Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 669/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 08 tháng 5 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ THAY THẾ THUỘC PHẠM VI GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH BẮC KẠN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số: 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số: 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số: 198/TTr-SXD ngày 23/4/2012 và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và thay thế thuộc phạm vi giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn (Phụ lục chi tiết kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Quyết định này thay thế Quyết định số: 2062/QĐ-UBND ngày 01/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Hoàng Ngọc Đường

 

DANH MỤC

TTHC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ THAY THẾ THUỘC PHẠM VI GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 669/QĐ-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ THAY THẾ THUỘC PHẠM VI GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG

TT

Tên thủ tục hành chính

A. Tên thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung

I. Lĩnh vực Xây dựng

1

Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2.

2

Cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1, hạng 2.

3

Cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoạt động xây dựng.

4

Cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng.

5

Cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng.

6

Cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình.

7

Cấp lại Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình.

II. Lĩnh vực: Quy hoạch

1

Tiếp nhận Báo cáo của chủ đầu tư về chất lượng công trình xây dựng.

2

Tiếp nhận và quản lý Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng do chủ đầu tư gửi.

3

Tiếp nhận Báo cáo nhanh sự cố công trình xây dựng.

B. Tên thủ tục hành chính thay thế

I. Lĩnh vực: Xây dựng

1

Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1 (trường hợp nâng từ hạng 2 lên hạng 1) thay thế thủ tục cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1.

2

Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1 (trường hợp cấp thẳng không qua hạng 2) thay thế thủ tục cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1.

3

Cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam thay thế thủ tục cấp giấy phép cho nhà thầu nước ngoài là cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.

4

Cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam thay thế thủ tục cấp giấy phép cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH BẮC KẠN

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI BỔ SUNG

I. Lĩnh vực: Xây dựng

1. Thủ tục: Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2

1.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 gửi hồ sơ theo quy định tới Sở Xây dựng, địa chỉ số 07 - Đường Trường Chinh, thị xã Bắc Kạn;

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Công chức kiểm tra hồ sơ:

+ Hồ sơ, đầy đủ thành phần, số lượng, hợp lệ thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trao cho người nộp.

+ Hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn để bổ sung hoặc làm lại.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn bổ sung hồ sơ là 10 (mười) ngày làm việc.

Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ, tổ chức xét duyệt và cấp chứng chỉ theo quy định.

Bước 3: Trao trả chứng chỉ kỹ sư định giá. Thời gian trao trả chứng chỉ kỹ sư định giá: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan Sở Xây dựng hoặc qua đường bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm: Sửa đổi nội dung:

« - Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng theo Mẫu 01/KSĐGXD của Văn bản số: 155/SXD-KTKH ngày 31/03/2009 của Sở Xây dựng Bắc Kạn, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi làm việc;

- 02 ảnh mầu cỡ 3×4 chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày đề nghị cấp chứng chỉ;

- Bản sao có chứng thực các văn bằng, giấy chứng nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng, bản sao chứng minh nhân nhân dân hoặc hộ chiếu của người đề nghị cấp chứng chỉ;

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Mẫu 02/KSĐGXD của Văn bản số: 155/SXD-KTKH ngày 31/03/2009 của Sở Xây dựng Bắc Kạn, có xác nhận của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý hoặc của chủ đầu tư.»

Thay bằng:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng theo mẫu.

- 02 (hai) ảnh mầu cỡ 3×4 chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày đề nghị cấp chứng chỉ;

- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao nếu có bản gốc để đối chiếu) các văn bằng, giấy chứng nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng, bản sao chứng minh nhân nhân dân hoặc hộ chiếu của người đề nghị cấp chứng chỉ;

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo mẫu có xác nhận của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý hoặc của chủ đầu tư.

b/ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Xây dựng.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2.

1.8. Lệ phí:

Sửa đổi nội dung:

- Lệ phí cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng;

- Mức lệ phí: 200.000đ/chứng chỉ.

Thay bằng:

- Lệ phí cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng (cấp lần đầu);

- Mức thu lệ phí: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/chứng chỉ.

(theo Khoản a, Mục 1, Điều 2 của Thông tư số: 33/2012/BTC ngày 01/3/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng)

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng (theo mẫu đính kèm thủ tục);

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (theo mẫu đính kèm thủ tục).

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Yêu cầu điều kiện 1: Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không bị cấm hành nghề theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, không đang trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù;

- Yêu cầu điều kiện 2: Có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, cử nhân kinh tế do các tổ chức hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp và đang thực hiện công tác quản lý chi phí;

- Yêu cầu điều kiện 3: Có giấy chứng nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng theo quy định của Bộ Xây dựng;

- Yêu cầu điều kiện 4: Đã tham gia hoạt động xây dựng ít nhất 5 (năm) năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp. Riêng các trường hợp có bằng tốt nghiệp kinh tế xây dựng chuyên ngành thời gian hoạt động xây dựng ít nhất là 03 (ba) năm;

- Yêu cầu điều kiện 5: Đã tham gia thực hiện ít nhất 5 (năm) công việc nêu tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số: 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, cụ thể gồm các công việc sau:

+ Lập, thẩm tra tổng mức đầu tư;

+ Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dưng công trình;

+ Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư, định mức, đơn giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng;

+ Đo bóc khối lượng xây dựng công trình;

+ Lập, thẩm tra dự toán xây dựng công trình;

+ Xác định giá gói thầu, giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

+ Kiểm soát chi phí xây dựng công trình;

+ Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán hợp đồng;

+ Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

 (Theo Mục 1, Điều 20 của Nghị định số: 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình)

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Sửa đổi nội dung:

- Nghị định số: 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư: 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kĩ sư định giá xây dựng;

- Thông tư: 06/2011/TT-BXD ngày 21/06/2011 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng thực thi Nghị quyết số: 55/NQ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng;

- Thông tư số: 167/2009/BTC ngày 19/8/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng.

- Quyết định số: 06/2008/QĐ-BXD ngày 18/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy chế cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng.

Thay bằng:

- Nghị định số: 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư số: 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kĩ sư định giá xây dựng;

- Thông tư số: 06/2011/TT-BXD ngày 21/06/2011 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng thực thi Nghị quyết số: 55/NQ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng;

- Thông tư số: 33/2012/TT-BTC ngày 01/3/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng.

 

Phụ lục kèm theo thủ tục: Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2

1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kĩ sư định giá xây dựng)

Lần đăng ký cấp chứng chỉ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

……………

Bắc Kạn, ngày … tháng … năm ……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ KỸ SƯ ĐỊNH GIÁ XÂY DỰNG

Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn

1. Tên cá nhân:

2. Ngày, tháng, năm sinh:

3. Nơi sinh:

4. Quốc tịch:

5. Số chứng minh nhân dân (hoặc số hộ chiếu):

6. Nơi thường trú:

- Số điện thoại liên hệ:

- Email:

- Website:

7. Địa chỉ nơi công tác (nếu có):

8. Kinh nghiệm nghề nghiệp:

- Thời gian đã hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Những công việc liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã thực hiện;

9. Giấy chứng nhận tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý chi phí và cơ chế chính sách đầu tư xây dựng.

Đề nghị được cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2.

Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong đơn này và cam kết hành nghề theo đúng chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng được cấp và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

 

 

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

2. Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kĩ sư định giá xây dựng)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------

Bắc Kạn, ngày … tháng … năm ……

BẢN KHAI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Họ và tên:

2. Quá trình hoạt động liên quan đến tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (khai rõ thời gian, đơn vị công tác, công việc tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được thực hiện và loại công trình)

Số TT

Thời gian (Tháng- năm)

Tên và loại công trình

Nội công việc liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung bản tự khai này./.

 

Xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc của chủ đầu tư
(Ký và đóng dấu)

Người kê khai
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

2. Thủ tục: Cấp lại Chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1, 2

2.1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Người đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng gửi hồ sơ theo quy định tới Sở Xây dựng, địa chỉ: số 07 - Đường Trường Chinh, thị xã Bắc Kạn;

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

+ Hồ sơ, đầy đủ thành phần, số lượng, hợp lệ thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trao cho người nộp;

+ Hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn để bổ sung hoặc làm lại.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, công chức kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn bổ sung hồ sơ là 10 ngày làm việc;

Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng kiểm tra, xét duyệt hồ sơ và cấp lại chứng chỉ theo quy định.

Bước 3: Trao trả chứng chỉ kỹ sư định giá. Thời gian trao trả chứng chỉ kỹ sư định giá : từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan Sở Xây dựng hoặc qua đường bưu điện.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng;

- 02 (hai) ảnh mầu cỡ 3×4 chụp trong vòng 6 (sáu) tháng tính đến ngày đề nghị cấp;

- Có chứng chỉ cũ đối với trường hợp bị rách, nát. b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

2.4 Thời hạn giải quyết: Không quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Xây dựng;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng.

2.8. Lệ phí:

Sửa đổi nội dung:

- Lệ phí cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng;

- Mức phí: 200.000đ/chứng chỉ.

Thay bằng:

- Lệ phí cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng (cấp lại, cấp bổ sung);

- Mức thu lệ phí: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/chứng chỉ.

 (Ban hành kèm theoThông tư số: 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm

2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng)

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng; (theo mẫu đính kèm thủ tục).

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Sửa đổi nội dung:

- Thông tư: 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kĩ sư định giá xây dựng.

- Thông tư: 06/2011/TT-BXD ngày 21/06/2011 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng thực thi Nghị quyết số: 55/NQ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng;

- Thông tư số: 167/2009/BTC ngày 19/8/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng.

- Quyết định số: 06/2008/QĐ-BXD ngày 18/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy chế cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng.

Thay bằng:

- Nghị định số: 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư số: 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kĩ sư định giá xây dựng.

- Thông tư số: 06/2011/TT-BXD ngày 21/06/2011 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng thực thi Nghị quyết số: 55/NQ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng;

- Thông tư số: 33/2012/BTC ngày 01/3/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng.

 

Phụ lục kèm theo thủ tục: Cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CHỨNG CHỈ KỸ SƯ ĐỊNH GIÁ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kĩ sư định giá xây dựng)

Lần đăng ký cấp lại chứng chỉ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

……………

Bắc Kạn, ngày … tháng … năm ……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CHỨNG CHỈ KỸ SƯ ĐỊNH GIÁ XÂY DỰNG

Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn

1. Tên cá nhân:

2. Ngày, tháng, năm sinh:

3. Nơi sinh:

4. Quốc tịch:

5. Số chứng minh nhân dân (hoặc số hộ chiếu):

6. Nơi thường trú:

- Số điện thoại liên hệ:

- Email:

- Website:

7. Địa chỉ nơi công tác (nếu có):

8. Số chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng đã được cấp:

9. Lý do xin cấp lại:

Đề nghị được cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng:….

Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong đơn này và cam kết hành nghề theo đúng chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng được cấp và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan./.

 

 

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

3. Thủ tục: Cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoạt động xây dựng

3.1 Trình tự thực hiện:

Sửa đổi nội dung:

- Bước 1. Người xin cấp chứng chỉ hành nghề gửi 03 bộ hồ sơ (kèm 03 ảnh màu cỡ 3×4 chụp trong năm xin đăng ký);

- Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Sở Xây dựng

Khi đến nộp hồ sơ người xin cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoạt động xây dựng xuất trình các giấy tờ liên quan đến cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoạt động xây dựng để công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra và đối chiếu

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung hoặc làm lại.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00

- Bước 3- Nhận Chứng chỉ hành nghề tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Xây dựng, theo bước sau:

Sau khi kiểm tra giấy biên nhận hồ sơ, công chức viết phiếu thu lệ phí và thu lệ phí theo quy định.

Trao Chứng chỉ hành nghề cho người đến nhận chứng chỉ. Trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy uỷ quyền và chứng minh thư của người uỷ quyền.

Thời gian trao trả chứng chỉ hành nghề : Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ

Thay bằng:

Bước 1: Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoạt động xây dựng chuẩn bị hồ sơ theo quy định và 02 (hai) ảnh màu cỡ 3×4 chụp trong năm xin cấp chứng chỉ, gửi tới Sở Xây dựng, địa chỉ số 07 - Đường Trường Chinh, thị xã Bắc Kạn;

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Công chức kiểm tra hồ sơ:

+ Hồ sơ, đầy đủ thành phần, số lượng, hợp lệ thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trao cho người nộp.

+ Hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn để bổ sung hoặc làm lại.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng: từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều: từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, công chức kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn bổ sung hồ sơ là 10 (mười) ngày làm việc.

Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng tổ chức cấp Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoạt động xây dựng theo quy định.

Bước 3: Trao trả Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoạt động xây dựng.

Thời gian trao trả Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoạt động xây dựng: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

3.2. Cách thức thực hiện:

Sửa đổi nội dung: Trực tiếp tại Sở Xây dựng.

Thay bằng: Trực tiếp tại Sở Xây dựng hoặc qua đường bưu điện.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: Sửa đổi nội dung:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại phụ lục số 01 của Thông tư số: 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng.

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề;

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại phụ lục số 02 của Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng. Bản khai có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp; Người ký xác nhận chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận.

Thay bằng:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu.

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề.

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu.

b) Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ.

3.4. Thời hạn giải quyết:

Sửa đổi nội dung:

- Định kỳ hàng quý Hội đồng tư vấn cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoạt động xây dựng công trình tổ chức họp một lần (nếu có hồ sơ đủ điều kiện xét) vào ngày 25 tháng cuối quý, nếu trùng ngày lễ, chủ nhật thì tổ chức họp ngày làm việc tiếp theo.

- Thời gian trả kết quả là sau 10 ngày kề từ ngày Hội đồng họp xét.

Thay bằng:

Không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Sửa đổi nội dung:

- Đối tượng thực hiện giải quyết: Cá nhân.

Thay bằng:

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sửa đổi nội dung: Sở Xây dựng. Thay bằng:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Xây dựng.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoạt động xây dựng.

3.8. Lệ phí:

Sửa đổi nội dung:

Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề: 200.000 đồng/chứng chỉ.

Thay bằng:

- Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng (cấp lần đầu);

- Mức thu lệ phí: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/chứng chỉ.

 (Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng)

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Sửa đổi nội dung:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục số 01 Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng.

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng.

Thay bằng:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu đính kèm thủ tục).

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng (theo mẫu đính kèm thủ tục.

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Thay đổi nội dung:

1. Chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu được cấp chứng chỉ, có đủ điều kiện năng lực tương ứng với lĩnh vực xin đăng ký hành nghề theo quy định tại Điều 38, 39, 40 của Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

2. Cá nhân là công chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước thì không được cấp chứng chỉ hành nghề.; trường hợp những cá nhân này trước đây đã được cấp chứng chỉ hành nghề thì trong thời gian làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước không được sử dụng chứng chỉ đó để hành nghề.

3. Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp thì được công nhận để hành nghề.

4. Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; Đối với công dân Việt Nam phải có chứng minh thư nhân dân, đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; Có đạo đức nghề nghiệp và có hồ sơ xin cấp chứng chỉ theo quy định.

5. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp; Có kinh nghiệm về lĩnh vực xin đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện kế hoạch khảo sát ít nhất 5 công trình;

Thay bằng :

a) Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

b) Có đạo đức nghề nghiệp và có hồ sơ xin cấp chứng chỉ theo quy định.

c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;

d) Có kinh nghiệm trong công tác thiết kế ít nhất 5 (năm) năm và đã tham gia thực hiện thiết kế kiến trúc ít nhất 5 (năm) công trình hoặc 5 (năm) đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt.

 (theo Điều 6, Thông tư số: 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng)

3.11- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Sửa đổi nội dung:

- Luật Xây dựng số: 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Ngày có hiệu lực: 01/7/2004.

- Nghị định số: 12/2009/ND-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Ngày có hiệu lực: 02/4/2009.

- Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng.

- Thông tư số: 43/2003/TT-BTC ngày 13/5/2003 của Bộ Tài chính.

Thay bằng:

- Luật Xây dựng số : 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

- Nghị định số: 12/2009/ND-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

- Thông tư số: 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng.

 

Phụ lục kèm theo thủ tục:

CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC SƯ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

1. Mẫu Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------------

........., ngày.......tháng....... năm......

ĐƠN XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ......

(Điền loại chứng chỉ hành nghề thích hợp: Kiến trúc sư hoặc Kỹ sư hoặc Giám sát thi công xây dựng công trình vào dấu ...)

Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn

1. Họ và tên:

2. Ngày, tháng, năm sinh:

3. Nơi sinh:

4. Quốc tịch:

5. Số, ngày, nơi cấp chứng minh thư nhân dân (hoặc số hộ chiếu đối với người nước ngoài):

6. Địa chỉ thường trú:

7. Trình độ chuyên môn:

- Văn bằng, chứng chỉ đã được cấp (ghi rõ chuyên ngành đào tạo):

8. Kinh nghiệm nghề nghiệp:

- Thời gian đã tham gia hoạt động xây dựng (Nếu xin cấp chứng chỉ hành nghề lĩnh vực nào thì khai kinh nghiệm về lĩnh vực đó):

+ Đã tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng:

+ Đã tham gia thiết kế kiến trúc công trình:

+ Đã tham gia khảo sát xây dựng:

+ Đã thiết kế công trình:

+ Đã làm chủ nhiệm, chủ trì bao nhiêu công trình:

+ Đã tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng (bao lâu hoặc bao nhiêu công trình):

+ .............................................................

+ .............................................................

Đề nghị được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoặc kỹ sư hoặc giám sát thi công xây dựng với các nội dung sau (căn cứ vào quy định để xác định xin cấp loại công việc gì cho phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và kinh nghiệm đã tham gia hoạt động xây dựng). Ví dụ:

- Thiết kế quy hoạch xây dựng

- Thiết kế kiến trúc công trình

- Thiết kế nội - ngoại thất công trình

- Khảo sát địa hình (hoặc địa chất công trình...)

- Thiết kế kết cấu công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp (giao thông, thuỷ lợi...)

- Thiết kế cấp, thoát nước; thiết kế thông gió, điều hoà không khí; phòng cháy, chữa cháy; dây chuyền công nghệ công trình xi măng...

- Giám sát công tác khảo sát địa chất công trình hoặc địa chất thuỷ văn

- Giám sát “xây dựng và hoàn thiện” công trình dân dụng và công nghiệp

- Giám sát lắp đặt “thiết bị công trình” hoặc “thiết bị công nghệ”

Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung đơn này và cam kết hành nghề hoạt động xây dựng theo đúng nội dung ghi trong chứng chỉ được cấp và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

 

 

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

2. Mẫu Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng)

BẢN KHAI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

1. Họ và tên:

2. Quá trình hoạt động chuyên môn trong xây dựng:

STT

Thời gian hoạt động chuyên môn về xây dựng (từ tháng, năm, …. đến tháng năm…)

Hoạt động xây dựng trong cơ quan, tổ chức nào? hoặc hoạt động độc lập?

Nội dung hoạt động xây dựng (thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc, thiết kế xây dựng, khảo sát xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng)? tại công trình nào? chủ trì hay tham gia?

Chủ đầu tư, địa điểm xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan nội dung bản khai này là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm./.

 

Xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

4. Thủ tục: Cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng.

4.1 Trình tự thực hiện:

Sửa đổi nội dung:

- Bước 1- Người xin cấp chứng chỉ hành nghề gửi 03 bộ hồ sơ (kèm 03 ảnh màu cỡ 3×4 chụp trong năm xin đăng ký);

- Bước 2- Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Sở Xây dựng

Khi đến nộp hồ sơ người xin cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng xuất trình các giấy tờ liên quan đến cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoạt động xây dựng để công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra và đối chiếu

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung hoặc làm lại.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00

- Bước 3- Nhận Chứng chỉ hành nghề tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Xây dựng, theo bước sau:

Sau khi kiểm tra giấy biên nhận hồ sơ, công chức viết phiếu thu lệ phí và thu lệ phí theo quy định.

Trao Chứng chỉ hành nghề cho người đến nhận chứng chỉ. Trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy uỷ quyền và chứng minh thư của người uỷ quyền.

Thời gian trao trả chứng chỉ hành nghề : Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ

Thay bằng:

Bước 1: Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng chuẩn bị hồ sơ theo quy định và 02 (hai) ảnh màu cỡ 3×4 chụp trong năm xin cấp chứng chỉ, gửi tới Sở Xây dựng, địa chỉ số 07 - Đường Trường Chinh, thị xã Bắc Kạn;

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Công chức kiểm tra hồ sơ:

+ Hồ sơ, đầy đủ thành phần, số lượng, hợp lệ thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trao cho người nộp.

+ Hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn để bổ sung hoặc làm lại.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng: từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều: từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, công chức kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn bổ sung hồ sơ là 10 (mười) ngày làm việc.

Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng tổ chức cấp Chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng theo quy định.

Bước 3: Trao trả Chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng.

Thời gian trao trả Chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

4.2. Cách thức thực hiện:

Sửa đổi nội dung:

Trực tiếp tại Sở Xây dựng.

Thay bằng:

Trực tiếp tại Sở Xây dựng hoặc qua đường bưu điện.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần: Sửa đổi nội dung:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại phụ lục số 01 của Thông tư số: 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng.

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề;

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại phụ lục số 02 của Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng. Bản khai có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp; Người ký xác nhận chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận.

Thay bằng:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu.

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề.

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu.

b) Số lượng hồ sơ : 02 (hai) bộ.

4.4. Thời hạn giải quyết:

Sửa đổi nội dung:

- Định kỳ 3 tháng Hội đồng tư vấn cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng công trình tổ chức họp một lần (nếu có hồ sơ đủ điều kiện xét) vào ngày

25 tháng cuối quý nếu trùng ngày lễ, chủ nhật thì tổ chức họp ngày làm việc tiếp theo.

- Thời gian trả kết quả là sau 10 ngày kề từ ngày Hội đồng họp xét.

Thay bằng: Không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Sửa đổi nội dung: Đối tượng thực hiện giải quyết: Cá nhân.

Thay bằng: Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sửa đổi nội dung: Sở Xây dựng.

Thay bằng:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Xây dựng.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng .

4.8. Lệ phí:

Sửa đổi nội dung: Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề: 200.000 đồng/chứng chỉ.

Thay bằng:

- Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng (cấp lần đầu);

- Mức thu lệ phí: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/chứng chỉ.

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Sửa đổi nội dung:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục số 01 Thông tư số:

12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng.

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng.

Thay bằng:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu đính kèm thủ tục).

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng (theo mẫu đính kèm thủ tục).

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Sửa đổi nội dung:

a. Chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu được cấp chứng chỉ, có đủ điều kiện năng lực tương ứng với lĩnh vực xin đăng ký hành nghề theo quy định tại Điều 38, 39, 40 của Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

b. Cá nhân là công chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước thì không được cấp chứng chỉ hành nghề.; trường hợp những cá nhân này trước đây đã được cấp chứng chỉ hành nghề thì trong thời gian làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước không được sử dụng chứng chỉ đó để hành nghề.

c. Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp thì được công nhận để hành nghề.

d. Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; Đối với công dân Việt Nam phải có chứng minh thư nhân dân, đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; Có đạo đức nghề nghiệp và có hồ sơ xin cấp chứng chỉ theo quy định.

e. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp; Có kinh nghiệm về lĩnh vực xin đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện kế hoạch khảo sát ít nhất 5 công trình;

Thay bằng:

a) Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

b) Có đạo đức nghề nghiệp và có hồ sơ xin cấp chứng chỉ theo quy định ;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;

d) Có kinh nghiệm về lĩnh vực xin đăng ký hành nghề ít nhất 5 (năm) năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 (năm) công trình.

(theo Điều 6, Thông tư số: 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng)

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Sửa đổi nội dung:

- Luật Xây dựng số: 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Ngày có hiệu lực: 01/7/2004.

- Nghị định số: 12/2009/ND-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Ngày có hiệu lực: 02/4/2009.

- Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng.

- Thông tư số: 43/2003/TT-BTC ngày 13/5/2003 của Bộ Tài chính.

Thay bằng:

- Luật Xây dựng số: 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

- Nghị định số: 12/2009/ND-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư số: 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;

- Thông tư số: 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng.

 

Phụ lục kèm theo thủ tục: Cấp chứng chỉ kỹ sư hoạt động xây dựng

1. Mẫu Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề

(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------

........., ngày.......tháng....... năm......

ĐƠN XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ......

(Điền loại chứng chỉ hành nghề thích hợp: Kiến trúc sư hoặc Kỹ sư hoặc Giám sát thi công xây dựng công trình vào dấu ...)

Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn.

1. Họ và tên:

2. Ngày, tháng, năm sinh:

3. Nơi sinh:

4. Quốc tịch:

5. Số, ngày, nơi cấp chứng minh thư nhân dân (hoặc số hộ chiếu đối với người nước ngoài):

6. Địa chỉ thường trú:

7. Trình độ chuyên môn:

- Văn bằng, chứng chỉ đã được cấp (ghi rõ chuyên ngành đào tạo):

8. Kinh nghiệm nghề nghiệp:

- Thời gian đã tham gia hoạt động xây dựng (Nếu xin cấp chứng chỉ hành nghề lĩnh vực nào thì khai kinh nghiệm về lĩnh vực đó):

+ Đã tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng:

+ Đã tham gia thiết kế kiến trúc công trình:

+ Đã tham gia khảo sát xây dựng:

+ Đã thiết kế công trình:

+ Đã làm chủ nhiệm, chủ trì bao nhiêu công trình:

+ Đã tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng (bao lâu hoặc bao nhiêu công trình):

+ .............................................................

+ .............................................................

Đề nghị được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoặc kỹ sư hoặc giám sát thi công xây dựng với các nội dung sau (căn cứ vào quy định để xác định xin cấp loại công việc gì cho phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và kinh nghiệm đã tham gia hoạt động xây dựng), Ví dụ:

- Thiết kế quy hoạch xây dựng

- Thiết kế kiến trúc công trình

- Thiết kế nội - ngoại thất công trình

- Khảo sát địa hình (hoặc địa chất công trình...)

- Thiết kế kết cấu công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp (giao thông, thuỷ lợi...)

- Thiết kế cấp, thoát nước; thiết kế thông gió, điều hoà không khí; phòng cháy, chữa cháy; dây chuyền công nghệ công trình xi măng...

- Giám sát công tác khảo sát địa chất công trình hoặc địa chất thuỷ văn

- Giám sát “xây dựng và hoàn thiện” công trình dân dụng và công nghiệp

- Giám sát lắp đặt “thiết bị công trình” hoặc “thiết bị công nghệ”

Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung đơn này và cam kết hành nghề hoạt động xây dựng theo đúng nội dung ghi trong chứng chỉ được cấp và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan./.

 

 

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

2. Mẫu Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng

(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng)

BẢN KHAI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

1. Họ và tên:

2. Quá trình hoạt động chuyên môn trong xây dựng:

STT

Thời gian hoạt động chuyên môn về xây dựng (từ tháng, năm, …. đến tháng năm…)

Hoạt động xây dựng trong cơ quan, tổ chức nào? hoặc hoạt động độc lập?

Nội dung hoạt động xây dựng (thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc, thiết kế xây dựng, khảo sát xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng)? tại công trình nào? chủ trì hay tham gia?

Chủ đầu tư, địa điểm xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan nội dung bản khai này là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm./.

 

Xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

5. Thủ tục: Cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng.

5.1. Trình tự thực hiện:

Sửa đổi nội dung:

- Bước 1- Người xin cấp lại chứng chỉ hành nghề gửi 03 bộ hồ sơ (kèm 03 ảnh màu cỡ 3×4 chụp trong năm xin đăng ký);

- Bước 2- Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Sở Xây dựng

Khi đến nộp hồ sơ người xin cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng xuất trình các giấy tờ liên quan đến cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoạt động xây dựng để công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra và đối chiếu

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung hoặc làm lại.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00

- Bước 3- Nhận Chứng chỉ hành nghề tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Xây dựng, theo bước sau:

Sau khi kiểm tra giấy biên nhận hồ sơ, công chức viết phiếu thu lệ phí và thu lệ phí theo quy định.

Trao Chứng chỉ hành nghề cho người đến nhận chứng chỉ. Trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy uỷ quyền và chứng minh thư của người uỷ quyền.

Thời gian trao trả chứng chỉ hành nghề : Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ

Thay bằng:

Bước 1: Người đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng chuẩn bị hồ sơ theo quy định và 02 (hai) ảnh màu cỡ 3×4 chụp trong năm xin cấp lại chứng chỉ, gửi tới Sở Xây dựng, địa chỉ số 07 - Đường Trường Chinh, thị xã Bắc Kạn;

- Công chức kiểm tra hồ sơ:

+ Hồ sơ, đầy đủ thành phần, số lượng, hợp lệ thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trao cho người nộp.

+ Hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn để bổ sung hoặc làm lại.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng: từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều: từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, công chức kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn bổ sung hồ sơ là 10 ngày làm việc.

Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng tổ chức cấp lại Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng theo quy định.

Bước 3: Trao trả Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng.

Thời gian trao trả Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

5.2. Cách thức thực hiện:

Sửa đổi nội dung: Trực tiếp tại Sở Xây dựng.

Thay bằng: Trực tiếp tại Sở Xây dựng hoặc qua đường bưu điện.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: Sửa đổi nội dung:

Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề nộp tại Sở Xây dựng, nơi đã cấp chứng chỉ hành nghề cũ;

Có chứng chỉ cũ (đối với chứng chỉ cũ bị rách, nát hoặc xin cấp bổ sung nội dung hành nghề hoặc chứng chỉ đã hết hạn);

Có bản sao các văn bằng, chứng chỉ và bản kê khai kinh nghiệm liên quan đến nội dung xin bổ sung hành nghề (đối với trường hợp xin bổ sung nội dung hành nghề);

Không vi phạm các quy định trong hoạt động xây dựng và pháp luật có liên quan;

Bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề;

Thay bằng:

- Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề theo mẫu, nộp tại Sở Xây dựng nơi đã cấp chứng chỉ hành nghề cũ;

- Chứng chỉ cũ (đối với trường hợp: chứng chỉ bị rách, nát hoặc xin cấp bổ sung nội dung hành nghề hoặc chứng chỉ đã hết hạn);

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và bản kê khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến nội dung xin bổ sung hành nghề

(đối với trường hợp: xin bổ sung nội dung hành nghề);

b) Số lượng hồ sơ : 02 (hai) bộ.

5.4. Thời hạn giải quyết:

Sửa đổi nội dung:

- Định kỳ 3 tháng Hội đồng tư vấn cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng công trình tổ chức họp một lần (nếu có hồ sơ đủ điều kiện xét) vào ngày 25 tháng cuối quý nếu trùng ngày lễ, chủ nhật thì tổ chức họp ngày làm việc tiếp theo.

- Thời gian trả kết quả là sau 10 ngày kề từ ngày Hội đồng họp xét.

Thay bằng: Không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Sửa đổi nội dung: Đối tượng thực hiện giải quyết: Cá nhân

Thay bằng: Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sửa đổi nội dung: Sở Xây dựng.

Thay bằng:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Xây dựng.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề.

5.8. Lệ phí:

Sửa đổi nội dung: Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề: 200.000 đồng/chứng chỉ.

Thay bằng:

- Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng (cấp lại, cấp bổ sung);

- Mức thu lệ phí: 150.000 (một trăm năm mưoi ngàn) đồng/chứng chỉ.

 (Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng)

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Sửa đổi nội dung: Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng.

Thay bằng:

- Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề (theo mẫu đính kèm thủ tục);

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng (theo mẫu đính kèm thủ tục);

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Sửa đổi nội dung:

a) Chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu được cấp chứng chỉ, có đủ điều kiện năng lực tương ứng với lĩnh vực xin đăng ký hành nghề theo quy định tại Điều 38, 39, 40 của Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

b) Cá nhân là công chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước thì không được cấp chứng chỉ hành nghề.; trường hợp những cá nhân này trước đây đã được cấp chứng chỉ hành nghề thì trong thời gian làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước không được sử dụng chứng chỉ đó để hành nghề.

c) Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp thì được công nhận để hành nghề.

d) Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; Đối với công dân Việt Nam phải có chứng minh thư nhân dân, đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; Có đạo đức nghề nghiệp và có hồ sơ xin cấp chứng chỉ theo quy định.

e) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp; Có kinh nghiệm về lĩnh vực xin đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện kế hoạch khảo sát ít nhất 5 công trình;

Thay bằng:

a) Có đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề nộp tại Sở Xây dựng, nơi đã cấp chứng chỉ hành nghề cũ;

b) Có chứng chỉ cũ (đối với trường hợp: chứng chỉ cũ bị rách, nát hoặc xin cấp bổ sung nội dung hành nghề hoặc chứng chỉ đã hết hạn);

c) Có bản sao các văn bằng, chứng chỉ và bản kê khai kinh nghiệm liên quan đến nội dung xin bổ sung hành nghề (đối với trường hợp: xin bổ sung nội dung hành nghề);

d) Không vi phạm các quy định trong hoạt động xây dựng và pháp luật có liên quan.

 (Theo Mục 2, Điều 9 của Thông tư số: 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng)

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Sửa đổi nội dung:

- Luật Xây dựng số: 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Ngày có hiệu lực: 01/7/2004.

- Nghị định số: 12/2009/ND-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Ngày có hiệu lực: 02/4/2009.

- Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng

- Thông tư số: 43/2003/TT-BTC ngày 13/5/2003 của Bộ Tài chính.

Thay bằng:

- Luật Xây dựng số: 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

- Nghị định số: 12/2009/ND-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;

- Thông tư số: 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng.

 

Phụ lục kèm theo thủ tục: Cấp lại Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng

1. Mẫu Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------

........., ngày.......tháng....... năm......

ĐƠN XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ......

(Điền loại chứng chỉ hành nghề thích hợp: Kiến trúc sư hoặc Kỹ sư hoặc Giám sát thi công xây dựng công trình vào dấu ...)

Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn.

1. Họ và tên:

2. Ngày, tháng, năm sinh:

3. Nơi sinh:

4. Quốc tịch:

5. Số, ngày, nơi cấp chứng minh thư nhân dân (hoặc số hộ chiếu đối với người nước ngoài):

6. Địa chỉ thường trú:

7. Trình độ chuyên môn:

- Văn bằng, chứng chỉ đã được cấp (ghi rõ chuyên ngành đào tạo):

8. Kinh nghiệm nghề nghiệp:

- Thời gian đã tham gia hoạt động xây dựng (Nếu xin cấp chứng chỉ hành nghề lĩnh vực nào thì khai kinh nghiệm về lĩnh vực đó):

+ Đã tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng:

+ Đã tham gia thiết kế kiến trúc công trình:

+ Đã tham gia khảo sát xây dựng:

+ Đã thiết kế công trình:

+ Đã làm chủ nhiệm, chủ trì bao nhiêu công trình:

+ Đã tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng (bao lâu hoặc bao nhiêu công trình):

+ .............................................................

+ .............................................................

Đề nghị được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoặc kỹ sư hoặc giám sát thi công xây dựng với các nội dung sau (căn cứ vào quy định để xác định xin cấp loại công việc gì cho phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và kinh nghiệm đã tham gia hoạt động xây dựng), Ví dụ:

- Thiết kế quy hoạch xây dựng

- Thiết kế kiến trúc công trình

- Thiết kế nội - ngoại thất công trình

- Khảo sát địa hình (hoặc địa chất công trình,...)

- Thiết kế kết cấu công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp (giao thông, thuỷ lợi,...)

- Thiết kế cấp, thoát nước; thiết kế thông gió, điều hoà không khí; phòng cháy, chữa cháy; dây chuyền công nghệ công trình xi măng,...

- Giám sát công tác khảo sát địa chất công trình hoặc địa chất thuỷ văn

- Giám sát “xây dựng và hoàn thiện” công trình dân dụng và công nghiệp

- Giám sát lắp đặt “thiết bị công trình” hoặc “thiết bị công nghệ”

Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung đơn này và cam kết hành nghề hoạt động xây dựng theo đúng nội dung ghi trong chứng chỉ được cấp và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

 

 

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

2. Mẫu Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng)

BẢN KHAI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

1. Họ và tên:

2. Quá trình hoạt động chuyên môn trong xây dựng:

STT

Thời gian hoạt động chuyên môn về xây dựng (từ tháng, năm, …. đến tháng năm…)

Hoạt động xây dựng trong cơ quan, tổ chức nào? hoặc hoạt động độc lập?

Nội dung hoạt động xây dựng (thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc, thiết kế xây dựng, khảo sát xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng)? tại công trình nào? chủ trì hay tham gia?

Chủ đầu tư, địa điểm xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan nội dung bản khai này là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm./.

 

Xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

6. Thủ tục: Cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình.

6.1. Trình tự thực hiện:

Sửa đổi nội dung:

- Bước 1- Người xin cấp chứng chỉ hành nghề gửi 03 bộ hồ sơ (kèm 03 ảnh màu cỡ 3×4 chụp trong năm xin đăng ký);

- Bước 2- Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Sở Xây dựng

Khi đến nộp hồ sơ người xin cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng xuất trình các giấy tờ liên quan đến cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoạt động xây dựng để công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra và đối chiếu

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung hoặc làm lại.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00

- Bước 3. Nhận Chứng chỉ hành nghề tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Xây dựng, theo bước sau:

Sau khi kiểm tra giấy biên nhận hồ sơ, công chức viết phiếu thu lệ phí và thu lệ phí theo quy định.

Trao Chứng chỉ hành nghề cho người đến nhận chứng chỉ. Trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy uỷ quyền và chứng minh thư của người uỷ quyền.

Thời gian trao trả chứng chỉ hành nghề : Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ

Thay bằng:

Bước 1:  Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình chuẩn bị hồ sơ theo quy định và 02 (hai) ảnh màu cỡ 3×4 chụp trong năm xin cấp chứng chỉ, gửi tới Sở Xây dựng, địa chỉ số 07 - Đường Trường Chinh, thị xã Bắc Kạn;

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Công chức kiểm tra hồ sơ:

+ Hồ sơ, đầy đủ thành phần, số lượng, hợp lệ thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trao cho người nộp.

+ Hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn để bổ sung hoặc làm lại.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng: từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều: từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, công chức kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn bổ sung hồ sơ là 10 (ba mươi) ngày làm việc.

Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng tổ chức cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định.

Bước 3: Trao trả Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình.

Thời gian trao trả Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

6.2. Cách thức thực hiện:

Sửa đổi nội dung: Trực tiếp tại Sở Xây dựng.

Thay bằng: Trực tiếp tại Sở Xây dựng hoặc qua đường bưu điện.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: Sửa đổi nội dung:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại phụ lục số 01 của Thông tư số: 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng.

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề; Bản sao chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình;

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại phụ lục số 02 của Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng. Bản khai có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp; Người ký xác nhận chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận.

Thay bằng:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề;

- Bản sao chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình;

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu.

b) Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ.

6.4- Thời hạn giải quyết:

Sửa đổi nội dung:

- Định kỳ 3 tháng Hội đồng tư vấn cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình tổ chức họp một lần (nếu có hồ sơ đủ điều kiện xét) vào ngày 25 tháng cuối quý nếu trùng ngày lễ, chủ nhật thì tổ chức họp ngày làm việc tiếp theo.

- Thời gian trả kết quả là sau 10 ngày kề từ ngày Hội đồng họp xét.

Thay bằng:

Không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Sửa đổi nội dung: Đối tượng thực hiện giải quyết: Cá nhân

Thay bằng: Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sửa đổi nội dung: Sở Xây dựng.

Thay bằng:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Xây dựng.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng.

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề.

6.8. Lệ phí:

Sửa đổi nội dung: Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề: 200.000 đồng/chứng chỉ.

Thay bằng:

- Lệ phí cấp chứng chỉ giám sát thi công xây dựng (cấp lần đầu);

- Mức thu lệ phí: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/chứng chỉ.

 (Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng)

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Sửa đổi nội dung:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục số 01 Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng.

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng.

Thay bằng:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu đính kèm thủ tục);

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng (theo mẫu đính kèm thủ tục);

6.10- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Sửa đổi nội dung:

1. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu được cấp chứng chỉ, có đủ điều kiện năng lực tương ứng với lĩnh vực xin đăng ký hành nghề theo quy định tại Điều 38, 39, 40 của Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

2. Cá nhân là công chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước thì không được cấp chứng chỉ hành nghề.; trường hợp những cá nhân này trước đây đã được cấp chứng chỉ hành nghề thì trong thời gian làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước không được sử dụng chứng chỉ đó để hành nghề.

3. Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp thì được công nhận để hành nghề.

4. Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; Đối với công dân Việt Nam phải có chứng minh thư nhân dân, đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; Có đạo đức nghề nghiệp và có hồ sơ xin cấp chứng chỉ theo quy định.

5. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (đối với chứng chỉ hành nghề loại màu đỏ) hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp (đối với chứng chỉ hành nghề loại màu hồng) thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung xin đăng ký hành nghề ,do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp; Đã trực tiếp tham gia thực hiện thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc đã tham gia thực hiện thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 5 công trình được nghiệm thu bàn giao; Đã thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình từ 3 năm trở lên (áp dụng đối với trường hợp trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành); Có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình xin cấp chứng chỉ do cơ sở đào tạo được Bộ Xây dựng công nhận cấp;

Thay bằng:

a) Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

b) Có đạo đức nghề nghiệp và có hồ sơ xin cấp chứng chỉ theo quy định.

c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (đối với chứng chỉ hành nghề loại màu đỏ) hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp (đối với chứng chỉ hành nghề loại màu hồng) thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung xin đăng ký hành nghề, do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.

d) Đã trực tiếp tham gia thực hiện thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 (ba) năm trở lên hoặc đã tham gia thực hiện thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 5 (năm) công trình được nghiệm thu bàn giao.

e) Đã thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình từ 3 (ba) năm trở lên (áp dụng đối với trường hợp trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành).

f) Có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình xin cấp chứng chỉ do cơ sở đào tạo được Bộ Xây dựng công nhận cấp; (theo Mục 4, Điều 6 của Thông tư số: 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng)

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Sửa đổi nội dung:

- Luật Xây dựng số: 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Ngày có hiệu lực: 01/7/2004.

- Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Ngày có hiệu lực: 02/4/2009.

- Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng.

- Thông tư số: 43/2003/TT-BTC ngày 13/5/2003 của Bộ Tài chính.

Thay bằng:

- Luật Xây dựng số: 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

- Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số: 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

- Thông tư số: 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng.

 

Phụ lục kèm theo thủ tục: Cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình.

1. Mẫu Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề

(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------

........., ngày.......tháng....... năm......

ĐƠN XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ......

(Điền loại chứng chỉ hành nghề thích hợp: Kiến trúc sư hoặc Kỹ sư hoặc Giám sát thi công xây dựng công trình vào dấu ...)

Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn.

1. Họ và tên:

2. Ngày, tháng, năm sinh:

3. Nơi sinh:

4. Quốc tịch:

5. Số, ngày, nơi cấp chứng minh thư nhân dân (hoặc số hộ chiếu đối với người nước ngoài):

6. Địa chỉ thường trú:

7. Trình độ chuyên môn:

- Văn bằng, chứng chỉ đã được cấp (ghi rõ chuyên ngành đào tạo):

8. Kinh nghiệm nghề nghiệp:

- Thời gian đã tham gia hoạt động xây dựng (Nếu xin cấp chứng chỉ hành nghề lĩnh vực nào thì khai kinh nghiệm về lĩnh vực đó):

+ Đã tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng:

+ Đã tham gia thiết kế kiến trúc công trình:

+ Đã tham gia khảo sát xây dựng:

+ Đã thiết kế công trình:

+ Đã làm chủ nhiệm, chủ trì bao nhiêu công trình:

+ Đã tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng (bao lâu hoặc bao nhiêu công trình):

+ .............................................................

+ .............................................................

Đề nghị được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoặc kỹ sư hoặc giám sát thi công xây dựng với các nội dung sau (căn cứ vào quy định để xác định xin cấp loại công việc gì cho phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và kinh nghiệm đã tham gia hoạt động xây dựng), Ví dụ:

- Thiết kế quy hoạch xây dựng

- Thiết kế kiến trúc công trình

- Thiết kế nội - ngoại thất công trình

- Khảo sát địa hình (hoặc địa chất công trình,...)

- Thiết kế kết cấu công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp (giao thông, thuỷ lợi...)

- Thiết kế cấp, thoát nước; thiết kế thông gió, điều hoà không khí; phòng cháy, chữa cháy; dây chuyền công nghệ công trình xi măng...

- Giám sát công tác khảo sát địa chất công trình hoặc địa chất thuỷ văn

- Giám sát “xây dựng và hoàn thiện” công trình dân dụng và công nghiệp

- Giám sát lắp đặt “thiết bị công trình” hoặc “thiết bị công nghệ”

Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung đơn này và cam kết hành nghề hoạt động xây dựng theo đúng nội dung ghi trong chứng chỉ được cấp và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan./.

 

 

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

2. Mẫu Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng

(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng)

BẢN KHAI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

1. Họ và tên:

2. Quá trình hoạt động chuyên môn trong xây dựng:

STT

Thời gian hoạt động chuyên môn về xây dựng (từ tháng, năm, …. đến tháng năm…)

Hoạt động xây dựng trong cơ quan, tổ chức nào? hoặc hoạt động độc lập?

Nội dung hoạt động xây dựng (thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc, thiết kế xây dựng, khảo sát xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng)? tại công trình nào? chủ trì hay tham gia?

Chủ đầu tư, địa điểm xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan nội dung bản khai này là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm./.

 

Xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

7. Thủ tục: Cấp lại Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình

7.1. Trình tự thực hiện:

Sửa đổi nội dung:

+ Bước 1. Người xin cấp lại chứng chỉ hành nghề gửi 03 bộ hồ sơ (kèm 03 ảnh màu cỡ 3×4 chụp trong năm xin đăng ký);

+ Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Sở Xây dựng

Khi đến nộp hồ sơ người xin cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng xuất trình các giấy tờ liên quan đến cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoạt động xây dựng để công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra và đối chiếu

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung hoặc làm lại.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00

+ Bước 3. Nhận Chứng chỉ hành nghề tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Xây dựng, theo bước sau:

Sau khi kiểm tra giấy biên nhận hồ sơ, công chức viết phiếu thu lệ phí và thu lệ phí theo quy định.

Trao Chứng chỉ hành nghề cho người đến nhận chứng chỉ. Trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy uỷ quyền và chứng minh thư của người uỷ quyền.

Thời gian trao trả chứng chỉ hành nghề : Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ

Thay bằng:

Bước 1: Người đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình chuẩn bị hồ sơ theo quy định và 02 (hai) ảnh màu cỡ 3×4 chụp trong năm xin cấp lại chứng chỉ, gửi tới Sở Xây dựng, địa chỉ số 07 - Đường

Trường Chinh, thị xã Bắc Kạn;

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Công chức kiểm tra hồ sơ:

+ Hồ sơ, đầy đủ thành phần, số lượng, hợp lệ thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trao cho người nộp.

+ Hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn để bổ sung hoặc làm lại.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng: từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều: từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, công chức kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn bổ sung hồ sơ là 10 (mười) ngày làm việc.

Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng tổ chức cấp lại chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định.

Bước 3:

- Trao trả chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình.

- Thời gian trao trả chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

7.2. Cách thức thực hiện:

Sửa đổi nội dung: Trực tiếp tại Sở Xây dựng.

Thay bằng: Trực tiếp tại Sở Xây dựng hoặc qua đường bưu điện.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: Sửa đổi nội dung:

- Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề nộp tại Sở Xây dựng, nơi đã cấp chứng chỉ hành nghề cũ;

- Có chứng chỉ cũ (đối với chứng chỉ cũ bị rách, nát hoặc xin cấp bổ sung nội dung hành nghề hoặc chứng chỉ đã hết hạt);

- Có bản sao các văn bằng, chứng chỉ và bản kê khai kinh nghiệm liên quan đến nội dung xin bổ sung hành nghề (đối với trường hợp xin bổ sung nội dung hành nghề);

- Không vi phạm các quy định trong hoạt động xây dựng và pháp luật có liên quan;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề;

Thay bằng:

- Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề theo mẫu nộp tại Sở Xây dựng, nơi đã cấp chứng chỉ hành nghề cũ;

- Có chứng chỉ cũ (đối với trường hợp: chứng chỉ cũ bị rách, nát hoặc xin cấp bổ sung nội dung hành nghề hoặc chứng chỉ đã hết hạn);

- Có bản sao các văn bằng, chứng chỉ và bản kê khai kinh nghiệm liên quan đến nội dung xin bổ sung hành nghề (đối với trường hợp: xin bổ sung nội dung hành nghề);

7.4. Thời hạn giải quyết:

Sửa đổi nội dung:

- Định kỳ 3 tháng Hội đồng tư vấn cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình tổ chức họp một lần (nếu có hồ sơ đủ điều kiện xét) vào ngày 25 tháng cuối quý nếu trùng ngày lễ, chủ nhật thì tổ chức họp ngày làm việc tiếp theo.

- Thời gian trả kết quả là sau 10 ngày kề từ ngày Hội đồng họp xét.

Thay bằng:

Không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Sửa đổi nội dung: Đối tượng thực hiện giải quyết: Cá nhân. Thay bằng: Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sửa đổi nội dung: Sở Xây dựng.

Thay bằng:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Xây dựng.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng.

7.7- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề.

7.8- Lệ phí:

Sửa đổi nội dung: Lệ phí cấp lại chứng chỉ hành nghề: 200.000 đồng/chứng chỉ.

Thay bằng:

- Lệ phí cấp chứng chỉ giám sát thi công xây dựng (cấp lại, cấp bổ sung ):

- Mức thu lệ phí: 300.000 (Ba trăm nghìn) đồng/chứng chỉ.

 (Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng)

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Sửa đổi nội dung:

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng.

Thay bằng:

- Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề (theo mẫu đính kèm thủ tục).

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng (theo mẫu đính kèm thủ tục).

7.10- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề nộp tại Sở Xây dựng, nơi đã cấp chứng chỉ hành nghề cũ;

- Có chứng chỉ cũ (đối với trường hợp: chứng chỉ cũ bị rách, nát hoặc xin cấp bổ sung nội dung hành nghề hoặc chứng chỉ đã hết hạn);

- Có bản sao các văn bằng, chứng chỉ và bản kê khai kinh nghiệm liên quan đến nội dung xin bổ sung hành nghề (đối với trường hợp xin bổ sung nội dung hành nghề);

- Không vi phạm các quy định trong hoạt động xây dựng và pháp luật có liên quan.

 (theo Mục 2, Điều 9 của Thông tư số: 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng)

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Sửa đổi nội dung:

- Luật Xây dựng số: 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Ngày có hiệu lực: 01/7/2004;

- Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Ngày có hiệu lực: 02/4/2009;

- Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng;

- Thông tư số: 43/2003/TT-BTC ngày 13/5/2003 của Bộ Tài chính.

Thay bằng:

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội;

- Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư số: 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;

- Thông tư số: 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng.

 

Phụ lục kèm theo thủ tục: Cấp lại Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình

1. Mẫu Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------

........., ngày.......tháng....... năm......

ĐƠN XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ......

(Điền loại chứng chỉ hành nghề thích hợp: Kiến trúc sư hoặc Kỹ sư hoặc Giám sát thi công xây dựng công trình vào dấu ...)

Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn.

1. Họ và tên:

2. Ngày, tháng, năm sinh:

3. Nơi sinh:

4. Quốc tịch:

5. Số, ngày, nơi cấp chứng minh thư nhân dân (hoặc số hộ chiếu đối với người nước ngoài):

6. Địa chỉ thường trú:

7. Trình độ chuyên môn:

- Văn bằng, chứng chỉ đã được cấp (ghi rõ chuyên ngành đào tạo):

8. Kinh nghiệm nghề nghiệp:

- Thời gian đã tham gia hoạt động xây dựng (Nếu xin cấp chứng chỉ hành nghề lĩnh vực nào thì khai kinh nghiệm về lĩnh vực đó):

+ Đã tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng:

+ Đã tham gia thiết kế kiến trúc công trình:

+ Đã tham gia khảo sát xây dựng:

+ Đã thiết kế công trình:

+ Đã làm chủ nhiệm, chủ trì bao nhiêu công trình:

+ Đã tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng (bao lâu hoặc bao nhiêu công trình):

+ .............................................................

+ .............................................................

Đề nghị được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoặc kỹ sư hoặc giám sát thi công xây dựng với các nội dung sau (căn cứ vào quy định để xác định xin cấp loại công việc gì cho phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và kinh nghiệm đã tham gia hoạt động xây dựng), Ví dụ:

- Thiết kế quy hoạch xây dựng.

- Thiết kế kiến trúc công trình.

- Thiết kế nội - ngoại thất công trình.

- Khảo sát địa hình (hoặc địa chất công trình...)

- Thiết kế kết cấu công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp (giao thông, thuỷ lợi...).

- Thiết kế cấp, thoát nước; thiết kế thông gió, điều hoà không khí; phòng cháy, chữa cháy; dây chuyền công nghệ công trình xi măng...

- Giám sát công tác khảo sát địa chất công trình hoặc địa chất thuỷ văn.

- Giám sát “xây dựng và hoàn thiện” công trình dân dụng và công nghiệp.

- Giám sát lắp đặt “thiết bị công trình” hoặc “thiết bị công nghệ”.

Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung đơn này và cam kết hành nghề hoạt động xây dựng theo đúng nội dung ghi trong chứng chỉ được cấp và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan./.

 

 

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

2. Mẫu Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng)

BẢN KHAI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

1. Họ và tên:

2. Quá trình hoạt động chuyên môn trong xây dựng:

STT

Thời gian hoạt động chuyên môn về xây dựng (từ tháng, năm, …. đến tháng năm…)

Hoạt động xây dựng trong cơ quan, tổ chức nào? hoặc hoạt động độc lập?

Nội dung hoạt động xây dựng (thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc, thiết kế xây dựng, khảo sát xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng)? tại công trình nào? chủ trì hay tham gia?

Chủ đầu tư, địa điểm xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan nội dung bản khai này là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm./.

 

Xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

II. Lĩnh vực: Quy hoạch

1. Thủ tục: Tiếp nhận báo cáo của chủ đầu tư về chất lượng công trình xây dựng:

1.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo theo mẫu: về tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; báo cáo khi hoàn thành đưa công trình xây dựng vào sử dụng, vận hành, khai thác; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu và gửi tới Sở Xây dựng, địa chỉ số 07 - đường Trường Chinh, thị xã Bắc Kạn. Thời gian gửi trước ngày 15 tháng 12 hằng năm (thời điểm gửi báo cáo tính theo dấu bưu điện nơi đi).

Bước 2: Sở Xây dựng nhận báo cáo và gửi phiếu tiếp nhận cho chủ đầu tư theo mẫu.

1.2. Cách thức thực hiện: Gửi qua đường bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ: Báo cáo của chủ đầu tư. (theo mẫu đính kèm thủ tục)

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo (thời điểm nhận báo cáo căn cứ theo dấu công văn đến).

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Xây dựng;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu tiếp nhận.

1.8. Phí, lệ phí: Không có.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Báo cáo của chủ đầu tư về chất lượng xây dựng công trình xây dựng (theo mẫu đính kèm thủ tục).

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số: 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Thông tư số: 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Thông tư số: 06/2011/TT-BXD ngày 21/06/2011 của Bộ Xây dựng sửa đổi,

bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng thực thi Nghị quyết số: 55/NQ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng.

 

Phụ lục kèm theo thủ tục: Tiếp nhận báo cáo của chủ đầu tư về chất lượng công trình xây dựng

MẪU BÁO CÁO
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 06/2011/TT-BXD ngày 21/6/2011 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng thực thi Nghị quyết số: 55/NQ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng)

Tên Chủ đầu tư
.........................
……………………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

Bắc Kạn, ngày......... tháng......... năm..........

 

BÁO CÁO

về công tác quản lý chất lượng và chất lượng công trình xây dựng

..................................... ( ghi tên công trình) .............................

(Báo cáo định kỳ 12 tháng một lần và khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng)

Từ ngày..... tháng..... năm..... đến ngày..... tháng..... năm...

Kính gửi : Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn.

…….............(tên tổ chức, cá nhân) …............. là Đại diện Chủ đầu tư công trình .............................. (ghi tên công trình) ....................... xin báo cáo về chất lượng xây dựng công trình với các nội dung sau :

I. Các thông tin về công trình/dự án đầu tư xây dựng công trình:

1. Địa điểm xây dựng công trình ……………………………...

2. Quy mô công trình (nêu tóm tắt về kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật, công nghệ, công suất...).

3. Tổ chức, cơ quan phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình (ghi số, ngày, tháng của Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình).

4. Danh sách các nhà thầu (tổng thầu, nhà thầu chính và các nhà thầu phụ): khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, thí nghiệm, kiểm định xây dựng (nếu có); những phần việc do các nhà thầu đó thực hiện.

5. Về thời hạn thi công xây dựng công trình:

a) Ngày khởi công;

b) Ngày hoàn thành (dự kiến theo quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình).

II. Nội dung báo cáo thường kỳ:

1. Tóm tắt về tiến độ thi công xây dựng công trình.

2. Những sửa đổi trong quá trình thi công so với thiết kế đã được phê duyệt (nêu những sửa đổi lớn, lý do sửa đổi, ý kiến của cấp có thẩm quyền về những sửa đổi đó).

3. Công tác nghiệm thu: bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng hoàn thành được thực hiện trong kỳ báo cáo.

4. Đánh giá về chất lượng các bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình xây dựng được nghiệm thu trong kỳ báo cáo.

5. Sự cố và khiếm khuyết về chất lượng, nếu có: thời điểm xảy ra, vị trí, thiệt hại, nguyên nhân, tình hình khắc phục.

6. Dự kiến kế hoạch nghiệm thu trong kỳ báo cáo tiếp theo.

7. Các thông số kỹ thuật chủ yếu của công trình khi hoàn thành:

a) Theo thiết kế đã được phê duyệt;

b) Theo thực tế đạt được.

8. Kiến nghị (nếu có).

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu.

CHỦ ĐẦU TƯ
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

2. Thủ tục: Tiếp nhận và quản lý giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng do chủ đầu tư gửi.

2.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chủ đầu tư, chủ sở hữu có trách nhiệm gửi 01 giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng (gọi tắt là: giấy chứng nhận) kèm theo báo cáo kết quả kiểm tra và biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận cho Sở Xây dựng, địa chỉ số 07 - đường Trường Chinh, thị xã Bắc Kạn, để Sở Xây dựng kiểm tra và quản lý.

- Bước 2: Sở Xây dựng tiếp nhận giấy chứng nhận và gửi phiếu tiếp nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư 03 cho chủ đầu tư, chủ sở hữu.

2.2. Cách thức thực hiện: Gửi Giấy chứng nhận qua đường bưu điện.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy chứng nhận;

- Báo cáo kết quả kiểm tra;

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

2.4. Thời hạn giải quyết: 01 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ (thời gian nhận hồ sơ là thời gian tính theo dấu bưu chính nơi phát hành).

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Sửa đổi nội dung: Chủ đầu tư, chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng các công trình thực hiện chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng theo yêu cầu của Sở Xây dựng.

Thay bằng: Tổ chức, cá nhân.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Xây dựng;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu tiếp nhận.

2.8. Phí, lệ phí: Không có.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư: 03/2011/TT-BXD ngày 6/4/2011 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

 

Phụ lục kèm theo thủ tục: Tiếp nhận và quản lý giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng do chủ đầu tư gửi

MẪU PHIẾU TIẾP NHẬN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 03/2011/TT-BXD ngày 06/4/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng)

................………………
……….(1)………..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: …………./………

(2), ngày …. tháng ….. năm …………..

 

PHIẾU TIẾP NHẬN

…………….. (3)…………………………..

………………(1)………đã tiếp nhận ………..(3)

………………………………và ………………(4)…………………của ……………… (5) ………………… số …………… ngày … tháng … năm …….

Địa điểm xây dựng công trình: ........................................................................

Điện thoại trụ sở làm việc cá nhân, tổ chức gửi:...............................................      

 

 

(2), ngày …. tháng ….. năm ………
Người tiếp nhận hồ sơ
(Ghi rõ chức danh)
(Ký tên)
Họ và tên của người ký

 

1. Tên cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 3, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 4 của Thông tư.

2. Ghi địa danh của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

3. Báo cáo kết quả kiểm định/Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực hoặc Giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

4. Các tài liệu đính kèm (nếu có).

5. Tên cá nhân, tổ chức lập và nộp báo cáo/Giấy chứng nhận.

 

3. Thủ tục: Tiếp nhận báo cáo nhanh sự cố công trình xây dựng:

3.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chủ đầu tư đối với công trình đang thi công, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng đối với công trình đang sử dụng, vận hành, khai thác có trách nhiệm lập báo cáo nhanh sự cố công trình và gửi Sở Xây dựng, địa chỉ: số 07 - đường Trường Chinh, thị xã Bắc Kạn. Thời gian báo cáo trong vòng 24 giờ, kể từ khi xảy ra sự cố (thời điểm gửi báo cáo tính theo dấu bưu điện nơi đi).

- Bước 2: Sở Xây dựng tiếp nhận báo cáo nhanh sự cố đối với công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Sau khi nhận được báo cáo, Sở Xây dựng gửi phiếu tiếp nhận qua đường bưu điện cho chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng trong vòng 24 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo (thời điểm nhận báo cáo căn cứ theo dấu công văn đến).

3.2. Cách thức thực hiện: Gửi qua đường bưu điện.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Sửa đổi nội dung: Bỏ các nội dung:

- Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố (theo mẫu đính kèm thủ tục);

- Mô tả diễn biến của sự cố;

- Kết quả khảo sát, đánh giá, xác định mức độ và nguyên nhân sự cố;

- Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng công trình liên quan đến sự cố.

Thay bằng: Còn để lại nội dung:

- Báo cáo nhanh sự cố (theo mẫu đính kèm thủ tục);

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

3.4. Thời hạn giải quyết:

Sửa đổi nội dung: 01(một) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ (thời gian nhận hồ sơ là thời gian tính theo dấu bưu chính nơi phát hành).

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Chủ đầu tư đối với công trình đang thi công.

- Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng đối với công trình đang sử dụng, vận hành, khai thác.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sửa đổi nội dung:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Xây dựng.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng.

Thay bằng:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu tiếp nhận. (theo mẫu đính kèm thủ tục)

3.8. Lệ phí: Không có.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Sửa đổi nội dung:

- Báo cáo nhanh sự cố công trình xây dựng; (mẫu báo cáo đính kèm).

- Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố; (mẫu báo cáo đính kèm).

Thay bằng:

Báo cáo nhanh sự cố công trình xây dựng (theo mẫu đính kèm thủ tục).

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số: 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Thông tư: 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Thông tư: 06/2011/TT-BXD ngày 21/06/2011 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng thực thi Nghị quyết số: 55/NQ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng.

 

Phụ lục kèm theo thủ tục:Tiếp nhận báo cáo nhanh sự cố công trình xây dựng

MẪU BÁO CÁO NHANH SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số: 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng)

Chủ đầu tư/ Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình Công trình:
………………………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

Bắc Kạn, ngày …… tháng ……năm …

 

BÁO CÁO NHANH SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn.

1. Tên công trình, vị trí xây dựng:

2. Các tổ chức cá nhân tham gia xây dựng:

a) Nhà thầu khảo sát xây dựng: …...........................(ghi tên tổ chức, cá nhân)

b) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình : ……… (ghi tên tổ chức, cá nhân)

c) Nhà thầu thi công xây dựng : …………..............(ghi tên tổ chức, cá nhân)

d) Nhà thầu giám sát thi công xây dựng : …………(ghi tên tổ chức, cá nhân)

3. Mô tả nội dung sự cố:

Mô tả sơ bộ về sự cố, tình trạng công trình xây dựng khi xảy ra sự cố, thời điểm xảy ra sự cố......................................................................................................................

4. Thiệt hại sơ bộ về người và vật chất:

a) Tình hình thiệt hại về người, về vật chất:…………………………………

b) Về nguyên nhân sự cố: …………………………………….……………...

5. Biện pháp khắc phục:

………………………………………………………………...........................

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu.

NGƯỜI BÁO CÁO*
(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

* Ghi chú:

a) Chủ đầu tư lập báo cáo sự cố xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng;

b) Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng lập báo cáo xảy ra tại công trình đang sử dụng, vận hành, khai thác.

 

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ

1. Thủ tục: Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1

(Trường hợp nâng từ hạng 2 lên hạng 1) (thay thế thủ tục Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1)

1.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng gửi hồ sơ theo quy định tới Sở Xây dựng, địa chỉ số 07 - Đường Trường Chinh, thị xã Bắc Kạn;

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Công chức kiểm tra hồ sơ:

+ Hồ sơ, đầy đủ thành phần, số lượng, hợp lệ thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trao cho người nộp.

+ Hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn để bổ sung hoặc làm lại.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng: từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều: từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, công chức kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn bổ sung hồ sơ là 10 ngày làm việc.

Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ, tổ chức xét duyệt và cấp chứng chỉ theo quy định.

Bước 3: Trao trả chứng chỉ kỹ sư định giá. Thời gian trao trả chứng chỉ kỹ sư định giá: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng: từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều: từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

1.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Sở Xây dựng hoặc qua đường bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị nâng hạng kỹ sư định giá xây dựng theo mẫu;

- 02 (hai) ảnh mầu cỡ 3×4 chụp trong vòng 6 (sáu) tháng tính đến ngày đề nghị nâng hạng;

- Bản sao chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2;

- Giấy chứng nhận đã tham gia khoá đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý chí phí và cơ chế chính sách đầu tư xây dựng;

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình kể từ khi được cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 theo mẫu có xác nhận của cơ quan tổ chức trực tiếp quản lý hoặc của chủ đầu tư.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Xây dựng.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1.

1.8. Lệ phí:

- Lệ phí cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng (cấp lần đầu);

- Mức thu lệ phí: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/chứng chỉ.

 (Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng)

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị nâng hạng kỹ sư định giá xây dựng (theo mẫu đính kèm thủ tục).

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. (theo mẫu đính kèm thủ tục.)

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 (theo Mục 2, Điều 20 của Nghị định số: 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình)

- Yêu cầu điều kiện 1: Có chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2;

- Yêu cầu điều kiện 2: Có ít nhất 5 (năm) năm liên tục tham gia hoạt động quản lý chi phí kể từ khi được cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2;

- Yêu cầu điều kiện 3: Đã tham gia khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý chi phí và cơ chế chính sách đầu tư xây dựng;

- Yêu cầu điều kiện 4: Đã chủ trì thực hiện ít nhất 5 (năm) công việc nêu tại Khoản 1 Điều 18 của Nghị định số: 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, cụ thể gồm các công việc sau:

+ Lập, thẩm tra tổng mức đầu tư;

+ Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dưng công trình;

+ Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư, định mức, đơn giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng;

+ Đo bóc khối lượng xây dựng công trình;

+ Lập, thẩm tra dự toán xây dựng công trình;

+ Xác định giá gói thầu, giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

+ Kiểm soát chi phí xây dựng công trình;

+ Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán hợp đồng;

+ Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số: 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số: 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kĩ sư định giá xây dựng.

- Thông tư số: 06/2011/TT-BXD ngày 21/06/2011 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng thực thi Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản

lý của Bộ Xây dựng.

- Thông tư số: 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng.

 

Phụ lục kèm theo thủ tục: Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1

(trường hợp nâng từ hạng 2 lên hạng 1)

1. Mẫu đơn đề nghị nâng hạng kỹ sư định giá xây dựng

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kĩ sư định giá xây dựng)

Lần đăng ký
cấp chứng chỉ
……………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

Bắc K ạn, ngày… tháng … năm ……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ NÂNG HẠNG KỸ SƯ ĐỊNH GIÁ XÂY DỰNG

Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn

1. Tên cá nhân:

2. Ngày, tháng, năm sinh:

3. Nơi sinh:

4. Quốc tịch:

5. Số chứng minh nhân dân (hoặc số hộ chiếu):

6. Nơi thường trú:

- Số điện thoại liên hệ:

- Email:

- Website:

7. Địa chỉ nơi công tác (nếu có):

8. Kinh nghiệm nghề nghiệp:

- Thời gian đã hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (kể từ thời điểm được cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 đến thời điểm xin nâng hạng);

- Những công việc liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã thực hiện;

9. Giấy chứng nhận tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý chi phí và cơ chế chính sách đầu tư xây dựng.

Đề nghị được nâng kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 thành kỹ sư định giá xây dựng hạng 1

Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong đơn này và cam kết hành nghề theo đúng chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng được cấp và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan./.

 

 

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

2. Mẫu Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kĩ sư định giá xây dựng)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------

Bắc K ạn, ngày… tháng … năm ……

BẢN KHAI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Họ và tên:

2. Quá trình hoạt động liên quan đến tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (khai rõ thời gian, đơn vị công tác, công việc tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được thực hiện và loại công trình)

Số TT

Thời gian (Tháng - năm)

Tên và loại công trình

Nội dung công việc liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung bản tự khai này./.

 

Xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc của chủ đầu tư
(Ký và đóng dấu)

Người kê khai
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

2. Thủ tục: Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1

(trường hợp cấp thẳng không qua hạng 2) (thay thế thủ tục Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1)

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng gửi hồ sơ theo quy định tới Sở Xây dựng, địa chỉ số 07 - Đường Trường Chinh, thị xã Bắc Kạn;

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Công chức kiểm tra hồ sơ:

+ Hồ sơ đầy đủ thành phần, số lượng, hợp lệ thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trao cho người nộp.

+ Hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn để bổ sung hoặc làm lại.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng: từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút ; Chiều: từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, công chức kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn bổ sung hồ sơ là 10 (mười) ngày làm việc.

Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ, tổ chức xét duyệt và cấp chứng chỉ theo quy định.

Bước 3: Trao trả chứng chỉ kỹ sư định giá. Thời gian trao trả chứng chỉ kỹ sư định giá: từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng: từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút; Chiều: từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Xây dựng hoặc qua đường bưu điện.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng theo mẫu;

- 02 (hai) ảnh mầu cỡ 3×4 chụp trong vòng 6 (sáu) tháng tính đến ngày đề nghị cấp chứng chỉ;

- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao nếu có bản gốc để đối chiếu) các văn bằng, giấy chứng nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng, giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu;

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo mẫu có xác nhận của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý hoặc chủ đầu tư.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

2.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Xây dựng ;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1.

2.8. Lệ phí:

- Lệ phí cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng (cấp lần đầu);

- Mức thu lệ phí: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/chứng chỉ.

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng)

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị nâng hạng kỹ sư định giá xây dựng. (theo mẫu đính kèm thủ tục.)

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. (theo mẫu đính kèm thủ tục.)

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Phải có tối thiểu 10 (mười) năm liên tục tham gia hoạt động quản lý chi phí và chủ trì thực hiện ít nhất 5 (năm) công việc nêu tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số: 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, cụ thể gồm các công việc sau:

- Lập, thẩm tra tổng mức đầu tư;

- Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dưng công trình;

- Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư, định mức, đơn giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng;

- Đo bóc khối lượng xây dựng công trình;

- Lập, thẩm tra dự toán xây dựng công trình;

- Xác định giá gói thầu, giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

- Kiểm soát chi phí xây dựng công trình;

- Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán hợp đồng;

- Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

 (theo Mục 2, Điều 20 của Nghị định số: 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình)

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số: 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số: 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kĩ sư định giá xây dựng.

- Thông tư số: 06/2011/TT-BXD ngày 21/06/2011 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng thực thi Nghị quyết số: 55/NQ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng.

- Thông tư số: 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng.

 

Phụ lục kèm theo thủ tục:Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1

(trường hợp cấp thẳng không qua hạng 2)

1. Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kĩ sư định giá xây dựng)

Lần đăng ký cấp chứng chỉ
……………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

Bắc Kạn, ngày … tháng … năm ……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ KỸ SƯ ĐỊNH GIÁ XÂY DỰNG

Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn

1. Tên cá nhân:

2. Ngày, tháng, năm sinh:

3. Nơi sinh:

4. Quốc tịch:

5. Số chứng minh nhân dân (hoặc số hộ chiếu):

6. Nơi thường trú:

- Số điện thoại liên hệ:

- Email:

- Website:

7. Địa chỉ nơi công tác (nếu có):

8. Kinh nghiệm nghề nghiệp:

- Thời gian đã hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (kể từ thời điểm được cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 đến thời điểm xin nâng hạng);

- Những công việc liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã thực hiện;

9. Giấy chứng nhận tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý chi phí và cơ chế chính sách đầu tư xây dựng.

Đề nghị được cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1.

Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong đơn này và cam kết hành nghề theo đúng chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng được cấp và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan./.

 

 

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

2. Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kĩ sư định giá xây dựng)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------

Bắc Kạn, ngày … tháng … năm ……

BẢN KHAI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Họ và tên:

2. Quá trình hoạt động liên quan đến tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (khai rõ thời gian, đơn vị công tác, công việc tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được thực hiện và loại công trình):

Số TT

Thời gian (Tháng- năm)

Tên và loại công trình

Nội công việc liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung bản tự khai này./.

 

Xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc của chủ đầu tư
(Ký và đóng dấu)

Người kê khai
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

3. Thủ tục: Cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam (thay thế thủ tục Cấp giấy phép cho nhà thầu nước ngoài là cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam)

3.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người đề nghị Cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam gửi hồ sơ theo quy định tới

Sở Xây dựng, địa chỉ số 07 - Đường Trường Chinh, thị xã Bắc Kạn; Công chức kiểm tra hồ sơ:

+ Hồ sơ, đầy đủ thành phần, số lượng, hợp lệ thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trao cho người nộp.

+ Hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn để bổ sung hoặc làm lại.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng: từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều: từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng tổ chức Cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam theo quy định.

Bước 3: Trao trả giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam .

Thời gian trao trả giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

3.2- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Xây dựng.

3.3- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép thầu theo mẫu;

- Bản sao văn bản kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp;

- Bản sao giấy phép hoạt động hoặc chứng chỉ hành nghề tư vấn do nước mà nhà thầu mang quốc tịch cấp và bản sao hộ chiếu cá nhân;

- Lý lịch nghề nghiệp cá nhân (tự khai) kèm theo bản sao hợp đồng về các công việc có liên quan đã thực hiện trong 3 (ba) năm gần nhất.

Riêng đối với trường hợp xin cấp giấy phép thầu phát sinh trong 3 (ba) năm liền kề thì hồ sơ chỉ bao gồm các tài liệu:

- Đơn xin cấp giấy phép thầu theo mẫu;

- Bản sao văn bản kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp;

b) Số lượng hồ sơ: 03 (ba) bộ (bao gồm: 01 bộ hồ sơ gốc và 02 bộ hồ sơ photocopy).

3.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Xây dựng;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

3.8. Lệ phí:

- Lệ phí cấp giấy phép thầu tư vấn và xây dựng cho nhà thầu nước ngoài,

- Mức thu lệ phí: 2.000.000 (hai triệu) đồng/giấy phép.

 (Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng)

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn xin cấp giấy phép thầu (theo mẫu đính kèm thủ tục).

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 (theo Điều 4 của Quyết định số: 87/2004/QĐ-TTg ngày 19/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam, và theo Mục 2 của số 05/2004/TT- BXD ngày 15/9/2004 của Bộ Xây dựng hứơng dẫn thủ tục về quản lý việc cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam)

a) Đơn xin cấp giấy phép thầu phải làm bằng tiếng Việt. Các giấy tờ, tài liệu khác của nước ngoài phải được hợp pháp hoá lãnh sự đối với trường hợp xin cấp giấy phép thầu lần đầu (trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác). Các giấy tờ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

b) Trường hợp đối với gói thầu thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam:

- Đã trúng thầu hoặc được chọn thầu.

- Đã có hợp đồng giao nhận thầu.

c) Trường hợp đối với gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam:

- Đã trúng thầu hoặc được chọn thầu.

- Đã có hợp đồng giao nhận thầu.

- Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

d) Trong mọi trường hợp được giao thầu (do thắng thầu thông qua đấu thầu hoặc được chọn thầu) nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc phải sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam (trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam).

e) Phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số: 87/2004/QĐ-TTg ngày 19/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ

Về việc ban hành Quy chế Quản lý hoạt động cđa nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.

- Thông tư số: 05/2004/TT-BXD ngày 15/9/2004 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thđ tục và quản lý việc cấp giấy phĐp thầu cho nhà thầu n−ớc ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam .

- Thông tư số: 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng.

 

Phụ lục kèm theo thủ tục: Cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam

1. Mẫu đơn xin cấp giấy phép thầu

(Ban hành theo Thông tư số: 05/2004/TT-BXD ngày 15/9/2004 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục và quản lý việc cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam)

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP THẦU

(Đối với nhà thầu là cá nhân)

Kính gửi : Ông Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn

Tôi : Họ tên                                                       Nghề nghiệp :

Có hộ chiếu số :                                                (sao kèm theo đơn này)

Địa chỉ tại chính quốc :

Số điện thoại :                                           Fax :                            E.mail :

Địa chỉ tại Việt Nam (nếu có) :                                                        

Số điện thoại:                                            Fax :                            E.mail :

Tôi được chủ đầu tư (hoặc thầu chính) là ..................... thông báo thắng thầu (hoặc

chọn thầu) làm tư vấn công việc ..................... thuộc Dự án .................................. tại ...........................................

Trong thời gian từ ............................. đến .........................................

Đề nghị Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn xét cấp giấy phép thầu cho tôi để thực hiện các công việc nêu trên.

Hồ sơ kèm theo gồm :

1.

2.

3.

-

-

Nếu hồ sơ của tôi cần được bổ sung hoặc làm rõ thêm điều gì, xin báo cho ông (bà) ............... có địa chỉ tại Việt Nam ........................... số điện thoại

.................. Fax .................................. E.mail ............................

Khi được cấp giấy phép thầu, tôi xin cam đoan thực hiện đầy đủ các qui định trong giấy phép và các qui định của pháp luật Việt Nam có liên quan.

 

 

...., Ngày ....... tháng ...... năm .....
Kính đơn
 (Ký tên)
Họ và tên người ký

 

4. Thủ tục: Cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam (thay thế thủ tục Cấp giấy phép cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam)

4.1 Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người đề nghị Cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam gửi hồ sơ theo quy định tới

Sở Xây dựng, địa chỉ số 07 - Đường Trường Chinh, thị xã Bắc Kạn; Công chức kiểm tra hồ sơ:

- Hồ sơ, đầy đủ thành phần, số lượng, hợp lệ thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trao cho người nộp.

- Hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn để bổ sung hoặc làm lại.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng: từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều: từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng tổ chức Cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam theo quy định.

Bước 3: Trao trả giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.

Thời gian trao trả giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở xây dựng.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép thầu theo mẫu.

- Bản sao văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.

- Bản sao Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty (hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức) và chứng chỉ hành nghề của nước, nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp.

- Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động xây dựng liên quan đến công việc nhận thầu và báo cáo tài chính được kiểm toán trong 3 (ba) năm gần nhất (đối với trường hợp nhà thầu nhận thực hiện gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc phải áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam).

- Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc bản cam kết sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hay hồ sơ chào thầu).

- Giấy uỷ quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu.

Riêng đối với trường hợp xin cấp giấy phép thầu phát sinh trong 3 (ba) năm liền kề thì hồ sơ chỉ bao gồm các tài liệu:

- Đơn xin cấp giấy phép thầu.

- Bản sao văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.

- Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc bản cam kết sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hay hồ sơ chào thầu).

b) Số lượng hồ sơ: 03 (ba) bộ (bao gồm: 01 bộ hồ sơ gốc và 02 bộ hồ sơ photocopy).

4.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Xây dựng;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

4.8. Lệ phí:

- Lệ phí cấp giấy phép thầu tư vấn và xây dựng cho nhà thầu nước ngoài;

- Mức thu lệ phí: 2.000.000 (hai triệu) đồng/giấy phép.

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng)

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn xin cấp giấy phép thầu (theo mẫu đính kèm thủ tục).

- Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động xây dựng liên quan đến công việc nhận thầu (theo mẫu đính kèm thủ tục).

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

(theo Điều 4 của Quyết định số: 87/2004/QĐ-TTg ngày 19/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam, và theo Mục 1 của số: 05/2004/TT- BXD ngày 15/9/2004 của Bộ Xây dựng hứơng dẫn thủ tục về quản lý việc cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam)

a) Đơn xin cấp giấy phép thầu phải làm bằng tiếng Việt. Các giấy tờ, tài liệu khác của nước ngoài phải được hợp pháp hoá lãnh sự đối với trường hợp xin cấp giấy phép thầu lần đầu (trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác). Các giấy tờ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

b) Trường hợp đối với gói thầu thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam:

- Đã trúng thầu hoặc được chọn thầu.

- Đã có hợp đồng giao nhận thầu.

c) Trường hợp đối với gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam:

- Đã trúng thầu hoặc được chọn thầu.

- Đã có hợp đồng giao nhận thầu.

- Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

d) Trong mọi trường hợp được giao thầu (do thắng thầu thông qua đấu thầu hoặc được chọn thầu) nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc phải sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam (trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam).

e) Phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số: 87/2004/QĐ-TTg ngày 19/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành Quy chế Quản lý hoạt động cđa nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.

- Thông tư số: 05/2004/TT-BXD ngày 15/9/2004 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thđ tục và quản lý việc cấp giấy phĐp thầu cho nhà thầu n−ớc ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.

- Thông tư số: 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng.

 

Phụ lục kèm theo thủ tục: Cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam

1. Mẫu Đơn xin cấp giấy phép thầu

 (Ban hành theo Thông tư số: 05/2004/TT-BXD ngày 15/9/2004 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục và quản lý việc cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam)

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP THẦU

(Đối với nhà thầu là tổ chức)

Văn bản số : ...................

.........., ngày ...... tháng ...... năm ........

Kính gửi : Ông Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn.

Tôi : (Họ tên)                                         Chức vụ :

Được uỷ quyền của ông (bà): theo giấy uỷ quyền :         (kèm theo đơn này)

Đại diện cho : Công ty

Địa chỉ đăng ký tại chính quốc :

Số điện thoại :                                                           Fax :                  E.mail :

Địa chỉ văn phòng đại diện tại Việt Nam :

Số điện thoại :                                                           Fax :                  E.mail :

Công ty chúng tôi đã được chủ đầu tư (hoặc thầu chính) là : ..................... thông báo thắng thầu (hoặc được chọn thầu) để làm thầu chính (hoặc thầu phụ) thực hiện công việc .......... thuộc Dự án ............... tại ................, trong thời gian từ .................. đến ..................

Chúng tôi đề nghị Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn xét cấp Giấy phép thầu cho

Công ty chúng tôi để thực hiện việc thầu nêu trên. Hồ sơ gửi kèm theo gồm :

1-

2-

3-

- Nếu hồ sơ của chúng tôi cần phải bổ sung hoặc làm rõ thêm điều gì, xin báo cho ông (bà) ................ có địa chỉ tại Việt Nam.................... số điện thoại ..................... Fax ..................... E.mail ................

Khi được cấp Giấy phép thầu, chúng tôi xin cam đoan thực hiện đầy đủ các qui định trong Giấy phép và các qui định của pháp luật Việt Nam có liên quan.

 

 

Thay mặt (hoặc thừa uỷ quyền) ....................
(Ký tên, đóng dấu)
Họ tên người ký ..................................
Chức vụ ..............................................

 

2. Mẫu Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động xây dựng liên quan đến công việc nhận thầu

(Ban hành theo Thông tư số: 5/2004/TT-BXD ngày 15/9/2004 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục và quản lý việc cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam)

Công ty .................

BÁO CÁO

các công việc/dự án đã thực hiện trong 3 năm gần nhất

Chủ đầu tư họăc Bên thuê

Tên Dự án, địa điểm, quốc gia

Nội dung hợp đồng nhận thầu

Giá trị hợp đồng và ngày ký hợp đồng (USD)

Tỷ lệ % giá trị công việc phải giao thầu phụ

Thời gian thực hiện hợp đồng (từ ....đến ...)

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

 

 

 

 

...., Ngày .... tháng .... năm …
Người khai ký tên

 

Họ và tên ..................
Chức vụ ....................

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 669/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn

Số hiệu: 669/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
Người ký: Hoàng Ngọc Đường
Ngày ban hành: 08/05/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 669/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…