BỘ
CÔNG NGHIỆP |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2001/QĐ-BCN |
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2001 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐIỆN ĐỘC LẬP
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01 tháng 11
năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ
Công nghiệp;
Căn cứ Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP
ngày 5 tháng 5 năm 2000 của Chính Phủ;
Căn cứ Quyết định số 1506/QĐ-TCCB ngày 3 tháng 07 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp về việc thành lập Ban Quản lý các Dự án Điện độc lập;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư và Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ
,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Quản lý các dự án điện độc lập .
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Chủ nhiệm Ban Quản lý các dự án điện độc lập chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ
CÔNG NGHIỆP |
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐIỆN ĐỘC LẬP
(Ban hành kèm theo Quyết định số:64 /2001/QĐ-BCN ngày 26 tháng 12 năm 2001 của
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)
Điều 1. Quy chế này áp dụng cho Ban quản lý các dự án điện độc lập (viết tắt là Ban ĐĐL) được thành lập theo Quyết định số 1506/QĐ-TCCB ngày 03 tháng 07 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Điều 2. Các dự án điện độc lập (bao gồm các dự án nguồn điện, lưới điện...) nêu trong Quy chế này là các dự án mà chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân (cả trong nước và nước ngoài) ngoài Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đầu tư xây dựng các công trình nguồn điện, lưới điện để cung cấp điện cho Tổng Công ty Điện lực Việt Nam hoặc khách hàng khác tại Việt Nam thông qua các hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT); Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO); Xây dựng - Chuyển giao (BT); Xây dựng - Kinh doanh (IPP/BOO) hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐIỆN ĐỘC LẬP
Điều 3. Ban ĐĐL có chức năng, nhiệm vụ sau :
1. Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các dự án điện độc lập. Nội dung quản lý gồm :
a) Trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành điện lực đã được phê duyệt, chủ trì phối hợp với các Vụ chức năng của Bộ và các cơ quan có liên quan lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT, BOO, IPP để Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư trình Bộ phê duyệt.
b) Hướng dẫn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi; đề xuất phương thức thực hiện dự án điện độc lập phù hợp với tính chất, quy mô và điều kiện cụ thể của từng dự án để Vụ trưởng trình Bộ phê duyệt hoặc để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo các quy định hiện hành. Đối với các dự án nguồn điện độc lập đăng ký đầu tư chưa có trong quy hoạch, nếu có công suất > 50 MW, có khả năng ảnh hưởng đến cân đối cung cầu điện năng chung của hệ thống điện Quốc gia, Ban ĐĐL phải kết hợp với các bộ phận khác trong Vụ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ để phối hợp xem xét thẩm định trước khi trình Bộ quyết định.
c) Hướng dẫn các nhà đầu tư, phát triển dự án về các thủ tục, trình tự cần thiết khi tham gia vào các dự án điện độc lập; chủ trì giải quyết các thủ tục có liên quan đến các dự án điện độc lập .
d) Chủ trì tổ chức và chỉ đạo xây dựng, soạn thảo các hồ sơ dự án điện độc lập phù hợp với phương thức thực hiện được duyệt và các quy định về đầu tư xây dựng hiện hành .
đ) Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về các dự án điện độc lập.
e) Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư cấp điện cho vùng sâu , vùng xa, miền núi , hải đảo mà lưới điện quốc gia chưa vươn tới được.
g) Tổ chức thực hiện các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng mới.
2. Quản lý trực tiếp các dự án điện độc lập. Nội dung quản lý gồm :
a) Chủ trì tổ chức thực hiện công việc thẩm định, đánh giá các hồ sơ của dự án điện độc lập thuộc các giai đoạn khác nhau theo phân cấp để Vụ trưởng trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Tiến hành đàm phán các hợp đồng và thoả thuận dự án; chỉ đạo, phối hợp các cơ quan có liên quan đàm phán và ký tắt các hợp đồng phụ (Hợp đồng mua bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hợp đồng cung cấp nguyên nhiên liệu, hợp đồng cho thuê đất . . .) để Vụ trưởng trình các cấp có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án và phê duyệt.
c) Đối với các dự án điện độc lập đã được cấp phép đầu tư, Ban ĐĐL chủ trì thay mặt Vụ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, giám sát các bên tham gia liên quan thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết và giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
d) Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án trình Vụ trưởng duyệt. Theo dõi tiến trình thực hiện dự án theo kế hoạch. Thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện cho Vụ trưởng để xin ý kiến chỉ đạo.
đ) Kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng công trình (thiết bị, xây lắp nghiệm thu, chạy thử . . .).
e) Tổ chức việc nghiệm thu công trình, kiểm tra giám sát quá trình vận hành, sửa chữa. Tổ chức tiếp nhận, chuyển giao khi hết thời hạn hợp đồng đối với các dự án BOT.
g) Quản lý toàn bộ các hợp đồng, thoả thuận và các tài liệu có liên quan của dự án. Giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng theo thẩm quyền.
h) Thương thảo và ký kết hợp đồng với các chuyên gia, tổ chức tư vấn tham gia thực hiện các công việc tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 1 và điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 2 của Điều này.
i) Tổ chức đáp ứng các dịch vụ cần thiết để thực hiện các công việc nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 4. Tổ chức và biên chế của Ban ĐĐL .
1. Tổ chức và biên chế của Ban ĐĐL được quy định tại Điều 2 Quyết định số 1506/QĐ-TCCB ngày 03 tháng 07 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc Thành lập Ban quản lý các Dự án điện độc lập.
2. Biên chế của Ban ĐĐL nằm trong biên chế của Vụ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Việc thi tuyển hoặc xét tuyển cán bộ chuyên trách, làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý dự án, hưởng lương từ Bộ và trong biên chế của Ban ĐĐL thực hiện theo Quy chế thi tuyển, xét tuyển của Cơ quan Bộ.
4. Trong trường hợp cần thiết, Ban ĐĐL được ký kết bổ sung thêm cán bộ làm theo chế độ hợp đồng, sau khi đã đượcVụ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Vụ Tổ chức Cán bộ tiến hành sơ tuyển, trình Bộ chấp thuận. Chế độ hợp đồng thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. Lương và các khoản phụ cấp (nếu có) của hợp đồng được tính trong chi phí hoạt động của Ban quản lý các dự án điện độc lập .
5. Ban không có phòng ban chuyên môn. Cán bộ chuyên môn làm việc theo chế độ chuyên gia, được phân công nhiệm vụ, xác định rõ trách nhiệm và chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ nhiệm Ban ĐĐL.
Điều 5. Trách nhiệm và mối quan hệ công tác của Ban ĐĐL trong Vụ Kế Hoạch và Đầu tư:
1. Ban ĐĐL là một bộ phận của Vụ Kế hoạch và Đầu tư, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Đối với những vấn đề liên quan đến những chủ trương lớn, công việc phức tạp hoặc thuộc về chức năng quản lý nhà nước, Chủ nhiệm Ban ĐĐL phải xin ý kiến chỉ đạo của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư trước khi đưa ra quyết định.
3. Đối với những vấn đề liên quan đến chức năng điều hành của Ban quản lý dự án, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư được quyền phân cấp cho Chủ nhiệm Ban ĐĐL thực hiện và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, trước Bộ và trước pháp luật về mọi hoạt động của mình.
VIỆC SỬ DỤNG TÀI KHOẢN, CON DẤU BỘ CÔNG NGHIỆP
Điều 6. Ban ĐĐL được sử dụng tài khoản của Văn phòng Bộ, con dấu của Bộ Công nghiệp để hoạt động và giao dịch theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Điều 7. Các văn bản liên quan đến chức năng quản lý nhà nước các dự án điện độc lập phải do Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư thừa lệnh Bộ ký theo thẩm quyền quy định của Bộ trưởng.
Điều 8. Đối với các văn bản liên quan đến chức năng quản lý, điều hành trực tiếp dự án do Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư phân cấp cho Chủ nhiệm Ban ĐĐL, thì Chủ nhiệm Ban ĐĐL được ký và phải chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung các văn bản do mình ký.
Điều 9. Các thủ tục hành chính về xây dựng, ban hành và lưu trữ văn bản của Ban ĐĐL phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và các Quy định của Bộ Công nghiệp.
Điều 10. Kinh phí hoạt động của Ban ĐĐL lấy từ kinh phí hành chính của Cơ quan Bộ, chi phí phát triển và quản lý các dự án và chi phí khác theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 11. Việc quản lý tài chính và chi phí phục vụ hoạt động của Ban ĐĐL phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước . Chủ nhiệm Ban ĐĐL chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, Bộ trưởng, trước Cơ quan pháp luật về việc quản lý tài chính và chi phí phục vụ hoạt động của Ban ĐĐL.
2. Đối với phần kinh phí phát triển và quản lý dự án, Chủ nhiệm Ban ĐĐL có trách nhiệm xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng, thông qua Vụ Tài chính Kế toán trình Bộ duyệt và thực hiện theo đúng Quy chế đã được duyệt.
3. Đối với phần chi phí khác và các khoản chi của Ban ĐĐL từ 30 triệu đến 50 triệu đồng Việt Nam, Chủ nhiệm Ban ĐĐL phải xin ý kiến Vụ trưởng trước khi xem xét duyệt chi.
4. Các khoản chi của Ban ĐĐL trên 50 triệu đồng Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư phải xin ý kiến Lãnh đạo Bộ duyệt .
Điều 13. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu thấy có vấn đề cần bổ sung, điều chỉnh, Thủ trưởng các đơn vị báo cáo Bộ trưởng xem xét quyết định ./.
Quyết định 64/2001/QĐ-BCN Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Quản lý các dự án điện độc lập do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
Số hiệu: | 64/2001/QĐ-BCN |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Công nghiệp |
Người ký: | Đặng Vũ Chư |
Ngày ban hành: | 26/12/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 64/2001/QĐ-BCN Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Quản lý các dự án điện độc lập do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
Chưa có Video