UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2004/QĐ-UB |
Tuyên Quang, ngày 07 tháng 5 năm 2004 |
VỀ VIỆC THÀNH LẬP PHÒNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ TUYÊN QUANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 89b-NQ/TU ngày 02/4/2004 của Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức, cán bộ;
Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 104/TTr-SNV ngày 23/4/2004 về việc thành lập Phòng Xây dựng và Quản lý đô thị; đổi tên Phòng Nhà đất và Đô thị thành Phòng Địa chính thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Tuyên Quang; thành lập Phòng Giao thông - Xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân các huyện,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Phòng Xây dựng và Quản lý đô thị thuộc UBND thị xã Tuyên Quang.
Chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng và quản lý đô thị, thanh tra giao thông - đô thị của Phòng Nhà đất và Đô thị và của Đội Thanh tra giao thông đô thị thuộc UBND thị xã Tuyên Quang về Phòng Xây dựng và Quản lý đô thị.
1. Vị trí, chức năng của Phòng Xây dựng và Quản lý đô thị:
Phòng Xây dựng và Quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn của UBND thị xã Tuyên Quang, có chức năng tham mưu giúp UBND thị xã Tuyên Quang quản lý Nhà nước về xây dựng, giao thông và quản lý đô thị; chịu sự quản lý toàn diện của UBND thị xã, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải.
2- Nhiệm vụ của Phòng Xây dựng và Quản lý đô thị:
Phòng Xây dựng và Quản lý đô thị có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND thị xã quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Xây dựng, giao thông, an toàn giao thông, quản lý cảnh quan đô thị, cụ thể:
2.1- Về lĩnh vực xây dựng:
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm, hàng năm; các chương trình, dự án đầu tư xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng, phát triển nhà ở, công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu dân cư do UBND thị xã giao;
- Hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách; tuyên truyền, phổ biến thông tin, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực quản lý của ngành xây dựng;
- Trình UBND thị xã các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn; quy hoạch vật liệu xây dựng trên địa bàn thị xã quản lý;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các công trình theo quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật về quản lý kiến trúc, quy hoạch; cung cấp thông tin về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng trên địa bàn thị xã theo phân cấp;
- Tham mưu giúp UBND thị xã thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc xây dựng theo giấy phép trên địa bàn thị xã' 'theo phân cấp của UBND tỉnh; phát hiện, cáo báo UBND thị xã biết để xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong xây dựng và quản lý đô thị theo quy định của pháp luật;
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc khai thác sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn vị xã theo phân cấp của UBND tỉnh; giúp UBND thị xã tổ chức hực hiện các cơ chế, chính sách về nhà ở và công sở, quản lý quỹ nhà ở và quyền sử dụng công sở trên địa bàn theo phân cấp; tổ chức thực hiện việc điều tra, thống kê về hiện trạng nhà ở, công sở; tổng hợp tình hình đăng ký, chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở và quyền quản lý sử dụng công sở trên địa bàn;
- Chịu trách nhiệm trước UBND thị xã trong việc thực hiện các thiệm vụ về quản lý đầu tư và xây dựng, thẩm định các dự án đầu tư theo phân cấp của UBND tỉnh;
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu khảo sát, thiết kế xây dưng và hồ sơ hoàn công công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thị xã theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh;
- Tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn UBND xã, phường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chuyên ngành xây dựng;
- Giải quyết tranh chấp về nhà ở và các công trình xây dựng trong thị xã; thanh tra, kiểm tra lập biên bản xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và quy định của Nhà nước về quản lý và xây dựng đô thị;
- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất với UBND thị xã, Sở Xây dựng về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao trong các lĩnh vực thuộc chuyên ngành xây dựng.
2.2- Về lĩnh vực giao thông, an toàn giao thông:
- Đề xuất với UBND thị xã, Sở Giao thông Vận tải về quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn thị xã;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên trục đường thị xã, hệ thống cầu, cống thoát nước, hệ thống tô toa, vỉa hè, biển báo, số nhà, cọc tiêu, cây xanh đô thị;
- Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ duy tu, bảo dưỡng, tôn tạo và bảo vệ mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy ở các xã, phường do Sở Giao thông Vận tải ủy nhiệm quản lý;
- Hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan; đơn vị có liên quan duy trì, đảm bảo giao thông thông suốt trên địa bàn;
- Hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành luật lệ giao thông, bảo vệ kỹ thuật cầu đường, an toàn chỉ giới hệ thống giao thông, bảo vệ bến xe, cảng và sự an toàn của quá trình giao thông vận tải trên địa bàn thị xã;
- Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm quản lý phương tiện và an toàn giao thông, thực hiện các thủ tục hành chính, đăng kiểm, đăng ký hành nghề cho các phương tiện vận tải thô sơ và cơ giới loại nhỏ theo phân cấp;
- Tham mưu cấp phép hoặc thu hồi các chứng chỉ đăng ký về giao thông vận tải của các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý;
- Tổ chức quản lý hoạt động các bến đò, bến xe, điểm đỗ, bến sông vận chuyển hành khách và xếp dỡ hàng tại các bến, bãi trên địa bàn theo đúng các quy định của Nhà nước.
- Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền đình chỉ, xử lý các hành vi vi phạm luật lệ giao thông và bảo vệ công trình giao thông theo quy định của pháp luật và của ngành, của tỉnh; phát hiện những công trình giao thông bị hư hỏng, cọc tiêu biển báo bị mất và yêu cầu đơn vị quản lý công trình giao thông có biện pháp bổ sung kịp thời;
- Thanh tra, kiểm tra, ngăn ngừa và lập biên bản xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các phương tiện vận tải đưa ra hoạt động không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chở quá trọng tải, quá khổ giới hạn thiết kế cầu đường;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong việc xây dựng công trình, sử dụng và khai thác khoảng không, vùng đất, vùng nước ảnh hưởng đến an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.
2.3- Về lĩnh vực quản lý đô thị:
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về quản lý đô thị; giúp UBND thị xã giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực quản lý đô thị;
- Giúp UBND thị xã quản lý Nhà nước về bảo vệ cảnh quan, môi trường sống đô thị như: Thu gom, xử lý chất thải, hè đường đô thị, công trình cấp nước, thoát nước, điện chiếu sáng, công viên cây xanh, nghĩa trang, các biển báo thông tin, quảng cáo, tượng, tranh áp phích ngoài trời của tổ chức, cá nhân ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của UBND thị xã nghiệm thu khối lượng dịch vụ của Công ty Quản lý và xây dựng phát triển đô thị theo hợp đồng giữa Công ty và UBND thị xã;
2.4- Quản lý cán bộ, công chức của phòng; hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ giao thông, xây dựng xã, phường; phối hợp, tham gia trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của phòng và cán bộ giao thông, xây dựng xã, phường với các phòng, ban liên quan của thị xã.
2.5- Thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND thị xã và các ngành chuyên môn liên quan của tỉnh. Thực hiện những nhiệm vụ khác khi được cơ quan có thẩm quyền giao.
Điều 2. Về biên chế của Phòng Xây dựng và Quản ly đô thị:
Biên chế của Phòng Xây dựng và Quản lý đô thị được xác định là 12 biên chế, cụ thể:
Chuyển 05 biên chế Đội thanh tra giao thông - đô thị thuộc Phòng Nhà đất và đô thị về phòng Xây dựng và quản lý Đô thị; bổ sung 07 biên chế vào tổng biên chế của UBND thị xã.
Các chức danh của Phòng Xây dựng và Quản lý đô thị gồm:
1- Trưởng phòng: 01 người.
2- Phó Trưởng phòng: 01 người.
3- Chuyên viên theo dõi quản lý quy hoạch đô thị: 03 người.
4- Chuyên viên theo dõi xây dựng, quản lý nhà ở, công sở: 02 người.
5- Chuyên viên theo dõi quản lý đô thị, kiêm Đội trưởng Đội Thanh tra giao thông đô thị: 01 người.
6- Thanh tra viên giao thông đô thị: 04 người.
Điều 3. Giao cho UBND thị xã rà soát đội ngũ cán bộ, công chức đang quản lý, tuyển chọn cán bộ, công chức có trình độ đại học trở lên theo chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ của Phòng, có năng lực, phẩm chất đạo đức, có trách nhiệm cao và thạo việc để sắp xếp bố trí công tác ở Phòng Xây dựng và Quản lý đô thị đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra UBND thị xã Tuyên Quang thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch UBND thị xã Tuyên Quang chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
T/M UBND TỈNH TUYÊN QUANG |
Quyết định 44/2004/QĐ-UB về thành lập Phòng Xây dựng và Quản lý đô thị thuộc UBND thị xã Tuyên Quang do tỉnh Tuyên Quang ban hành
Số hiệu: | 44/2004/QĐ-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký: | Lê Thị Quang |
Ngày ban hành: | 07/05/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 44/2004/QĐ-UB về thành lập Phòng Xây dựng và Quản lý đô thị thuộc UBND thị xã Tuyên Quang do tỉnh Tuyên Quang ban hành
Chưa có Video