ỦY
BAN DÂN TỘC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 454/QĐ-UBDT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2018 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ CỦA ỦY BAN DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2016-2021
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế;
Căn cứ Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị;
Căn cứ Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án thực hiện chính sách tinh giản biên chế của Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2016-2021.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
BỘ TRƯỞNG, CHỦ
NHIỆM |
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ CỦA ỦY BAN DÂN TỘC GIAI ĐOẠN
2016 - 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
454/QĐ-UBDT ngày 30 tháng 7
năm 2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế;
Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế;
Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/04/2015 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế;
Kế hoạch số 498/KH-UBDT ngày 28/5/2015 của Ủy ban Dân tộc thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, Ủy ban Dân tộc xây dựng đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2016-2021 nhằm tinh gọn bộ máy tổ chức, biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ công tác dân tộc.
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ
1. Về tổ chức, bộ máy
a) Thực trạng về chức năng, nhiệm vụ:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Dân tộc được quy định tại Điều 13 Luật Tổ chức Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức Chính phủ và Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ và được cụ thể hóa trong Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là Nghị định 13/2017/NĐ-CP). Trong nhiệm kỳ 2017-2021, Ủy ban Dân tộc thực hiện 26 nhiệm vụ Chính phủ giao.
Trên cơ sở Nghị định số 13/2017/NĐ-CP, Ủy ban Dân tộc thực hiện xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cho 18 đơn vị trực thuộc.
b) Thực trạng cơ cấu tổ chức, bộ máy của Vụ, đơn vị sự nghiệp công lập:
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc được quy định tại Điều 3 Nghị định số 13 của Chính phủ, gồm 18 Vụ, đơn vị trực thuộc. Trong đó có 13 đơn vị giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thực hiện chức năng quản lý nhà nước (Vụ Kế hoạch-Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Thanh Tra, Vụ Tổng hợp, Vụ Chính sách dân tộc, Vụ Tuyên truyền, Vụ Địa phương I, Vụ Địa phương II và Vụ Địa phương III, Vụ Dân tộc thiểu số); 05 Đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc (Học viện Dân tộc; Trung tâm Thông tin; Tạp chí Dân tộc; Báo Dân tộc và Phát triển, Nhà khách Dân tộc).
Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Chính sách dân tộc, Vụ Địa phương II, Vụ Địa phương III, Thanh tra Ủy ban Dân tộc, Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Ủy ban Dân tộc được tổ chức phòng
c) Nhận xét, đánh giá tình hình thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao:
- Đánh giá kết quả tổ chức hoạt động: Trong những năm qua, Ủy ban Dân tộc hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi toàn quốc, làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần ổn định chính trị, giữ vững an ninh quốc phòng vùng dân tộc và miền núi, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững theo chương trình giảm nghèo quốc gia, được đồng bào cả nước và các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
- Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ:
Thuận lợi: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc đi vào ổn định và từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ. Về cơ cấu tổ chức, mỗi nhiệm kỳ đều có sự bổ sung, hoàn thiện bộ máy tổ chức để tăng cường chuyên môn về lĩnh vực công tác dân tộc.
Khó khăn: Cơ chế phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan trong việc lập kế hoạch, trình Chính phủ phân bổ nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, chính sách giảm nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn hạn chế. Các quyết định về định mức đầu tư, mức hỗ trợ đối với các chương trình, dự án, chính sách đầu tư, hỗ trợ cho vùng cho dân tộc miền núi do Ủy ban Dân tộc xây dựng còn phụ thuộc vào các Bộ, ngành chức năng; vai trò của của cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong việc thẩm định hoặc tham gia thẩm định các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số thuộc các Bộ, ngành khác quản lý còn mờ nhạt, chưa có sự phân định rõ ràng.
2. Thực trạng về biên chế từ năm 2015 tính đến thời điểm lập đề án
a) Về số lượng biên chế được giao:
- Biên chế công chức hành chính:
Năm 2015, Ủy ban Dân tộc được Bộ Nội vụ giao 261 biên chế.
Năm 2016, Ủy ban Dân tộc được Bộ Nội vụ giao 257 biên chế.
Năm 2017, Ủy ban Dân tộc được Bộ Nội vụ giao 253 biên chế.
Năm 2018, Ủy ban Dân tộc được Bộ Nội vụ giao 249 biên chế.
- Biên chế hành chính sự nghiệp:
Tổng số biên chế hành chính sự nghiệp của Ủy ban Dân tộc được giữ ổn định là 166 biên chế từ năm 2012 đến nay. Năm 2015, Ủy ban Dân tộc tạm giao cho Nhà khách Dân tộc 36 người làm việc theo vị trí việc làm.
- Hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP:
Năm 2015, 2016, 2017, Ủy ban Dân tộc xây dựng kế hoạch sử dụng 40 hợp đồng lao động 68.
b) Về thực trạng chất lượng biên chế công chức, viên chức, số lượng HĐ68:
Số lượng hiện có tính đến thời điểm 01/4/2018: 427 người (bao gồm cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo Nghị định 68), trong đó:
- Cán bộ, công chức: 231 người
- Viên chức: 164 người (bao gồm công chức lãnh đạo đơn vị sự nghiệp)
- Hợp đồng lao động theo Nghị định 68: 32 người
* Về trình độ đào tạo:
- Trình độ tiến sĩ: 31 người
- Trình độ thạc sĩ: 111 người
- Trình độ đại học: 247 người
- Trình độ cao đẳng và trung cấp: 13 người
- Trình độ sơ cấp, trung cấp, phổ thông trung học: 25 người
* Cơ cấu ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp:
- Chuyên viên cao cấp và tương đương: 25 người
- Chuyên viên chính và tương đương: 113 người
- Chuyên viên và tương đương: 236 người
- Cán sự và tương đương: 12 người
- Nhân viên: 11 người
* Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo tiêu chuẩn, nghiệp vụ đối với ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức trong 2 năm gần nhất:
Xếp loại |
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ |
Hoàn thành tốt nhiệm vụ |
Hoàn thành nhiệm vụ, nhưng còn hạn chế về năng lực (cán bộ, công chức)/Hoàn thành nhiệm vụ (viên chức) |
Không hoàn thành nhiệm vụ |
Đối tượng |
CBCC,
VC |
CBCC,
VC |
CBCC,
VC |
CBCC,
VC |
Năm 2016 |
||||
Số lượng |
248 |
177 |
|
|
Tỷ lệ % so với tổng số CC, CV, HĐ68 |
58% |
42% |
|
|
Năm 2017 |
||||
Số lượng |
218 |
199 |
8 |
|
Tỷ lệ % so với tổng số CC, CV, HĐ68 |
51% |
47% |
2% |
|
III. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP TINH GỌN TỔ CHỨC BỘ MÁY, TINH GIẢN BIÊN CHẾ
1. Mục tiêu, yêu cầu
- Thực hiện chính sách tinh giản biên chế nhằm góp phần đổi mới và từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phát huy hiệu lực, hiệu quả của các Vụ, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ;
- Thực hiện chính sách tinh giản biên chế bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy chi bộ, điều hành của người đứng đầu các Vụ, đơn vị; tổ chức thực hiện nghiêm túc của các Vụ, đơn vị và sự phối hợp của Tổ công đoàn, công đoàn Bộ phận, Công đoàn Ủy ban Dân tộc.
- Tinh giản biên chế phải bảo đảm thực hiện theo đúng nguyên tắc và trình tự thực hiện tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; công khai Đề án tinh giản biên chế và danh sách đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế, thực hiện tốt quy chế dân chủ của các Vụ, đơn vị trong việc thực hiện tinh giản biên chế.
- Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong Vụ, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
- Mục tiêu đến năm 2021 Ủy ban Dân tộc đạt được tỷ lệ tinh giản tối thiểu bằng 10% biên chế của Ủy ban được Bộ Nội vụ giao năm 2015.
2. Phương án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy
Giai đoạn 2016-2021, Ủy ban Dân tộc thực hiện rà soát chức năng, nhiệm vụ để xác định những nhiệm vụ trùng lắp, nhiệm vụ không khả thi cần cắt giảm phù hợp với nhiệm kỳ Chính phủ mới. Trên cơ sở Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ, các Vụ, đơn vị tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bên trong từng đơn vị để ban hành các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu tinh giản biên chế. Thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng, ban trong các đơn vị trực thuộc để tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối các tổ chức trung gian, tăng cường hiệu lực hiệu quả thực hiện nhiệm vụ:
- Văn phòng Ủy ban rà soát, bổ sung nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính; chuyển nhiệm vụ thi đua - khen thưởng.
- Vụ Pháp chế chuyển nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính về Văn phòng.
- Vụ Tổ chức cán bộ tiếp nhận nhiệm vụ thi đua - khen thưởng và bộ máy thực hiện nhiệm vụ từ Văn phòng Ủy ban.
- Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các Vụ Địa phương I, II, III, Vụ Chính sách Dân tộc, Vụ Dân tộc thiểu số nghiên cứu phương án tiếp nhận một số nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công tác dân tộc từ các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ phù hợp với chủ trương của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập: Trung tâm thông tin, Học viện Dân tộc, Tạp chí Dân tộc, Báo Dân tộc & Phát triển, Nhà khách Dân tộc thực hiện rà soát, sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ, thực hiện cắt giảm các phòng, ban trực thuộc để tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị nhiệm kỳ 2016-2021.
3. Xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, khung năng lực cho từng vị trí việc làm trong Vụ, đơn vị để làm căn cứ đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động
Đối với các đơn vị quản lý nhà nước: Hoàn thiện xây dựng bản mô tả và khung năng lực của từng vị trí việc làm đã được Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 1689/QĐ-BNV ngày 28/6/2016 của Bộ Nội vụ phê duyệt danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính của Ủy ban Dân tộc. Tổ chức bố trí công chức thực hiện nhiệm vụ theo vị trí việc làm; tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức theo vị trí việc làm, khung năng lực vị trí việc làm.
Các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng Đề án xác định vị trí việc làm theo Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 28/5/2012 của Chính phủ quy định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Tổ chức thẩm định Đề án xác định vị trí việc làm, ban hành danh mục vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Sau khi bố trí, sắp xếp công chức, viên chức vào vị trí việc làm, các đơn vị tổ chức đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động để xác định đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế hàng năm.
4. Phương án tinh giản biên chế
a) Phạm vi, đối tượng tinh giản biên chế
Căn cứ Điều 1, Điều 2 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 14/4/2015 của Chính phủ để xác định đúng phạm vi, đối tượng, thẩm quyền quy định.
b) Số lượng tinh giản biên chế giai đoạn 2016-2021
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ thực hiện chính sách tinh giản biên chế và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng 68 nghỉ hưu đúng tuổi hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo Nghị định 46/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức; Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức giai đoạn từ năm 2016-2021 là: 43 biên chế, được phân kỳ theo từng năm như sau:
- Năm 2016: Thực hiện tinh giản và nghỉ hưu đúng tuổi 7 biên chế;
- Năm 2017: Thực hiện tinh giản và nghỉ hưu đúng tuổi 7 biên chế;
- Năm 2018: Thực hiện tinh giản và nghỉ hưu đúng tuổi 7 biên chế;
- Năm 2019: Thực hiện tinh giản và nghỉ hưu đúng tuổi 7 biên chế;
- Năm 2020: Thực hiện tinh giản và nghỉ hưu đúng tuổi 7 biên chế;
- Năm 2021: Thực hiện tinh giản và nghỉ hưu đúng tuổi 8 biên chế.
c) Đề xuất các chính sách tinh giản biên chế cho các đối tượng tinh giản biên chế được hưởng:
Biểu tổng hợp các chính sách thực hiện tinh giản biên chế giai đoạn 2016-2021
Đơn vị tính: biên chế
Năm Chính sách |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
Về hưu đúng tuổi thực hiện tuyển dụng, tiếp nhận không quá 50% |
4 |
1 |
5 |
4 |
4 |
4 |
Chính sách về hưu trước tuổi |
3 |
6 |
2 |
3 |
3 |
4 |
Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước |
|
|
|
|
|
|
Chính sách thôi việc ngay |
|
|
|
|
|
|
Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề |
|
|
|
|
|
|
Chính sách bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
8 |
Trong quá trình thực hiện Đề án, số lượng tinh giản biên chế trên đây có thể thay đổi do yếu tố khách quan; đối với Học viện Dân tộc nếu tổ chức tuyển sinh được các khóa đào tạo sinh viên hệ cử nhân, học viên hệ sau đại học làm tăng số lượng biên chế viên chức giảng dạy, sẽ được cân đối trong tổng biên chế đơn vị sự nghiệp công lập được Bộ Nội vụ giao; trường hợp không tự cân đối được biên chế viên chức giảng dạy thì lập đề án gửi Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo quy định.
IV. NGUỒN KINH PHÍ, LẬP, CHẤP HÀNH VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
Căn cứ vào nội dung hướng dẫn cách tính toán chế độ chính sách cho các đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Chương II và hướng dẫn xác định nguồn, lập, chấp hành và quyết toán kinh phí quy định tại Chương III Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và trên cơ sở số lượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế, Ủy ban Dân tộc sẽ dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế gửi Bộ Tài chính thẩm định theo từng phân kỳ của giai đoạn đúng quy định.
1. Đối với các đơn vị quản lý nhà nước
Cán bộ, công chức, hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ thuộc diện tinh giản biên chế theo khoản 1 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ được ngân sách nhà nước bảo đảm; dự toán kinh phí chi trả tinh giản biên chế thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của liên Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP.
2. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
Viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên hoặc ngân sách nhà nước bảo đảm một phần chi thường xuyên thuộc diện tinh giản biên chế theo khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì kinh phí chi trả tinh giản biên chế thực hiện theo khoản 2 Điều 11 Thông tư số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của liên Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, thực hiện kinh phí theo khoản 1, Điều 11 Thông tư số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của liên Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP.
V. TRÌNH TỰ THỦ TỤC, HỒ SƠ VÀ THỜI GIAN GIẢI QUYẾT TINH GIẢN BIÊN CHẾ THEO TỪNG GIAI ĐOẠN
1. Trình tự
Căn cứ Đề án được duyệt, Ủy ban Dân tộc chỉ đạo lập thủ tục, hồ sơ, danh sách tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của năm (mỗi năm 02 lần: 06 tháng đầu năm hồ sơ gửi trước ngày 30/4, 06 tháng cuối năm hồ sơ gửi trước 30/11) để Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính thẩm định danh sách đối tượng và kinh phí tinh giản biên chế theo quy định.
2. Thủ tục, hồ sơ
Giao Vụ Tổ chức cán bộ hướng dẫn các Vụ, đơn vị thực hiện theo quy định.
3. Thời gian thực hiện
Hàng năm, căn cứ vào thời gian quy định tại trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết tinh giản biên chế (2 lần/năm), Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban lập thủ tục, hồ sơ đề nghị giải quyết tinh giản biên chế theo quy định.
1. Thủ trưởng các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban
Phối hợp với cấp ủy, tổ chức công đoàn cùng cấp đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; công khai phổ biến Đề án, Kế hoạch tinh giản biên chế của Ủy ban đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị nắm thực hiện.
Chịu trách nhiệm triển khai Đề án, Kế hoạch tinh giản biên chế giai đoạn 2016-2021 của Ủy ban Dân tộc.
Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Nếu không hoàn thành Kế hoạch tinh giản biên chế theo phê duyệt này phải chịu trách nhiệm theo quy định của Đảng và Nhà nước.
2. Vụ Kế hoạch - Tài chính
Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định các nội dung liên quan đến chế độ tài chính thực hiện chính sách tinh giản biên chế; tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban đề nghị Bộ Tài chính thẩm định kinh phí, cấp và thực hiện quyết toán kinh phí chi trả cho đối tượng tinh giản biên chế theo quy định.
3. Vụ Tổ chức cán bộ
Chủ trì tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong cơ quan Ủy ban Dân tộc; thẩm định đề án, kế hoạch tinh giản biên chế hàng năm và giai đoạn; thẩm định danh sách tinh giản biên chế của các Vụ, đơn vị; tổng hợp xây dựng đề án tinh giản biên chế chung của Ủy ban Dân tộc gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính theo quy định.
Quyết định 454/QĐ-UBDT năm 2018 phê duyệt Đề án thực hiện chính sách tinh giản biên chế của Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2016-2021
Số hiệu: | 454/QĐ-UBDT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Dân tộc |
Người ký: | Đỗ Văn Chiến |
Ngày ban hành: | 30/07/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 454/QĐ-UBDT năm 2018 phê duyệt Đề án thực hiện chính sách tinh giản biên chế của Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2016-2021
Chưa có Video