Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 531-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 1996

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Nhằm tăng cường quản lý các Chương trình Quốc gia;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Chương trình Quốc gia là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, môi trường, cơ chế chính sách, tổ chức để thực hiện một hoặc một số mục tiêu đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước trong một thời gian nhất định.

Một Chương trình Quốc gia gồm nhiều dự án khác nhau để thực hiện các mục tiêu của chương trình. Đối tượng quản lý và kế hoạch hoá được xác định theo chương trình, đầu tư được thực hiện theo dự án.

Điều 2.- Dự án của Chương trình Quốc gia là một tập hợp các hoạt động để tiến hành một công việc nhất định nhằm đạt được một hay nhiều mục tiêu cụ thể đã định rõ trong chương trình với một khoản ngân sách và một thời hạn thực hiện được xác định.

Điều 3.- Tiêu chuẩn lựa chọn Chương trình Quốc gia:

- Các vấn đề được chọn để giải quyết bằng Chương trình Quốc gia phải là những vấn đề có tính cấp bách, liên ngành, liên vùng và có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần phải được tập trung chỉ đạo giải quyết;

- Mục tiêu của Chương trình Quốc gia phải rõ ràng, lượng hoá được và nằm trong chiến lược chung của quốc gia;

- Thời gian thực hiện chương trình phải quy định giới hạn, thường là 5 năm, hoặc phân kỳ thực hiện cho từng giai đoạn 5 năm.

II. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA

Điều 4.- Căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn hay dài hạn, các Bộ, Uỷ ban Quốc gia, Tổng cục (sau đây gọi chung là Bộ) đề xuất các vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc cần đưa vào danh mục các Chương trình Quốc gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính lựa chọn, lập danh mục các Chương trình Quốc gia và dự kiến cơ quan quản lý chương trình để Chính phủ xem xét và trình Quốc hội quyết định trong từng kỳ kế hoạch.

Điều 5.- Cơ quan được giao quản lý Chương trình Quốc gia chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức xây dựng chương trình. Việc xây chương trình, dự án được tiến hành vào giai đoạn xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Khi xây dựng kế hoạch hàng năm có thể đề xuất thêm chương trình mới hoặc giảm bớt chương trình đã có.

Điều 6.- Nội dung Chương trình Quốc gia gồm:

- Đánh giá thực trạng tình hình của lĩnh vực mà chương trình sẽ xử lý, luận chứng những vấn đề cấp bách phải giải quyết bằng Chương trình Quốc gia;

- Xác định phạm vi, quy mô và mục tiêu chung của chương trình, các chỉ tiêu cơ bản phải đạt được trong từng khoảng thời gian cụ thể;

- Xác định tổng mức vốn của chương trình, trong đó chia ra mức vốn theo từng năm, phương thức huy động các nguồn vốn;

- Xác định hiệu quả kinh tế - xã hội chung của chương trình và của các dự án đầu tư;

- Đề xuất khả năng lồng ghép với các chương trình khác;

- Kế hoạch, tiến độ tổ chức thực hiện chương trình, dự án;

- Sự hợp tác quốc tế (nếu có).

Điều 7.- Các Chương trình Quốc gia do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chỉ sau khi chương trình đã được phê duyệt mới được thể hiện trong kế hoạch.

Điều 8.- Nguyên tắc lồng ghép hoạt động của các Chương trình Quốc gia được thực hiện như sau:

- Việc lồng ghép các phần liên quan về mục tiêu, các hoạt động và tổ chức giữa các Chương trình Quốc gia nhằm tránh trùng lặp, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, được xem xét ngay từ khi đề xuất, xây dựng, bố trí kế hoạch, theo dõi cho đến các giai đoạn thực hiện, đánh giá chương trình;

- Cơ quan quản lý chương trình có trách nhiệm đề xuất nội dung, hình thức, cơ chế lồng ghép với các Chương trình Quốc gia khác;

- Trong quá trình xem xét thẩm định, bố trí vốn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm kiến nghị phương án lồng ghép, đồng thời phân bổ vốn cho các hoạt động lồng ghép đó để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao nhiệm vụ trong kế hoạch hàng năm cho các Bộ quản lý chương trình;

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tham gia quản lý, tổ chức việc thực hiện và lồng ghép các hoạt động liên quan của các Chương trình Quốc gia trên địa bàn.

Điều 9.- Khi xây dựng kế hoạch hàng năm hoặc kế hoạch 5 năm, nếu các điều kiện cân đối hoặc mục tiêu chương trình có thay đổi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan quản lý chương trình phải trình Chính phủ để điều chỉnh chương trình với nội dung sau:

- Đánh giá phần chương trình đã thực hiện;

- Luận chứng về sự cần thiết và lý do điều chỉnh;

- Nội dung điều chỉnh;

- Ảnh hưởng của những điều chỉnh đó đối với mục tiêu cuối cùng của chương trình và hiệu quả của việc điều chỉnh.

Điều 10.- Cơ quan quản lý Chương trình Quốc gia và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện Chương trình Quốc gia phải báo cáo định kỳ (hàng quý và hàng năm) về tình hình thực hiện các mục tiêu, kinh phí v.v... theo mẫu biểu quy định. Cơ quan quản lý chương trình phải phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức đánh giá giữa kỳ đối với các chương trình có thời hạn 5 năm hoặc phân kỳ thực hiện 5 năm. Các báo cáo trên gửi Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

Bộ quản lý chương trình chịu trách nhiệm chủ trì cùng các Bộ, ngành và địa phương có liên quan đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện Chương trình Quốc gia, làm báo cáo tổng kết hoàn thành chương trình do Bộ quản lý trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

III. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA:

Điều 11.- Hàng năm trên cơ sở bố trí nhiệm vụ kế hoạch, mục tiêu của các Chương trình Quốc gia, Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất mức cân đối ngân sách cho từng Chương trình Quốc gia trong kế hoạch chung về dự toán ngân sách Nhà nước để Chính phủ xem xét và trình Quốc hội quyết định.

Điều 12.- Căn cứ vào mức ngân sách được được duyệt cho từng chương trình, cơ quan quản lý chương trình dự kiến mức phân bổ cho từng Bộ, địa phương để Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung vào kế hoạch của Bộ, ngành, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Điều 13.- Kính phí để thực hiện Chương trình Quốc gia được bố trí từ ngân sách Trung ương do Bộ Tài chính cấp trực tiếp cho các Bộ, ngành để thực hiện các dự án do Trung ương quản lý, cấp uỷ quyền qua Sở Tài chính vật giá để thực hiện các dự án của chương trình do địa phương quản lý. Việc quản lý chi tiêu và thanh quyết toán kinh phí của các Chương trình Quốc gia được thực hiện theo các quy định hiện hành.

Điều 14.- Để thực hiện các mục tiêu của chương trình, ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, cần huy động thêm vốn tín dụng trong và ngoài nước, huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Đối với nguồn vốn huỵ động được từ nhân dân thì cơ quan quản lý chương trình và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện chương trình được sử dụng vào các công việc thuộc nội dung chương trình; nhưng phải quản lý và thanh quyết toán theo các quy định hiện hành.

IV. QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA.

Điều 15.- Nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc thẩm định, lồng ghép, quản lý, điều hành, kiểm tra và đánh giá các Chương trình Quốc gia;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, dài hạn của Nhà nước và đề xuất của các Bộ, ngành, địa phương, lựa chọn lập danh mục các Chương trình Quốc gia và cơ quan quản lý chương trình để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định;

- Cùng với Bộ Tài chính đề xuất mức phân bổ kinh phí ngân sách cho từng Chương trình Quốc gia để tổng hợp vào kế hoạch ngân sách chung của Nhà nước trình Chính phủ.

Điều 16.- Nhiệm vụ của Bộ Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ kinh phí ngân sách cho từng Chương trình Quốc gia, tổng hợp, đưa vào kế hoạch ngân sách chung của Nhà nước để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định.

- Cấp phát kinh phí cho từng chương trình, dự án đã được xét duyệt theo kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan quản lý Chương trình Quốc gia thực hiện đúng các quy định tài chính - kế toán hiện hành. Tổng hợp tình hình cấp phát kinh phí hàng năm cho từng chương trình và duyệt quyết toán kinh phí Chương trình Quốc gia và các dự án đã kết thúc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 17.- Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Chương trình Quốc gia: - Các cơ quan quản lý Chương trình Quốc gia có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các Bộ, địa phương có liên quan tổ chức, xây dựng chương trình, dự án theo sự phân công của Chính phủ, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Thành lập Ban chủ nhiệm Chương trình Quốc gia để giúp thủ trưởng cơ quan quản lý, tổ chức thực hiện chương trình và giải thể Ban này khi kết thúc chương trình. Chủ nhiệm chương trình là một đồng chí lãnh đạo Bộ, các thành viên gồm đại diện có thẩm quyền của các bộ phận: kế hoạch, tài vụ và các bộ phận có liên quan. Quy chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm Chương trình Quốc gia do cơ quan quản lý chương trình quyết định trên cơ sở tuân thủ các quy định tại các Quyết định này;

- Đối với những Chương trình Quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt cần có thành viên của các Bộ và địa phương tham gia Ban chủ nhiệm, thành phần Ban chủ nhiệm chương trình và quy chế hoạt động của Ban chủ nhiệm do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

- Chịu trách nhiệm quản lý, phân bổ kinh phí và tổ chức công tác kế toán để quản lý nguồn kính phí của chương trình theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước;

- Chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí của chương trình với Bộ Tài chính và chịu sự kiểm toán của cơ quan Kiểm toán Nhà nước theo các quy định hiện hành.

Điều 18.- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ:

- Tham gia vào việc xây dựng và quản lý các Chương trình Quốc gia trên địa bàn;

- Đề nghị thay đổi mục tiêu dự án của chương trình trên địa bàn khi thấy mục tiêu dự án đó không phù hợp và không sát với tình hình thực tế của địa phương.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chương trình có thể tiến hành tốt, tổ chức lồng ghép và triển khai thực hiện các hoạt động của chương trình trên địa bàn;

- Thành lập Ban chỉ đạo các Chương trình Quốc gia của địa phương để giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc lập kế hoạch, thực hiện và điều hành các Chương trình Quốc gia trên địa bàn. Trưởng ban chỉ đạo là một đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các thành viên là đại diện có thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá và các Sở chuyên ngành. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối thường trực.

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 531-TTg

Hanoi, August08 , 1996

 

DECISION

ON THE MANAGEMENT OF THE NATIONAL PROGRAMS

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
In order to enhance the management of the National Programs;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment,

DECIDES:

I. GENERAL PROVISIONS

Article 1.- A National Program is an assortment of synchronous objectives, tasks and solutions regarding economic, social, scientific, technological and environmental issues, mechanisms, policies and organization in order to achieve one or several objectives laid down in the overall strategy for national socio-economic development in a given period.

A National Program consists of various projects to achieve the programs objectives. The objects of management and planning shall be determined according to the program and investment and materialized according to the project.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- Criteria for selecting a National Program:

- The issues chosen to be addressed through a National Program must be urgent, inter-sectoral, inter-regional and important for the national socio-economic development and should be tackled under concentrated guidance;

- The objectives of a National Program must be clear, measurable and lie within the overall national strategy;

- The period for implementing a program must be specified, usually 5 years, or phased into separate five-year terms.

II. FORMULATION OF A NATIONAL PROGRAM:

Article 4.- Basing themselves on the contents and tasks of medium or long term plans, the Ministries, National Committees and General Departments (hereafter referred to as Ministries) shall propose to the Ministry of Planning and Investment urgent socio-economic issues to be included in a list of the National Programs. The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the Ministry of Finance in selecting and drawing up a list of National Programs and recommending the managing agencies to the Government which shall consider and submit it to the National Assembly for decision in each period of the plan.

Article 5.- The agencies assigned to manage the National Programs shall have to coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and other relevant Ministries, branches and localities in organizing the formulation of programs. The programs and projects shall be formulated during the elaboration of short-, medium or long-term plans. When an annual plan is elaborated new programs can be proposed or the number of the existing programs can be reduced.

Article 6.- The contents of a National Program include:

- Assessment of the actual situation of the field to be covered by the Program, the rationale for urgent issues to be addressed by a National Program;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Identification of the total funding for the program, the annual allocations and the methods of mobilizing fund from various sources;

- Identification of the overall socio-economic effect of the program and the investment projects;

- Recommendations on the possible integration with other programs;

- Schedule and tempo of implementation of the program and projects;

- International cooperation (if any).

Article 7.- The Ministry of Planning and Investment shall assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and other relevant Ministries, branches and localities in appraising the National Programs before submitting them to the Prime Minister for approval.

Only the approved programs shall be incorporated into the plan.

Article 8.- The activities of the National Programs shall be integrated on the following principles:

- To avoid overlapping and raise the efficiency of the utilization of resources, the integration of the parts of various National Programs which have interrelated objectives, activities and implementation organization should be taken into account right from the moment the plan is proposed, elaborated and arranged, and shall be monitored until its implementation and evaluation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- During the process of considering, appraising and funding, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall propose the integration plan together with the fund allocations to the integrated activities and submit the plan to the Prime Minister who shall consider and assign the tasks of each in the annual plan to the Ministries managing the programs;

- The Presidents of the Peoples Committees of the provinces and the cities directly under the Central Government shall take part in the management, implementation organization and integration of the interrelated activities of the National Programs in their localities.

Article 9.- If the conditions for funding the programs objectives change when the annual plans or five-year plans are elaborated, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the program managing agency(ies) must submit the following contents to the Government for adjustment of the program:

- Evaluation of the part of the program already implemented;

- Rationale for the necessity and reasons for the adjustment;

- Contents of adjustment;

- Effects of such adjustments on the ultimate objectives of the program and the effectiveness of the adjustment.

Article 10.- The agencies managing the National Programs and the Peoples Committees of the provinces and the cities directly under the Central Government where National Programs are implemented must regularly report (quarterly and yearly) on the implementation of the objectives, the funding, etc., according to the prescribed forms. The agencies managing the programs must coordinate with the concerned Ministries, branches and localities in conducting mid-term review of the five year programs or five-year implementation phases. These reports shall be sent to the Prime Minister and concurrently to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance.

The Ministry managing the programs shall have to assume the main responsibility and coordinate with the concerned Ministries, branches and localities in evaluating and appraising the results of the implementation of the National Program(s), making wrap-up reports and submitting them to the Prime Minister for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Annually, on the basis of the assignment of the planned tasks and the objectives of the National Programs, the Ministry of Finance shall assume the main responsibility together with the Ministry of Planning and Investment in proposing the budget allocation for each National Program in the overall draft State budget plan to the Government for consideration and submit it to the National Assembly for decision.

Article 12.- Basing itself on the budget allocation approved for each program, the program managing agency shall project its allocations to different Ministries and localities, which shall be incorporated by the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment into the plan of each of these Ministries, branches and localities before submitting them to the Prime Minister for consideration and decision.

Article 13.- The fund for implementing a National Program shall derive from the Central budget and be granted directly by the Ministry of Finance to the Ministries and branches for carrying out the centrally managed projects, or by the provincial/municipal Finance and Pricing Service under the mandate of the Ministry of Finance for carrying out the locally managed projects of the Program. The management and payment of the expenditures of the National Programs shall be performed under current provisions.

Article 14.- To fulfill the objectives of a program, in addition to the capital deriving from the State budget, credit capital should be mobilized from inside and outside the country, and from contributions by different organizations and individuals. With regard to the capital mobilized from the people, the program managing agencies and the Peoples Committees of the provinces and the cities directly under the Central Government where the programs are implemented may use such capital for the activities within the framework of the program, but shall have to manage and settle the accounts in accordance with current provisions.

IV. MANAGING AND DIRECTING THE NATIONAL PROGRAMS.

Article 15.- Tasks of the Ministry of Planning and Investment:

- To assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Finance in assisting the Prime Minister in appraising, integrating, managing, directing, supervising and evaluating the National Programs;

- Basing itself on the States orientations for the long-term and five year socio-economic development and the proposals of the Ministries, branches and localities, to assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Finance in selecting and drawing up a list of National Programs and of program managing agencies for the Government to consider and present it to the National Assembly for decision;

- Together with the Ministry of Finance to propose the budget allocation for each National Program and integrate all these allocations into the common budget the State in order to submit them to the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in planning the budget allocation to each National Program, integrating all these allocations into the States overall budget plan and submit them to the Government which shall present it to the National Assembly for decision.

- To allocate fund to each program and project approved in the plan; to guide and supervise the agencies managing the National Program in the observance of current financial and accounting regulations. To make a general report on the annual funding for each program and approve the payment of expenditures for the National Programs and the projects upon their completion, report it to the Prime Minister and concurrently send it to the Ministry of Planning and Investment.

Article 17.- Tasks of the agencies managing the National Programs:

- The agencies managing the National Programs shall have to assume the main responsibility and coordinate with the concerned Ministries and localities in organizing and formulating the programs and projects under the assignment of the Government, and send them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for appraisal before submitting them to the Prime Minister for approval;

- To set up the Managing Committee of the National Programs to assist the Head of the agency in managing and implementing the program and dissolve it upon the termination of the program. The Program manager shall be a leading official of the Ministry, the committee shall include competent representatives of such departments as planning, finance and other relevant spheres. The Regulation on the operation of the Managing Committee of the National Program shall be decided by the program managing agency on the basis of the provisions in this Decision;

- With regard to the National Programs of special importance which require the participation of officials of various Ministries and local officials in their Managing Committees, the membership of the Managing Committees and their operational regulation shall be decided by the Prime Minister;

- To take responsibility for the management and allocation of the fund and the organization of the accounting work so as to manage the programs funding sources in accordance with the State regime on financial management;

- To take responsibility for the settlement of the expenditures of the program with the Ministry of Finance and submit to the auditing by a State audit agency in accordance with current provisions.

Article 18.- The Peoples Committees of the provinces and the cities directly under the central Government shall have:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To request for change(s) in the objective(s) of a project of the program in their localities when finding out that such objectives are unrealistic and not suited to the actual situation of the locality;

- To create every favorable condition for the fruitful implementation of the program(s), organizing the integration and conducting the programs activities in the locality;

- To set up the Steering Committee for the National Programs in the locality to assist the Peoples Committee of the province or the city directly under the Central Government in planning, implementing and directing the National Program in the locality. The Head of the Steering Committee shall be a leading official of the Peoples Committee of the province or the city directly under the Central Government; and its members shall include competent representatives of the provincial/municipal Planning and Investment Service, Finance and Pricing Service and other specialized services with the Planning and Investment Service as the standing coordinator.

V. IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 19.- This decision takes effect from September 1st, 1996.

- The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the Ministry of Finance and other concerned Ministries in guiding the implementation of this Decision.

- The ongoing National Programs which have not yet satisfied the criteria and completed the procedures prescribed in this Decision shall be submitted to the Prime Minister for approval.

Article 20.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government, the Presidents of the Peoples Committees of the provinces and the cities directly under the Central Government shall have to implement this Decision.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Khanh

 

;

Quyết định 531-TTg năm 1996 về quản lý các chương trình Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 531-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Nguyễn Khánh
Ngày ban hành: 08/08/1996
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 531-TTg năm 1996 về quản lý các chương trình Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [3]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [4]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…