Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NỘI VỤ
  *******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 *******

 Số: 51/2004/QĐ-BNV

Hà Nội , ngày 22 tháng 07  năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ GIAI ĐOẠN 2005 - 2010

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 7 tháng 5 năm2001 của Thủ tướng Chính ph ủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001 - 2005;
Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ -TTg ngày 04 tháng 8năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cánbộ, công chức;
Sau khi thống nhất với Học viện Chính trị Quốc gia HồChí Minh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị giai đoạn 2005 - 2010.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bộ trưởng các Bộ, Cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ




Đỗ Quang Trung

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ GIAI ĐOẠN 2005 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số51/2004/QĐ-BNV ngày 22 tháng 07 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 7 tháng 5 năm 2001 củaThủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cánbộ, công chức giai đoạn 2001 - 2005 đã chỉ rõ sự cần thiết phải đào tạo,bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giảng viên cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức. Tại Quyết định nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã giaocho Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) chủ trì, phối hợp vớicác cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảngviên; giao cho Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bồi dưỡng,nâng cao trình độ kiến thức và năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viêncủa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng các Bộ, Ngành, trường Chính trị cấp tỉnh theo nội dung phân cấp.

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chínhtrị giai đoạn 2005 - 2010 là hoạt động triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị bước đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của Kế hoạch này baogồm: giảng viên đang thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các chuyên ngành lý luậnMác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc biên chế của Học viện Chính trịQuốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, của các trường chính trị cấp tỉnh, các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các Bộ, Ngành.

I. Thực trạng đội ngũ và nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị.

1.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên lý luận chínhtrị (LLCT):

- Số lượng giảng viên lý luận chính trị của Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, của các trườngchính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của các trường đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các Bộ, ngành hiện nay là 2027 người (sốliệu thống kê tháng 12 năm 2003), chiếm khoảng 75% tổng số giảng viên các cơsở này. Trong số 2027 giảng viên LLCT có 60 người đang giữ ngạch giảng viêncao cấp, 605 người giữ ngạch giảng viên chính và 1362 người giữ ngạch giảngviên. Tình hình phân bổ giảng viên LLCT như sau:

STT

Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Ngạch Giảng Viên

Tổng số

Cao cấp

GVC

GV

GV

1

Trường chính trị

15

178

958

1151

2

Học viện CTQG và Học viện HCQG

40

407

379

826

3

Trường Bộ, ngành

5

20

25

50

4

Tổng số GV từng ngạch

60

605

1362

2027

  Về cơ cấu độtuổi: số giảng viên LLCT có độ tuổi dưới 30 và trên 50 khá cân đối vàhợp lý. Đó là do trong thời giangần đây, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức đã chú trọng.công táctuyển chọn cán bộ trẻ để thay thế những giảng viên đến tuổi nghỉ hưu.Nhưng số giảng viên có độ tuổi 31 - 40 chiếm tỷ lệ thấp, một số cơ sởđào tạo đã xuất hiện sự hẫng hụt số giảng viên độ tuổi này. Điều đóđòi hỏi phải đào tạo, bồi dưỡng nhanh chóng số giảng viên có độ tuổidưới 30 để khắc phục sự hẫng hụt đó. Tình hình cơ cấu độ tuổi của độingũ giảng viên LLCT như sau:

TT

Độ tuổi

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Giảng viên có độ tuổi dưới 30

491

24,22

2

Giảng viên có độ tuổi từ 31 -40

283

13,96

3

Giảng viên có độ tuổi từ 41 -50

567

27,96

4

Giảng viên có độ tuổi từ 51 -60

545

26,89

5

Giảng viên có độ tuổi trên 61

141

6,96

6

Tổng số

2027

100%

Về trình độ chuyên môn: trong số 2027 giảng viên LLCT có334 người có trình độ Tiến sĩ, 605 người có trình độ Thạc sĩ (hoặcchuyên tu sau đại học) và 1088 người có trình độ cử nhân. Về trình độ lýluận chính trị: có 1050 có trình độ cao cấp lý luận và tương đương, 977người có trình độ trung cấp lý luận chính trị và tương đương. Trình độchuyên môn, lý luận chính trị của Giảng viên LLCT cụ thể như sau:

 

TT

Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Trình độ LLCT

Trình độ học vấn

Trung cấp

Cao cấp lý luận

Cử nhân

Thạc sĩ

Tiến sĩ

1

Học viện CTQG HCM và Học viện HCQG

200

626

257

286

283

2

Trường Chính trị cấp Tỉnh

757

394

807

304

40

3

Trường ĐT, BD Bộ ngành

20

30

24

15

11

4

Tổng số

977

1050

1088

605

334

Thực tế cho thấy, đội ngũ giảng viên lý luận chính trịđược đào tạo từ nhiều nguồn với nhiều chuyên ngành khác nhau do công táctuyển chọn, bố trí sử dụng cán bộ có lúc chưa được chuẩn hoá, cho nênkhông ít giảng viên đang giảng dạy chuyên ngành khác với chuyên ngành họ được đào tạ o ở trường đại học (do các trường đại học chỉ đào tạo cácchuyên ngành rộng). Cụ thể trong số 2027 giảng viên lý luận chính trị, cótới 30% hiện đang giảng dạy các chuyên ngành không đúng với chuyên ngành họđược đào tạo. Ngoài ra, hiện có 977 giảng viên lý luận chính trị ch ưa quachương trình cao cấp lý luận, nhất là ở các Phân viện thuộc Học viện Chínhtrị Quốc gia Hồ Chí Minh, các trường chính trị tỉnh, thành phố và cáctrường Bộ, ngành.

Về phương pháp giảng dạy, trong số 2027 giảng viên LLCTmới có 1020 người (chiếm 50,32%) đã được bồi dưỡng ph ương pháp sư phạm(số giảng viên này được đào tạo trong các trường sư phạm, một số đượcbồi dưỡng các khoá ngắn hạn), trong đó 300 người đã được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy hiện đại. Số còn lại 1007 người chưa được đào tạovề phương pháp sư phạm chung và có tới 1727 người chưa được tiếp cận vớiphương pháp giảng dạy hiện đại.

Theo đánh giá của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cánbộ công chức, hiện nay có khoảng 25% giảng viên LLCT chưa đạt trình độ sovới yêu cầu đặt ra. Ngoài ra, có khoảng 20% số cán bộ hưởng lương giảngviên nhưng chưa thể lên lớp giảng dạy hoặc chỉ tham gia hướng dẫn thảoluận, xê mi na. Như vậy, chỉ có 55% giảng viên LLCT là thực sự đủ trình độđể giảng dạy. Trong số những giảng viên đang đảm nhiệm việc giảng dạy thìcó tới 80% sử dụng phương pháp truyền thống. Theo số liệu khảo sát, trong khiđội ngũ giảng viên LLCT còn nhiều bất cập như đã nêu ở trên, nhưng vẫncó tới 51/64 trường chính trị cấp tỉnh thiếu giảng viên LLCT.

Từ sự phân tích trên, có thể đánh giá khái quát nhữnghạn chế lớn nhất của đội ngũ giảng viên LLCT hiện nay là:

- Thiếu những chuyên gia đầu ngành về lý luận chínhtrị;

- Thiếu kiến thức chuyên sâu về kinh điển Mác - Lê nin,tư tưởng Hồ Chí Minh;

- Một bộ phận giảng viên, nhất là giảng viên trẻ chưakinh qua thực tiễn, thiếu những kiến thức cần thiết về công tác lãnh đạo,quản lý, trong khi họ đang phải giảng dạy về công tác lãnh đạo quản lý chođội ngũ cán bộ, công chức;

- Một bộ phận không nhỏ chưa được chuẩn hoá theo yêucầu tiêu chuẩn giảng viên bậc đại học.

- Yếu về phương pháp giảng dạy.

1.2. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của giảng viênLLCT:

Số liệu thống kê cho thấy, có các loại nhu cầu: Nhu cầuđào tạo chuyên ngành ở trình độ bậc sau đại học (Tiến sĩ, Thạc sĩ); nhucầu nâng cao trình độ lý luận chính trị (Cử nhân chính trị, cao cấp lýluận chính trị); nhu cầu đào tạo chuyển đổi chuyên ngành; nhu cầu đào tạo,bồi dưỡng chuyên sâu về kinh điển Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nhucầu cập nhật kiến thức mới và nhu cầu bồi dưỡng ph ương pháp giảng dạy.Riêng ở Học viện Chính trị  Quốc gia Hồ Chí Minh còn có nhu cầu đàotạo thông qua đi thực tế (đưa giảng viên về đảm trách một công việc ởBộ, Ban, Ngành hoặc địa phương) và nhu cầu đào tạo ngoại ngữ, tin học, cụthể là:

- Nhu cầu đào tạo kiến thức chuyên ngành bậc sau đạihọc: trong số 605 giảng viên LLCT có trình độ thạc sĩ thì có 400 người cónhu cầu được đào tạo ở bậc tiến sĩ. Đối với giảng viên có trình độ cửnhân (1080 người), nhìn chung đều có nhu cầu được đào tạo ở trình độ sauđại học về một chuyên ngành lý luận chính trị.

- Nhu cầu nâng cao trình độ lý luận chính trị: trong số977 giảng viên chưa qua chương trình cao cấp lý luận chính trị, 107 người cónhu cầu học chương trình cao cấp lý luận chính trị.

- Nhu cầu đào tạo ch uyển đổi chuyên ngành: có 337người có nhu cầu được đào tạo cử nhân chính trị theo chương trình chuyểnđổi.

- Nhu cầu bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về kinh điểnMác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh: trong số 2027 giảng viên LLCT có 700người có nhu cầu bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về kinh điển Mác - Lê nin,tư trưởng Hồ Chí Minh.

- Nhu cầu bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới: có 900người có nhu cầu được cập nhật kiến thức mới theo các chương trình bồidưỡng khác nhau.

- Nhu cầu bồi dưỡng phương pháp giảng dạy hiện đại:trừ 300 người đã được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy hiện đại, sốcòn lại 1727 người đều có nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng nội dung này.

- Nhu cầu được đào tạo thông qua đi thực tế ở Bộ,Ban, Ngành, địa ph ương: ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có 263giảng viên LLCT có trình độ Tiến sĩ, 267 người có trình độ thạc sĩ và 56người có học hàm giáo sư, phó giáo sư có nhu cầu này; trong đó, có tới40% là chưa kinh qua công tác thực tiễn.

- Nhu cầu đào tạo ngoại ngữ, tin học: trong số 786 giảngviên LLCT của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có 202 người đã cótrình độ đại học ngoại ngữ hoặc sử dụng thành thạo một ngoại ngữ (chủyếu là tiếng Nga); 250 người có trình độ ngoại ngữ C, trong đó, 124 ngườiđang học Đại học ngoại ngữ tại chức do Học viện tổ chức. Số còn lại, có157 người có nhu cầu được đào tạo Đại học tiếng anh, 96 người có nhu cầuđào tạo chứng chỉ C tiếng anh hoặc Tiếng Trung.

Có 301 giảng viên LLCT của Học viện Chính trị Quốc giaHồ Chí Minh có nhu cầu đào tạo tin học, trong đó, 210 người có nhu cầu đàotạo sử dụng, khai thác mạng và sử dụng máy tính trong giảng dạy.

Như vậy, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên lýluận chính trị rất lớn và đa dạng, đòi hỏi phải có những ch ương trìnhvà nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng và từng loạinhu cầu. Riêng những giảng viên lý luận chính trị có nhu cầu đào tạo đạihọc, sau đại học về các chuyên ngành lý luận chính trị không thuộc phạm vicủa Kế hoạch này mà sẽ được đào tạo theo kế hoạch đào tạo đại học vàsau đại học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh được Bộ Giáo dụcvà Đào tạo duyệt hàng năm.

II. Mục tiêu và kế hoạch hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị giai đoạn 2005 – 2010

2.1. Mục tiêu chung:

- Phấn đấu đến năm 2010 nâng cao một bước cơ bản chấtlượng toàn diện đội ngũ giảng viên LLCT. Đảm bảo giảng viên LLCT đượcđào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ ChíMinh; được bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và được cập nhật thông tin vềcác vấn đề về thế giới đương đại, hiểu biết và thực tiễn công cuộcđổi mới đất nước, đặc biệt là những kiến thức thực tiễn liên quan đếnchuyên ngành giảng dạy.

- 100% giảng viên LLCT được đào tạo, bồi dưỡng vềphương pháp giảng dạy hiện đại (đối với cả những người đã được đàotạo trong các trường sư phạm) và về ngoại ngữ và tin học. Phấn đấu 90%giảng viên LLCT được chuẩn hoá theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạođối với giảng viên bậc đại học.

- Khắc phục cơ bản sự hẫng hụt đội ngũ giảng viênLLCT, tạo tiền đề để xây dựng được một đội ngũ giảng viên LLCT kế cậnvà đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành về lý luận chính trị trong giai đoạn2010 - 2020.

Để đạt được những mục tiêu trên, Kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng giảng viên LLCT được thực hiện qua hai giai đoạn: Giai đoạn khắcphục hẫng hụt về trình độ, ph ương pháp giảng dạy (2005 - 2006) và giaiđoạn đào tạo, bồi dưỡng cơ bản và nâng cao (2007 - 2010).

2.2. Giai đoạn 2005 - 2006

2.2.1. Mục tiêu cụ thể:

- Đảm bảo đến hết năm 2006, 40% số giảng viên chưađược trang bị kiến thức nền tảng về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng HồChí Minh là 100% số giảng viên chủ chốt của các cơ sở đào tạo chưa đượctrang bị phương pháp giảng dạy hiện đại được bồi dưỡng về hai nội dungnày.

- Thực hiện bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới cho 40% sốgiảng viên LLCT hiện có.

- Đảm bảo 40% số giảng viên trẻ được đào tạo cơ bảnkiến thức lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; 30% giảng viên trongnguồn quy hoạch cán bộ khoa học lý luận chính trị  đầu ngành được rènluyện qua thực tế, tạo tiền đề cho việc đào tạo, bồi dưỡng ở giai đoạn2007 - 2010.

2.2.2. Nội dung thực hiện:

2.2.2.1. Xây dựng nội dung chương trình, biên soạn giáotrình và xây dựng đội ngũ giảng viên.

a. Xây dựng nội dung chương trình, biên soạn giáo trình:

- Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình lớp bồidưỡng chuyên sâu kinh điển Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình các lớpbồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới (6 chuyên ngành).

- Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình các lớpbồi dưỡng chuyển đổi chuyên ngành (chuyển đổi theo 3 chuyên ngành cơ bản:Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học).

- Xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch, đưa giảngviên đi thực tế tại Bộ, Ban, Ngành, địa ph ương.

c. Chuẩn bị đội ngũ giảng viên:

Xây dựng kế hoạch, chọn lựa những giảng viên có trìnhđộ, kinh nghiệm của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quankhác tham gia giảng dạy.

- Cử 10 giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, bồi dưỡngcán bộ công chức đi khảo sát ở nước ngoài về ph ương pháp giảng dạy hiệnđại.

2.2.2.2. Tổ chức triển khai các khoá đào tạo, bồidưỡng:

a. Lớp bồi dưỡng chuyên sâu kinh điển Mác - Lê nin, tưtưởng Hồ Chí Minh: dành cho đối tượng là cán bộ giảng dạy lý luận chínhtrị chủ chốt của các đơn vị: gồm 180 người, tổ chức thành 3 lớp, mỗi lớphọc 3 tháng.

 

Thời gian

Năm 2005

Năm 2006

Kinh phí

Nội dung

 

Quý I-II

Quý III-IV

Quý I-II

Quý III-IV

 

Bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu kinh điển mác xít

Khoá 1

60

 

 

 

1,8 tỷ

Khoá 2

 

60

 

 

Khoá 3

 

 

 

60

b. Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới:gồm 600 người tổ chức thành 6 khoá học, mỗi khoá 3 tháng. Thời gian các khoáhọc cụ thể như sau:

 

Thời gian

Năm 2005

Năm 2006

Kinh phí

Nội dung

 

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

 

Lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới

Khoá 1

 

100

 

 

 

 

 

 

1,2 tỷ

Khoá 2

 

 

100

 

 

 

 

 

Khoá 3

 

 

 

100

 

 

 

 

Khoá 4

 

 

 

 

100

 

 

 

Khoá 5

 

 

 

 

 

100

 

 

Khoá 6

 

 

 

 

 

 

 

100

c. Lớp bồi dưỡng phương pháp sư phạm chung vàphương pháp giảng dạy hiện đại: dành : Tổng kinh phí để thực hiện Kế hoạch này dự kiến là21.840.000.000 đ (Hai mốt tỷ tám trăm bốn mươi triệu đồng), lấy từ kinh phídành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước và huyđộng từ các nguồn khác. Trong đó:

- Kinh phí để xây dựng nội dung chương trình, biênsoạn, chỉnh sửa, bổ sung giáo trình là 2.700.000.000 đ (Hai tỷ bảy trăm triệuđồng).

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng là: 19.140.000.000 đ (Mười chín tỷ một trăm bốn mươi triệu đồng).

III. Tổ chức thực hiện:

5.1. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm:

- Đôn đốc, theo dõi kiểm tra chất lượng, tiến độ thựchiện kế hoạch.

- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tưvà các Ban, ngành liên quan chuẩn bị kinh phí và tìm kiếm các nguồn tài trợkhác, đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện kế hoạch.

5.2. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh:

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thự chiện các nội dung quy định các mục 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6 phần III của Kếhoạch này.

- Tổ chức các Khoá đào tạo theo đúng tiến độ đãđược nêu tại các Mục 2.2, Mục 2.3, Phần II của Kế hoạch theo quy định củaBộ Giáo dục và Đào tạo và theo chương trình mới được xây dựng; sử dụng,quyết toán kinh phí theo đúng kế hoạch và chế độ tài chính của Nhà nước.

5.3. Các Bộ, ngành và địa phương: cótrách nhiệm chỉ đạo Vụ (Ban) Tổ chức - Cán bộ các Bộ, ngành, Sở Nội vụcác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức xây dựng kế hoạch tuyển chọn đúng đối tượng đi họcgắn với yêu cầu sử dụng lâu dài./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 51/2004/QĐ-BNV ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị giai đoạn 2005 - 2010 do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành.

Số hiệu: 51/2004/QĐ-BNV
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
Người ký: Đỗ Quang Trung
Ngày ban hành: 22/07/2004
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 51/2004/QĐ-BNV ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị giai đoạn 2005 - 2010 do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành.

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…