Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 472/2007/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 14 tháng 02 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CÔNG KHAI QUY TRÌNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG VIỆC TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CÔNG VIỆC CỦA TỔ CHỨC VÀ CÔNG DÂN TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP NHÀ NƯỚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010;

Căn cứ Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 7/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định công khai quy trình, thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận và xử lý công việc của tổ chức và công dân tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp Nhà nước.

Điều 2. Giám đốc Sở Nội vụ chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c)
- Bộ Nội vụ (để báo cáo);
- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các đồng chí PCVP UBND tỉnh;
- Website Chính Phủ;
- Công báo tỉnh Ninh Bình;
- Lưu VT, VP7. S27

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
CHỦ TỊCH




Bùi Văn Thắng

 

QUY ĐỊNH

CÔNG KHAI QUY TRÌNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG VIỆC TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CÔNG VIỆC CỦA TỔ CHỨC VÀ CÔNG DÂN TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 472/2007/QĐ-UBND ngày 14/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy định này quy định việc công khai thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận và xử lý công việc của tổ chức và công dân tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh có chức năng, thẩm quyền trong việc giải quyết công việc của người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng:

1. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp; UBND cấp xã; các đơn vị sự nghiệp Nhà nước có chức năng, thẩm quyền trong việc giải quyết công việc của người dân, tổ chức và doanh nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị).

2. Cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị nêu trên chịu trách nhiệm trong việc giải quyết các thủ tục, hồ sơ thuộc các lĩnh vực được quy định tại Điều 1 của bản Quy định này.

3. Các tổ chức, cá nhân, trong nước và nước ngoài có nhu cầu giải quyết các thủ tục, hồ sơ trong các lĩnh vực được quy định tại Điều 1 của bản Quy định này.

Chương II

NỘI DUNG, HÌNH THỨC CÔNG KHAI

Điều 3. Những nội dung cần phải thông báo công khai:

- Toàn bộ quy trình, thủ tục, thời hạn giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân; phí, lệ phí mà công dân, tổ chức đề nghị giải quyết công việc phải nộp theo quy định của pháp luật đối với từng loại công việc cụ thể (nếu có); họ tên, chức vụ của những cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết công việc;

- Quyền, nghĩa vụ của công dân, tổ chức, có liên quan đến nội dung, thẩm quyền giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị;

- Quyền và trách nhiệm khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức, đối với những hành vi vi phạm, gây phiền hà, sách nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết công việc; họ tên, chức vụ của người có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết những khiếu nại, tố cáo này.

Điều 4. Hình thức công khai:

Cơ quan, đơn vị phải niêm yết công khai các nội dung quy định ở Điều 3 của bản Quy định này tại:

- Trụ sở cơ quan, đơn vị;

- Địa điểm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức và công dân.

- Trên mạng Internet (Đối với những nơi đã thiết lập mạng Internet).

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ; CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRỰC TIẾP TIẾP NHẬN HỒ SƠ; CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN

Điều 5. Trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị:

1. Thông báo công khai địa điểm, tên các cơ quan, đơn vị trực thuộc (nếu có); phòng, ban chuyên môn của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

2. Công khai số điện thoại (đường dây nóng) của lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoặc người có trách nhiệm để tổ chức và công dân biết, liên hệ khi cần thiết; phải xử lý kịp thời các thắc mắc hoặc các phản ánh về các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền.

3. Thực hiện việc giám sát, kiểm tra thường xuyên các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện các nội dung đã được quy định công khai.

4. Phải có biển báo chỉ dẫn nơi tiếp nhận hồ sơ, thời gian biểu trong tuần tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

5. Tại phòng tiếp nhận hồ sơ phải có hòm thư góp ý của công dân và bố trí ghế ngồi cho công dân đến giao dịch.

Điều 6. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của tổ chức và công dân.

1. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:

- Kiểm tra đối chiếu hồ sơ với quy định của pháp luật. Trong trường hợp hồ sơ chưa đủ hoặc chưa đúng theo quy định thì phải hướng dẫn cụ thể để người nộp hồ sơ biết bổ sung các giấy tờ có liên quan;

- Khi hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì phải tiếp nhận, vào sổ tiếp nhận và viết giấy biên nhận hồ sơ. Trong giấy biên nhận hồ sơ phải ghi rõ các nội dung: đã nhận đủ hồ sơ, thời gian, địa điểm giao kết quả, các loại giấy tờ mà chủ sở hữu phải mang theo khi nhận kết quả.

2. Người có thẩm quyền ký văn bản giải quyết hồ sơ có trách nhiệm:

- Xem xét và ký văn bản theo đúng thời hạn quy định;

- Đôn đốc, kiểm tra công chức, viên chức dưới quyền trả kết quả đúng thời hạn ghi trong giấy biên nhận hồ sơ và thu hồi các giấy tờ gốc để lưu trữ theo quy định.

Điều 7. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính:

1. Kê khai trung thực, đầy đủ và đúng các nội dung theo mẫu hồ sơ và nộp đủ hồ sơ theo quy định.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị tiếp nhận hồ sơ

3. Thông báo cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp nhận hồ sơ hoặc đại diện lãnh đạo UBND nơi tiếp nhận hồ sơ khi phát hiện cán bộ, công chức, viên chức có các hành vi tiêu cực hoặc gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân.

Chương IV

THÁI ĐỘ, TÁC PHONG CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ VIỆC XỬ LÝ KỶ LUẬT CÁC HÀNH VI VI PHẠM

Điều 8. Thái độ, tác phong của cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của tổ chức và công dân:

1. Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ phải trang phục chỉnh tề và đeo thẻ công chức theo mẫu quy định.

2. Cán bộ, công chức, viên chức khi tiếp nhận hồ sơ phải có thái độ niềm nở, tận tình giải thích và hướng dẫn những vấn đề mà người dân chưa hiểu.

3. Cán bộ, công chức, viên chức khi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ không được có thái độ hách dịch, gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân, không được có hành vi tiêu cực, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

Điều 9. Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức có hành vi vi phạm:

1. Chủ tịch UBND các cấp và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm chậm trễ và các hành vi hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân hoặc các hành vi tiêu cực của cán bộ, công chức, viên chức cấp dưới.

2. Cán bộ, công chức, viên chức nếu có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân hoặc có hành vi tiêu cực khi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thì bị đình chỉ ngay việc thực hiện nhiệm vụ và tùy mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp lệnh cán bộ, công chức hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã:

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo các phòng, ban, chuyên môn, cơ quan, đơn vị trực thuộc sở, ngành, UBND huyện, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, đơn vị để tổ chức triển khai nghiêm túc Quy định này.

Điều 11. Trách nhiệm của Sở Nội vụ: Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với Ban chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và thanh tra việc thực hiện các quy định tại bản Quy định này./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 472/2007/QĐ-UBND về công khai quy trình, thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận và xử lý công việc của tổ chức và công dân tại cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp nhà nước tỉnh Ninh Bình

Số hiệu: 472/2007/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
Người ký: Bùi Văn Thắng
Ngày ban hành: 14/02/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 472/2007/QĐ-UBND về công khai quy trình, thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận và xử lý công việc của tổ chức và công dân tại cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp nhà nước tỉnh Ninh Bình

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…