ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 903/QĐ-UBND |
Tây Ninh, ngày 22 tháng 4 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật số 47/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1149/QĐ-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ Nội vụ về việc phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định xác định Chỉ số cải cách hành chính đối với các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 13 tháng 03 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc quy định xác định Chỉ số cải cách hành chính đối với các sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 3. Giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, triển khai, đôn đốc và kiểm tra thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
XÁC
ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC SỞ, BAN, NGÀNH TỈNH VÀ ỦY BAN NHÂN
DÂN CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 903/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Chủ tịch
UBND tỉnh Tây Ninh)
1. Quy định này áp dụng đối với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây viết tắt là UBND cấp huyện) trên địa bàn tỉnh.
2. Không áp dụng quy định này đối với các cơ quan Trung ương được tổ chức theo hệ thống ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Giải thích Chỉ số cải cách hành chính
1. Chỉ số cải cách hành chính là hệ thống các tiêu chí, tiêu chí thành phần để đo lường kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính.
2. Chỉ số cải cách hành chính phản ánh kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính tại các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện.
Điều 3. Nội dung xác định Chỉ số cải cách hành chính
Việc xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện được thực hiện như sau:
1. Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh không có đơn vị sự nghiệp công lập hoặc có nhưng không thể thực hiện tự chủ kinh phí gồm 04 cơ quan: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (chi tiết tại phụ lục I).
2. Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh có đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện tự chủ kinh phí gồm 12 cơ quan 1(chi tiết tại phụ lục II).
3. Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan đặc thù gồm Văn phòng UBND tỉnh, Sở Ngoại vụ; Thanh tra tỉnh (chi tiết tại phụ lục III).
4. Chỉ số cải cách hành chính của UBND cấp huyện: Có 9 nội dung đánh giá (chi tiết tại phụ lục IV).
5. Chỉ số cải cách hành chính của các Phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và UBND cấp xã: Do UBND cấp huyện xây dựng trên cơ sở thực tế địa phương.
Điều 4. Nguyên tắc, điểm số, cách thức xác định điểm số và xác định Chỉ số cải cách hành chính
1. Phải đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công bằng và phản ánh trung thực kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
2. Việc báo cáo kết quả tự đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần của từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải trung thực mang tính định lượng, có tài liệu kiểm chứng, chứng minh bằng văn bản đối với từng tiêu chí về kết quả đạt được trong quá trình triển khai, thực hiện.
3. Điểm số và cách thức xác định điểm số
a) Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh không có đơn vị sự nghiệp công lập hoặc có nhưng không thể thực hiện tự chủ kinh phí là 97 điểm; các cơ quan có đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện tự chủ kinh phí là 100 điểm và đối với các sở ngành đặc thù (Thanh tra tỉnh, Sở Ngoại vụ và Văn phòng UBND tỉnh) thì điểm tối đa là 70 điểm.
b) Đối với UBND cấp huyện, điểm đánh giá là 100 điểm.
c) Điểm tối đa cho mỗi tiêu chí/tiêu chí thành phần được tính trong trường hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ ở mức cao nhất (kèm theo tài liệu kiểm chứng hoặc giải trình);
d) Đối với các tiêu chí không thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ, chưa hoàn thành và không có tài liệu kiểm chứng thì không chấm điểm;
đ) Đối với cơ quan, đơn vị, địa phương có nhiệm vụ thực hiện trong thực tế chưa hoàn toàn phù hợp với tiêu chí đã được quy định nhưng có nội dung tương tự thì xác định kết quả của công việc tương tự đó và vận dụng để tính điểm cho tiêu chí.
e) Trường hợp cơ quan, đơn vị, địa phương trong năm chưa hoặc không phát sinh nhiệm vụ thực tế của tiêu chí đó thì cơ quan, đơn vị, địa phương được đánh giá tiêu chí đó bằng mức điểm tối đa.
4. Xác định Chỉ số cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của tổng số điểm đạt được sau khi thẩm định so với điểm chuẩn (điểm tối đa) của từng cơ quan, đơn vị, địa phương được quy định tại Điểm a và b Khoản 3, Điều 4 quy định này.
5. Việc xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện được tính trên cơ sở điểm tương đối (tỷ lệ % đạt được) và xếp theo thứ tự tỷ lệ phần trăm (%) đạt được từ cao xuống thấp.
QUY TRÌNH, THỜI GIAN ĐÁNH GIÁ, CÔNG BỐ VÀ XẾP HẠNG CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Điều 5. Trình tự, thời gian xác định chỉ số cải cách hành chính
1. Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện tự đánh giá, chấm điểm, gửi nộp báo cáo tự đánh giá, chấm điểm, tài liệu kiểm chứng, báo cáo giải trình trên Phần mềm đánh giá Chỉ số cải cách hành chính (tại địa chỉ https://cchc.tayninh.gov.vn). Thời gian hoàn thành việc tự đánh giá, chấm điểm chậm nhất ngày 20 tháng 11 hàng năm.
Trường hợp Phần mềm đánh giá Chỉ số xảy ra lỗi kỹ thuật mà chưa kịp thời khắc phục thì các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tự chấm điểm và gửi văn bản giấy (hoặc văn bản ký số) về Văn phòng UBND tỉnh đúng thời hạn nêu trên.
2. Các cơ quan thẩm định Chỉ số (Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện (lần đầu). Thời gian hoàn thành chậm nhất là ngày 24 tháng 11 hàng năm.
3. Trên cơ sở kết quả thẩm định của các cơ quan thẩm định Chỉ số; các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện bổ sung tài liệu, xử lý phản ánh, kiến nghị (nếu có): Thời gian thực hiện chậm nhất là ngày 26 tháng 11 hàng năm.
4. Các cơ quan thẩm định Chỉ số (Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức thẩm định lại kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện (lần 2). Thời gian hoàn thành chậm nhất ngày 30 tháng 11 hàng năm.
Các cơ quan gửi kết quả thẩm định (văn bản giấy hoặc văn bản ký số) về Văn phòng UBND tỉnh theo thời hạn nêu trên. Việc gửi kết quả thẩm định chỉ thực hiện một (01) lần và là kết quả cuối cùng để đánh giá các cơ quan, đơn vị, địa phương; không thực hiện điều chỉnh, sửa đổi.
5. Văn phòng UBND tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định và công bố Chỉ số cải cách hành chính đối với các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
6. Sau khi Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định công bố Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện, Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm công khai toàn bộ nội dung quyết định công bố chỉ số cải cách hành chính lên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh. Đồng thời, gửi quyết định công bố chỉ số cải cách hành chính cho các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan. Việc công bố kết quả chỉ số cải cách hành chính được tiến hành vào cuộc họp gần nhất của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh.
Sau khi Chủ tịch UBND tỉnh công bố Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện, nếu cơ quan, đơn vị, địa phương có thắc mắc về kết quả Chỉ số CCHC thì không điều chỉnh lại Quyết định công bố; các cơ quan thẩm định chỉ số (Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư) có trách nhiệm xem xét các nội dung thắc mắc, nếu cơ quan thẩm định sai cho cơ quan, đơn vị, địa phương nào thì có văn bản xin lỗi cơ quan, đơn vị, địa phương đó.
Điều 6. Xếp hạng kết quả Chỉ số cải cách hành chính
Xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương như sau:
1. Nhóm thực hiện Tốt công tác cải cách hành chính là các cơ quan, đơn vị, địa phương có tỷ lệ điểm số cải cách hành chính từ 80% đến 100%.
2. Nhóm thực hiện Khá công tác cải cách hành chính là các cơ quan, đơn vị, địa phương có tỷ lệ điểm số cải cách hành chính từ 70% đến dưới 80%.
3. Nhóm thực hiện Trung bình công tác cải cách hành chính là các cơ quan, đơn vị, địa phương có tỷ lệ điểm số cải cách hành chính từ 60% đến dưới 70%.
4. Nhóm thực hiện Kém công tác cải cách hành chính là các cơ quan, đơn vị, địa phương có tỷ lệ điểm số cải cách hành chính dưới 60%.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện:
a) Tổ chức triển khai, quán triệt quy định này trong nội bộ cơ quan, đơn vị, địa phương mình và có chỉ đạo để thực hiện tự đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định này;
b) Trên cơ sở quy định hiện hành, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, thẩm quyền, thực hiện cụ thể tiêu chí đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức gắn với xác định trách nhiệm cá nhân trong thực hiện công tác cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương theo các tiêu chí/tiêu chí thành phần của quy định này.
Căn cứ kết quả chỉ số cải cách hành chính hàng năm do Chủ tịch UBND tỉnh ban hành, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương quyết định việc biểu dương, khen thưởng và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền.
2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố Chỉ số cải cách hành chính theo quy định này;
b) Hàng năm, trên cơ sở kết quả Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương, tham mưu, đề xuất đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương.
3. Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh:
Căn cứ kết quả Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị địa phương để tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xem xét thi đua, khen thưởng đối với cá nhân, tập thể các cơ quan, đơn vị, địa phương.
4. Các cơ quan: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, thực hiện việc đánh giá, chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính đối với từng lĩnh vực cải cách hành chính và phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ trong triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính hàng năm.
5. Chủ tịch UBND cấp huyện:
a) Chủ trì tổ chức thực hiện, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và UBND cấp xã triển khai đánh giá Chỉ số cải cách hành chính hàng năm;
b) Căn cứ tình hình thực tế của địa phương ban hành tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính đối với các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn quản lý;
c) Tổ chức thẩm định, tổng hợp và công bố Chỉ số cải cách hành chính hàng năm của các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và UBND cấp xã. Thời gian ban hành quyết định và tổ chức công bố chỉ số cải cách hành chính chậm nhất ngày 31 tháng 12 hàng năm. Chậm nhất 05 ngày sau khi công bố, có báo cáo kết quả về Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh);
d) Căn cứ kết quả chỉ số cải cách hành chính đối với các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và UBND cấp xã để xem xét thi đua, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền quản lý.
Điều 8. Sửa đổi, bổ sung quy định
1. Hàng năm, căn cứ tình hình thực tiễn, quy định pháp luật, Văn phòng UBND tỉnh phối hợp các cơ quan có liên quan xem xét, trình Chủ tịch UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung điểm số, các tiêu chí, tiêu chí thành phần trong các Phụ lục để triển khai phù hợp với thực tế của tỉnh.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (qua Văn phòng UBND tỉnh) để hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện./.
1 Gồm 12 Sở, ngành: Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Lao động, Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Ban Quản lý KKT tỉnh, Công Thương, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ.
Quyết định 903/QĐ-UBND năm 2021 quy định về xác định Chỉ số cải cách hành chính đối với các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Số hiệu: | 903/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tây Ninh |
Người ký: | Nguyễn Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 22/04/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 903/QĐ-UBND năm 2021 quy định về xác định Chỉ số cải cách hành chính đối với các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Chưa có Video