Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

B CÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 726/QĐ-BCA-V03

Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THEO DÕI, KIỂM TRA TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2021 TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN

Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sđiều của Nghị định s59/2012/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06/8/2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Bộ Công an;

Căn cứ Chương trình công tác pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp năm 2021 của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp tại Công văn số 279/V03-P6 ngày 29 tháng 01 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật năm 2021 trong Công an nhân dân.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Đ/c Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đ/c Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Bộ Tư pháp (để
theo dõi);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Công an (để đăng tải);
- Lưu: VT, V03 (P6).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Lê Quý Vương

 

KẾ HOẠCH

THEO DÕI, KIỂM TRA TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2021 TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
(Kèm theo Quyết định số 726/QĐ-BCA-V03 ngày 01 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Bảo đảm việc triển khai thi hành pháp luật của Công an các đơn vị, địa phương được nghiêm chỉnh, kịp thời, trách nhiệm, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả; phát hiện những vướng mắc, bất cập, chồng chéo trong các quy định của pháp luật để kiến nghị các cấp có thẩm quyền tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật về an ninh, trật tự; kịp thời khắc phục bất cập, hạn chế trong áp dụng pháp luật của cán bộ thực thi pháp luật trong Công an nhân dân; khẳng định vai trò, vị trí, trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân với chính quyền địa phương; góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 -2025.

2. Yêu cầu

a) Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, các cấp ủy Đảng và lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương; phát huy vai trò chủ động tham mưu, hướng dẫn, triển khai thực hiện của tchức pháp chế các đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Công an các đơn vị, địa phương).

b) Công tác theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, đầy đủ các nội dung theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP (sau đây gọi chung là Nghị định số 59/2012/NĐ-CP); bám sát các nhiệm vụ được nêu tại Nghị quyết số 01-NQ/ĐUCA ngày 02/12/2020 của Đảng ủy Công an Trung ương về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân năm 2021 và những năm tiếp theo, Chỉ thị số 14/CT-BCA ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an về nhiệm vụ công tác công an năm 2021. Xác định cụ thể nội dung công việc, thời gian thực hiện và trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong việc triển khai công tác theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật.

c) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị Công an các cấp trong quá trình theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật, tránh trùng lắp, chồng chéo, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường khác của Công an các đơn vị, địa phương.

II. NHIỆM VỤ CỤ TH

1. Xây dựng kế hoạch theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật

Căn cứ Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ được giao, Công an đơn vị, địa phương xây dựng Kế hoạch theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật của đơn vị, địa phương mình và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Kế hoạch, trong đó cần xác định rõ những nội dung sau:

a) Nhiệm vụ trọng tâm của công tác theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và nội dung công việc cụ thể.

b) Hình thức theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật.

c) Phân công trách nhiệm cụ thể (đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp), thời gian hoàn thành và tiến độ thực hiện.

d) Điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch (kinh phí, phương tiện, cán bộ và các bảo đảm khác).

2. Nội dung trọng tâm của công tác theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong năm 2021

a) Tình hình, kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

b) Tình hình thực hiện các quy định về dân chủ trong Công an nhân dân.

c) Tình hình, kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về công tác tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, xử lý vi phạm hành chính, điều tra, thi hành án hình sự;

d) Tình hình, kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

đ) Tình hình, kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.

e) Tình hình, kết quả thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; pháp luật về đất đai;

f) Việc thực hiện quy định của pháp luật về phân cấp, phân quyền trong xây dựng, mua sắm tài sản công, bảo hiểm y tế.

g) Việc thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân.

h) Công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành pháp luật.

3. Cách thức theo dõi, kiểm tra tình hình hành pháp luật

a) Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật

- Nội dung hoạt động

Việc thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật được thực hiện từ các nguồn sau:

+ Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật của các đơn vị trực thuộc; các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng kết, sơ kết, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

+ Thông tin, phản ánh từ các phương tiện thông tin đại chúng;

+ Phản ánh, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;

+ Thông tin từ kết quả hoạt động, kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm sát xét xử;

+ Các nguồn thông tin khác có nội dung liên quan đến việc tổ chức thi hành pháp luật của Công an các đơn vị, địa phương.

- Cơ quan thực hiện: Công an các đơn vị, địa phương.

- Thời gian thực hiện: Cả năm 2021.

b) Hội thảo, tọa đàm, khảo sát tình hình thi hành pháp luật

- Nội dung hoạt động

Căn cứ yêu cầu công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh và chức năng, nhiệm vụ được giao, Công an các đơn vị, địa phương tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, khảo sát nhằm thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực, địa bàn được phân công. Việc khảo sát được tiến hành theo từng lĩnh vực, địa bàn và đối tượng cụ thể thông qua phiếu khảo sát, phỏng vấn trực tiếp hoặc các hình thức phù hp khác.

- Cơ quan thực hiện: Công an các đơn vị, địa phương.

- Thời gian thực hiện: Cả năm 2021.

c) Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật

- Nội dung hoạt động

+ Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo kế hoạch hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền khi có những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thi hành pháp luật; phạm vi, nội dung, đối tượng kiểm tra và thành phần đoàn kiểm tra tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo kế hoạch và quyết định của người có thẩm quyền (Bộ trưởng, Thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

+ Kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo các nội dung sau đây:

(1) Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

(2) Việc bảo đảm các điều kiện về biên chế, kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

(3) Việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

(4) Việc ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

(5) Công tác phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

(6) Việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Cơ quan thực hiện: Công an các đơn vị, địa phương.

- Thời gian thực hiện: Cả năm 2021.

d) Xử lý kết quả theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật

Căn cứ kết quả thu thập thông tin, khảo sát, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và đề xuất, kiến nghị của Công an các đơn vị, địa phương thuộc quyền, lãnh đạo Công an các cấp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.

- Cơ quan thực hiện: Công an các đơn vị, địa phương.

- Thời gian thực hiện: Cả năm 2021.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Kế hoạch này, Công an các đơn vị, địa phương căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tế xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trước ngày 20/02/2021; báo cáo kết quả thực hiện về Bộ (qua Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp) trước ngày 05/12/2021 để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ và cấp có thẩm quyền.

2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ban hành kế hoạch kiểm tra tại đơn vị, địa phương mình; bố trí cán bộ, kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác cho hoạt động theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng chuyên mục phản ánh tình hình thi hành pháp luật trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử và các phương tiện truyền thông khác của đơn vị, địa phương.

3. Giao Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Kế hoạch này; tổ chức các Đoàn kiểm tra của Bộ kiểm tra tình hình thi hành pháp luật tại Công an một số đơn vị, địa phương (có kế hoạch cụ thể riêng); theo dõi, tổng hp tình hình, kết quả thực hiện báo cáo lãnh đạo Bộ để chỉ đạo, xây dựng báo cáo của Bộ Công an về kết quả thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật, trình lãnh đạo Bộ, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 726/QĐ-BCA-V03 về Kế hoạch theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật năm 2021 trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Số hiệu: 726/QĐ-BCA-V03
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công An
Người ký: Lê Quý Vương
Ngày ban hành: 01/02/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 726/QĐ-BCA-V03 về Kế hoạch theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật năm 2021 trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…