nước,...).

Yêu cầu: Đối với nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải cần cụ thể hóa về thải lượng, tải lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, cụ thể hóa về không gian và thời gian phát sinh chất thải.

(Trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép môi trường phải đánh giá tổng hợp các tác động từ việc thay đổi nội dung dự án đầu tư)

1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:

- Về nước thải: Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có):

+ Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của từng nhà thầu thi công, xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;

+ Công trình thu gom, xử lý các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống..., đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;

- Về rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí, biện pháp bảo vệ môi trường của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải;

- Về bụi, khí thải: Các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;

- Về tiếng ồn, độ rung: Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung do hoạt động của dự án;

- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).

(Trường hợp có thay đổi công trình bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường, phải liệt kê đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường dự kiến thay đổi)

2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

2.1. Đánh giá, dự báo các tác động:

- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải (chất thải rắn, chất thải nguy hại, bụi, khí thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng khác). Mỗi tác động phải được cụ thể hóa về thải lượng, tải lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận (nếu có).

- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải (tiếng ồn, độ rung).

- Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, phải đánh giá bổ sung tác động từ việc phát sinh nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp; đánh giá khả năng tiếp nhận, xử lý của công trình xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp đối với khối lượng nước thải phát sinh lớn nhất từ hoạt động của dự án đầu tư.

- Đối với dự án đầu tư khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển phải đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông, dòng chảy theo quy định của pháp luật.

- Đối với dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có đánh giá tác động và biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi.

- Kết quả tính toán của mô hình phát tán chất ô nhiễm, sự cố môi trường đối với dự án đầu tư xả trực tiếp ra môi trường từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) nước thải trở lên (trừ nước làm mát thiết bị, nước nuôi trồng thủy sản) hoặc xả bụi, khí thải có lưu lượng từ 200.000 m3/giờ trở lên, trừ trường hợp dự án đầu tư không thay đổi nội dung liên quan đến hoạt động xả nước thải, bụi, khí thải so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề xuất cấp lại giấy phép môi trường).

(Trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép môi trường phải đánh giá tổng hợp các tác động từ việc thay đổi nội dung dự án đầu tư).

2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:

Yêu cầu chung: Trên cơ sở kết quả đánh giá các tác động tại Mục 2.1, hiện trạng và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, chủ dự án đầu tư phải căn cứ vào từng loại chất thải phát sinh (với lưu lượng và nồng độ các thông số ô nhiễm đặc trưng) để đề xuất lựa chọn các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định.

a) Về công trình, biện pháp xử lý nước thải (bao gồm: các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các loại chất thải lỏng khác):

- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải dự kiến xây dựng hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có).

- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là bản vẽ thiết kế, đính kèm tại Phụ lục của báo cáo).

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có). CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có).

- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).

b) Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:

- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);

- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có).

- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).

c) Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại):

- Dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình vận hành; chất thải nguy hại phát sinh (kg/năm và kg/tháng);

- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình lưu giữ, xử lý chất thải;

- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình lưu giữ, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);

- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn khác (nếu có).

d) Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường:

- Mô tả chi tiết các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án;

- Mô tả các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung khác (nếu có).

đ) Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:

- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;

- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;

- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;

- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).

(Trường hợp có thay đổi công trình bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường, phải liệt kê đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường dự kiến thay đổi)

3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư;

- Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục;

- Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác;

- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;

- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:

Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án đầu tư. Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan.

Chương V

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
(Chỉ yêu cầu đối với các dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án gây tổn thất, suy giảm đa dạng sinh học)

1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản

1.1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực; quy hoạch sử dụng đất sau khai thác (nếu có), tổ chức, cá nhân phải xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường khả thi.

- Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đưa ra cần làm rõ các nội dung sau:

+ Xác định thời điểm, nội dung thực hiện một phần công tác cải tạo, phục hồi môi trường (ngay trong quá trình khai thác) đối với các hạng mục công trình mỏ (công trình phụ trợ khai thác, bãi thải mỏ,...) và khu vực khai thác (trường hợp mỏ khai thác theo hình thức “cuốn chiếu”, có thể thực hiện được công tác cải tạo, phục hồi môi trường đối với phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng);

+ Xác định các hạng mục công trình mỏ, các hạng mục công việc cần cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác (moong khai thác đối với mỏ lộ thiên; hệ thống đường lò/giếng thông gió, vận chuyển, lò chợ ... đối với mỏ hầm lò) trong giai đoạn đóng cửa mỏ (thời điểm kết thúc khai thác mỏ theo dự án đầu tư đã lập);

+ Mô tả các giải pháp, công trình và khối lượng, kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường; lập bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: tác động liên quan đến chất thải, tác động không liên quan đến chất thải như: cảnh quan, sinh thái sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, nút gãy, sự cố môi trường,...) và đề xuất các công trình, biện pháp giảm thiểu.

- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các phương án lựa chọn. Trên cơ sở đánh giá và so sánh “chỉ số phục hồi đất” và ưu điểm, nhược điểm của các phương án, lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.

1.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường

Từ phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:

- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường;

- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;

- Thiết kế các công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.

1.3. Kế hoạch thực hiện

- Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường;

- Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình;

- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường;

- Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.

Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:

TT

Tên công trình

Khối lượng/ đơn vị

Đơn giá

Thành tiền

Thời gian thực hiện

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

I

Khu vực khai thác

 

 

 

 

 

 

1

Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A

 

 

 

 

 

 

2

Trồng cây khu A

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

1.4. Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường

a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường

Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.

b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:

Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.

c) Đơn vị nhận ký quỹ:

Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án chôn lấp chất thải

2.1. Lựa chọn giải pháp cải tạo môi trường

- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình xử lý chất thải, ảnh hưởng của quá trình xử lý chất thải đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất và chất lượng môi trường của khu vực, tổ chức, cá nhân phải xây dựng các giải pháp cải tạo môi trường khả thi. Giải pháp cải tạo môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường.

- Việc cải tạo môi trường thực hiện theo quy định có liên quan.

- Mô tả khái quát các giải pháp; các công trình và khối lượng công việc cải tạo môi trường. Xây dựng bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt.

- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo môi trường của phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, sự cố môi trường,...) để lựa chọn phương án cải tạo môi trường.

2.2. Nội dung cải tạo môi trường

Từ giải pháp cải tạo môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo môi trường, cụ thể:

- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo môi trường;

- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;

- Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo môi trường;

- Lập bảng các công trình cải tạo môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;

- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;

- Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo môi trường.

Các chỉ tiêu kỹ thuật để thiết kế, thi công các công trình cải tạo môi trường dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế cơ sở.

2.3. Kế hoạch thực hiện

- Trình bày sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo môi trường;

- Trình bày tiến độ thực hiện cải tạo môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình;

- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo môi trường;

- Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.

Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo môi trường theo mẫu sau:

TT

Tên công trình

Khối lượng/ đơn vị

Đơn giá

Thành tiền

Thời gian thực hiện

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

I

Khu vực ô chôn lấp chất thải

 

 

 

 

 

 

1

Hệ thống xử lý nước thải

 

 

 

 

 

 

2

Hệ thống xử lý khí thải

 

 

 

 

 

 

3

Hệ thống quan trắc, giám sát môi trường

 

 

 

 

 

 

….

….

 

 

 

 

 

 

2.4. Dự toán chi phí cải tạo môi trường

a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường:

Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.

b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:

Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.

c) Đơn vị nhận ký quỹ:

Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

3. Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có)

Chương VI

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):

- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.

+ Nguồn số 01:

+ Nguồn số 02:

………………………

- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.

- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án).

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án.

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):

- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.

+ Nguồn số 01:

+ Nguồn số 02:

…………………….

- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.

- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường)

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):

- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.

- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Chương VII

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

Trên cơ sở đề xuất các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành, cụ thể như sau:

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:

Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:

- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.

- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn). Trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.

- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:

- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:

- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.

Chương VIII

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Phần này nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:

- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.

- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.

 

PHỤ LỤC BÁO CÁO

Phụ lục 1:

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;

- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thiết kế thi công các công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành của công trình xử lý chất thải;

- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);

- Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường ít nhất là 03 đợt khảo sát;

- Phiếu kiểm định, hiệu chuẩn của cơ quan, tổ chức có chức năng đối với các thiết bị quan trắc tự động, liên tục chất thải đã được lắp đặt (nếu có);

- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;

- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Phụ lục 2: Đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:

Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).

Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều 30 Nghị định này, có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm II, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường chỉ thể hiện các nội dung thay đổi so với nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trước đó.

 

Mẫu 02

Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II
(Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.

Cơ quan cấp trên của chủ cơ sở
(1)

 

 

 

 

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT
CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
của cơ sở (2)

 

 

                                                                                                         CHỦ CƠ SỞ (*)
                                                                                               
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh (**), tháng ... năm ...

Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản của cơ sở; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của cơ sở; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi cơ sở hoạt động hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ cơ sở.

 

2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động (viết tắt là cơ sở).

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ

 

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở:..…………………………………………………………………………………

- Địa chỉ văn phòng:..………………………………………………………………………………

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:...………………………………………………

- Điện thoại:……………………….. ; Fax:………………....; E-mail:..…………………………..

- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:..……..ngày ………………..của cơ sở hoặc các giấy tờ tương đương.

2. Tên cơ sở:...………………………………………………………………………………………

- Địa điểm cơ sở:..…………………………………………………………………………………..

- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án (nếu có):..…………………………………………………………………….

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có):..…………………………………………………

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): …………………………………………………………………………………………………………

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:..……………………………………………………………

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:..…………………………………………………………….

3.3. Sản phẩm của cơ sở:..………………………………………………………………………..

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở: ………………………………………………………………………………………

5. Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ: điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu.

6. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có):……………………………………………

Chương II

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):

Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):

Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.

Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ cơ sở không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.

Chương III

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):

1.1. Thu gom, thoát nước mưa:

- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;

- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).

(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).

1.2. Thu gom, thoát nước thải:

- Công trình thu gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;

- Công trình thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;

- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;

- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;

- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).

(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).

1.3. Xử lý nước thải:

- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;

- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).

(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):

Đối với từng công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:

- Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;

- Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của cơ sở); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;

- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).

(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:

- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải;

- Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;

- Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom phục vụ cho xử lý chất thải rắn;

- Báo cáo về chủng loại, khối lượng chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường,...) phát sinh tại cơ sở;

- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:

- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;

- Công trình xử lý chất thải nguy hại tự phát sinh tại cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;

- Đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;

- Báo cáo về chủng loại, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở (kg/năm và kg/tháng);

- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có):

- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở.

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở.

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:

- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;

- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;

- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;

- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):

Mô tả các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với cơ sở.

8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có):

Nêu rõ các nội dung thay đổi của cơ sở so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này)

(Phần này nêu chi tiết các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp trước đó).

10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có):

Phần này báo cáo về kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

Chương IV

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):

- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.

+ Nguồn số 01:

+ Nguồn số 02:

………………….

- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.

- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở).

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở.

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):

- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.

+ Nguồn số 01:

+ Nguồn số 02:

……………………………

- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.

- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường).

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):

- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.

- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có):

- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại: Nêu rõ từng công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; quy mô, công suất của từng công trình, phương thức xử lý theo bảng sau:

TT

Tên công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại

Công suất xử lý (kg/năm)

Phương án xử lý

Ghi chú

1

Tên công trình 1

…..

…..

 

2

Tên công trình 2

…..

…..

 

3

………

 

 

 

……

………

 

 

 

- Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý: Nêu rõ từng mã chất thải nguy hại và khối lượng đề nghị cấp phép theo bảng sau:

TT

Tên chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/Iỏng/bùn)

Số lượng (kg/năm)

Mã chất thải nguy hại

Phương án xử lý

Mức độ xử lý

 

 

 

 

 

 

(Tên của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần đạt được)

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

 

- Số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại: Nêu rõ số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại đề nghị cấp phép; vị trí, diện tích từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, gồm:

+ Tên trạm trung chuyển chất thải nguy hại số:.………………………………………………

+ Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………

+ Diện tích:…………………………………………………………………………………………

+ Điện thoại:……………….. Fax:………………………. E-mail:………………………………

- Địa bàn hoạt động đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế.

5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có):

- Loại phế liệu đề nghị nhập khẩu: Nêu rõ loại (có mã HS) phế liệu đề nghị cấp phép.

- Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với cơ sở: Nêu rõ khối lượng từng loại phế liệu đề nghị nhập khẩu.

Chương V

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.

Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc nước thải định kỳ trong 02 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.

Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc bụi, khí thải định kỳ trong 02 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.

3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (Chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định):

Lập bảng tổng hợp kết quả quan trắc nước thải, bụi, khí thải trong quá trình lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.

Chương VI

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở, chủ cơ sở tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (nếu có trong trường hợp đề xuất cấp lại giấy phép môi trường) và chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động, cụ thể như sau:

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:

Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của cơ sở, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả cơ sở tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:

- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.

- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải: Việc đánh giá phải được thực hiện cho từng công đoạn xử lý và toàn bộ hệ thống xử lý (lấy mẫu tổ hợp), trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.

- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:

- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:

- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm.

Chương VII

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ

Phần này nêu rõ các đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo và đính kèm các quyết định, kết luận kiểm tra, thanh tra (nếu có). Trường hợp có vi phạm về bảo vệ môi trường thì nêu rõ việc khắc phục vi phạm.

Chương VIII

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ

Phần này nêu rõ các cam kết của chủ cơ sở về các nội dung:

- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.

- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.

 

PHỤ LỤC BÁO CÁO

Phụ lục 1:

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;

- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất của cơ sở theo quy định của pháp luật.

- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;

- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);

- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở;

- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;

- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

- Các phiếu kết quả quan trắc môi trường tại cơ sở;

- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (trừ dự án được phê duyệt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường) và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có).

Phụ lục 2:

* Đối với cơ sở có hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:

- Quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng (đối với cơ sở phá dỡ tàu biển);

- Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng đối với hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phá dỡ tàu biển (nếu có);

- Các tài liệu khác liên quan đến biện pháp bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình phá dỡ tàu biển theo quy định của Chính phủ về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng;

- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).

* Đối với cơ sở nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:

- Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, chất thải phát sinh), nếu có;

- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).

* Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:

Phụ lục 2.1. Hồ sơ pháp lý đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại:

- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư; bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại (trong trường hợp các hồ sơ, giấy tờ không được nộp kèm theo thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường).

Phụ lục 2.2. Hồ sơ pháp lý đối với trạm trung chuyển chất thải nguy hại:

- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;

- Bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường (trước đây) được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại.

Phụ lục 2.3. Hồ sơ kỹ thuật của các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại:

- Sơ đồ phân khu chức năng (hay còn gọi là sơ đồ tổng mặt bằng) trong cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có); các bản vẽ, hình ảnh về cơ sở xử lý và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có);

- Hồ sơ kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, hoàn công của các hệ thống, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý và lưu giữ chất thải (nếu có);

Lưu ý: Trường hợp các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại dùng chung để xử lý cả chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường thì chỉ mô tả một lần.

Phụ lục 2.4. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị, công trình bảo vệ môi trường:

Bản sao hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình bảo vệ môi trường; các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định, văn bản có liên quan để kết hợp với việc kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt. Hồ sơ có thể đóng quyển riêng; giấy tờ, ảnh chụp có liên quan.

Phụ lục 2.5. Hồ sơ nhân lực:

Đính kèm Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm của những cán bộ, công nhân viên có yêu cầu bắt buộc.

Phụ lục 2.6. Bảng hướng dẫn vận hành an toàn phương tiện, thiết bị xử lý chất thải.

Phụ lục 2.7. Bảng hướng dẫn vận hành các thiết bị, công trình bảo vệ môi trường: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) cho quy trình vận hành, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường (phải ghi chú vị trí đặt bản).

Phụ lục 2.8. Kế hoạch quản lý môi trường

a) Chương trình quản lý môi trường: mục tiêu; tổ chức nhân sự; kế hoạch quản lý; kế hoạch vệ sinh các phương tiện, thiết bị và công trình.

b) Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải (ví dụ: các thành phần nguy hại, tính chất nguy hại của sản phẩm tái chế, tận thu và chất thải sau xử lý so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan).

c) Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động (toàn bộ hoặc một số khu vực xử lý chất thải, trạm trung chuyển chất thải nguy hại): Các kế hoạch (xử lý triệt để lượng chất thải còn tồn đọng; vệ sinh phương tiện, thiết bị và cơ sở; phá dỡ cơ sở hoặc chuyển đổi mục đích; các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình giám sát môi trường sau khi chấm dứt hoạt động, đặc biệt là nếu có bãi chôn lấp); các thủ tục (thông báo cho các cơ quan chức năng, khách hàng và cộng đồng, nộp lại giấy phép); kinh phí dự phòng.

Phụ lục 2.9. Đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe:

Bản nội quy an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; bản chỉ dẫn sử dụng trang bị bảo hộ lao động (phải ghi chú vị trí đặt bản).

Phụ lục 2.10. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố:

Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) của các quy trình ứng phó sự cố; bản sơ đồ thoát hiểm trong cơ sở (phải ghi chú rõ vị trí đặt bản).

Phụ lục 2.11. Đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm:

Tài liệu đào tạo (nếu tự tổ chức; lưu ý phần tài liệu đào tạo là các kế hoạch, quy trình, chương trình đã lập trong bộ hồ sơ đăng ký này thì không cần nêu lại mà chỉ cần ghi chú).

Phụ lục 2.12: Đính kèm giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001.

Phụ lục 2.13: Quy hoạch có liên quan và có nội dung về xử lý chất thải nguy hại (nếu có), trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;

Phụ lục 2.14: Quy định khoảng cách an toàn về môi trường (nếu có);

* Đối với cơ sở khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:

Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).

Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường không thể hiện nội dung quy định tại Chương I và Chương III (trừ mục 9) Biểu mẫu này.

 

Mẫu 03

Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III
(Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.

Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư
(1)

 

 

 

 

 

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT
CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
của dự án đầu tư (2)

 

                                                                                               

                                                                                                CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (*)
                                                                                               
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh (**), tháng ... năm ...

Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án đầu tư.

 

2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III.

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ

 

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư:…………………………………………………………………………

- Địa chỉ văn phòng:……………………………………………………………………………….

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ………………………………………

- Điện thoại:………………………; Fax:………………………..; E-mail:………………………

- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:………ngày……………………… của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.

2. Tên dự án đầu tư:………………………………………………………………………………

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:………………………………………………………………

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ………………………………………………………………………………………

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:

3.1. Công suất của dự án đầu tư:…………………………………………………………………

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:……………………………………………………………………………………

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:…………………………………………………………………

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: …………………………………………………………………

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có):……………………………………

Chương II

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):

Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):

Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.

Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.

Chương III

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án, trong đó làm rõ:

- Các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án;

- Các đối tượng nhạy cảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của dự án (nếu có).

2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án

- Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải: hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải; chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước: diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều, hải văn.

- Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải: đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.

- Đơn vị quản lý công trình thủy lợi trong trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có): Tên, địa chỉ, số điện thoại.

3. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:

Kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án được thực hiện ít nhất là 03 đợt khảo sát. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường. Tổng hợp kết quả để làm rõ sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án.

Chương IV

ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án:

1.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải: Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có).

1.2. Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải.

1.3. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: Các công trình giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

1.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: Mô tả các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.

1.5. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).

2. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

2.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải:

- Thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải dự kiến xây dựng hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);

- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là bản vẽ thiết kế, đính kèm tại Phụ lục của báo cáo);

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có). CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có);

- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).

2.2. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:

- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);

- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có);

- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).

2.3. Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại):

- Dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình vận hành; chất thải nguy hại phát sinh (kg/năm và kg/tháng);

- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình lưu giữ, xử lý chất thải;

- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình lưu giữ, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);

- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn khác (nếu có).

2.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường:

- Mô tả chi tiết các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án;

- Mô tả các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung khác (nếu có).

2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:

- Mô tả chi tiết các công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;

- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).

2.6. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có).

3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư.

- Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.

- Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác.

- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:

Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án đầu tư. Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan.

Chương V

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):

- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.

+ Nguồn số 01:

+ Nguồn số 02:

…………………

- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.

- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án).

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án.

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):

- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.

+ Nguồn số 01:

+ Nguồn số 02:

………………….

- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.

- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường).

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):

- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.

- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Chương VI

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

Trên cơ sở đề xuất các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành, cụ thể như sau:

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:

Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:

- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.

- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn); thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:

- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:

- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.

Chương VIII

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Phần này nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:

- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.

- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.

 

PHỤ LỤC BÁO CÁO

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;

- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thiết kế thi công các công trình bảo vệ môi trường, kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải;

- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);

- Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường ít nhất là 03 đợt khảo sát;

- Phiếu kiểm định, hiệu chuẩn của cơ quan, tổ chức có chức năng đối với các thiết bị quan trắc tự động, liên tục chất thải đã được lắp đặt (nếu có);

- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;

- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường chỉ thể hiện các nội dung thay đổi so với nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trước đó.

 

Mẫu 04

Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III
(Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.

Cơ quan cấp trên của chủ cơ sở
(1)

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT
CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
của cơ sở (2)

 

 

                                                                                                        CHỦ CƠ SỞ (*)
                                                                                               
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

Địa danh (**), tháng ... năm ...

Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản của cơ sở; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của cơ sở; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi cơ sở hoạt động hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ cơ sở.

 

2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở.

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở:…………………………………………………………………………………

- Địa chỉ văn phòng:………………………………………………………………………………

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:………………………………………………

- Điện thoại:………………….. ; Fax:…………………………… ; E-mail:……………………

- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:………. ngày…………của cơ sở hoặc các giấy tờ tương đương.

2. Tên cơ sở:………………………………………………………………………………………

- Địa điểm cơ sở:…………………………………………………………………………………

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có):………………………………………………...

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):………………………………………………………………………………………………

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:…………………………………………………………..

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:……………………………………………………………

3.3. Sản phẩm của cơ sở:……………………………………………………………………….

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:…………………………………………………………………………

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có):…………………………………………

Chương II

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):

Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):

Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.

Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ cơ sở không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.

Chương III

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):

1.1. Thu gom, thoát nước mưa:

- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;

- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).

1.2. Thu gom, thoát nước thải:

- Công trình thu gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;

- Công trình thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;

- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;

- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;

- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).

1.3. Xử lý nước thải:

- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;

- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):

Đối với từng công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:

- Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;

- Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của cơ sở); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;

- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).

3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:

- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải.

- Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành.

- Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom phục vụ cho xử lý chất thải rắn.

- Báo cáo về chủng loại, khối lượng chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường,...) phát sinh tại cơ sở;

- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:

- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;

- Công trình xử lý chất thải nguy hại tự phát sinh tại cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;

- Đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;

- Báo cáo về chủng loại, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở (kg/năm và kg/tháng);

- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có):

- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở.

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở.

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:

- Mô tả chi tiết các công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;

- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):

Mô tả các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với cơ sở.

Chương IV

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):

- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.

+ Nguồn số 01:

+ Nguồn số 02:

………………..

- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.

- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở).

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở.

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):

- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.

+ Nguồn số 01:

+ Nguồn số 02:

………………..

- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.

- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường)

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):

- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.

- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Chương V

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.

Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc nước thải định kỳ trong 01 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.

Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc bụi, khí thải định kỳ trong 01 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.

3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (Chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định):

Lập bảng tổng hợp kết quả quan trắc nước thải, bụi, khí thải trong quá trình lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.

Chương VI

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở, chủ cơ sở tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (nếu có trong trường hợp đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường) và chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động, cụ thể như sau:

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:

Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của cơ sở, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả cơ sở tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:

- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.

- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải: Việc đánh giá phải được thực hiện cho từng công đoạn xử lý và toàn bộ hệ thống xử lý (lấy mẫu tổ hợp), trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.

- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:

- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:

- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.

Chương VII

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ

Phần này nêu rõ các đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo và đính kèm các quyết định, kết luận kiểm tra, thanh tra (nếu có). Trường hợp có vi phạm về bảo vệ môi trường thì nêu rõ việc khắc phục vi phạm.

Chương VIII

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ

Phần này nêu rõ các cam kết của chủ cơ sở về các nội dung:

- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.

- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.

 

PHỤ LỤC BÁO CÁO

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;

- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất của cơ sở theo quy định của pháp luật;

- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng;

- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);

- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở (nếu có);

- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;

- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

- Các phiếu kết quả quan trắc môi trường tại cơ sở;

- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (nếu có); các giấy phép môi trường thành phần (nếu có).

Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường không thể hiện nội dung quy định tại Chương I và Chương III Biểu mẫu này.

 

Mẫu 05

Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
(Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………
V/v đề nghị cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)

Địa danh, ngày… tháng … năm……

 

Kính gửi:……………………(3)………………………..

1. Chúng tôi là: (1), Chủ đầu tư dự án, cơ sở (2) thuộc mục số ... Phụ lục...ban hành kèm theo Nghị định số.../………./NĐ-CP ngày .... tháng .... năm ... của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, dự án, cơ sở (2) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (3).

- Dự án, cơ sở (2) đã được (3) cấp Giấy phép môi trường số: /GPMT- …..ngày....tháng....năm…. (chỉ nêu trong trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường, trừ trường hợp cấp điều chỉnh quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường).

2. Địa chỉ trụ sở chính của (1):

3. Địa điểm thực hiện dự án, cơ sở (2):

- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:……….ngày………….của (1) hoặc các giấy tờ tương đương.

4. Người đại diện theo pháp luật của (1):…………………..Chức vụ:………………………

- Điện thoại:………………………. ; Fax:…………………. ; E-mail:…………………………

5. Người liên hệ trong quá trình tiến hành thủ tục:………………………………. Chức vụ:………………………… Điện thoại:…………………… ; Email:……………………………

Trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường thì nêu bổ sung mục 6 dưới đây:

6. Nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường:

Phần này nêu rõ nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, lý do đề nghị cấp điều chỉnh.

Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm (trừ trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường):

- 01 bản Báo cáo đề xuất cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (2);

- 01 bản Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (2) (chỉ gửi trong trường hợp dự án (2) không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường);

- 01 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản tương đương với Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường (bao gồm cả hồ sơ kèm theo văn bản tương đương) có nội dung nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (Chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư, cơ sở có đề nghị nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất).

Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) xem xét cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- ….;
- Lưu: ...

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ...(1)...
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu)

Ghi chú: (1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư, cơ sở; (3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (2).

Biểu mẫu này không áp dụng cho trường hợp cấp điều chỉnh giấy phép môi trường quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường.

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 908/QĐ-UBND năm 2022 công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực môi trường áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Số hiệu: 908/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
Người ký: Vương Quốc Nam
Ngày ban hành: 04/04/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [7]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 908/QĐ-UBND năm 2022 công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực môi trường áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…