ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4904/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 12 tháng 12 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC TÀI CHÍNH THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA UBND TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Công văn số 5990/VPCP-KSTT ngày 22/8/2024 của Văn phòng Chính phủ về việc công bố, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 7489/TTr-STC ngày 10 tháng 12 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án đơn giản hóa 28 thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Tài chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của UBND tỉnh Thanh Hóa (có Phương án đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Tài chính dự thảo Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của UBND tỉnh kèm theo Phương án đơn giản hóa đã được thông qua tại Quyết định này, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt gửi Bộ Tài chính.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN
ĐƠN
GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC TÀI CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số: 4904/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2024 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
1. Thủ tục: Quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong trường hợp không phải lập thành dự án đầu tư
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị thuê tài sản (nếu có)”.
Lý do: Tại khoản 3, Điều 3 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị mua sắm tài sản (nếu có) là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 3, Điều 3 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công chưa quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ.
1.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 3, Điều 3 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/ 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.440.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 640.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 800.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 55,56%.
2. Thủ tục: Quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
2.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị thuê tài sản (nếu có)”.
Lý do: Tại khoản 2, Điều 4 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị thuê tài sản (nếu có) là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 2, Điều 4 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công chưa quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ.
2.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 2, Điều 4 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/ 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.440.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 640.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 800.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 55,56%.
3. Thủ tục: Quyết định điều chuyển tài sản công
3.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị điều chuyển tài sản (nếu có)”.
Lý do: Tại khoản 1, Điều 21 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (được sửa đổi tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số
114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 của Chính phủ) chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị điều chuyển tài sản (nếu có) là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 1, Điều 21 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (được sửa đổi tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ- CP ngày 15/9/2024 của Chính phủ) chưa quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ.
3.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 1, Điều 21 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/ 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (được sửa đổi tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 của Chính phủ), đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 9.840.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 4.560.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 5.280.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 53,66%.
4. Thủ tục: Quyết định xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án khi kết thúc
4.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Hồ sơ, giấy tờ khác liên quan đến việc xử lý tài sản”.
Lý do: Tại điểm c, khoản 1, Điều 93 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/ 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (được sửa đổi tại khoản 57 Điều 11 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP) chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Hồ sơ, giấy tờ khác liên quan đến việc xử lý tài sản là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục. Cụ thể mẫu hóa các thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị xử lý tài sản của cơ quan chủ quản dự án; Báo cáo của Ban quản lý dự án.
Lý do: Tại điểm c, khoản 1, Điều 93 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (được sửa đổi tại khoản 57 Điều 11 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP) chưa quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị xử lý tài sản của cơ quan chủ quản dự án; Báo cáo của Ban quản lý dự án.
4.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại điểm c, khoản 1, Điều 93 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/ 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (khoản 57 Điều 11 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP); đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ (Văn bản đề nghị xử lý tài sản của cơ quan chủ quản dự án; Báo cáo của Ban quản lý dự án) để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 9.400.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 4.480.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 4.920.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 52,34%.
5. Thủ tục: Quyết định chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công trong trường hợp không thay đổi đối tượng quản lý, sử dụng tài sản công
5.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Hồ sơ có liên quan đến quyền quản lý, sử dụng và mục đích sử dụng tài sản công”.
Lý do: Tại điểm a, khoản 3, Điều 13 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/ 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Hồ sơ có liên quan đến quyền quản lý, sử dụng và mục đích sử dụng tài sản công” là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại điểm a, khoản 3, Điều 13 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công chưa quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ.
5.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại điểm a, khoản 3, Điều 13 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/ 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
5.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.440.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 720.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 720.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50%.
6. Thủ tục: Quyết định thu hồi tài sản công trong trường hợp cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công tự nguyện trả lại cho Nhà nước
6.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị trả lại tài sản (nếu có)”.
Lý do: Tại điểm a, khoản 1, Điều 18 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/ 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sửa đổi, bổ sung tại khoản 10, Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP) chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị trả lại tài sản (nếu có)” là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại điểm a, khoản 1, Điều 18 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/ 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sửa đổi, bổ sung tại khoản 10, Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP) chưa quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ.
6.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại điểm a, khoản 1, Điều 18 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/ 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (khoản 10, Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP); đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
6.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.880.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.400.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.480.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 51,39%.
7. Thủ tục: Quyết định bán tài sản công
7.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị bán tài sản (nếu có)”.
Lý do: Tại khoản 1, Điều 23 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sửa đổi, bổ sung tại khoản 15, Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP) chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Các hồ sơ khác có
liên quan đến đề nghị bán tài sản (nếu có)” là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 1, Điều 23 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sửa đổi, bổ sung tại khoản 15, Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP) chưa quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ.
7.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 1, Điều 23 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/ 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (khoản 15, Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP); đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
7.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.640.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 800.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 840.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 51,22%.
8. Thủ tục: Quyết định xử lý tài sản bị hư hỏng, không sử dụng được hoặc không còn nhu cầu sử dụng trong quá trình thực hiện dự án.
8.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Hồ sơ, giấy tờ khác liên quan đến việc xử lý tài sản”.
Lý do: Tại điểm c, khoản 1, Điều 93 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (được sửa đổi tại khoản 57 Điều 11 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP) chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Hồ sơ, giấy tờ khác liên quan đến việc xử lý tài sản là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục. Cụ thể mẫu hóa các thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị xử lý tài sản của cơ quan chủ quản dự án; Báo cáo của Ban quản lý dự án.
Lý do: Tại điểm c, khoản 1, Điều 93 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/ 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (được sửa đổi tại khoản 57 Điều 11 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP) chưa quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị xử lý tài sản của cơ quan chủ quản dự án; Báo cáo của Ban quản lý dự án.
8.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại điểm c, khoản 1, Điều 93 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/ 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (khoản 57 Điều 11 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP); đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ (Văn bản đề nghị xử lý tài sản của cơ quan chủ quản dự án; Báo cáo của Ban quản lý dự án) để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
8.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 9.400.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 4.480.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 4.920.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 52,34%.
9. Thủ tục: Quyết định thanh lý tài sản công
9.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị thanh lý tài sản (nếu có)”.
Lý do: Tại khoản 1, Điều 29 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sửa đổi tại khoản 21, Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP) chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị thanh lý tài sản (nếu có) là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 1, Điều 29 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sửa đổi tại khoản 21, Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP) chưa quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ.
9.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 1, Điều 29 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/ 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sửa đổi tại khoản 21, Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP); đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
9.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 3.520.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.600.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.920.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 54,55%.
10. Thủ tục: Quyết định tiêu hủy tài sản công
10.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị tiêu hủy tài sản (nếu có)”.
Lý do: Tại khoản 1, Điều 33 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị tiêu hủy tài sản (nếu có) là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 1, Điều 33 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công chưa quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ.
10.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 1, Điều 33 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/ 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa các thành phần hồ sơ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
10.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.440.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 720.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 720.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50%.
11. Thủ tục: Phê duyệt đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, cho thuê
11.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Các hồ sơ khác có liên quan (nếu có)”.
Lý do: Tại khoản 3, Điều 44 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sửa đổi, bổ sung tại khoản 40, Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP) chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Các hồ sơ khác có liên quan (nếu có) là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa từng thành phần hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 3, Điều 44 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sửa đổi, bổ sung tại khoản 40, Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP) chưa quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
11.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 3, Điều 44 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/ 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sửa đổi, bổ sung tại khoản 40, Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP); đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
11.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 5.680.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.800.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 2.880.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50,70%.
12. Thủ tục: Phê duyệt đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết
12.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Các hồ sơ khác có liên quan (nếu có)”.
Lý do: Tại khoản 4, Điều 44 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sửa đổi, bổ sung tại khoản 40, Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP) chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Các hồ sơ khác có liên quan (nếu có) là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa từng thành phần hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 4, Điều 44 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sửa đổi, bổ sung tại khoản 40, Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP) chưa quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
12.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 4, Điều 44 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/ 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sửa đổi, bổ sung tại khoản 40, Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP); đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
12.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 3.360.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.680.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.680.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50%.
13. Thủ tục: Phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
13.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có)”.
Lý do: Tại khoản 3, Điều 13 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có) là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa từng thành phần hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 3, Điều 13 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 của Chính phủ chưa quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
13.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 3, Điều 13 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 của Chính phủ; đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
13.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.520.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.240.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.280.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50,79 %.
14. Thủ tục: Phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
14.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có)”.
Lý do: Tại khoản 5, Điều 14 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có) là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa từng thành phần hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 5, Điều 14 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 của Chính phủ chưa quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
14.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 5, Điều 14 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 của Chính phủ; đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
14.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.520.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.240.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.280.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50,79 %.
15. Thủ tục: Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
15.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có)”.
Lý do: Tại khoản 4, Điều 23 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có) là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa từng thành phần hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 4, Điều 23 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 của Chính phủ chưa quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
15.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 4, Điều 23 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 của Chính phủ; đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
15.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.240.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 600.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 640.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 51,61 %.
16. Thủ tục: Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
16.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có)”.
Lý do: Tại khoản 3, Điều 21 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có) là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa từng thành phần hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 3, Điều 21 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 của Chính phủ chưa quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
16.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 3, Điều 21 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 của Chính phủ; đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
16.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.080.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 960.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.120.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 53,85 %.
17. Thủ tục: Phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
17.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan (nếu có)”.
Lý do: Tại khoản 3, Điều 18 Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có) là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa từng thành phần hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 3, Điều 18 Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ chưa quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
17.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 3, Điều 18 Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/ 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi; đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
17.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.520.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.240.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.280.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50,79 %.
18. Thủ tục: Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong trường hợp tự nguyện trả lại tài sản
18.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan (nếu có)”.
Lý do: Tại khoản 4, Điều 25 Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có) là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa từng thành phần hồ sơ (đối với những thành phần hồ sơ chưa quy định mẫu) nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 4, Điều 25 Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ chưa quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
18.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 4, Điều 25 Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi; đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ (đối với những thành phần hồ sơ chưa quy định mẫu).
18.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.440.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 640.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 800.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 55,56 %.
19. Thủ tục: Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
19.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Hồ sơ, tài liệu khác liên quan”.
Lý do: Tại khoản 4, Điều 29 Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Hồ sơ, tài liệu khác liên quan” là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa từng thành phần hồ sơ (đối với những thành phần hồ sơ chưa quy định mẫu) nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 4, Điều 29 Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ chưa quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
19.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 4, Điều 29 Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi; đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ (đối với những thành phần hồ sơ chưa quy định mẫu).
19.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.440.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 720.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 720.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50%.
20. Thủ tục: Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
20.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Giấy tờ khác có liên quan (nếu có)”.
Lý do: Tại khoản 2, Điều 7 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Giấy tờ khác có liên quan (nếu có)” là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa từng thành phần hồ sơ (đối với những thành phần hồ sơ chưa quy định mẫu) nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 2, Điều 7 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ chưa quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
20.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 2, Điều 7 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/ 2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ (đối với những thành phần hồ sơ chưa quy định mẫu).
20.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.200.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.040.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.160.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 52,73 %.
21. Thủ tục: Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
21.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có)”.
Lý do: Tại khoản 4, Điều 21 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có)” là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa từng thành phần hồ sơ (đối với những thành phần hồ sơ chưa quy định mẫu) nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 4, Điều 21 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ chưa quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
21.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 4, Điều 21 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/ 2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ (đối với những thành phần hồ sơ chưa quy định mẫu).
21.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.960.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 960.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.000.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 51,02%.
22. Thủ tục: Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
22.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có)”.
Lý do: Tại khoản 3, Điều 22 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có)” là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa từng thành phần hồ sơ (đối với những thành phần hồ sơ chưa quy định mẫu) nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 3, Điều 22 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ chưa quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
22.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 3, Điều 22 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/ 2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ (đối với những thành phần hồ sơ chưa quy định mẫu).
22.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.840.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 880.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 960.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 52,17%.
23. Thủ tục: Chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ về địa phương quản lý, xử lý
23.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có)”.
Lý do: Tại khoản 4, Điều 23 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có)” là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa từng thành phần hồ sơ (đối với những thành phần hồ sơ chưa quy định mẫu) nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 4, Điều 23 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ chưa quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
23.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 4, Điều 23 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ (đối với những thành phần hồ sơ chưa quy định mẫu).
23.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.480.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.240.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.240.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50%.
24. Thủ tục: Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
24.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có)”.
Lý do: Tại khoản 4, Điều 24 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có)” là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa từng thành phần hồ sơ (đối với những thành phần hồ sơ chưa quy định mẫu) nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 4, Điều 24 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ chưa quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
24.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 4, Điều 24 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/ 2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ (đối với những thành phần hồ sơ chưa quy định mẫu).
24.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.440.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 680.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 760.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 52,78%.
25. Thủ tục: Thu hồi tài sản để giao cho doanh nghiệp quản lý theo hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
25.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có)”.
Lý do: Tại khoản 4, Điều 21 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có)” là gồm những hồ sơ nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy định mẫu hóa từng thành phần hồ sơ (đối với những thành phần hồ sơ chưa quy định mẫu) nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại khoản 4, Điều 21 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ chưa quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ.
25.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thành phần hồ sơ tại khoản 4, Điều 21 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/ 2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đồng thời bổ sung quy định mẫu hóa đối với từng thành phần hồ sơ (đối với những thành phần hồ sơ chưa quy định mẫu).
25.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.960.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 960.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.000.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 51,02%.
26. Thủ tục 26: Thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn đầu tư công
26.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thời gian giải quyết: Đề nghị giảm thời gian thẩm tra quyết toán nhằm tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị (Chủ đầu tư) trong quá trình thực hiện thủ tục, Thời gian thẩm tra quyết toán đối với Nhóm A; 135 ngày, Nhóm B: 80 ngày; Nhóm C: 50 ngày.
Lý do: Do hiện nay đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công việc; các cơ quan, đơn vị (Chủ đầu tư) trong quá trình thực hiện quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành trao đổi các thông tin qua các mạng xã hội. Vì vậy, thời gian thẩm tra phê duyệt quyết toán có thể giảm.
(Tại Điều 47 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công; quy định thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành. Thời gian thẩm tra quyết toán đối với Nhóm A; 08 tháng, Nhóm B: 04 tháng; Nhóm C: 03 tháng)
b. Về thành phần hồ sơ: Đề nghị quy định rõ ràng các văn bản pháp lý có liên quan (bản chính hoặc bản do chủ đầu tư sao y bản chính).
Lý do: Tại điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 34 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công chưa quy định cụ thể các văn bản pháp lý có liên quan (bản chính hoặc bản do chủ đầu tư sao y bản chính) là gồm những văn bản pháp lý nào. Vì quy định như vậy không rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ quyết toán tùy tiền yêu cầu nộp thêm các văn bản pháp lý có liên quan ngoài quy định, gây phiền hà cho Chủ đầu tư.
26.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 34 và Điều 47 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công; quy định thời gian lập hồ sơ, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành và Hồ sơ trình thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành; để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị (chủ đầu tư) trong quá trình thực hiện thủ tục.
26.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa:2.684.400.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.326.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.358.400.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50,60%.
27. Thủ tục: Thi nâng ngạch công chức Kế toán viên trung cấp lên Kế toán viên
27.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bãi bỏ các thành phần hồ sơ gồm:
- Sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi nâng ngạch, có xác nhận của cơ quan quản lý, sử dụng công chức;
- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng công chức về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi theo quy định;
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch dự thi;
Trường hợp công chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của ngạch dự thi thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.
Trường hợp công chức được miễn thi môn ngoại ngữ quy định tại khoản 6 Điều 37 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.
- Các yêu cầu khác theo quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức dự thi.
Lý do: Điều 36 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức: hồ sơ đăng ký thi nâng ngạch công chức quy định công chức phải nộp các thành phần hồ sơ trên. Tuy nhiên trước đó các thành phần hồ sơ này đã được cập nhật đầy đủ trên phần mềm Quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Do vậy khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch chỉ cần đối chiếu các tiêu chuẩn, yêu cầu điều kiện và tra cứu thông tin công chức, văn bằng chứng chỉ lưu trữ trên phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức để cơ quan chủ động lập đề xuất thi nâng ngạch cho công chức mà không cần phải yêu cầu công chức phô tô văn bằng, giấy tờ nộp lại cho cơ quan, nhằm giảm thời gian, công sức, chi phí cho công chức.
27.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, bãi bỏ Điều 36 Nghị định số 138/2020/NĐ- CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức nhằm giảm bớt việc nộp/xuất trình các hồ sơ giấy đã có trong cơ sở dữ liệu, tăng cường tái sử dụng các dữ liệu điện tử, cải cách thủ tục.
27.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 12.010.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 5,920.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.090.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50,71%.
28. Thủ tục: Thi nâng ngạch công chức Kế toán viên lên Kế toán viên chính
28.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bãi bỏ các thành phần hồ sơ gồm:
- Sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi nâng ngạch, có xác nhận của cơ quan quản lý, sử dụng công chức;
- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng công chức về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi theo quy định;
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch dự thi;
Trường hợp công chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của ngạch dự thi thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.
Trường hợp công chức được miễn thi môn ngoại ngữ quy định tại khoản 6 Điều 37 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.
- Các yêu cầu khác theo quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức dự thi.
Lý do: Điều 36 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức: hồ sơ đăng ký thi nâng ngạch công chức quy định công chức phải nộp các thành phần hồ sơ trên. Tuy nhiên trước đó các thành phần hồ sơ này đã được cập nhật đầy đủ trên phần mềm Quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Do vậy khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch chỉ cần đối chiếu các tiêu chuẩn, yêu cầu điều kiện và tra cứu thông tin công chức, văn bằng chứng chỉ lưu trữ trên phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức để cơ quan chủ động lập đề xuất thi nâng ngạch cho công chức mà không cần phải yêu cầu công chức phô tô văn bằng, giấy tờ nộp lại cho cơ quan, nhằm giảm thời gian, công sức, chi phí cho công chức.
28.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Chính phủ xem xét, bãi bỏ Điều 36 Nghị định số 138/2020/NĐ- CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức nhằm giảm bớt việc nộp/xuất trình các hồ sơ giấy đã có trong cơ sở dữ liệu, tăng cường tái sử dụng các dữ liệu điện tử, cải cách thủ tục.
28.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 12.010.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 5.920.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.090.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50,71%.
Quyết định 4904/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Tài chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
Số hiệu: | 4904/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký: | Nguyễn Văn Thi |
Ngày ban hành: | 12/12/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 4904/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Tài chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
Chưa có Video