UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 536/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 09 tháng 4 năm 2010 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức;
Căn cứ Chương trình hành động số 04/CTr-UBND ngày 23/7/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện Kế hoạch số 60-KH/TU ngày 27/4/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 166/TTr-SNV ngày 30/3/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định lấy phiếu tín nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý”.
Điều 2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi
nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM CÔNG
CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2010 của Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
Quy định này quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm công chức trong cơ quan hành chính và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ở cấp tỉnh và cấp huyện.
Công chức trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan hành chính và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ở cấp tỉnh và cấp huyện, có đủ tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất đạo đức và điều kiện thuộc diện quy hoạch chức danh từ cấp Phó Trưởng phòng và tương đương trở lên.
MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM
Giúp cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cấp có thẩm quyền có cơ sở lựa chọn những công chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống để xem xét, bố trí vào các chức danh lãnh đạo, quản lý.
1. Việc lấy phiếu tín nhiệm công chức phải đảm bảo dân chủ, khách quan, phát huy được trí tuệ tập thể và trách nhiệm của người đứng đầu; thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn của cấp ủy, cơ quan chuyên môn cấp trên về công tác cán bộ.
2. Công chức được lấy phiếu tín nhiệm phải được quy hoạch vào chức danh cần bố trí và đã được cấp trên phê duyệt hoặc xác nhận. Danh sách giới thiệu lấy phiếu tín nhiệm ít nhất phải từ 2 người trở lên cho một chức danh, trừ trường hợp được cấp trên đồng ý.
3. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm công chức không phải là căn cứ duy nhất để quyết định.
Công chức được lấy phiếu tín nhiệm phải dựa trên cơ sở được đánh giá về năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và triển vọng phát triển. Trên cơ sở kết quả phiếu tín nhiệm công chức được đánh giá các mức:
1. Đối với công chức được bổ nhiệm mới:
a) Mức I: Công chức có triển vọng phát triển tốt và khả năng đáp ứng nhiệm vụ của chức vụ mới được giao.
b) Mức II: Công chức có triển vọng phát triển và khả năng đáp ứng nhiệm vụ của chức vụ mới được giao.
c) Mức III: Công chức chưa có khả năng đáp ứng nhiệm vụ cao hơn, chỉ đảm nhận nhiệm vụ hiện tại.
2. Đối với công chức được bổ nhiệm lại:
a) Mức I: Đáp ứng tốt nhiệm vụ hiện tại.
b) Mức II: Đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, nhưng có mặt còn hạn chế.
c) Mức III: Chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, giảm sút uy tín, chưa hoàn thành nhiệm vụ hiện tại.
Điều 6. Đối với nhân sự bổ nhiệm mới:
1. Bước 1: Công tác chuẩn bị
a) Lãnh đạo cơ quan, đơn vị đánh giá năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và triển vọng phát triển của công chức được quy hoạch đã được cấp trên xác nhận.
b) Trên cơ sở đánh giá công chức, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, thống nhất chọn trong danh sách quy hoạch những công chức nổi trội và có số phiếu tín nhiệm từ cao xuống thấp, đủ điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm để giới thiệu với hội nghị công chức chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm. Danh sách đưa ra lấy phiếu tín nhiệm phải nhiều hơn số lượng công chức cần bổ nhiệm.
Ví dụ: cần bổ nhiệm một Phó Trưởng phòng thuộc sở thì chọn ít nhất 2 công chức được quy hoạch chức danh đó trở lên để đưa ra lấy phiếu tín nhiệm.
2. Bước 2: Mở Hội nghị công chức chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm
a) Thành phần gồm:
- Tập thể cấp uỷ, tập thể lãnh đạo; trưởng và phó các đơn vị trực thuộc; trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương; trưởng các đoàn thể cơ quan, đơn vị (trường hợp số lượng công chức ở đơn vị quá ít có thể mời toàn thể công chức của các phòng, ban,…).
- Chủ trì Hội nghị: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc Bí thư Đảng ủy, Chi uỷ Chi bộ các cơ quan, đơn vị.
b) Trình tự tiến hành:
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc Bí thư Đảng uỷ, Chi uỷ Chi bộ báo cáo trước hội nghị về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, dự kiến phân công nhiệm vụ (lĩnh vực công tác…) đối với chức vụ cần bổ nhiệm; danh sách công chức được quy hoạch và tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển của từng công chức được lãnh đạo cơ quan giới thiệu để lấy phiếu tín nhiệm.
- Hội nghị tiến hành thảo luận về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng công chức giới thiệu lấy phiếu tín nhiệm. Hội nghị có thể giới thiệu thêm ngoài danh sách, nhưng người được giới thiệu nhất thiết phải trong danh sách công chức được quy hoạch.
- Chủ trì hội nghị kết luận, làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và thống nhất lại danh sách, nếu có bổ sung nhân sự ngoài danh sách do tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị giới thiệu thì chủ trì hội nghị phải báo cáo trước hội nghị nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển của người được bổ sung cho hội nghị xem xét trước khi ghi phiếu tín nhiệm.
- Hội nghị nghiên cứu công chức được quy hoạch, tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm công chức dự kiến bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý (theo mẫu 01). Người ghi phiếu tín nhiệm có thể đồng ý hoặc không đồng ý cho tất cả những người được lấy phiếu tín nhiệm (có thể có nhiều hơn 01 người được đồng ý bổ nhiệm để giữ 01 chức vụ).
- Chủ trì hội nghị phải bố trí thời gian đủ để những người dự họp nghiên cứu, ghi ý kiến tín nhiệm. Người ghi phiếu tín nhiệm phải ghi đúng và đầy đủ thông tin trên phiếu tín nhiệm; gửi lại phiếu tín nhiệm cho bộ phận tổ chức tại hội nghị.
3. Bước 3: Tổng hợp, phân loại kết quả tín nhiệm
Bộ phận (công chức) làm công tác tổ chức, cán bộ giúp chủ trì hội nghị phát phiếu, hướng dẫn cách ghi phiếu và thu phiếu; báo cáo số phiếu phát ra, số phiếu thu về. Sau đó, tiến hành kiểm phiếu, lập biên bản kiểm phiếu và tổng hợp kết quả tín nhiệm (theo mẫu 01b) báo cáo tập thể lãnh đạo; đồng thời quản lý phiếu theo quy định. Phiếu tín nhiệm công chức theo 3 mức:
a) Mức I: Công chức có triển vọng phát triển tốt và khả năng đáp ứng nhiệm vụ của chức vụ mới được giao. Là những công chức được trên 80% tiêu chí được tín nhiệm ở mức tốt và khá.
b) Mức II: Công chức có triển vọng phát triển và có khả năng đáp ứng nhiệm vụ của chức vụ mới được giao: Là những công chức có trên 80% tiêu chí được tín nhiệm ở mức khá và trung bình trở lên.
c) Mức III: Công chức chưa có khả năng đáp ứng nhiệm vụ cao hơn, chỉ nên đảm nhận nhiệm vụ hiện tại. Là công chức có mức độ tín nhiệm thấp hơn Mức II.
4. Bước 4: Hội nghị tập thể lãnh đạo xem xét kết quả giới thiệu công chức
Trên cơ sở kết quả phiếu tín nhiệm của hội nghị công chức chủ chốt, được tổng hợp (mẫu 01b), tập thể lãnh đạo phân tích, thảo luận thống nhất chọn những công chức đủ điều kiện bổ nhiệm để lấy ý kiến (bằng văn bản) của cấp uỷ cơ quan, đơn vị. Công chức được chọn phải được xác minh, kết luận hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xác minh, kết luận những vấn đề cần thiết (nếu có).
5. Bước 5: Tập thể cấp uỷ họp có ý kiến về nhân sự
Tập thể cấp uỷ cơ quan, đơn vị nghiên cứu, thảo luận danh sách công chức được lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề nghị bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo; có ý kiến bằng văn bản nói rõ quan điểm của cấp uỷ, kết qủa biểu quyết bằng phiếu kín, đồng ý hoặc không đồng ý bổ nhiệm đối với từng nhân sự cụ thể.
6. Bước 6: Tập thể lãnh đạo họp thảo luận và biểu quyết nhân sự đề nghị bổ nhiệm
a) Căn cứ yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, dự kiến phân công nhiệm vụ đối với chức danh công chức cần bổ nhiệm, ý kiến của cấp uỷ và kết quả các bước trên, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín về nhân sự đề nghị bổ nhiệm.
b) Khi thảo luận và quyết định về nhân sự, các thành viên trong tập thể lãnh đạo có mặt từ 2/3 trở lên, nhất thiết phải có người đứng đầu; trong quá trình thảo luận, nếu có ý kiến khác nhau thì phải phân tích kỹ rồi mới biểu quyết và quyết định theo đa số.
c) Nhân sự đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành.
d) Trường hợp phiếu biểu quyết của tập thể lãnh đạo có tỷ lệ đồng ý và không đồng ý ngang nhau, thì chọn theo hướng được người đứng đầu đồng ý.
e) Trường hợp tập thể lãnh đạo giới thiệu 02 người có phiếu ngang nhau (cho 01 chức danh) thì chọn nhân sự được người đứng đầu đồng ý, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
f) Trường hợp người đứng đầu cơ quan và các thành viên trong lãnh đạo còn lại có ý kiến khác nhau thì trong tờ trình phải báo cáo đầy đủ để cấp có thẩm quyền xem xét.
7. Bước 7: Hồ sơ, thủ tục
Sau các bước trên, lãnh đạo cơ quan, đơn vị lập tờ trình, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định (qua Sở Nội vụ) đối với chức danh Phó Giám đốc Sở và tương đương trở lên; đề nghị Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau xem xét, quyết định đối với chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương. Hồ sơ gồm:
a) Bản tự nhận xét, đánh giá của công chức hàng năm;
b) Bản nhận xét, đánh giá của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị;
c) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định;
d) Biên bản lấy phiếu tín nhiệm và Biên bản của Tổ kiểm phiếu (trường hợp nhân sự được cấp trên đồng ý hoặc điều động từ đơn vị khác đến đơn vị mới để bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, khi bổ nhiệm không lấy phiếu tín nhiệm);
e) Danh sách trích ngang theo mẫu 01c;
f) Các văn bằng, chứng chỉ có liên quan (bản sao);
g) Sơ yếu lý lịch (theo mẫu quy định của Bộ Nội vụ);
h) Biên bản lấy ý kiến nhận xét của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân nơi cư trú (đối với chức danh Phó Giám đốc sở và tương đương trở lên).
Điều 7. Đối với nhân sự bổ nhiệm lại:
1. Bước 1: Công tác chuẩn bị
a) Công chức được đề nghị bổ nhiệm lại làm bản kiểm điểm, tự đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong thời gian giữ chức vụ hiện tại (5 năm); khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.
b) Tập thể lãnh đạo cơ quan đánh giá (bằng văn bản) năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và triển vọng phát triển của công chức trong thời gian giữ chức vụ.
c) Lấy ý kiến của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân nơi cư trú (đối với chức danh Phó Giám đốc sở và tương đương trở lên) về phẩm chất đạo đức, lối sống; việc chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương đối với người đề nghị bổ nhiệm lại.
2. Bước 2: Mở Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm
a) Thành phần, chủ trì hội nghị: Như điểm a, khoản 2 Điều 6 Quy định này.
b) Trình tự tiến hành:
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc Bí thư Đảng uỷ, Chi uỷ Chi bộ báo cáo nêu rõ mục đích yêu cầu hội nghị.
- Công chức được đề nghị bổ nhiệm lại trình bày bản tự kiểm điểm trong thời gian giữ chức vụ.
- Chủ trì hội nghị thông qua nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu trong thời gian giữ chức vụ của người được đề nghị bổ nhiệm lại.
- Các thành viên dự Hội nghị có ý kiến về năng lực, phẩm chất (nêu rõ những mặt mạnh, ưu điểm và những mặt yếu, khuyết điểm) của người được đề nghị bổ nhiệm lại, những đề nghị, kiến nghị (nếu có).
- Chủ trì hội nghị kết luận, làm rõ những vấn đề do hội nghị thảo luận (nếu có).
- Hội nghị tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm công chức dự kiến bổ nhiệm lại chức danh lãnh đạo, quản lý (theo mẫu 02).
- Chủ trì hội nghị phải bố trí thời gian đủ để những người dự họp nghiên cứu, ghi ý kiến tín nhiệm. Người ghi phiếu tín nhiệm phải ghi đúng và đầy đủ các thông tin trên phiếu tín nhiệm; gửi lại phiếu tín nhiệm cho bộ phận tổ chức tại hội nghị.
3. Bước 3: Tổng hợp, phân loại kết quả tín nhiệm
a) Bộ phận (công chức) làm công tác tổ chức cán bộ giúp chủ trì hội nghị phát phiếu, hướng dẫn cách ghi phiếu và thu phiếu; báo cáo số phiếu phát ra, số phiếu thu về. Sau đó, tiến hành kiểm phiếu, lập biên bản kiểm phiếu và tổng hợp kết quả tín nhiệm (theo mẫu 02b), báo cáo tập thể lãnh đạo; đồng thời quản lý phiếu lấy ý kiến theo quy định. Phiếu tín nhiệm công chức theo 3 mức:
a) Mức I: Đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Là những người có trên 80% tiêu chí được tín nhiệm ở mức tốt và khá.
b) Mức II: Đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, nhưng có mặt còn hạn chế. Là những người có trên 80% tiêu chí được tín nhiệm ở mức khá và trung bình trở lên.
c) Mức III: Chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, giảm sút uy tín, chưa hoàn thành nhiệm vụ hiện tại. Là những người có mức độ tín nhiệm thấp hơn Mức II.
4. Bước 4: Tập thể cấp uỷ họp có ý kiến về nhân sự
a) Lãnh đạo cơ quan, đơn vị lấy ý kiến cấp uỷ cơ quan (gửi kèm bảng tổng hợp kết quả tín nhiệm, nhận xét ưu khuyết điểm của người được đề nghị bổ nhiệm lại).
b) Tập thể cấp uỷ cơ quan, đơn vị nghiên cứu, thảo luận kết quả tín nhiệm của hội nghị công chức chủ chốt, có ý kiến bằng văn bản nói rõ quan điểm của cấp uỷ, kết qủa biểu quyết bằng phiếu kín, đồng ý hoặc không đồng ý bổ nhiệm lại đối với nhân sự cụ thể.
5. Bước 5: Tập thể lãnh đạo họp thảo luận và biểu quyết nhân sự đề nghị bổ nhiệm lại
a) Căn cứ kết quả tín nhiệm và ý kiến của cấp uỷ, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín về nhân sự đề nghị bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.
b) Khi thảo luận và quyết định về nhân sự, các thành viên trong tập thể lãnh đạo có mặt từ 2/3 trở lên, nhất thiết phải có người đứng đầu; trong quá trình thảo luận, nếu có ý kiến khác nhau thì phải phân tích kỹ rồi mới biểu quyết và quyết định theo đa số. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các thành viên trong lãnh đạo còn lại có ý kiến khác nhau thì phải báo cáo đầy đủ lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
6. Bước 6: Hồ sơ, thủ tục
Sau các bước trên, lãnh đạo cơ quan, đơn vị lập tờ trình, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định (qua Sở Nội vụ) đối với chức danh Phó Giám đốc Sở và tương đương trở lên; đề nghị Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau xem xét, quyết định đối với chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương. Hồ sơ gồm:
a) Bản tự nhận xét đánh giá của công chức hàng năm và nhận xét đánh giá trong quá trình giữ chức vụ;
b) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định;
c) Biên bản lấy phiếu tín nhiệm và Biên bản của Tổ kiểm phiếu;
d) Danh sách trích ngang theo mẫu 02c;
e) Các văn bằng, chứng chỉ có liên quan (bản sao);
f) Sơ yếu lý lịch (theo mẫu quy định của Bộ Nội vụ);
g) Biên bản lấy ý kiến nhận xét của cấp ủy, chính quyền và nhân dân nơi cư trú (đối với chức danh Phó Giám đốc sở và tương đương trở lên).
Những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và thực hiện tốt Quy định này, thì được xem xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau vi phạm Quy định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nếu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý công chức không thực hiện đúng nguyên tắc, nội dung và quy trình lấy phiếu tín nhiệm công chức thì chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 10. Trách nhiệm thi hành:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau có trách nhiệm triển khai, thực hiện Quy định này.
2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện Quy định này./.
Quyết định 536/QĐ-UBND năm 2010 Quy định lấy phiếu tín nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý do Tỉnh Cà Mau ban hành
Số hiệu: | 536/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cà Mau |
Người ký: | Phạm Thành Tươi |
Ngày ban hành: | 09/04/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 536/QĐ-UBND năm 2010 Quy định lấy phiếu tín nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý do Tỉnh Cà Mau ban hành
Chưa có Video