THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/2002/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2002 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 1994 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng (khóa VII) về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới; Chỉ thị
số 133-TTg ngày 07 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng
Quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao;
Căn cứ Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23 tháng 9 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đến
năm 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tờ trình số 2449/BKH-VPTĐ
ngày 21 tháng 4 năm 1999 và công văn số 6289-BKH/VPTĐ ngày 18 tháng 9 năm
2001), của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục Thể thao (tờ trình số 168/UBTDTT
ngày 15 tháng 6 năm 2001 và văn thư ngày 07 tháng 3 năm 2002) xin phê duyệt Quy
hoạch phát triển ngành thể dục thể thao đến năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
a) Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người; góp phần nâng cao thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, phục vụ đắc lực cho Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010.
b) Xây dựng nền thể dục thể thao phát triển, tiến bộ có tính dân tộc, khoa học và nhân dân. Giữ gìn, phát huy bản sắc và truyền thống dân tộc, đồng thời nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học hiện đại.
Phát triển rộng rãi thể dục thể thao quần chúng, các môn thể thao dân tộc và các hoạt động thể dục thể thao mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi, tạo thành phong trào thể dục thể thao quần chúng "Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Tập trung phát triển những môn thể thao trọng điểm phù hợp đặc điểm và thể chất người Việt Nam nhằm nhanh chóng nâng cao thành tích thể thao. Từng bước xây dựng lực lượng thể thao chuyên nghiệp.
c) Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
d) Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong sự nghiệp phát triển thể dục thể thao, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước trong khu vực, châu lục và trên thế giới.
a) Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học. Tuyệt đại bộ phận học sinh, sinh viên, thanh niên, thiếu niên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức, viên chức và một bộ phận ngày càng lớn nhân dân thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
b) Đào tạo đội ngũ vận động viên thể thao tài năng quốc gia với các tuyến, các lớp kế cận hoàn chỉnh, có trình độ chuyên môn và thành tích cao, có phẩm chất, đạo đức tốt; phấn đấu đưa nền thể thao Việt Nam xếp vào những nước hàng đầu khu vực, có thứ hạng cao ở một số môn phù hợp đặc điểm và thể chất người Việt Nam trong các giải châu lục và thế giới.
c) Kiện toàn hệ thống đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, huấn luyện viên, giáo viên thể dục thể thao.
Nâng cấp, xây dựng mới và hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật thể dục thể thao. Hình thành các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, y học thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu phát triển thể dục thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao của đất nước.
a) Về thể dục thể thao quần chúng:
- Đối với các trường học:
Đến năm 2010: 95% các trường học ở thành phố, thị xã, khu công nghiệp (hiện nay là 36,4%) bảo đảm đầy đủ các tiết học thể dục thể thao; 70 - 80% học sinh (hiện nay là 60%) và 90-95% sinh viên (hiện nay là 80%) đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định.
- Đối với lực lượng vũ trang:
Đến năm 2010: 100% cán bộ, chiến sĩ tham gia luyện tập thường xuyên và đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi; 50% số đơn vị có phong trào thể dục thể thao mạnh.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân:
Mỗi người luyện tập thường xuyên một môn thể thao. Củng cố và phát triển các câu lạc bộ thể dục thể thao ở cơ quan, xí nghiệp dưới mọi hình thức (phúc lợi, công ích, hoạt động dịch vụ).
- Đối với nhân dân:
Động viên, khuyến khích phong trào rèn luyện thân thể, giữ gìn sức khỏe, thể dục chữa bệnh, thể dục dưỡng sinh đối với người cao tuổi. Chú trọng phát triển các môn thể thao được quần chúng yêu thích và thể thao dân tộc. Đến năm 2010 có 18 - 20% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
b) Về thể thao thành tích cao:
- Phát triển các môn thể thao có trong chương trình thi đấu tại Đại hội Thể thao Đông Nam á (SEA Games), Đại hội Thể thao châu á (ASIAD), Đại hội Olympic. Tập trung nâng cao thành tích các môn thể thao mà vận động viên nước ta có thế mạnh.
- Phấn đấu là 1 trong 3 nước hàng đầu về thể thao trong khu vực tại SEA Games 22 và là 1 trong 15 nước có thành tích thể thao cao ở châu á. Có từ 4 - 5 môn thể thao đạt thành tích cao trong các giải thể thao thế giới.
4. Các giải pháp về tổ chức, đào tạo:
a) Xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao:
- Phát triển các cơ sở tập luyện thể dục thể thao dưới nhiều hình thức.
- Đa dạng hóa các hình thức thi đấu thể dục thể thao.
- Liên kết các hoạt động thể dục thể thao giữa các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội. Lồng ghép các hoạt động thể dục thể thao với các hoạt động văn hóa, du lịch.
- Huy động các nguồn lực của nhân dân và xã hội đầu tư cho các công trình thể thao.
- Củng cố và phát triển các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia.
b) Đào tạo, bồi dưỡng:
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hiện có, đồng thời mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học và cao đẳng thể dục thể thao; mở rộng sự hợp tác đào tạo cán bộ và chuyên gia thể dục thể thao với một số nước.
- Đối với cán bộ nghiên cứu, giảng dạy cao cấp:
Từng bước hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo sau đại học, đại học và cao đẳng thể dục thể thao.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy cao cấp; cử đi đào tạo ở nước ngoài đối với một số môn khoa học thể thao cơ bản.
- Đối với giáo viên thể dục thể thao các cấp:
Thường xuyên nâng cao chất lượng chuyên môn của các giáo viên thể dục thể thao các cấp; đến năm 2010 bảo đảm 80% nhu cầu giáo viên thể dục thể thao cho các trường, các cấp học.
Củng cố, nâng cấp, mở rộng, phát triển các trường thể dục thể thao.
- Đối với huấn luyện viên, hướng dẫn viên, trọng tài thể dục thể thao:
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao chất lượng đào tạo để nhanh chóng nâng cao trình độ đội ngũ huấn luyện viên, hướng dẫn viên, trọng tài, tiếp cận trình độ quốc tế.
Có các biện pháp cần thiết để tăng nhanh số lượng huấn luyện viên, hướng dẫn viên, trọng tài đạt đẳng cấp quốc tế.
c) Công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, y học thể dục thể thao:
- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, y học thể dục thể thao để thiết thực phục vụ phong trào thể dục thể thao quần chúng và nâng cao thành tích thể thao. Chú trọng ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, y - sinh học vào thể dục thể thao. Tăng cường nghiên cứu lý luận giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao, vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm của Việt Nam. Xúc tiến nghiên cứu xã hội học, kinh tế học thể dục thể thao để xác định thêm các căn cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách thể dục thể thao.
- Tăng cường đầu tư xây dựng tiềm năng khoa học, công nghệ, y học thể dục thể thao ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực.
- Xây dựng cơ chế liên kết giữa khoa học, công nghệ, y học với đào tạo, huấn luyện và thi đấu thể thao.
- Định kỳ điều tra tình trạng thể chất nhân dân. Xây dựng các giải pháp về thể dục thể thao để góp phần nâng cao tầm vóc, thể trạng cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
- Coi trọng việc phổ biến tri thức khoa học, công nghệ, y học thể dục thể thao và hướng dẫn tri thức thể dục thể thao phổ thông cho quần chúng.
5. Các giải pháp về cơ sở vật chất - kỹ thuật.
a) Đối với các xã, phường.
- Mỗi xã, phường có quỹ đất, địa điểm làm cơ sở tập luyện thể dục thể thao.
- Tiến tới mỗi trường phổ thông trên địa bàn đều có địa điểm phục vụ cho các tiết học thể dục thể thao nội khóa và tập luyện ngoại khóa.
- Từng bước hoàn thiện các cơ sở tập luyện thể dục thể thao.
b) Đối với các huyện, quận:
- Mỗi huyện, quận có qũy đất, địa điểm dành cho hoạt động tập luyện và thi đấu thể dục thể thao.
- Tùy theo đặc điểm, quy mô, dân số, từng bước xây dựng các công trình: sân vận động, nhà tập luyện - thi đấu, bể bơi.
c) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Trên cơ sở nâng cấp, bổ sung, phát triển những cơ sở đã có, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến tới có những công trình thể dục thể thao: sân vận động, cung thể thao hoặc nhà thi đấu, phòng tập luyện hoặc nhà tập luyện từng môn, khu công viên thể thao - giải trí.
Đối với các tỉnh, thành phố có chức năng làm trung tâm vùng (Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Đắk Lắk, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ), được tạo điều kiện xây dựng sớm các công trình thể dục thể thao có quy mô lớn hơn để thực hiện thêm chức năng này.
d) Đối với các ngành:
- Từng ngành có quy hoạch, kế hoạch, biện pháp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động thể dục thể thao, từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và đội ngũ cán bộ thể dục thể thao trong ngành.
- Ngành giáo dục và đào tạo đặc biệt coi trọng giáo dục thể chất trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy thể dục thể thao nội khoá, ngoại khoá; bảo đảm có sân bãi, phòng tập luyện cho các trường học.
- Ngành quân đội, công an phát triển hoạt động thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ, tinh thần chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang; từng bước nâng cấp, hoàn thiện hoặc xây mới các công trình thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu phát triển những môn thể thao phù hợp với đặc điểm của ngành, một số môn thể thao trọng điểm của nền thể thao quốc gia.
đ) Đối với các công trình cấp quốc gia:
- Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm vùng, đồng thời làm nhiệm vụ trung tâm thể dục thể thao quốc gia.
Tại 2 thành phố này hình thành các khu liên hợp thể thao quốc gia bao gồm nhiều công trình đủ tiêu chuẩn quốc tế trên cơ sở nâng cấp, hiện đại hoá một số công trình đã có kết hợp với đầu tư xây dựng mới một số công trình cần thiết.
- Các công trình cấp quốc gia và một số công trình ưu tiên của các địa phương liên quan đáp ứng được yêu cầu tổ chức SEA Games 22 vào năm 2003 và tổ chức các giải thể thao quốc tế, tổ chức ASIAD trong những năm sau.
6. Các giải pháp về hợp tác quốc tế:
a) Mở rộng và tăng cường mối quan hệ và hợp tác quốc tế về thể dục thể thao với các nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), các nước có mối quan hệ truyền thống và những nước ở các khu vực khác trên thế giới.
b) Tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ chức thể thao quốc tế về các mặt: kinh nghiệm tổ chức, quản lý; đào tạo vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ khoa học, công nghệ, y học, tài chính.
c) Tổ chức thành công SEA Games 22 năm 2003 tại Việt Nam.
Chuẩn bị đăng cai tổ chức ASIAD trong những năm sau vào thời điểm thích hợp.
Vốn để đầu tư quy hoạch phát triển thể dục thể thao được huy động từ các nguồn sau:
a) Vốn ngân sách nhà nước.
b) Vốn nước ngoài.
c) Vốn của các tổ chức và cá nhân trong nước.
d) Viện trợ không hoàn lại của các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế.
đ) Vốn của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực thể dục thể thao.
e) Các nguồn vốn khác.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
|
Phạm Gia Khiêm (Đã ký) |
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 57/2002/QD-TTg |
Hanoi, April 26, 2002 |
DECISION
APPROVING THE PLANNING ON THE DEVELOPMENT OF THE PHYSICAL TRAINING AND SPORT SECTOR TILL 2010
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on
Organization of the Government of December 25, 2001;
Pursuant to Directive No. 36-CT/TW of March 24, 1994 of the Party Central
Committee’s Secretariat (the VIIth Congress) on the work of physical training
and sports in the new period; Directive No. 133-TTg of March 7, 1995 of the
Prime Minister on the formulation of the planning on development of the
physical training and sport sector;
Pursuant to the Prime Minister’s Directive No. 32/1998/CT-TTg of September
23, 1998 on the overall planning of socio-economic development till 2010;
At the proposals of the Minister of Planning and Investment (Report No.
2449/BKH-VPTD of April 21, 1999 and Official Dispatch No. 6289-BKH/VPTD of
September 18, 2001) and the Minister-Chairman of the Commission for Physical
Training and Sport (Report No. 168/UBTDTT of June 15, 2001 and Official
Dispatch of March 7, 2002) applying for the approval of the planning on the
development of the physical training and sport sector till 2010,
DECIDES:
Article 1.- To approve the planning on the development of the physical training and sport sector till 2010 with the following major contents:
1. Viewpoints:
a) Physical training and sports constitute an important part in the national cause of socio-economic development, aiming to foster and bring into play the human factor; contribute to raising physical strength, educating in personality, morality and healthy lifestyle, enriching the cultural life and bringing into play the national spirit of the Vietnamese people in active service of the 2001-2010 ten-year strategy for socio-economic development.
...
...
...
To widely develop mass physical training and sports, national sports and physical training and sport activities universal to people of all ages, thus creating mass movement for physical training and sports under the motto "Keep fit to construct and protect the Fatherland".
To concentrate efforts on developing key sports suitable to the Vietnamese’s physical characteristics and constitution so as to quickly raise the sport achievements. To step by step build up a contingent of professional sport athletes.
c) To step up the socialization of physical training and sport activities under the uniform management of the State.
d) To expand international exchange and cooperation in the cause of physical training and sport development, contributing to enhancing multilateral understanding, as well as the friendly and cooperative relations between our people and other peoples in the region, continent and world.
2. Objectives:
a) To carry out physical education in all schools. The majority of pupils, students, youths, youngsters, armed forces men, officials, employees and an increasing number of people will practice physical exercises regularly.
b) To train a contingent of national talented athletes with one completed batch, class after another, who possess high professional qualifications, good qualities and good morals; striving to advance Vietnam’s sports to top-ranking ones in the region and gain high ranks in continental and world tournaments in some sports suitable to the Vietnamese’s physical characteristics and constitution.
c) To consolidate the system of training administrators, science workers, coaches, and physical training and sports teachers.
To upgrade, build and modernize the material and technical bases for physical training and sports. To formulate establishments for research into and application of sciences, technologies and medicine to the physical training and sports, meeting the requirement of developing mass physical training and sports as well as the country’s high-achievement sports.
...
...
...
a) For mass physical training and sports:
- Regarding schools:
By 2010: 95% of schools in cities, provincial towns and industrial zones (36.4% at present) will have adequate physical training and sports periods; 70-80% of pupils (60% at present) and 90-95% of students (80% at present) will reach the physical training standards as prescribed.
- Regarding the armed forces:
By 2010: 100% of officers and soldiers will practice physical exercises regularly and reach the prescribed physical training standards according to their ages; 50% of the units will have strong physical training and sports movement.
- Regarding officials, employees and workers:
Each person will play a sport regularly. To consolidate and develop physical training and sports club in agencies and factories in all forms (welfare, public-utility and services).
- Regarding the people:
To mobilize and encourage the movement of physical training, health preservation, ailment-treating physical training, and vitality-preserving physical training for the elderly. To attach importance to developing the sports loved and liked by the mass and national sports. By 2010, 18-20% of the population will practice physical exercises and play sports regularly.
...
...
...
- To develop the sports which are included in the competition programs of the South East Asian Games (SEA Games), the Asian Games (ASIAD), and the Olympics Game. To concentrate efforts on raising the achievements in several sports, in which our athletes are strong.
To strive to be among the top three countries at the 22nd SEA Games and one of 15 countries which have the high sport achievements in Asia. To gain high ranks in international sports tournaments in 4-5 sports.
4. Solutions on organization and training:
a) Socialization of physical training and sport activities:
- To develop physical training and sport establishments in various forms.
- To diversify the form of physical training and sport competitions.
- To link branches, associations, and social organizations together in physical training and sport activities. To combine physical training and sports with cultural and tourist activities.
- To mobilize the people’s and society’s resources for investment in sports works.
- To consolidate and develop national sports associations and societies.
...
...
...
To attach importance to training and fostering the existing staff so as to raise their managerial skills and professional qualifications, and at the same time, expand the scope and improve the quality of training in physical training and sports universities and colleges; to expand the cooperation in training of physical training and sport officials and experts with several countries.
- Regarding high-level researchers and lecturers:
To step by step finalize the programs and contents of post-graduate, tertiary and college-level training in physical training and sports.
To enhance the training and fostering of the contingent of high-level researchers and lecturers; to send them abroad to study some base sport sciences.
- Regarding physical training and sport teachers of various grades;
To regularly raise the professional qualifications of physical training and sport teachers of various grades; by 2010, to satisfy 80% of the demand for physical training and sport teachers for all schools and education levels.
To consolidate, upgrade, expand and develop physical training and sports schools.
- Regarding physical training and sports coaches, instructors and referees:
To boost the training and fostering activities; to improve training quality so as to rapidly raise the qualifications of the contingent of coaches, instructors and referees, approaching international level.
...
...
...
c) The research into and application of sciences, technologies and medicine to physical training and sports:
- To step up the research into and application of sciences, technologies and medicine to the physical training and sports field, so as to practically serve the mass physical training and sports movement as well as to raise sports achievements. To focus on the application of technical and bio-medical solutions to physical training and sports. To enhance the research into theories on physical education and sports training, so as to apply them in a way suitable to Vietnam’s conditions and characteristics. To accelerate the sociological and economic research in the physical training and sports field in order to identify more scientific grounds for the formulation of undertakings and policies on physical training and sports.
- To enhance the investment in building scientific, technological and medicinal potentials in the physical training and sports field, keeping pace with advanced countries in the region.
- To work out mechanisms for combining science, technology and medicine with sports training and competition.
- To conduct periodical surveys on the people’s constitution. To formulate solutions on physical training and sports so as to contribute to improving the stature and physical strengths of youth, youngsters and children.
- To attach importance to the popularization of scientific, technological and medical knowledge in physical training and sports to the mass, and provide them with guidance on general physical training and sports knowledge.
5. Solutions on material-technical bases:
a) Regarding communes and wards:
- Each commune or ward will have the land fund and location to set up physical training and sports establishments.
...
...
...
- To step by step complete physical training and sport establishments.
b) Regarding rural and urban districts:
- Each rural or urban district will have land fund and location for activities of physical training and sports practice and competition.
- Depending on their characteristics, size and population, to step by step build such projects as stadiums, indoor gymnasiums and swimming pools.
c) Regarding provinces and centrally-run cities:
On the basis of upgrading, adding and developing the existing establishments, to strive for the target that each province or centrally-run city will have the following physical training and sports works: stadium, sport palace or competition house, gymnasium for each sport and sports-recreation park.
Provinces and cities having the function of being regional centers (Hanoi, Hai Phong, Thai Nguyen, Nghe An, Da Nang, Khanh Hoa, Dak Lak, Ho Chi Minh City and Can Tho) will be given conditions to soon build physical training and sports works of larger size so as to perform that additional function.
d) Regarding branches:
- Each branch will work out its planning, plans and measures to boost and increase the quality of physical training and sport activities, to step by step formulate the material-technical bases and contingent of physical training and sports trainners of the branch.
...
...
...
- The defense and public security services will develop physical training and sports activities with a view to raising the health and combat spirit of the armed forces officers and soldiers; to step by step upgrade, complete or build physical training and sports works, meeting the requirements of developing the sports suitable to their services characteristics and a number of key disciplines of the national sports.
e) Regarding national-level works:
- Hanoi and Ho Chi Minh City will be regional centers, and at the same time play the role of national physical training and sports centers.
In these two cities, to formulate national sports complex, comprising a lot of works reaching international standards, on the basis of upgrading and modernizing some existing works in combination with investment in the construction of necessary ones.
- The national-level works and a number of prioritized works in relevant localities will be able to meet the requirements of organizing the 22nd SEA Games in 2003 as well as other international sports tournaments and ASIAD in the years to come.
6. Solutions to international cooperation:
a) To expand and enhance international relations and cooperation on physical training and sports with member countries of the Association of South East Asian Nations (ASEAN), countries with traditional relations and countries in other regions of the world.
b) To take advantage of the support and assistance from international sport organizations regarding organizational and managerial experiences; training of athletes and coaches, as well as scientific, technological, medical and financial officials.
c) To successfully organize the 22nd SEA Games in Vietnam in 2003.
...
...
...
7. Investment capital sources:
Capital for investment in the planning on development of the physical training and sports sector shall be mobilized from the following sources:
a) State budget capital.
b) Capital from foreign countries.
c) Capital from domestic organizations and individuals.
d) Non-refundable aid from foreign countries or international organizations.
e) Capital of Vietnam-based foreign-invested enterprises doing business in the field of physical training and sports
g) Other capital sources.
Article 2.- The Commission for Physical Training and Sports shall, based on the major contents prescribed in Article 1 of this Decision, coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Construction, the General Land Administration and the concerned ministries, branches and localities in working out detailed planning for submission to competent authorities for approval, organizing the compilation and determination of the list of investment projects and solutions on capital mobilization for each project, proposing necessary supplements and adjustment, and step by step making investment in the development of the cause of physical training and sports according to five-year and annual plans.
...
...
...
Article 4.- The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of agencies attached to the Government, and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Pham Gia Khiem
;
Quyết định 57/2002/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 57/2002/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phạm Gia Khiêm |
Ngày ban hành: | 26/04/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 57/2002/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video