Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 763/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 01 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TỈNH NGHỆ AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị; Kết luận số 120 -KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị (khóa XI) của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đy mạnh, nâng cao cht lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”;

Căn cứ Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 30/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015; Nghị định s60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở;

Xét đề nghị của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 5287/QĐ-UBND ngày 07/11/2013 của UBND tỉnh.

Điều 3. Các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh, thành viên Tổ thư ký giúp việc Ban chỉ đạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Dân vận TW;
- TT Tnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Ban Dân vận Tnh ủy;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành, thị;
- Ban Dân vận các huyện, thành, thị;
- Lưu VT, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xu
ân Đường

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số
763/QĐ-UBND ngày 01/03/2016 ca UBND tỉnh Nghệ An)

Chương I

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Điều 1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo

1. Tham mưu giúp Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh lập chương trình kế hoạch thực hiện tốt Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị (khóa IX); Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 28/3/2002, Kết luận số 120 -KL/TW ngày 07/01/2016 của BChính trị (khóa XI); Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015; Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chở cơ sở.

2. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của các huyện, thành, thị, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước.

3. Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tt Quy chế dân chủ. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

4. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và kiến nghị đề xuất với Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở.

5. Xét và đề nghị UBND tỉnh khen thưởng các đơn vị thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời nhắc nhở các đơn vị thực hiện chưa tốt.

Điều 2. Nhiệm vụ của Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và các thành viên Ban chỉ đạo

1. Trưởng Ban:

- Phụ trách chung, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Ban chỉ đo và kết quả xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong phạm vi toàn tỉnh.

- Quyết định chương trình kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo sau khi có ý kiến của các Phó Trưởng Ban và các thành viên.

- Chủ trì các cuộc họp của Ban chỉ đạo theo định kỳ.

2. Phó Trưởng Ban thường trực:

- Chịu trách nhiệm Thường trực điều hành các hoạt động của Ban chỉ đạo theo chương trình kế hoạch đã đề ra.

- Chỉ đạo tổ thư ký soạn thảo, xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo, chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban chỉ đạo. Khâu nối hoạt động của bộ phận thường trực và các thành viên Ban chỉ đạo.

- Trực tiếp đôn đốc, kiểm tra hoạt động của Ban chỉ đạo cấp huyện, sở, ban, ngành, doanh nghiệp.

- Tng hợp tình hình kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tnh đbáo cáo Trung ương và thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

- Chtrì một scuộc họp Ban chỉ đạo khi được Trưng Ban ủy quyền.

Phó Trưng Ban thường trực kiêm Trưởng Tiểu Ban chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/UBTVQH11.

3. Các Phó Trưởng Ban:

- Giúp Trưởng Ban, Phó Trưng Ban thường trực hoàn thành các công việc của Ban chỉ đạo giao.

- Trực tiếp phụ trách những phần việc được phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về kết quả công việc đó.

4. Ủy viên trực Ban chỉ đạo:

- Trực tiếp giúp Trưởng ban, Phó trưởng ban Thường trực hoàn thành nhiệm vụ khi được giao và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao.

- Trực tiếp chỉ đạo Tổ thư ký giúp việc BCĐ chuẩn bị các văn bản, tài liệu phục vụ cho hoạt động và các cuộc họp của BCĐ.

5. Các thành viên Ban chỉ đạo:

- Dành thời gian thỏa đáng cho việc chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ tại địa bàn và lĩnh vực được phân công.

- 06 tháng báo cáo kết quả chỉ đạo của cá nhân và kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở ngành, lĩnh vực mình công tác và đim được phân công cho Thường trực Ban chỉ đạo, đng thời gửi báo cáo cho Tiu Ban nơi thành viên Ban chỉ đạo tham gia.

- Tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch và báo cáo của Ban chỉ đạo, tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban chỉ đạo.

Chương II

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

Điều 3. Chế độ làm việc

1. Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở cấp tnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt và điều hành các công việc của Ban chỉ đạo. Phục vụ kịp thời yêu cầu của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ Trung ương.

2. Ban Dân vận Tỉnh ủy là cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Ban chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Thường xuyên giữ mối liên hệ với các thành viên Ban chỉ đạo và tổ thư ký giúp việc Ban chỉ đạo, bảo đảm cho Ban chỉ đạo hoạt động thiết thực và có hiệu quả.

3. Ban chỉ đạo thành lập các Tiểu ban theo Pháp lệnh số 34/PL-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 04/NĐ-CP, Nghị định số 60/NĐ-CP của Chính phủ để chỉ đạo chuyên sâu việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ theo từng loại hình cơ sở. Các Tiểu ban hoạt động dưới sự điều hành của Thường trực Ban chỉ đạo.

4. Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cấp tỉnh thành lập Tổ thư ký giúp việc cho Ban chỉ đạo. Tổ thư ký có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan chuẩn bị các nội dung về chương trình, kế hoạch của Ban chỉ đạo, chuẩn bị dự thảo kế hoạch công tác, chương trình nội dung các cuộc họp, giúp Ban chỉ đạo tổng hợp tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở các địa phương, các ngành, các doanh nghiệp và toàn tỉnh. Thường xuyên báo cáo, đề xuất vi Thường trực Ban chỉ đạo để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, thực hiện các chương trình kế hoạch đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao. Các thành viên t thư ký được tham dự các kỳ sinh hoạt của Ban chỉ đạo và dự các hội nghị tổng kết chuyên đề về Quy chế dân chủ theo sự phân công của Thường trực Ban chỉ đạo.

Tổ thư ký có 01 đồng chí Tổ trưởng kiêm thư ký Tiểu ban chỉ đạo Pháp lệnh số 34/PL-UBTVQH; có 01 đồng chí tviên kiêm thư ký tiểu ban chỉ đạo thực hiện Nghị định số 04/NĐ-CP; có 01 đồng chí tổ viên kiêm thư ký tiểu ban chỉ đạo Nghị định số 60/NĐ-CP và một số đồng chí ở cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo.

Điều 4. Chế độ sinh hoạt

1. Ban chỉ đạo họp 6 tháng 01 ln, khi cn có thsinh hoạt chuyên đvới các thành viên hoặc Tiểu ban có liên quan.

2. Chế độ báo cáo của các đồng chí thành viên: 6 tháng có báo cáo bằng văn bản gửi về Ban chỉ đạo (qua Ban Dân vận Tỉnh ủy - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo) về tình hình thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ngành, lĩnh vực công tác và điểm được phân công phụ trách, các kiến nghị, đề xuất và nhiệm vụ trong thời gian tới.

3. Các văn bản phục vụ các cuộc họp của Ban chỉ đạo được gửi cho các thành viên trước ít nhất là 3 ngày để bảo đảm cuộc họp có chất lượng.

4. Đồng chí Trưng ban chủ trì các cuộc họp Ban chỉ đạo. Các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ và tích cực đóng góp ý kiến. Nếu có lý do không thể dự họp được phải thông báo cho cơ quan thường trực, nếu cử người đi thay thì phải được sự đng ý của thường trực Ban chỉ đạo.

5. Theo tính chất từng cuộc họp, Ban chỉ đạo có thể mời lãnh đạo các cơ quan hoặc những người có liên quan đến nội dung cuộc họp tham dự và đóng góp ý kiến.

6. Tổ trưởng tổ thư ký có trách nhiệm ghi biên bản các cuộc họp Ban chỉ đạo và biên bản của Hội nghị sơ, tổng kết QCDC cấp tỉnh.

Điều 5. Mối quan hệ công tác

1. Đối với Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ Trung ương: Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ ở cơ sở cấp tỉnh thường xuyên giữ mối quan hệ và báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ của tỉnh về Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ Trung ương một cách đầy đủ, kịp thời theo quy định. Tham gia các cuộc họp do Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ Trung ương tchức. Đối với những nội dung cần thiết và vượt thẩm quyền, Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ của tỉnh xin ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ Trung ương.

2. Đối với Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ ở cơ sở cấp tỉnh làm việc dưới sự lãnh đạo của Thường trực Tnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

3. Đối với UBND tỉnh: Ban chỉ đạo chịu sự chỉ đạo của UBND tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện chương trình công tác.

4. Đối với các huyện, thành, thị, các ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, công ty cổ phần: Ban chỉ đạo Quy chế dân chở cơ sở cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ và trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ s.

Điều 6. Kinh phí hoạt động

1. Kinh phí hoạt động hàng năm của Ban chỉ đạo được UBND tỉnh cấp qua cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo (Ban Dân vận Tỉnh ủy) và các Tiểu Ban chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL -UBTVQH11, Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, Nghị định số 60/2013/NĐ-CP trên cơ sở dự toán được duyệt. Trong số kinh phí được cấp, cơ quan Thường trực BCĐ trích một phần htrợ cho các đồng chí thành viên BCĐ và tthư ký nghiên cứu, đọc tài liệu quy chế dân chủ ngoài giờ, đi kiểm tra cơ sở do làm việc kiêm nhiệm.

2. Phương tiện và điều kiện hoạt động của các thành viên Ban chỉ đạo do cơ quan nơi thành viên Ban chỉ đạo công tác đảm nhiệm, chủ yếu gắn việc chỉ đạo kiểm tra công tác Quy chế cơ sở với công tác chuyên môn của ban, ngành, Mặt trận, các đoàn thđể phối hợp có hiệu quả. Ngoài ra, thường trực Ban chđạo quyết định một số đợt kiểm tra, chỉ đạo cơ sở theo chuyên đề.

Điều 7. Về việc sử dụng con dấu

1. Ban chỉ đạo dùng dấu của UBND tỉnh.

2. Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ đạo dùng dấu của Ban Dân vận Tỉnh ủy (cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo) đphát hành văn bản và giao dịch công việc.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế này.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở báo cáo UBND tnh xem xét, quyết định./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 763/QĐ-UBND năm 2016 quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An

Số hiệu: 763/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
Người ký: Nguyễn Xuân Đường
Ngày ban hành: 01/03/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 763/QĐ-UBND năm 2016 quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…