ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2017/QĐ-UBND |
Bình Phước, ngày 26 tháng 10 năm 2017 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH BỐ TRÍ CÁC NGÀNH NGHỀ, DỰ ÁN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Quyết định số 187/2007/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1849/TTr-SKHĐT ngày 09 tháng 10 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc bố trí các ngành nghề, dự án sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2017 và thay thế Quyết định số 61/2011/QĐ-UBND ngày 28/10/2011 của UBND tỉnh về việc bố trí các ngành nghề, dự án sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
BỐ TRÍ CÁC NGÀNH NGHỀ, DỰ ÁN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định điều kiện bố trí các ngành nghề, dự án sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng:
Quy định này được áp dụng đối với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan trong việc xem xét bố trí và quản lý hoạt động của các ngành nghề, dự án đầu tư sản xuất công nghiệp; các tổ chức cá nhân (sau đây gọi là nhà đầu tư) trong và ngoài nước đầu tư các ngành nghề, dự án sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
1. Ngành nghề, dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao gồm: Chế biến tinh bột sắn, mủ cao su (gồm các công đoạn sơ chế, chế biến); chế biến than; sản xuất xi măng; sản xuất hóa chất cơ bản, hóa chất làm lạnh, phèn, thuốc nhuộm, sơn; sản xuất pin, ắc quy; sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất thuốc lá; sản xuất bột giấy, sản xuất giấy từ nguyên liệu gỗ và nguyên liệu giấy phế thải; công nghiệp xi mạ; công nghiệp luyện kim màu (kể cả có tái chế ắc quy); công nghiệp thuộc da; công nghiệp dệt có nhuộm; xử lý chất thải nguy hại.
2. Khu nhà ở tập trung: Là khu vực có từ 15 hộ dân trở lên sinh sống tập trung, liền kề nhau.
3. Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
Điều 3. Những ngành nghề, dự án được ưu tiên khuyến khích đầu tư
Ưu tiên khuyến khích tất cả các ngành nghề, dự án sản xuất công nghiệp có quy trình công nghệ sạch, tiên tiến, giảm thiểu tiêu hao năng lượng và ít ảnh hưởng môi trường, ngành nghề tái sinh, xử lý rác thải, chất thải môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Điều 4. Những ngành nghề, dự án không bố trí vào khu công nghiệp
Không tiếp nhận những ngành nghề, dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao quy định tại Khoản 1, Điều 2 của Quy định này vào các khu công nghiệp nằm ngoài khu kinh tế trên địa bàn tỉnh trừ các khu công nghiệp có quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt các ngành nghề, dự án trên theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Quy định này.
Điều 5. Bố trí các ngành nghề, dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao
1. Các ngành nghề, dự án nêu tại Khoản 1, Điều 2 của Quy định này được xem xét bố trí ở các cụm công nghiệp, khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế đã được quy hoạch để bố trí những ngành nghề, dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao hoặc bố trí ngoài khu công nghiệp với vị trí khoảng cách an toàn như sau:
a) Vị trí xây dựng nhà máy phải đảm bảo cách hộ dân gần nhất của khu nhà ở tập trung; ranh giới hành chính nội thị; ranh quy hoạch xây dựng đô thị theo quy hoạch chung được phê duyệt; ranh quy hoạch khu du lịch, sinh thái, di tích lịch sử, thắng cảnh; khu trung tâm hành chính xã; khu nhà ở tập trung tối thiểu 02 (hai) km trở lên.
b) Vị trí xây dựng nhà máy phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu 01 (một) km đến các sông lớn như sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé và các hồ cấp nước sinh hoạt để đảm bảo chất lượng nước mặt tại các sông lớn và chất lượng nước cấp cho người dân tại các hồ cấp nước sinh hoạt.
2. Đối với các khu công nghiệp có quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao quy định tại Khoản 1, Điều 2 của Quy định này chỉ được tiếp nhận khi dự án tiếp nhận đúng quy hoạch ngành nghề; không làm vượt tỷ lệ sử dụng đất của ngành nghề đó trên tổng diện tích đất quy hoạch (trường hợp quy hoạch chi tiết có quy định tỷ lệ sử dụng đất); nhà máy xử lý nước thải của nhà đầu tư kinh doanh và phát triển hạ tầng phải đáp ứng được công suất và hiệu quả xử lý tại thời điểm tiếp nhận.
3. Ngoài việc đáp ứng các điều kiện nêu trên, các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đối với các dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và trong lãnh thổ Việt Nam quy định tại Mục l, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 120/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ; trước khi quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận địa điểm đầu tư phải thẩm định công nghệ theo quy định Nghị định số 120/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ và Thông tư số 03/2016/TT-BKHCN ngày 30/3/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hồ sơ, nội dung và quy trình, thủ tục thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thẩm định công nghệ của dự án đầu tư nhằm ngăn chặn kịp thời việc chuyển giao những công nghệ lạc hậu vào địa phương, các công nghệ gây ô nhiễm môi trường.
b) Trước khi đi vào hoạt động phải có hồ sơ môi trường đã được xác nhận, phê duyệt và phải được xác nhận việc đã thực hiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của các dự án.
Điều 6. Thẩm quyền xem xét, bố trí các ngành nghề, dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao
1. Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế: Ban Quản lý Khu kinh tế xem xét theo thẩm quyền hoặc phối hợp với các Sở, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định tại Khoản 1, Điều 32 Luật Đầu tư 2014.
2. Đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định chủ trương đầu tư đối với những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định tại Khoản 1, Điều 32 Luật Đầu tư 2014.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chấp thuận địa điểm đầu tư đối với những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định tại Khoản 1, Điều 32 Luật Đầu tư 2014.
1. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã nơi nhà đầu tư dự kiến đặt dự án đầu tư có trách nhiệm góp ý thẩm định các nội dung thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí các ngành nghề, dự án đầu tư sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh cho phù hợp.
2. Cơ quan chuyên môn quản lý về môi trường của tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về môi trường những ngành nghề, dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao quy định tại Khoản 1, Điều 2 của Quy định này trong quá trình hoạt động.
3. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, các Sở, ngành, huyện, thị xã gửi ý kiến về Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quy định./.
Quyết định 44/2017/QĐ-UBND về quy định bố trí ngành nghề, dự án sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Số hiệu: | 44/2017/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Phước |
Người ký: | Nguyễn Văn Trăm |
Ngày ban hành: | 26/10/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 44/2017/QĐ-UBND về quy định bố trí ngành nghề, dự án sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Chưa có Video