BỘ
TƯ PHÁP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 875/QĐ-BTP |
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2009 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ PHÁP LUẬT DÂN SỰ - KINH TẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số
93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự -
kinh tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện công tác xây dựng, tham gia xây dựng pháp luật và thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về dân sự, kinh tế; quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (sau đây gọi là Vụ) có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm và hàng năm của Vụ; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành Tư pháp;
2. Đề xuất các vấn đề mang tính chiến lược trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật thuộc lĩnh vực dân sự, kinh tế;
3. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về dân sự, kinh tế và các dự án, dự thảo văn bản khác do Bộ trưởng giao;
4. Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ;
5. Thẩm định, tổ chức thẩm định, góp ý dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về dân sự, kinh tế; chủ trì hoặc tham gia thẩm định, góp ý dự án, dự thảo văn bản khác do Bộ trưởng giao;
6. Rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ;
7. Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo kế hoạch được phê duyệt;
d) Giúp Bộ trưởng phối hợp với các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện, tổng kết công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định.
8. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra về tổ chức, hoạt động của Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp;
9. Hướng dẫn, theo dõi việc thi hành pháp luật, phát hiện, đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm giải quyết những vướng mắc mang tính hệ thống, liên ngành trong thi hành pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ;
10. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trong việc giúp Bộ trưởng có ý kiến pháp lý về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực pháp luật dân sự, kinh tế;
11. Tổ chức sơ kết, tổng kết, thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về lĩnh vực, nhiệm vụ thuộc phạm vi chức năng của Vụ theo quy định;
12. Thực hiện kiểm tra, tham gia thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
13. Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
14. Thực hiện công tác thi đua - khen thưởng, quản lý đội ngũ công chức và tài sản của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Vụ:
Lãnh đạo Vụ gồm có Vụ trưởng và không quá 03 (ba) Phó Vụ trưởng.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ.
Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ; được Vụ trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Vụ:
- Phòng Tổng hợp - Hành chính;
- Phòng Pháp luật dân sự;
- Phòng Pháp luật kinh tế tổng hợp;
- Phòng Pháp luật kinh tế ngành.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Vụ do Vụ trưởng quy định.
2. Biên chế của Vụ thuộc biên chế hành chính của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Pháp luật dân sự - kinh tế.
Điều 4. Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Vụ với Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Tư pháp và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp và các quy định cụ thể sau:
1. Vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng và Thứ trưởng được phân công phụ trách; có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao.
2. Vụ là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ với bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Vụ.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định này, nếu phát sinh những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị khác thuộc Bộ thì Vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đơn vị đó để giải quyết.
Khi có yêu cầu của các đơn vị khác thuộc Bộ trong việc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó mà có liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Vụ thì Vụ có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Trường hợp phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Vụ với các đơn vị khác thuộc Bộ thì Vụ có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách trực tiếp.
4. Quan hệ công tác giữa Vụ và các đơn vị thuộc Bộ:
a) Phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật thực hiện: xây dựng Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Chương trình xây dựng pháp luật; quản lý công tác pháp chế; xây dựng Báo cáo tổng kết, đánh giá chung về tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước để Bộ trưởng báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định;
b) Phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Hành chính tư pháp, Vụ Bổ trợ tư pháp, Cục Thi hành án dân sự, Cục Trợ giúp pháp lý, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Cục Con nuôi và các đơn vị khác thuộc Bộ trong xây dựng, thẩm định, góp ý dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng của các đơn vị nêu trên nhưng có liên quan đến lĩnh vực pháp luật dân sự, kinh tế;
c) Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị khác thuộc Bộ trong thực hiện công việc thuộc trách nhiệm của đơn vị đó nhưng có liên quan đến lĩnh vực pháp luật dân sự, kinh tế.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 347/QĐ-BTP ngày 16 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
Quyết định 875/QĐ-BTP năm 2009 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Số hiệu: | 875/QĐ-BTP |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp |
Người ký: | Hà Hùng Cường |
Ngày ban hành: | 28/04/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 875/QĐ-BTP năm 2009 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Chưa có Video