Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 88/1999/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH "QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN CÁC DANH HIỆU THI ĐUA VÀ CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI"

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

- Căn cứ Nghị định 56/1998/NĐ-CP ngày 30/7/1998 của Chính phủ quy định các hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng.

- Căn cứ quyết định 87/1999/QĐ-UB ngày 11/10/1999 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành các danh hiệu thi đua các cấp ở thành phố Hà Nội.

- Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng thành phố.

QUYẾT ĐỊNH

Điều I: Ban hành kèm theo quyết định này bản "Quy định tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng của thành phố Hà Nội".

Điều II: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Các quy định trước đây của Thành phố có nội dung trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều III: Chánh văn phòng UBND thành phố, trưởng các ban, ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở, tập thể, cá nhân, có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH




Hoàng Văn Nghiên

 

QUY ĐỊNH

TIÊU CHUẨN CÁC DANH HIỆU THI ĐUA VÀ CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo quyết định số 88/1999/QĐ-UB, ngày 11 tháng 10 năm 1999 của UBND thành phố Hà Nội)

Các danh hiệu thi đua được tặng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong quá trình tham gia các phong trào cách mạng thủ đô, nhằm ghi nhận, động viên, khích lệ tập thể, cá nhân có công đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.

Để đảm bảo tính công bằng, dân chủ, công khai, sát với tình hình cụ thể của thành phố; căn cứ nghị định 56/1998/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng, uỷ ban nhân dân thành phố quy định tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng được áp dụng trên địa bàn thành phố như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: khen thưởng phải căn cứ vào kết quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, hiệu quả đạt được để xem xét, đánh giá theo các tiêu thức được cấp có thẩm quyền quy định .

Điều 2: Đối với tập thể, tuỳ theo mức độ, quy mô và cân đối chung giữa các phong trào thi đua để quy định số lượng được khen thưởng, tối đa cũng không quá 85% tổng số người lao động trong tập thể .

Điều 3: Số lượng khen thưởng ở cùng một danh hiệu, cùngmột hình thức khen thưởng được thể hiện theo hình chóp nón, càng lên cao số lượng cao thu nhỏ theo tỷ lệ 1/10.

Điều 4: Đối tượng được khen thưởng ở cấp càng cao yêu cầu chất lượng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ càng lớn (so sánh theo từng lĩnh vực công tác, từng lứa tuổi, từng giới tính ...).

Điều 5: Để thực hiện đơn giản, tránh trung lặp, tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua trong bản quy định này được áp dụng cho tất cả các cấp, các ngành của thành phố.

Khi cấp ngành, quận, huyện lựa chọn các tập thể, cá nhân khen thưởng phải dựa vào tiêu chuẩn trong quy định này, chọn ra các tập thể, cá nhân có thành tích cao hơn để xem xét khen thưởng (thông qua phương pháp quy định tỷ lệ để thực hiện)

Chương II

TIÊU CHUẨN CÁC DANH HIỆU THI ĐUA

Điều 6: Cá nhân lao động giỏi:

Cá nhân được công nhận và khen thưởng danh hiệu lao động giỏi phải đạt được các tiêu chuẩn cơ bản sau:

a. Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khá giỏi, hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao, vượt năng suất, chất lượng tốt. Phát huy được nhiều sáng kiến (trong đó tuỳ theo từng vị trí công tác được giao của từng người để xác định loại hình sáng kiến cho phù hợp như: soạn thảo các văn bản pháp quy về quản lý nhà nước, sáng tạo trong việc áp dụng công nghệ mới, xây dựng các đề tài khoa học, phát minh khoa học, cải tiến kỹ thuật...)

b. Chấp hành tốt chu trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, Các quy định của thành phố; có tinh thần tự lực cánh sinh, đoàn kết, giúp đỡ mọi người; năng động sáng tạo; tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động sản xuất, công tác .

c. Tích cực học tập chính trị văn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ .

d. Có ý thức tổ chức kỷ luật; không bị kỷ luật; không vi phạm các tệ nạn xã hội .

Danh hiệu lao động giỏi xét hàng năm, do Thủ trưởng đơn vị cơ sở công nhận và khen thưởng; số lượng không lớn hơn 85% tổng số người lao động (tuỳ theo chất lượng vững mạnh đơn vị)

Điều 7: Cá nhân chiến sĩ thi đua

Cá nhân được khen thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở phải đạt các tiêu chuẩn sau:

a. Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá, giỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; đạt hiệu quả cao về năng suất, chất lượng, tiết kiệm; tích cực phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và áp dụng kỹ thuật mới .

b. Gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, các quy định của thành phố; có tinh thần tự lực, tự cường, năng động sáng tạo; nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ, tích cực đi đầu và vận động mọi người tham gia các phong trào trong đơn vị và ngoài xã hội.

c. Xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc, nuôi con khoẻ dạy con ngoan, không sinh con thứ 3, không sinh sớm, đẻ dày, gia đình được công nhận là gia đình văn hoá; tham gia tích cực các hoạt động xã hội, đặc biệt trong cụm dân cư.

d. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, nghiệp vụ, chuyên môn.

e. Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, không xẩy ra sai phạm trong sản xuất và công tác; không vi phạm cac tệ nạn xã hội, làm được nhiều việc tốt, tích cực đấu tranh với các tệ nạn xã hội, được quần chúng yêu mến và tín nhiệm (không bị bất cứ hình thức kỷ luật nào).

Danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở xét hàng năm, do đơn vị cơ sở đề xuất, Thủ trưởng ngành, quận, huyện công nhận và khen thưởng; số lượng tương đương với số lượng tập thể lao động xuất sắc được thành phố công nhận hàng năm .

Điều 8: Tập thể lao động giỏi (công nhận cho các tập thể nhỏ ở cơ sở):

a. Hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch được giao, tổ chức phong trào thi đua có nề nếp và hiệu quả thiết thực.

b. Có ít nhất 55% cá nhân trong tập thể được khen thưởng danh hiệu lao động giỏi, và không có người bị kỷ luật .

c. Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh, có ý thức tương trợ giúp đỡ mọi người

(Tuỳ theo chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, số lượng được công nhận không quá 75 % tổng số tập thể trong đơn vị).

Danh hiệu tập thể lao động giỏi mỗi năm đơn vị xét khen thưởng một lần vào dịp tổng kết năm và do thủ trưởng cấp cơ sở quyết định khen thưởng, tập thể lao động giỏi được cấp giấy chứng nhận và kèm theo tiền thưởng theo chế độ quy định.

Điều 9: Tập thể lao động xuất sắc ở cơ sở (công nhận cho tập thể nhỏ ở cơ sở ) :

a. Sáng tạo, vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ và trách nhiệm đối với nhà nước và người lao động; tích cực tham gia và đạt nhiều thành tích cao trong các phong trào thi đua, được đơn vị bạn suy tôn, học tập .

b. Có ít nhất 60 % cá nhân trong tập thể được khen thưởng danh hiệu lao động giỏi, có ít nhất một chiến sĩ thi đua và không có người bị kỹ luật (từ cảnh cáo trở lên), không có người vị phạm các loại tệ nạn xã hội.

c. Gương mẫu đi đầu trong việc chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, các quy định của Thành phố. Gia đình sống hoà thuận và hạnh phúc.

d. Tích cực tham gia phong trào " người tốt, việc tốt ", làm được nhiều việc tốt, tích cực đấu tranh chống tiêu cực; tập thể đoàn kết - trong sạch - vững mạnh .

Tập thể lao động xuất sắc là các tập thể nhỏ ở cơ sở hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đại diện cho từng ngành, từng cấp, từng lĩnh vực (số lượng được công nhận phân bổ theo tỷ lệ hàng năm từ 10% đến 30% tổng số toỏ, đội, phòng, ban, phân xưởng trong đơn vị, tuỳ theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng ngành, từng đơn vị).

Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc mỗi năm xét khen thưởng một lần do UBND thành phố quyết định khen thưởng .

Tập thể lao động xuất sắc được cấp giấy chứng nhận kèm theo tiền thưởng (theo chế độ quy định)

Điều 10: Hộ gia đình kiểu mẫu (Gia đình tốt tiêu biểu)

Gia đình được khen thưởng danh hiệu hộ gia đình kiểu mẫu (gia đình tốt tiêu biểu) ở xã, phường, thị trấn phải đạt được các tiêu chuẩn sau:

a. Tổ chức sản xuất, kinh doanh và công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, hiệu suất công việc cao (đối với hộ gia đình còn có người trong độ tuổi lao động); gia đình văn hoá (đối với hộ không con người có độ tuổi lao động).

b. Gương mẫu chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định của Thành phố, tích cực tham gia công tác xã hội, từ thiện; làm tốt nghĩa vụ đối với địa phương nơi sinh sống, không vi phạm pháp luật và các quy định của địa phương

c. Gia đình hoà thuận, hạnh phúc; nuôi con khoẻ, dạy con ngoan; không vi phạm chính sách kế hoạch hoá gia đình; không có thanh viên trong gia đình thuộc đối tượng chậm tiến.

d. Quan hệ đoàn kết xóm giềng khối phố tốt, luôn có tinh thần tương thân, tương ái, sẵn lòng giúp đỡ người khó khăn, hoạn nạn, đấu tranh với các hành vi có hại cho xã hội.

Gia đình kiểu mẫu được lựa chon từ các gia đình tốt tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng dân cư đã được bình bầu công nhận hàng năm trong phong trào " người tốt, việc tốt " ở cơ sở; đại diện cho từng lĩnh vực, từng ngành và theo tỷ lệ quy định (không quá 10% - 20 % tổng số gia đình tốt được công nhận ở từng cơ sở).

Danh hiệu Hộ gia đình kiểu mẫu mỗi năm xét khen thưởng một lần và do UBND cấp quận, huyện quyết định, được cấp giấy chứng nhận và kèm theo tiền thưởng (theo chế độ quy địnht).

Chương III

HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

Điều 11: Các cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc tiêu biểu của các phong trào thi đua, trong đó có phong trào" người tốt, việc tốt" và các cuộc vận động do các cấp, các ngành và thành phố phát động nhằm động viên toàn dân phấn đấu thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội từng thời kỳ; Các phong trào đều được khen thưởng (theo tỷ lệ dưới khen 10 trên khen 1).

Thành phố và các cấp, các ngành sẽ chỉ đạo cụ thể theo yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm của từng thời kỳ, từng năm và khen thưởng theo quy chế do UBND các cấp quy định.

1. Cờ (cho các tập thể)

A. Cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu: Tặng cho các ngành, quận, huyện và đơn vị cơ sở đạt thành tích xuất sắc toàn diện dẫn đầu của từng ngành, quận, huyện hàng năm.

+ Cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu thành phố khen thưởng cho đơn vị cơ sở theo khối ngành hàng năm.

Mỗi ngành 1 cờ, (các ngành lớn do nhiều ngành nhỏ sát nhập lại có thể được số lượng nhiều hơn nhưng không quá 3 cờ).

+ Cờ thi đua xuất sắc dẫn đâu thành phố khen thưởng cho phường, xã, thị trấn...ở các quận, huyện.

Mỗi quận có một cờ, (quận có quy mô lớnq, có ssó lượng phường đông, có thể được số lượng cờ nhiều hơn nhưng không quá 2 cờ).

Mỗi huyện 1 cờ cho xã, một cờ cho thị trấn (nếu trong huyện có từ 3 thị trấn trở lên).

Các ngành, quận, huyện căn cứ vào kết quả phấn đấu để xem xét, đề xuất với thành phố để khen thưởng vào dịp tổng kết hàng năm (theo quy chế).

+ Cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu thành phố khen thưởng cho ngành, quận, huyện: Mỗi năm thành phố tặng một cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu cho một ngành, một quận, một huyện đạt thành tích xuất sắc toàn diện trong khối.

Thường trực hội đòng thi dua khen thưởng thành phố xem xét, đề xuất uỷ ban nhân dân thành phố khen thưởng.

B.cờ thi đua xuất sắc: Ngoài số cờ thi đua xuất xắc dẫn đầu, hàng năm Thành phố còn tặng cờ thi đua xuất sắc cho đơn vị cơ sở, ngành, quận, huyện hoàn thành nhiệm vụ, công tác:

+ Mỗi ngành: Không quá 5 đơn vị cơ sở.

+ Mỗi quận: Không quá 5 phường.

+ Mỗi huyện: không quá 5 xã thị trấn.

+ Khối ngành: không quá 5 ngành.

+ Khối quận: không quá 2 quận.

+Khối huyện: không quá 2 huyện.

C. Cờ thi đua luân lưu của Chính phủ

Mỗi năm Thành phố đề xuất với Chính phủ khen thưởng cờ Luân lưu của Chính phủ cho một số cơ sở, phường. xã. thị trấn. quận, huyện, ngành theo quy định của Chính phủ.

Thường trực Hội đồng Thi đua khen thưởng Thành phố phối hợp với các ngành, quận, huyện để đề xuất theo theo quy chế.

2.Bằng khen (cho các tập thể, cá nhân): Tập thể, cá nhân đạt thành tích tất trong các phong trào sẽ được Thành phố khen thưởng.

(Số lượng khen thưởng theo tỷ lệ 1/10 như đã quy định tại phần trên)

3. Tặng danh hiệu "vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô" theo quy chế riêng.

Chương IV

QUYỀN HẠN RA QUYẾT ĐỊNH KHEN THƯỞNG.

Điều 12: Cấp cơ sở:

+ Xã, phường, cơ quan:

Giấy chứng nhận, đạt các danh hiệu thi đua

Giấy khen, cho các phong trào thi đua.

+ Đơn vị sản xuất kinh doanh:

Giấy chứng nhận, đạt các danh hiệu thi đua

Quyết định thưởng các phong trào thi đua

Điều 13: Cấp quận, huyện, ngành:

- Giấy chứng nhận, đạt các danh hiệu thi đua

- Giấy khen cho các phong trào thi đua.

Điều 14: Cấp thành phố:

- Giấy chứng nhận, đạt các danh hiệu thi đua

- Bằng khen cho các phong trào thi đua

- Cờ.

+ Cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu (đại diện cho các cơ sở ngành, quận, huyện).

+ Cờ thi đua xuất sắc (cho cơ sở trong từng ngành, từng quận, huyện và ngành, quận huyện).

- Huy hiệu. Cjiến sĩ thi đua thành phố.

- Tặng danh hiệu "Vì sự nghiệp xây dựng thủ đô".

- Giải thưởng: (Thăng Long ...) (theo quy chế hiện hành).

Chương V

CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC

Điều 15: Danh hiệu thi đua của ngành công an, quân đội. Giáo dục được thực hiện theo hướng dẫn của ngành dọc (theo quy định phân cấp của Chính phủ). Các danh hiệu chung và khen thưởng các phong trào thi đua thực hiện theo bản quy chế này.

Điều 16: Các quy định cho phong trào "Người tốt, việc tốt" của thành phố vẫn có hiệu lực thi hành.

Điều 17: Đơn vị nhỏ là các tập thể dưới đơn vị cơ sở (tổ đội, phòng ban, phân xưởng ...).

Điều 18: Cơ quan chủ quản là cấp quản lý cán bộ (ký các quyết định tổ chức, kỷ luật ...) có trách nhiệm xem xét quyết định và ra các văn bản đề nghị lên cấp trên khen thưởng; các cấp có liên quan (quản lý chuyên môn nghiệp vụ theo ngành) có trách nhiệm hiệp y khen thưởng (nhận xét thành tích, đề xuất thành tích khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý chuyên môn nghiệp vụ theo ngành dọc với cấp chủ quản xem xét quyết định và ra văn bản).

Các cơ quan quản lý chuyên môn nghiệp vụ theo ngành địa phương, ngoài nhiệm vụ hiệp y khen thưởng với các cơ quan chủ quản như đã nêu trên, còn có nhiệm vụ khen thưởng các phong trào thi đua do ngành, địa phương mình phát động theo chức năng quản lý, với tư cách là cấp trên cơ sở quản lý chuyên môn nghiệp vụ đã quy định.

Điều 19: Các đơn vị lớn như: Các Tổng công ty, Liên hiệp các xí nghiệp, Công ty, các quận, huyện, ngành ... các nhà doanh nghiệp giỏi, các nhà quản lý giỏi (ngành, quận, huyện) hàng năm còn được xem xét khen thưởng đặc biệt theo hướng dẫn riêng.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20: Căn cứ vào bản quy định này các ngành, các cấp, các đơn vị vận dụng để thực hiện cho phù hợp với tình hình chung (theo phân cấp của UBND Thành phố).

Điều 21: Thường trực Hội đồng Thi đua khen thưởng Thành phố, Thủ trưởng các ngành, các cấp, các tập thể, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quy chế này .

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 88/1999/QĐ-UB quy định tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng của Thành phố Hà Nội

Số hiệu: 88/1999/QĐ-UB
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
Người ký: Hoàng Văn Nghiên
Ngày ban hành: 11/10/1999
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 88/1999/QĐ-UB quy định tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng của Thành phố Hà Nội

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…