BỘ
XÂY DỰNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 709/QĐ-BXD |
Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2010 |
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG CÔNG TÁC CỦA BỘ TRƯỞNG VÀ CÁC THỨ TRƯỞNG BỘ
XÂY DỰNG
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định
số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số
23/2006/QĐ-BXD ngày 18/8/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nguyên tắc phân công, mối quan hệ công tác giữa Bộ trưởng và
các Thứ trưởng
1. Bộ trưởng là
thành viên Chính phủ, là người đứng đầu, lãnh đạo Bộ Xây dựng và chịu trách nhiệm
trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội về quản lý nhà nước các lĩnh vực
được Chính phủ giao trên phạm vi cả nước, về tổ chức, hoạt động của Bộ và các
cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng lãnh đạo,
chỉ đạo, điều hành chung mọi mặt hoạt động của Bộ, các Thứ trưởng, các Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc mọi nhiệm vụ, quyền
hạn của Bộ trưởng theo quy định của pháp luật; trực tiếp chỉ đạo các nhiệm vụ lớn,
quan trọng, mang tính chiến lược trong tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của Bộ.
2. Bộ trưởng phân
công các Thứ trưởng giúp Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, xử lý thường xuyên các
công việc cụ thể thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng trong từng lĩnh vực công tác của
Bộ, ngoại trừ những công việc do Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo. Thứ trưởng được
thay mặt Bộ trưởng sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng để giải quyết các công việc
được phân công.
Bộ trưởng phân
công một Thứ trưởng làm nhiệm vụ thường trực để giúp Bộ trưởng điều phối các hoạt
động chung của cơ quan Bộ theo chương trình, kế hoạch công tác của Bộ và theo
yêu cầu chỉ đạo của Bộ trưởng. Thứ trưởng thường trực ngoài việc thực hiện các
nhiệm vụ thường xuyên theo lĩnh vực được phân công, còn thay mặt Bộ trưởng chỉ
đạo, giải quyết các công việc do Bộ trưởng trực tiếp phụ trách khi Bộ trưởng vắng
mặt tại cơ quan Bộ.
3. Trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, Thứ trưởng chủ động giải quyết công việc;
chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về những quyết định của mình. Thứ trưởng phải
kịp thời báo cáo Bộ trưởng những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm; những vấn đề
còn có ý kiến khác nhau giữa Bộ Xây dựng với các Bộ, ngành, địa phương; những vấn
đề do Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng hoặc các đồng chí lãnh đạo cao cấp
của Đảng, Nhà nước trực tiếp chỉ đạo.
Trong khi thực thi
nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan tới lĩnh vực do Thứ trưởng khác phụ trách thì
các Thứ trưởng chủ động trao đổi, phối hợp với nhau để giải quyết; trường hợp
các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau hoặc liên quan tới lĩnh vực do Bộ trưởng trực
tiếp chỉ đạo thì Thứ trưởng đang phụ trách giải quyết công việc đó báo cáo Bộ
trưởng xem xét, quyết định.
4. Trong quá trình
chỉ đạo, điều hành các công việc cụ thể được phân công, Bộ trưởng, Thứ trưởng đẩy
mạnh việc phân cấp, uỷ quyền nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và đề cao
trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; đồng thời thường
xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện
các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, uỷ quyền theo quy định của pháp luật và
ý kiến chỉ đạo của mình. Bộ trưởng, Thứ trưởng không giải quyết các vấn đề
không thuộc thẩm quyền của lãnh đạo Bộ hoặc đã phân cấp, uỷ quyền cho Thủ trưởng
các đơn vị trực thuộc Bộ.
5. Bộ trưởng và
các Thứ trưởng duy trì các cuộc họp giao ban lãnh đạo Bộ định kỳ hàng tuần,
ngoài ra khi cần thiết còn có các cuộc giao ban, hội ý đột xuất để phối hợp xử
lý công việc. Nội dung họp giao ban, hội ý lãnh đạo Bộ do Bộ trưởng quyết định
hoặc do các Thứ trưởng đề nghị Bộ trưởng xem xét, quyết định. Chánh Văn phòng Bộ
có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, xin ý kiến các Thứ trưởng có liên quan và báo
cáo Bộ trưởng quyết định về nội dung, thời gian họp giao ban, hội ý.
Tại các cuộc họp
giao ban, hội ý, Chánh Văn phòng Bộ báo cáo lãnh đạo Bộ về kế hoạch, chương
trình công tác trong tuần, đề xuất phân công những vấn đề mới phát sinh, các
công việc cần phối hợp xử lý; Thứ trưởng trực tiếp trình bày hoặc uỷ quyền cho
Chánh Văn phòng Bộ, hoặc Thủ trưởng đơn vị chủ trì thực hiện trình bày các nội
dung công việc cần phối hợp xử lý.
6. Trong trường hợp
cần thiết, hoặc khi Thứ trưởng vắng mặt, Bộ trưởng trực tiếp xử lý công việc đã
phân công cho Thứ trưởng. Việc phân công công tác giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng
(quy định tại Điều 3 của Quyết định này), tuỳ theo tình hình thực tế, Bộ trưởng
sẽ xem xét, điều chỉnh để đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ.
Điều 2. Nội dung công tác được phân công và trách nhiệm, quyền hạn của
Thứ trưởng
Thứ trưởng giúp Bộ
trưởng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Bộ trưởng và chịu trách nhiệm
trước Bộ trưởng và trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được giao; trong phạm
vi lĩnh vực được phân công, Thứ trưởng có trách nhiệm và quyền hạn sau:
1. Chỉ đạo các đơn
vị trực thuộc Bộ nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách, các dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật; hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, định mức
kinh tế - kỹ thuật; các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án
thuộc lĩnh vực mình phụ trách để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành,
phê duyệt hoặc Bộ trưởng ban hành, phê duyệt theo thẩm quyền; chỉ đạo và tổ chức
thực hiện các văn bản đó sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt.
2. Chỉ đạo, hướng
dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức
có liên quan thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các nhiệm vụ công
tác thuộc lĩnh vực mình phụ trách; kịp thời phát hiện, xử lý, tháo gỡ những khó
khăn, vướng mắc; đề nghị Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết
định theo thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, pháp luật cho phù
hợp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền quyết định
của Bộ trưởng theo đúng quy định của pháp luật.
3. Thường xuyên
theo dõi, xử lý các vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của Bộ trưởng
và các vấn đề mà giữa các Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ không thống nhất được
ý kiến; chủ động quan hệ với các cơ quan, tổ chức, các hội nghề nghiệp hoạt động
trong các lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách. Đề xuất với Bộ trưởng các chủ
trương, chính sách, phương thức, giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản
lý của Bộ đối với các lĩnh vực được phân công phụ trách.
4. Thứ trưởng
không xử lý các vấn đề không được Bộ trưởng phân công và những vấn đề không thuộc
thẩm quyền của Bộ và Bộ trưởng.
Điều 3. Phân công công tác cụ thể của Bộ trưởng và các Thứ trưởng
1. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân:
a) Lãnh đạo, quản
lý, chỉ đạo, điều hành mọi mặt hoạt động của Bộ theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ
Xây dựng; những công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ và Bộ trưởng được
quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ và các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
b) Trực tiếp chỉ đạo
các lĩnh vực công tác:
- Chỉ đạo chung việc
xây dựng hệ thống các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của ngành
Xây dựng; định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các lĩnh vực
thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ; công tác thanh tra, kiểm tra trong các
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trên phạm vi cả nước.
- Xây dựng để
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch
tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia, các chương trình, dự án quốc gia
về phát triển đô thị; việc phân công, phân cấp quản lý đô thị, đánh giá, phân
loại đô thị.
- Công tác lập, thẩm
định và chỉ đạo thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt
của Thủ tướng Chính phủ; công tác đầu tư xây dựng các công trình, dự án trọng
điểm quốc gia.
- Kế hoạch, chương
trình công tác của Bộ; tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết, chương
trình, kế hoạch của Đảng và Chính phủ.
- Công tác kế hoạch, đầu tư,
ngân sách nhà nước; công tác tổ chức cán bộ; công tác thi đua - khen thưởng;
công tác xây dựng Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ.
- Thực hiện nhiệm vụ: Trưởng ban
chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ Xây dựng; Trưởng Ban đổi mới và phát triển
doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng; Chủ tịch Hội đồng Kiến trúc - Quy
hoạch Bộ Xây dựng; Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng;
Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Xây dựng; Chủ tịch Hội đồng Khoa học
công nghệ Bộ Xây dựng.
- Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo
các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cơ quan đại diện Bộ Xây
dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
c) Thực hiện các nhiệm vụ của
thành viên Chính phủ và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
phân công.
2. Thứ trưởng Trịnh Đình Dũng:
a) Giúp Bộ trưởng theo
dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Phụ trách chung về xây dựng hệ
thống cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật,
tiêu chuẩn quốc gia của ngành Xây dựng; công tác pháp chế ngành Xây dựng;
- Một số nhiệm vụ quản lý nhà nước
về lĩnh vực phát triển đô thị, bao gồm: các cơ chế, chính sách, giải pháp về đầu
tư xây dựng và phát triển các đô thị đồng bộ; các chính sách, giải pháp quản lý
quá trình đô thị hoá, các mô hình quản lý đô thị; quy chế khu đô thị mới; quản
lý trật tự xây dựng đô thị; các dịch vụ trong khu đô thị.
- Công tác cải cách hành chính
ngành Xây dựng.
- Một số nhiệm vụ về đào tạo
phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng, bao gồm: Đào tạo bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức ngành Xây dựng; cán bộ chính quyền đô thị các cấp; cán bộ,
công chức, viên chức tham gia quản lý và hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước.
- Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo
các đơn vị: Vụ Pháp chế; Cục Phát triển đô thị; Tổ công tác thực hiện Đề án 30
về đơn giản hóa thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng; Học viện Cán bộ quản lý xây
dựng và đô thị.
b) Thực hiện một số nhiệm vụ
khác do Bộ trưởng phân công.
a) Giúp Bộ trưởng theo dõi, chỉ
đạo các lĩnh vực công tác:
- Quản lý nhà nước về lĩnh vực hạ
tầng kỹ thuật.
- Công tác xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, công tác thanh tra
chuyên ngành trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được giao phụ trách.
- Công tác văn phòng, quy chế, lề
lối làm việc của khối cơ quan Bộ.
- Công tác quản lý các doanh
nghiệp trực thuộc Bộ, bao gồm: công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, kế hoạch, đầu tư,
sản xuất kinh doanh…
- Công tác vì sự tiến bộ phụ nữ
ngành Xây dựng; thực hiện nhiệm vụ Trưởng ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Xây dựng.
- Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo
các đơn vị: Cục Hạ tầng kỹ thuật; Văn phòng Bộ; các doanh nghiệp trực thuộc Bộ.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác
do Bộ trưởng phân công.
b) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của Thứ trưởng thường trực theo quy định tại Quy chế làm việc của cơ quan Bộ
Xây dựng và tại Quyết định này.
4. Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam:
a) Giúp Bộ trưởng theo
dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Quản lý nhà nước về các lĩnh vực:
nhà ở và công sở; kinh doanh bất động sản; vật liệu xây dựng.
- Công tác xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, công tác thanh tra
chuyên ngành trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được giao phụ trách; hệ thống
tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc ngành Xây dựng.
- Công tác hợp tác quốc tế; công
tác thông tin và truyền thông ngành Xây dựng; tổ chức các hoạt động xúc tiến
thương mại, triển lãm của ngành Xây dựng.
- Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng
hoá ngành Xây dựng; đầu tư ra nước ngoài của ngành Xây dựng.
- Chỉ đạo các chương trình xoá
đói giảm nghèo của ngành Xây dựng.
- Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các
đơn vị: Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản; Vụ Vật liệu xây dựng; Vụ Hợp
tác quốc tế; Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở
và thị trường bất động sản; Trung tâm Thông tin; Báo Xây dựng; Tạp chí xây dựng;
Viện Vật liệu xây dựng.
b) Thực hiện một số nhiệm vụ
khác do Bộ trưởng phân công.
a) Giúp Bộ trưởng theo dõi, chỉ
đạo các lĩnh vực công tác:
- Quản lý nhà nước về hoạt động
xây dựng (bao gồm: lập và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; khảo sát,
thiết kế, thi công xây dựng; điều kiện, năng lực hành nghề hoạt động xây dựng;
lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; cấp giấy phép xây dựng).
- Quản lý nhà nước về chất lượng
công trình xây dựng.
- Công tác quản lý chất lượng,
tiến độ tại các dự án đầu tư xây dựng quan trọng, các công trình trọng điểm quốc
gia.
- Công tác xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, công tác thanh tra
chuyên ngành trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được giao phụ trách.
- Chỉ đạo lĩnh vực cơ khí xây dựng;
công tác an toàn, vệ sinh lao động, môi trường ngành Xây dựng.
- Công tác quốc phòng - an ninh,
phòng chống lụt bão.
- Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo
các đơn vị: Vụ Quản lý hoạt động xây dựng; Cục Giám định nhà nước về chất lượng
công trình xây dựng; các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc Bộ.
- Thực hiện nhiệm vụ: Uỷ viên
Ban chỉ đạo nhà nước, kiêm Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo tại Dự
án Thuỷ điện Sơn La và tại các dự án, công trình trọng điểm quốc gia khác theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Trưởng ban chỉ huy quân sự, Trưởng ban chỉ
huy phòng chống lụt bão Bộ Xây dựng.
b) Thực hiện một số nhiệm vụ
khác do Bộ trưởng phân công.
a) Giúp Bộ trưởng theo dõi, chỉ
đạo các lĩnh vực công tác:
- Quản lý nhà nước về lĩnh vực
kinh tế xây dựng.
- Xây dựng các cơ chế, chính
sách khuyến khích phát triển và quản lý các loại dịch vụ công; các cơ chế,
chính sách khuyến khích, hỗ trợ, định hướng phát triển các doanh nghiệp, hợp
tác xã thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong các
lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
- Công tác xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật, công tác thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực quản lý nhà
nước được giao phụ trách; công tác thanh tra hành chính, kiểm tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ.
- Công tác quản lý kinh tế xây dựng
tại các dự án đầu tư xây dựng quan trọng, các công trình trọng điểm quốc gia;
công tác quản lý kinh tế xây dựng, tài chính kế toán tại các dự án đầu tư xây dựng
do Bộ làm chủ đầu tư.
- Công tác quản lý tài chính,
tài sản, công tác kế toán, lao động, tiền lương trong các cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc Bộ; công tác y tế ngành Xây dựng.
- Công tác đổi mới và phát triển
doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ.
- Công tác thực hành tiết kiệm,
chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng.
- Thực hiện nhiệm vụ Phó trưởng
ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng.
- Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo
các đơn vị: Vụ Kinh tế xây dựng; Thanh tra Xây dựng; Văn phòng thường trực Ban
đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng; Viện Kinh tế
xây dựng; Bệnh viện Xây dựng.
b) Thực hiện một số nhiệm vụ
khác do Bộ trưởng phân công.
7. Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn:
a) Giúp Bộ trưởng theo
dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Quản lý nhà nước về lĩnh vực
kiến trúc, quy hoạch xây dựng.
- Công tác xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, công tác thanh tra chuyên
ngành trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được giao phụ trách.
- Công tác khoa học công nghệ
ngành Xây dựng.
- Thực hiện một số nhiệm vụ về
đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng, gồm các bậc đào tạo: sau đại
học, đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề,
trung cấp nghề thuộc ngành Xây dựng.
- Công tác kiến trúc, quy hoạch
xây dựng, hạ tầng kỹ thuật tại các dự án đầu tư xây dựng quan trọng, các công
trình trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng do Bộ làm chủ đầu tư; các
đồ án quy hoạch xây dựng do Bộ làm chủ đầu tư.
- Công tác xây dựng nông thôn mới.
- Thực hiện nhiệm vụ Trưởng ban
chỉ đạo Chương trình công nghệ thông tin ngành Xây dựng.
- Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo
các đơn vị: Vụ Kiến trúc, quy hoạch xây dựng; Vụ Khoa học công nghệ và môi trường;
Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn; Viện Khoa học công nghệ xây dựng;
các Trường đào tạo trực thuộc Bộ (trừ Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị);
Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo nhà nước về quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng
Thủ đô Hà Nội.
b) Thực hiện một số nhiệm vụ
khác do Bộ trưởng phân công.
Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định: số 161/QĐ-BXD ngày 25/02/2009 của
Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng
Bộ Xây dựng, số 963/QĐ-BXD ngày 01/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc điều
chỉnh phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Bộ trưởng, các Thứ trưởng và Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
Quyết định 709/QĐ-BXD năm 2010 về phân công công tác của Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu: | 709/QĐ-BXD |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng |
Người ký: | Nguyễn Hồng Quân |
Ngày ban hành: | 01/07/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 709/QĐ-BXD năm 2010 về phân công công tác của Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Chưa có Video