Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 839/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 04 tháng 10 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;

Thực hiện Kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về thống kê, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 10 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT,VP4,VP7.
ĐN_VP7_QĐ_2024

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Song Tùng

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

(Kèm theo Quyết định số 839/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

1

Quyết định/Điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm A thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh

Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan chuyên môn có liên quan trực thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện

2

Quyết định/Điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý

Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp

3

Quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp

Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công hoặc đơn vị có chức năng thẩm định theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 42 Luật Đầu tư công

4

Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án

Kế hoạch và Đầu tư

Cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 126 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP

5

Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Kế hoạch và Đầu tư

Cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 126 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP

6

Lập, phê duyệt bảng theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư

Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan, đơn vị trực thuộc, cơ quan chuyên môn

7

Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu (trong lựa chọn nhà đầu tư).

Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở; cơ quan trực thuộc UBND cấp huyện

8

Lựa chọn danh sách ngắn đối với đấu thầu hạn chế (trong lựa chọn nhà đầu tư).

Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở; cơ quan trực thuộc UBND cấp huyện

9

Phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật

Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở; cơ quan trực thuộc UBND cấp huyện

10

Thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư

Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở; cơ quan trực thuộc UBND cấp huyện

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TTHC

I. Lĩnh vực Lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư

1. Quyết định/Điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm A thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh

1.1. Trình tự, thủ tục thực hiện (Điều 24 Luật Đầu tư công)

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm:

+ Giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

+ Thành lập Hội đồng thẩm định do Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, Sở Kế hoạch và Đầu tư là Thường trực Hội đồng thẩm định và các cơ quan liên quan là thành viên để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;

+ Chỉ đạo cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo ý kiến thẩm định.

- Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, dự kiến kế hoạch bố trí vốn.

1.2. Cách thức thực hiện: Qua đường bưu điện hoặc trực tiếp.

1.3. Thành phần hồ sơ (Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP)

- Tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án;

- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A;

- Các tài liệu liên quan khác (nếu có);

- Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định về chủ trương đầu tư chương trình, dự án.

1.4. Số lượng hồ sơ: 05 bộ (khoản 2 Điều 10 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP)

1.5. Thời hạn giải quyết: Thời gian quyết định chủ trương đầu tư (khoản 3 Điều 10 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP):

- Chương trình đầu tư công (không bao gồm chương trình mục tiêu quốc gia) không quá 20 ngày;

- Dự án không quá 15 ngày.

- Thời gian quyết định chủ trương đầu tư phù hợp với chương trình kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh.

1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cơ quan của địa phương có liên quan.

1.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Các cơ quan chuyên môn có liên quan trực thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

1.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

1.9. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 09 kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020.

1.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Hồ sơ dự án phải hợp lệ theo quy định, nội dung trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình phù hợp với các quy định tại các Điều 29, 30 31 của Luật Đầu tư công.

1.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP.

2. Quyết định/Điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý

2.1. Trình tự, thủ tục thực hiện (Điều 27 Luật Đầu tư công)

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:

+ Giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;

+ Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp mình quản lý;

+ Chỉ đạo cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định.

- Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, phạm vi, quy mô, tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ, dự kiến kế hoạch bố trí vốn, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.

2.2. Cách thức thực hiện: Qua đường bưu điện hoặc trực tiếp.

2.3. Thành phần hồ sơ: Trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư (khoản 1 Điều 10 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP)

- Tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án;

- Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C;

- Các tài liệu liên quan khác (nếu có);

- Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định về chủ trương đầu tư chương trình, dự án.

2.4. Số lượng hồ sơ: 05 bộ (khoản 2 Điều 10 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP)

2.5. Thời hạn giải quyết: Thời gian quyết định chủ trương đầu tư (khoản 3 Điều 10 Nghị định số 40/2020/ND-CP): Không quá 10 ngày.

Thời gian quyết định chủ trương đầu tư phù hợp với chương trình kỳ họp của Hội đồng nhân dân.

2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương có liên quan.

2.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hội đồng nhân dân các cấp; UBND các cấp (trong trường hợp được HĐND cùng cấp giao quyền)

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND các cấp.

- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân các cấp.

2.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân các cấp.

2.9. Phí, lệ phí: Không quy định.

2.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

2.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Hồ sơ hợp lệ.

2.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NNĐ-CP.

3. Quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp

3.1. Trình tự thủ tục thực hiện (Điều 42 Luật Đầu tư công)

a) Giao cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị có chức năng tổ chức khảo sát, lập báo cáo đề xuất dự án;

b) Giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công hoặc đơn vị có chức năng thẩm định dự án;

c) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị có chức năng hoàn chỉnh báo cáo đề xuất dự án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định

3.2. Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

3.3. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

3.4. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc địa phương.

3.5. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thẩm quyền quyết định đầu tư dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định tại Điều 35 của Luật Đầu tư công.

+ Cơ quan thực hiện TTHC: Các cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công hoặc đơn vị có chức năng thẩm định theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 42 Luật Đầu tư công.

+ Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

3.6. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.

3.7. Phí, lệ phí: Không quy định.

3.8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

3.9. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đảm bảo đủ hồ sơ, quyết định đầu tư ban hành đúng đầy đủ trình tự thủ tục các pháp luật liên quan.

3.10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP.

4. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án

4.1. Trình tự thực hiện: (Điều 36 Luật Đấu thầu; Điều 14, 15 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ)

- Căn cứ quy mô, tính chất công tác đấu thầu của dự án, chủ đầu tư (trường hợp đã được xác định) có thể trình người có thẩm quyền xem xét chủ trương lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư, cơ quan được giao chuẩn bị dự án có thể trình người có thẩm quyền xem xét chủ trương lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án.

- Trường hợp người có thẩm quyền đồng ý chủ trương lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư (sau đây gọi là chủ đầu tư) tổ chức lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu để người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 126 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.

- Căn cứ đề nghị phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu sau khi quyết định phê duyệt dự án làm cơ sở cho chủ đầu tư tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm đăng tải kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày văn bản được ban hành.

4.2. Cách thức thực hiện

- Thông qua hệ thống quản lý văn bản iOffice;

- Qua đường bưu điện hoặc trực tiếp.

4.3. Thành phần hồ sơ: (Điều 127 Nghị định 24/2024/NĐ-CP)

- Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;

- Dự thảo kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;

- Các tài liệu là căn cứ lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;

- Tài liệu khác có liên quan.

4.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4.5. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

4.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị liên quan.

4.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 126 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, trình người có thẩm quyền phê duyệt (Người có thẩm quyền là người quyết định đầu tư hoặc người quyết định việc mua sắm theo quy định của pháp luật).

4.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.

4.9. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

4.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 01A Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT ngày 26/4/2024 của Bộ Kế hoạch Đầu tư.

4.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Hồ sơ hợp lệ.

1.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Đấu thầu; Nghị định số 24/2024/NĐ-CP; Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT.

5. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

5.1. Trình tự thực hiện: Theo Điều 37, 38, 39, 40, 41 Luật Đấu thầu.

5.2. Cách thức thực hiện: Thông qua hệ thống quản lý văn bản iOffice; Qua đường bưu điện hoặc trực tiếp.

5.3. Thành phần hồ sơ: (Theo Điều 128 Nghị định 24/2024/NĐ-CP)

- Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

- Dự thảo kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

- Các tài liệu là căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

- Tài liệu khác có liên quan.

5.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

5.5. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

5.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị liên quan.

5.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 126 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, trình người có thẩm quyền phê duyệt (Người có thẩm quyền là người quyết định đầu tư hoặc người quyết định việc mua sắm theo quy định của pháp luật).

- Người có thẩm quyền có thể ủy quyền cho chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

5.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

- Thông báo Kết quả thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

- Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

5.9. Phí, lệ phí: Không quy định

5.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 02A Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT ngày 26/4/2024 của Bộ Kế hoạch Đầu tư.

1.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Hồ sơ hợp lệ

1.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Đấu thầu; Nghị định số 24/2024/NĐ-CP; Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT.

 

Mẫu số 01A. Mẫu Tờ trình kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu

[CƠ QUAN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ1]
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ____

___, ngày___tháng____năm____

 

TỜ TRÌNH

Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu2 dự án:___[ghi tên dự án]

Kính gửi:____[người có thẩm quyền]

 [Chủ đầu tư] trình [người có thẩm quyền] xem xét, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu trên cơ sở những nội dung dưới đây:

I. Mô tả tóm tắt dự án

Phần này giới thiệu khái quát thông tin về dự án như sau:

- Tên dự án;

- Tổng mức đầu tư;

- Tên chủ đầu tư;

- Nguồn vốn;

- Thời gian thực hiện dự án;

- Địa điểm, quy mô dự án;

- Các thông tin khác (nếu có).

II. Căn cứ pháp lý

Căn cứ____ [Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu];

Căn cứ ___[ghi số, ngày ban hành và nội dung văn bản là căn cứ để lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu: Quyết định chủ trương đầu tư dự án; Quyết định phê duyệt dự án (nếu có); Điều ước quốc tế, thỏa thuận vay đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài (nếu có); Kế hoạch bố trí vốn thực hiện dự án hoặc nguồn vốn thực hiện dự án (nếu có); Văn bản pháp lý có liên quan].

III. Nội dung kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu

1. Phân tích bối cảnh thực hiện dự án

[Xác định yêu cầu cụ thể, mục tiêu của dự án, phân tích các yếu tố trong bối cảnh thực hiện dự án có thể tác động tới hoạt động đấu thầu; mức độ sẵn sàng dự thầu của nhà thầu; các yếu tố bao gồm: quy định của pháp luật, các yếu tố về kinh tế, xã hội, công nghệ, đấu thầu bền vững và các yếu tố khác].

2. Đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện của chủ đầu tư

[Việc đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm để thực hiện hoạt động đấu thầu bao gồm:

a) Năng lực để thực hiện quy trình lựa chọn nhà thầu từ bước lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu đến quản lý hợp đồng;

b) Kết quả thực hiện công tác đấu thầu của chủ đầu tư thông qua các chỉ tiêu: tỷ lệ tiết kiệm trung bình; số lượng nhà thầu trung bình tham gia đấu thầu rộng rãi, hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường, tỷ lệ gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường chỉ có 01 nhà thầu tham dự trên tổng số gói thầu; tỷ lệ gói thầu có kiến nghị về hồ sơ mời thầu; tỷ lệ gói thầu có kiến nghị về các nội dung khác trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu; số lần không trả lời yêu cầu làm rõ hồ sơ mời thầu; số lần không trả lời kiến nghị về hồ sơ mời thầu, các nội dung khác trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu; các chỉ tiêu khác (nếu có);

Thống kê kết quả thực hiện công tác đấu thầu theo Bảng sau:

Bảng thống kê kết quả thực hiện công tác đấu thầu3

Nội dung thống kê

Tổng số

Hàng hóa

Xây lắp

Phi tư vấn

Tư vấn

Hỗn hợp

Tổng số gói thầu

 

 

 

 

 

 

Tổng số gói thầu đã có kết quả lựa chọn nhà thầu

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ tiết kiệm trung bình

 

 

 

 

 

 

Số lượng nhà thầu trung bình tham gia đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường chỉ có 01 nhà thầu tham dự trên tổng số gói thầu

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ gói thầu có kiến nghị về hồ sơ mời thầu

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ gói thầu có kiến nghị về các nội dung khác trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu

 

 

 

 

 

 

Số lần không trả lời yêu cầu làm rõ hồ sơ mời thầu

 

 

 

 

 

 

Số lần không trả lời kiến nghị về hồ sơ mời thầu, các nội dung khác trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu

 

 

 

 

 

 

c) Kinh nghiệm về triển khai các dự án tương tự, việc xử lý kiến nghị trong lựa chọn nhà thầu, khiếu nại, tố cáo;

d) Các yếu tố khác]

3. Phân tích, tham vấn thị trường

[Việc phân tích, tham vấn thị trường được thực hiện như sau:

a) Phân tích, tham vấn thị trường bao gồm việc đánh giá rủi ro và cơ hội về thị trường đối với hình thức lựa chọn nhà thầu đang xem xét; khả năng tham dự của nhà thầu; thị trường hàng hóa, dịch vụ có khả năng cung cấp cho dự án; xu thế của thị trường trong thời gian thực hiện dự án. Căn cứ vào quy mô, tính chất gói thầu, việc phân tích, tham vấn thị trường bao gồm thông tin về mức độ sẵn có của hàng hóa, dịch vụ thuộc gói thầu trên thị trường; các chi phí có thể phát sinh trong trường hợp cần áp dụng giải pháp đổi mới, sáng tạo; nội dung điều khoản bảo hành, loại hợp đồng thường áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ tương tự của các chủ đầu tư khác; quy định của pháp luật (nếu có) đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc gói thầu; khả năng áp dụng đấu thầu bền vững, mua sắm các dịch vụ thân thiện môi trường, thông tin về các hàng hóa, dịch vụ có sử dụng nguyên vật liệu tái chế, tiết kiệm năng lượng; khả năng tham dự thầu của nhà thầu tiềm năng là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ, lao động là thương binh, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số; phân tích chuỗi cung ứng (khả năng cung cấp vật tư, vật liệu, hàng hóa dịch vụ cho việc thực hiện hợp đồng); khả năng tổ chức lựa chọn nhà thầu mà chỉ cho phép hàng hóa có xuất xứ Việt Nam được chào thầu theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 10 và khoản 1 Điều 56 của Luật Đấu thầu và các thông tin cần thiết khác;

b) Việc tham vấn thị trường được thực hiện theo một hoặc các cách thức sau: tham khảo các kết quả tham vấn thị trường gần nhất đối với hàng hóa, dịch vụ tương tự; đăng tải câu hỏi tham vấn thị trường trên các phương tiện thông tin phù hợp; nghiên cứu catalô và tài liệu giới thiệu sản phẩm của hãng sản xuất, nhà cung cấp, nhà phân phối, đại lý; tham khảo kinh nghiệm của chủ đầu tư khác đã tiến hành tham vấn thị trường, tham vấn kết quả tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ tương tự; tổ chức hội nghị tham vấn thị trường với các nhà thầu tiềm năng trên cơ sở công khai, minh bạch; tổ chức khảo sát thông tin từ các đơn vị sản xuất kinh doanh; tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan, các báo in, tạp chí, ấn phẩm phân tích thị trường chuyên ngành, thông tin trên Intenet và các hình thức phù hợp khác;

c) Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn nghiên cứu phân tích thị trường, sử dụng ý kiến tư vấn của các chuyên gia hoặc cơ quan chức năng độc lập hoặc của các doanh nghiệp trên thị trường trong việc lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng phải đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng và minh bạch.]

4. Xác định, quản lý rủi ro trong đấu thầu

[Nội dung xác định, quản lý rủi ro trong đấu thầu như sau:

a) Phân tích các rủi ro chính liên quan tới môi trường hoạt động, điều kiện thị trường, năng lực của tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu và mức độ phức tạp của hoạt động đấu thầu;

b) Đánh giá khả năng xảy ra và tác động của mỗi rủi ro đối với công tác đấu thầu của dự án;

c) Xây dựng kế hoạch quản lý và giảm thiểu rủi ro trong công tác đấu thầu của dự án thông qua việc áp dụng hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu, yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá, điều kiện hợp đồng phù hợp].

5. Mục tiêu cụ thể của hoạt động đấu thầu

[Xác định mục tiêu cụ thể của hoạt động đấu thầu (bao gồm các mục tiêu cụ thể về đấu thầu bền vững, nếu áp dụng) bảo đảm mục tiêu tổng quát của dự án].

6. Kế hoạch về tiến độ thực hiện các công việc chính, gói thầu

[Xây dựng tiến độ tổng thể để thực hiện các công việc chính, gói thầu phù hợp với tiến độ thực hiện đầu tư dự án].

7. Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu

[Nêu các nội dung sau:

a) Phân chia gói thầu: việc phân chia gói thầu căn cứ theo quy mô, tính chất các công việc thuộc dự án, theo tiến độ thực hiện dự án và căn cứ kết quả phân tích, tham vấn thị trường; xác định số lượng gói thầu và phạm vi công việc của mỗi gói thầu, xác định các gói thầu chia thành nhiều phần;

b) Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu: xác định hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu phù hợp đối với từng gói thầu thuộc dự án, trong đó nêu rõ gói thầu có áp dụng mua sắm tập trung không, có áp dụng lựa chọn danh sách ngắn không, trong nước hay quốc tế;

c) Loại hợp đồng: xác định loại hợp đồng phù hợp với từng gói thầu;

d) Nội dung cần lưu ý trong quá trình xây dựng hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, quản lý thực hiện hợp đồng (nếu có)].

IV. Kiến nghị

[Trên cơ sở những nội dung phân tích nêu trên, chủ đầu tư đề nghị người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu của dự án].

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Đơn vị thẩm định;
- Lưu ...

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

DANH MỤC TÀI LIỆU

(Kèm theo Tờ trình phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu)

STT

Nội dung

Ghi chú

1

Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án

Bản chụp

2

Quyết định phê duyệt dự án (nếu có)

Bản chụp

3

Điều ước quốc tế, thỏa thuận vay đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài (nếu có)

Bản chụp

4

Kế hoạch bố trí vốn thực hiện dự án hoặc nguồn vốn thực hiện dự án (nếu có)

Bản chụp

5

Văn bản pháp lý có liên quan (nếu có)

 

_______________________

1 Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư, thay “chủ đầu tư” thành “đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án” trong Tờ trình này.

2 Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu chỉ áp dụng đối với dự án theo quy định tại Điều 36 của Luật Đấu thầu, không áp dụng đối với dự toán mua sắm.

3 Chủ đầu tư trích xuất bảng thống kê từ Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Thời gian trích xuất là 5 năm tính đến ngày lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu; trường hợp 5 năm trước đó là trước ngày 16/9/2022 thì tính từ ngày 16/9/2022.

 

Mẫu số 02A. Mẫu tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu

[ĐƠN VỊ TRÌNH4]
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ____

___, ngày___tháng___năm___

 

TỜ TRÌNH5

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án, dự toán mua sắm:___[tên dự án, dự toán mua sắm]

Kính gửi:___ [người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu6]

[Đơn vị trình] trình [người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu] xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên cơ sở những nội dung dưới đây:

I. Mô tả tóm tắt dự án, dự toán mua sắm

1. Đối với dự án, phần này giới thiệu khái quát thông tin về dự án như sau:

- Tên dự án

- Tổng mức đầu tư 7

- Chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;

- Nguồn vốn;

- Thời gian thực hiện dự án;

- Địa điểm, quy mô dự án;

- Các thông tin khác (nếu có).

2. Đối với dự toán mua sắm, phần này giới thiệu khái quát thông tin về dự toán mua sắm như sau:

a) Dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo niên độ ngân sách hoặc dự kiến dự toán ngân sách được cấp đối với trường hợp mua sắm cho năm tiếp theo hoặc mua sắm cho nhiều năm; dự kiến nguồn tài chính hợp pháp trong năm tài chính hoặc dự kiến nguồn tài chính hợp pháp cho các năm kế tiếp đối với trường hợp mua sắm cho năm tiếp theo hoặc mua sắm cho nhiều năm;

b) Giá trị phần công việc mua sắm đã thực hiện trong năm tài chính, năm ngân sách;

c) Phần kinh phí không dùng để mua sắm;

d) Dự toán mua sắm, được xác định bằng kinh phí quy định tại điểm a khoản này trừ kinh phí quy định tại điểm b và điểm c khoản này. Chủ đầu tư không phải thẩm định, phê duyệt dự toán mua sắm.

Trường hợp chủ đầu tư có sẵn kinh phí để mua sắm trong năm ngân sách, năm tài chính và không dùng nguồn thu dự kiến trong năm thì không phải xác định dự toán mua sắm theo quy định tại khoản này. Trong trường hợp này, dự toán mua sắm là khoản kinh phí có sẵn dùng để mua sắm trong năm ngân sách, năm tài chính. Trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng dài hơn 01 năm hoặc ngày hợp đồng có hiệu lực và ngày hoàn thành các nghĩa vụ hợp đồng không cùng một năm tài chính thì nêu rõ dự toán mua sắm của năm ngân sách, năm tài chính và dự kiến dự toán mua sắm của các năm tiếp theo.

Trong phần này cũng nêu rõ tên chủ đầu tư; năm ngân sách, năm tài chính của dự toán mua sắm.

Trường hợp hình thành dự án đầu tư đối với dự toán mua sắm và tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với dự án đầu tư thì tại Mục I (Mô tả tóm tắt dự án, dự toán mua sắm) chỉ cần giới thiệu khái quát thông tin về dự án theo hướng dẫn tại Mục I.1 mà không phải giới thiệu khái quát thông tin về dự toán mua sắm theo hướng dẫn tại Mục I.2. Trong trường hợp này, cần nêu rõ dự án đầu tư thuộc dự toán mua sắm (không phải là dự án đầu tư theo Luật đầu tư công, dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ). Thủ tục trình, thẩm định, phê duyệt các nội dung trong đấu thầu thực hiện theo quy định như đối với dự án đầu tư (hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo hướng dẫn tại ghi chú (6) Mục V.1).

II. Căn cứ pháp lý

Căn cứ ___[Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu]; Căn cứ ___[Ghi số, ngày ban hành và nội dung văn bản là căn cứ để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

- Đối với dự án nêu căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023];

- Đối với dự toán mua sắm nêu căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023].

III. Phần công việc đã thực hiện(1)

Bảng số 1

STT

Nội dung công việc hoặc tên gói thầu(2)

Đơn vị thực hiện(3)

Giá trị (4)

Văn bản phê duyệt(5)

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng giá trị [kết chuyển sang nội dung tương ứng của Bảng số 5]

 

 

Ghi chú:

(1) Phần công việc đã thực hiện bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu, công việc khác đã được thực hiện (gồm cả gói thầu đã được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng chưa lựa chọn được nhà thầu, gói thầu đã lựa chọn nhà thầu nhưng chưa ký hợp đồng, gói thầu đã ký kết và đang thực hiện hợp đồng, gói thầu, nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu đã thực hiện) với giá trị tương ứng và văn bản phê duyệt là căn cứ pháp lý để thực hiện.

(2) Ghi tóm tắt nội dung công việc hoặc tên các gói thầu đã thực hiện. (3) Ghi cụ thể tên đơn vị thực hiện.

(4) Ghi giá trị của phần công việc, ghi cụ thể đồng tiền (ghi theo giá trị thanh lý, nghiệm thu hoặc giá hợp đồng,… tùy theo giá trị nào gần nhất với thời điểm trình).

(5) Ghi tên văn bản phê duyệt (Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, Quyết định giao việc,…).

IV. Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu(1)

Bảng số 2

STT

Nội dung công việc(2)

Đơn vị thực hiện(3)

Giá trị(4)

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

Tổng giá trị [kết chuyển sang nội dung tương ứng của Bảng số 5]

 

Ghi chú:

(1) Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, trả lãi vay; các công việc do chủ đầu tư tự tiến hành bao gồm lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả mời quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu; các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu với giá trị tương ứng. Phần này bao gồm cả các gói thầu, nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu đồng dự kiến sẽ mua sắm theo quy trình quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật Đấu thầu. Trường hợp gói thầu, nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu mà dự kiến hình thành gói thầu để tổ chức lựa chọn nhà thầu theo các hình thức: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, chỉ định thầu, tự thực hiện, tham gia của cộng đồng, lựa chọn nhà thầu theo trường hợp đặc biệt, chào giá trực tuyến, mua sắm trực tuyến thì các gói thầu này thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu nêu tại Mục V. Trường hợp chủ đầu tư chưa dự kiến được gói thầu, nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu đồng có thể phát sinh trong năm tài chính, năm ngân sách thì phần công việc này thuộc phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu nêu tại Mục VI.

(2) Mô tả tóm tắt nội dung công việc và không bao gồm phần công việc đã kê tại Bảng 1.

(3) Ghi cụ thể tên đơn vị thực hiện (nếu có).

(4) Ghi giá trị của phần công việc; ghi cụ thể đồng tiền.

V. Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Bảng tổng hợp phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu(1):

Bảng số 3

Stt

Tên chủ đầu tư(2)

Tên gói thầu(3)

Giá gói thầu(4)

Nguồn vốn(5)

Hình thức lựa chọn nhà thầu(6)

Phương thức lựa chọn nhà thầu(7)

Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu(8)

Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu(9)

Loại hợp đồng (10)

Thời gian thực hiện gói thầu(11)

Tùy chọn mua thêm(12)

Giám sát hoạt động đấu thầu (13)

Tên gói thầu

Tóm tắt công việc chính của gói thầu

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng giá gói thầu

[kết chuyển sang Bảng số 5]

 

Ghi chú:

(1) Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu. Đơn vị trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu nêu rõ cơ sở của việc chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu tại Mục V.2 của tờ trình này.

(2) Điền tên chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư đối với gói thầu đấu thầu trước theo quy định tại Điều 42 của Luật Đấu thầu hoặc gói thầu cần thực hiện trước khi phê duyệt dự án.

(3) Ghi tên gói thầu vào cột “Tên gói thầu”; nêu tóm tắt phạm vi công việc chính của gói thầu vào cột “Tóm tắt công việc chính của gói thầu”.

Nội dung, phạm vi công việc của gói thầu phù hợp với nội dung nêu trong quyết định phê duyệt dự án, phù hợp với dự toán mua sắm. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần riêng biệt thì tên của từng phần cần thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.

(4) Giá gói thầu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật Đấu thầu.

(5) Nguồn vốn thực hiện theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 38, khoản 3 Điều 39 của Luật Đấu thầu.

(6) Hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 39 của Luật Đấu thầu; việc áp dụng từng hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương II và khoản 6 Điều 43 Luật Đấu thầu, Mục 2, Mục 3 Chương VII Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.

Đối với gói thầu chỉ định thầu quy định tại điểm m khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu trường hợp đề xuất áp dụng quy trình rút gọn thì ghi “chỉ định thầu rút gọn” vào Mục này; trường hợp đề xuất áp dụng quy trình thông thường thì ghi “chỉ định thầu thông thường” vào Mục này.

Trường hợp hình thành dự án đầu tư đối với dự toán mua sắm theo Mục I (Mô tả tóm tắt dự án, dự toán mua sắm) và gói thầu thuộc hạn mức chỉ định thầu (từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng) thì ghi “chỉ định thầu rút gọn” vào Mục này nếu đề xuất áp dụng quy trình rút gọn; ghi “chỉ định thầu thông thường” vào Mục này nếu đề xuất áp dụng quy trình thông thường.

Đối với chào giá trực tuyến, ghi rõ chào giá trực tuyến thông thường hoặc chào giá trực tuyến rút gọn theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 98 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP. Đối với lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân, ghi rõ lựa chọn tư vấn cá nhân thông thường hoặc lựa chọn tư vấn cá nhân quy trình rút gọn theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.

(7) Phương thức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương II của Luật Đấu thầu. Trong đó, phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ chỉ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đòi hỏi kỹ thuật cao theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ căn cứ quy định quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Đấu thầu; đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.

Đối với gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn thì không ghi nội dung này.

(8) Ghi tổng thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu (là số ngày tối đa tính từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đến khi có kết quả lựa chọn nhà thầu, bao gồm cả thời gian thẩm định. Trường hợp cần thiết, có thể ghi rõ thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thời gian thẩm định vào mục này.

Trường hợp gói thầu có lựa chọn danh sách ngắn thì thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu bao gồm cả thời gian lựa chọn danh sách ngắn tính từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm đến khi có kết quả lựa chọn danh sách ngắn (có thể ghi rõ thời gian đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, thời gian thẩm định).

Đối với trường hợp xử lý tình huống theo quy định tại khoản 4 Điều 131 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP và trường hợp hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu, không phải điều chỉnh thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

(9) Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 39 của Luật Đấu thầu.

(10) Loại hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật Đấu thầu.

(11) Thời gian thực hiện gói thầu thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 39 của Luật Đấu thầu.

Thời gian thực hiện gói thầu cần phù hợp với tiến độ thực hiện dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì quy định cụ thể thời gian thực hiện gói thầu cho từng phần.

Đối với mua sắm tập trung áp dụng thỏa thuận khung, thời gian thực hiện gói thầu căn cứ theo thỏa thuận khung.

(12) Tùy chọn mua thêm chỉ áp dụng đối với gói thầu mua sắm rộng rãi, đàm phán giá và thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 39 của Luật Đấu thầu Trường hợp áp dụng tùy chọn mua thêm thì ghi rõ khối lượng, số lượng có thể mua bổ sung theo tỷ lệ phần trăm so với khối lượng tương ứng của hợp đồng nhưng bảo đảm không vượt 30%; nêu giá trị ước tính tương ứng. Trường hợp không áp dụng tùy chọn mua thêm thì ghi “không áp dụng”.

(13) Đối với gói thầu được đề xuất áp dụng giám sát, ghi rõ cá nhân, đơn vị được đề xuất thực hiện giám sát hoạt động đấu thầu kèm theo email, số điện thoại, địa chỉ liên hệ. Đối với gói thầu không đề xuất áp dụng giám sát hoạt động đấu thầu thì để trống nội dung này.

Đối với gói thầu có giá dưới 500 triệu đồng, chủ đầu tư đề xuất người có thẩm quyền áp dụng hoặc không áp dụng việc chỉ cho phép nhà thầu sau được tham dự thầu: có từ 50% lao động trở lên là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu vẫn còn hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP. Trường hợp người có thẩm quyền quyết định áp dụng mà không có nhà thầu tham dự hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu thì tổ chức đấu thầu lại, nhà thầu không phải đáp ứng yêu cầu này. Việc áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp này căn cứ ghi chú (6).

2. Giải trình nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

Trong Mục này cần giải trình các nội dung tại Bảng số 3, cụ thể như sau:

a) Cơ sở phân chia các gói thầu:__ [giải trình cơ sở phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu. Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ vào nội dung dự án, dự toán mua sắm, tính chất của công việc, trình tự thực hiện theo thời gian và theo các nguyên tắc sau:

+ Đảm bảo tính đồng bộ về mặt kỹ thuật và công nghệ của dự án, dự toán mua sắm, không được chia công việc của dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu quá nhỏ, làm mất sự thống nhất, đồng bộ về kỹ thuật và công nghệ;

+ Đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, dự toán mua sắm;

+ Đảm bảo quy mô hợp lý (phù hợp với điều kiện của dự án, dự toán mua sắm năng lực của nhà thầu hiện tại và phù hợp với sự phát triển của thị trường trong nước...);

Việc chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định để thực hiện chỉ định thầu hoặc tạo cơ hội cho số ít nhà thầu tham gia là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu];

b) Giá gói thầu;

c) Nguồn vốn;

d) Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu;

đ) Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu;

e) Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu;

g) Loại hợp đồng;

h) Thời gian thực hiện gói thầu;

i) Tùy chọn mua thêm (nếu có);

k) Giám sát hoạt động đấu thầu (nếu có).

VI. Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có)

Trường hợp tại thời điểm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự án, dự toán mua sắm có những phần công việc chưa đủ điều kiện để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì cần nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này tại Bảng số 4.

Bảng số 4

STT

Nội dung

Giá trị

1

 

 

2

 

 

3

 

 

...

 

 

Tổng giá trị [kết chuyển sang Bảng số 5]

 

VII. Tổng giá trị các phần công việc

Bảng số 5

STT

Nội dung

Giá trị

1

Tổng giá trị phần công việc đã thực hiện

 

2

Tổng giá trị phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu

 

3

Tổng giá trị phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu

 

4

Tổng giá trị phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có)

 

Tổng giá trị các phần công việc

 

Tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm hoặc dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư

[ghi giá trị]

VIII. Kiến nghị

Trên cơ sở những nội dung phân tích nêu trên, [đơn vị trình] đề nghị __[người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu] xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án, dự toán mua sắm: ___[ghi tên dự án, dự toán mua sắm].

Kính trình [người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu] xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Đơn vị thẩm định;
- Lưu VT.

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ĐƠN VỊ TRÌNH
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

DANH MỤC TÀI LIỆU

(Kèm theo Tờ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu)

STT

Nội dung

Ghi chú

I

Đối với dự án

 

1

Quyết định phê duyệt dự án và các tài liệu có liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi phê duyệt dự án là quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư.

Bản chụp

2

Quyết định phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu (nếu có)

Bản chụp

3

Tài liệu về giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, trừ trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công

Bản chụp

4

Kế hoạch bố trí vốn thực hiện dự án hoặc nguồn vốn thực hiện dự án đối với các dự án không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 38 của Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023.

Bản chụp

5

Điều ước quốc tế, thỏa thuận vay đối với các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trừ trường hợp đấu thầu trước quy định tại Điều 42 của Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023.

Bản chụp

6

Văn bản pháp lý có liên quan

 

II

Đối với dự toán mua sắm

 

1

Tài liệu về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (nếu có)

Bản chụp

2

Văn bản pháp lý có liên quan

 

___________________

4 Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 40 và khoản 2 Điều 41 của Luật Đấu thầu, trường hợp người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì đơn vị trình là chủ đầu tư; trường hợp chủ đầu tư (bao gồm cả trường hợp được người có thẩm quyền ủy quyền) hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì đơn vị trình là do chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quy định.

5 Trường hợp đã lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu thì cần đảm bảo nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu. Trong trường hợp này, chủ đầu tư không cần giải trình, nêu lý do đối với các nội dung phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu. Trường hợp các nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu khác với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư phải giải trình, nêu rõ lý do trong tờ trình, báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định mà không phải trình, phê duyệt lại kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.

6 Được xác định căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 và khoản 2 Điều 41 của Luật Đấu thầu.

7 Đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu thực hiện trước khi phê duyệt dự án thì thay bằng “dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư”

 

6. Lập, phê duyệt bảng theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư

6.1. Trình tự, thủ tục thực hiện (Điều 11 Nghị định số 23/2024/NĐ-CP, Điều 66 Nghị định số 115/2024/NĐ-CP)

- Chủ tịch UBND tỉnh giao cơ quan, đơn vị trực thuộc, cơ quan chuyên môn lập bảng theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư.

- Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt bảng theo dõi tiến độ các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư, trong đó quyết định bên mời thầu, hình thức, phương thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.

- Đối với dự án đầu tư kinh doanh thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư, bảng theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt độc lập hoặc đồng thời với quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

Đối với dự án đầu tư kinh doanh không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, bảng theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt đồng thời với thông tin dự án đầu tư kinh doanh.

- UBND tỉnh tạo lập, phân quyền tài khoản nghiệp vụ cho cơ quan, đơn vị trực thuộc, cơ quan chuyên môn để đăng tải bảng theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày văn bản phê duyệt được ban hành.

6.2. Thành phần hồ sơ (khoản 1 Điều 11 Nghị định số 23/2024/NĐ-CP):

Bảng theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư theo phụ lục I Nghị định số 23/2024/NĐ-CP.

6.3. Số lượng hồ sơ: Không quy định.

6.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cơ quan, đơn vị trực thuộc, cơ quan chuyên môn thuộc địa phương.

6.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Các cơ quan, đơn vị trực thuộc, cơ quan chuyên môn.

+ Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Không quy định.

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt bảng theo dõi tiến độ các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư.

6.8. Phí, lệ phí: Không quy định

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phụ lục I Nghị định số 23/2024/NĐ-CP.

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đảm bảo đủ nội dung đúng quy định tại Nghị định số 23/2024/NĐ-CP.

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Đấu thầu, Nghị định số 23/2024/NĐ-CP, Nghị định số 115/2024/NĐ-CP.

7. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu (trong lựa chọn nhà đầu tư)

7.1. Trình tự thực hiện: Căn cứ Điều 48 Luật Đấu thầu.

1. Bên mời thầu giao tổ chuyên gia lập hồ sơ mời thầu theo các nội dung quy định tại Điều 48 của Luật Đấu thầu để nhà đầu tư lập hồ sơ dự thầu.

2. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu:

a) Bên mời thầu trình người có thẩm quyền dự thảo hồ sơ mời thầu và các tài liệu liên quan, đồng thời gửi tổ thẩm định;

b) Tổ thẩm định thực hiện thẩm định hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điều 52 của Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ;

c) Người có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu bằng văn bản căn cứ tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

7.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp qua hệ thống iOffice

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu của bên mời thầu;

b) Dự thảo hồ sơ mời thầu;

c) Bản chụp các tài liệu: Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư) hoặc văn bản phê duyệt thông tin dự án đầu tư kinh doanh (đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư);

d) Tài liệu khác theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực và pháp luật có liên quan.

e) Báo cáo thẩm định.

f) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

7.4. Thời hạn giải quyết: Chưa quy định.

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bên mời thầu, tổ chuyên gia, tổ thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt.

7.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Các Sở, cơ quan trực thuộc cấp huyện.

+ Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các Sở, cơ quan trực thuộc cấp huyện.

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

7.8. Phí, lệ phí (nếu có): Theo Điều 6 Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ;

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phụ lục II Thông tư 03/2024/TT-BKHĐT ngày 06/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Danh mục dự án có thủ tục đầu tư, thuộc đối tượng đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công.

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Đấu thầu; Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ; Thông tư 03/2024/TT- BKHĐT ngày 06/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

8. Lựa chọn danh sách ngắn đối với đấu thầu hạn chế (trong lựa chọn nhà đầu tư).

8.1. Trình tự thực hiện (Điều 14 Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ)

Bên mời thầu xác định danh sách ngắn gồm tối thiểu 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu của dự án đầu tư kinh doanh và có nhu cầu tham dự thầu, trình người có thẩm quyền phê duyệt.

8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp qua hệ thống iOffice

8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Tờ trình đề nghị phê duyệt danh sách ngắn các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu của dự án đầu tư kinh doanh và có nhu cầu tham dự thầu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

8.4. Thời hạn giải quyết: Chưa quy định.

8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bên mời thầu, tổ chuyên gia, tổ thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt.

8.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Các Sở, cơ quan trực thuộc cấp huyện.

+ Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các Sở, cơ quan trực thuộc cấp huyện.

8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt danh sách ngắn của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện và đăng tải công khai danh sách ngắn trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

8.8. Phí, lệ phí: Không;

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Các nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn không được liên danh với nhau để tham dự thầu.

8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Đấu thầu; Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ; Thông tư 03/2024/TT- BKHĐT ngày 06/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

9. Phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật

9.1. Trình tự thực hiện (Điều 24 Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ)

1. Tổ chuyên gia trình phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

2. Bên mời thầu phê duyệt bằng văn bản Danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

3. Bên mời thầu thông báo danh sách các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến tất cả các nhà đầu tư tham dự thầu và mời các nhà đầu tư tham dự thầu mở hồ sơ đề xuất về tài chính, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở hồ sơ đề xuất tài chính.

9.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp qua hệ thống iOffice.

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Tờ trình phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của tổ chuyên gia.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

9.4. Thời hạn giải quyết: Chưa quy định.

9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bên mời thầu, tổ chuyên gia, tổ thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt.

9.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Các Sở, cơ quan trực thuộc cấp huyện.

+ Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các Sở, cơ quan trực thuộc cấp huyện.

9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo danh sách các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến tất cả các nhà đầu tư tham dự thầu.

9.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không;

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không;

9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Đấu thầu; Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ; Thông tư 03/2024/TT- BKHĐT ngày 06/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

10. Thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư

10.1. Trình tự thực hiện (Điều 27, 53 Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ)

1. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu Tổ thẩm định thực hiện thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 53 của Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ;

2. Người có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư bằng văn bản căn cứ tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

10.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp qua hệ thống iOffice.

10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu.

b) Tờ trình phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

c) Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

d) Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời thầu, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ dự thầu của các nhà đầu tư và những tài liệu khác có liên quan.

e) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

10.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định

10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bên mời thầu, tổ chuyên gia, tổ thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt.

10.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Các Sở, cơ quan trực thuộc cấp huyện.

+ Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các Sở, cơ quan trực thuộc cấp huyện.

10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

10.8. Phí, lệ phí (nếu có): Theo Điều 6 Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ

10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Đấu thầu; Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ; Thông tư 03/2024/TT- BKHĐT ngày 06/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 839/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình

Số hiệu: 839/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
Người ký: Trần Song Tùng
Ngày ban hành: 04/10/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 839/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…