Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 415-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 1994

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ngày 25 tháng 4 năm 1989; Pháp lệnh Thanh tra ngày 29 tháng 3 năm 1990 và các văn bản pháp luật có liên quan;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế Tổ chức và hoạt động của Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Điều 2. Quy chế này có hiệu lực từ ngày ban hành. Mọi quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, Bộ trưởng các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Trần Đức Lương

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 415-TTg ngày 10-8-1994 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là tổ chức thanh tra chuyên ngành, thực hiện chức năng thanh tra về: bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, thú y đối với động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản, bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản, và về an toàn kỹ thuật các phương tiện, thiết bị nghề cá, đã phân cấp cho ngành thuỷ sản.

Điều 2. Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tổ chức thống nhất trong cả nước, bao gồm:

- Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trung ương, thuộc Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Bộ Thuỷ sản).

- Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) thuộc Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh hoặc thuộc Sở Thuỷ sản, Sở Nông - lâm - thuỷ sản (đối với tỉnh không có Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản).

- Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trung ương và Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh được sử dụng con dấu riêng.

Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản quy định chi tiết tổ chức bộ máy của Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản từ Trung ương đến địa phương, trên cơ sở gọn nhẹ, có hiệu quả thiết thực.

Điều 3. Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thanh tra viên bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có nghĩa vụ thực hiện công vụ một cách kịp thời, trung thực, khách quan và đúng pháp luật.

Điều 4. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản phải tuân theo Quy chế này và tạo điều kiện để các hoạt động Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản được tiến hành thuận lợi, có hiệu quả.

Chương 2:

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN

Điều 5. Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có nhiệm vụ:

1- Giúp Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản xây dựng các văn bản hướng dẫn, các quy định cụ thể về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, trình Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản ban hành theo thẩm quyền, hoặc để Bộ trình Chính phủ ban hành.

2- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, đảm bảo hiệu lực thi hành trong cả nước.

3- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trong nhân dân và các tổ chức kinh tế, xã hội.

4- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Cụ thể là các quy định về:

- Nghề nghiệp, công cụ, phương pháp, mùa vụ, ngư trường và đối tượng thuỷ sản cho phép khai thác.

- Chế độ đăng ký, an toàn kỹ thuật các phương tiện, thiết bị nghề cá đã phân cấp cho ngành thuỷ sản.

- Kiểm dịch và phòng chống dịch bệnh thuỷ sản, vệ sinh và thuộc thú y thuỷ sản.

- Tiêu chuẩn, chất lượng các giống, loài thuỷ sản được phép nuôi trồng, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, chế biến, xuất nhập khẩu và môi trường sống của thuỷ sản.

5- Phối hợp với các ngành, các cấp kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản theo quy định. Đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

Điều 6. Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có các quyền hạn sau đây:

1- Được yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo, trả lời chất vấn hoặc cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác thanh tra.

2- Trưng cầu giám định chuyên môn phục vụ cho công tác thanh tra.

3- Tạm thời đình chỉ hoạt động của người và phương tiện, thiết bị, nếu xét thấy có hành vi vi phạm có tính chất nghiêm trọng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, hoặc phương tiện, thiết bị không có đủ điều kiện an toàn kỹ thuật theo quy định.

4- Kết luận, kiến nghị hoặc quyết định xử lý theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

5- Xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản của các tổ chức, cá nhân theo quy định của Nhà nước.

6- Chuyển hồ sơ tài liệu sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Điều 7. Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản nêu tại các Điều 5, 6 Quy chế này, quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Trung ương và Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh.

Điều 8. Hoạt động của Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản được tiến hành bằng cách tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc do thanh tra viên tiến hành theo từng lĩnh vực chuyên môn nhất định.

Chương 3:

TỔ CHỨC THANH TRA BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN VÀ THANH TRA VIÊN

Điều 9. Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản gồm có:

- Chánh Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trung ương.

- Phó Chánh Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trung ương.

- Chánh Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh.

- Phó Chánh Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh.

- Thanh tra viên bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Ngoài thanh tra viên bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, còn có thêm một số kiểm soát viên để giúp thanh tra viên bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành.

Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cấp nào chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng cấp đó và sự hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Nhà nước cùng cấp.

Điều 10. Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Chánh, Phó Thanh tra các cấp:

1- Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản bổ nhiệm và miễn nhiệm Chánh Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trung ương, theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Cục trưởng Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản bổ nhiệm và miễn nhiệm Phó Chánh Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trung ương, theo đề nghị của Chánh Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trung ương.

2- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm và miễn nhiệm Chánh Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, theo đề nghị của Giám đốc Sở Thuỷ sản.

Giám đốc Sở Thuỷ sản bổ nhiệm và miễn nhiệm Phó Chánh Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh và Chánh Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh.

Điều 11. Thanh tra viên: Thanh tra viên bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là công chức, biên chế chính thức trong Cục và Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, có đủ tiêu chuẩn nêu tại Điều 12 của Quy chế này, được giao nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện Pháp lệnh về Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

Điều 12. Tiêu chuẩn thanh tra viên:

- Có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh, khách quan.

- Có trình độ đại học trong các ngành kinh tế - kỹ thuật thuỷ sản, có kiến thức pháp luật.

- Có nghiệp vụ thanh tra.

- Có thời gian công tác trong ngành thuỷ sản ít nhất là 3 năm.

- Có đủ sức khoẻ, có khả năng đi biển.

Điều 13. Thanh tra viên bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản gồm có:

- Thanh tra viên (cấp 1)

- Thanh tra viên chính (cấp 2)

- Thanh tra viên cao ấp (cấp 3).

Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản thống nhất với Tổng Thanh tra Nhà nước quy định cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng, cấp và thu hồi thẻ đổi với thanh tra viên bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên, thực hiện theo quy định hiện hành về Quy chế Thanh tra viên ban hành kèm theo Nghị định số 191-HĐBT ngày 18-6-1991 của Hội đồng Bộ trưởng.

Điều 14. Thanh tra viên bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản được trang cấp: phù hiệu, cấp hiệu, quần áo đồng phục, áo mưa, mũ Kêpi, mũ cứng, thắt lưng, giầy da, bít tất, ủng cao su, cặp đựng tài liệu và các trang bị làm việc thật cần thiết, phục vụ cho công tác thanh tra.

Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Tổng Thanh tra Nhà nước để quy định cụ thể về phù hiệu, cấp hiệu thanh tra viên; với Bộ trưởng Bộ Tài chính về tiêu chuẩn, chế độ sử dụng các loại trang phục, trang bị trên đây, đảm bảo nghiêm túc khi thi hành công vụ, sử dụng nguyên liệu trong nước và tiết kiệm.

Các chế độ đãi ngộ khác về vật chất, tinh thần áp dụng cho thanh tra viên bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản làm việc với Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính để vận dụng, trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 15. Khi thực hiện công vụ, thanh tra viên bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản phải sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và thẻ thanh tra viên.

Điều 16. Thanh tra viên bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản khi tiến hành các hoạt động thanh tra chỉ được phép thanh tra các việc thuộc thẩm quyền chuyên môn đã được quy định.

Chương 4:

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 17. Người bị xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản có thể khiếu nại, tố cáo với cơ quan Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có thẩm quyền theo Điều 36 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 30 tháng 11 năm 1989.

Điều 18. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, được thực hiện theo Điều 37 và 38 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 30 tháng 11 năm 1989.

Điều 19. Các khiếu nại, tố cáo khác của công dân liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được giải quyết theo Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân ngày 2 tháng 5 năm 1991.

Chương 5:

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 20. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.

Điều 21. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà xâm phạm quyền lợi hợp pháp của tổ chức, công dân; người nào cản trở, mua chuộc, trả thù người làm công tác thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hoặc vi phạm các quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật về thanh tra, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 415-TTg

Hanoi, August 10, 1994

 

DECISION

ON THE PROMULGATION OF THE STATUTE OF THE ORGANIZATION AND ACTIVITIES OF THE INSPECTORATE FOR THE PROTECTION OF AQUATIC RESOURCES

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September, 1992;
Pursuant to the Ordinance on the Protection and Development of Aquatic Resources on the 25th of April, 1989, the Ordinance on Inspection Work on the 29th of March, 1990, and related legal documents;
At the proposal of the Minister of Aquatic Resources,

DECIDES:

Article 1.- To issue along with this Decision the Statute of the Organization and Activities of the Inspectorate for the Protection of Aquatic Resources.

Article 2.- This Statute takes effect as from the date of its promulgation. All earlier provisions which are contrary to this Statute are now annulled.

Article 3.- The Minister of Aquatic Resources, the other Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, and the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Duc Luong

 

STATUTE

OF THE ORGANIZATION AND ACTIVITIES OF THE INSPECTORATE FOR THE PROTECTION OF AQUATIC RESOURCES

(issued along with Decision No.415-TTg on the 10th of August, 1994 of the Prime Minister).

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Aticle 1.- The Inspectorate for the Protection of Aquatic Resources is a specialized inspectorial organization assigned the function of inspecting these areas: the protection and development of the aquatic resources, veterinary service for aquatic animals and their products, the protection of the living environment of the aquatic animals, and the technical safety of the fishery means and equipment allocated to the aquatic service.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Inspectorate for the Protection of Aquatic Resources at the Center attached to the Department for the Protection of Aquatic Resources (the Ministry of Aquatic Resources).

- The Inspectorate for the Protection of Aquatic Resources in the provinces and cities directly under the Central Government (hereunder referred to as province) attached to the Sub-Department for the Protection of Aquatic Resources in the province, or the Aquatic Resources Service, or the Agricultural, Forestry and Aquatic Resources Service (in the provinces which have no Sub-Department for the Protection of Aquatic Resources).

- The Inspectorates for the Protection of the Aquatic Resources at the Center and in the provinces have their own seals.

The Minister of Aquatic Resources shall provide details for the organization of the apparatus of the Inspectorate for the Protection of Aquatic Resources from the Center to the localities on the principle of lightness, efficiency and efficacy.

Article 3.- The Inspector for the Protection of Aquatic Resources shall, within the scope of his tasks and powers, has the duty to implement the public service in a timely , truthful, objective and lawful manner.

Article 4.- All organizations and individuals, having activities related to the protection and development of the aquatic resources, must obey this Statute and create conditions for the convenience and efficiency of the activities of the Inspectorate for the protection of Aquatic Resources.

Chapter II

TASKS AND POWERS OF THE INSPECTORATE FOR THE PROTECTION OF AQUATIC RESOURCES

Article 5.- The Inspectorate for the Protection of Aquatic Resources has the following tasks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To guide and organize the implementation of the documents already promulgated concerning the protection and development of the aquatic resources, and ensure their enforcement throughout the country.

3. To educate the population and the economic and social organizations in the sense of protecting and developing the aquatic resources.

4. To inspect and control the implementation of the regulations on the protection and development of the aquatic resources, more concretely the regulations on:

- Professional standard, instruments, methods, season, fishing ground and those aquatic resources allowed for exploitation.

- The regime of registration, technical safety of the means and equipment of fisheries already defined for each level in the Aquatic Service.

- Quarantine and prevention and fight against disease of aquatic resources, sanitation and veterinary medicine for aquatic resources.

- Standards and quality of the kinds and species of aquatic resources allowed for raising, exploitation, transportation, consumption, processing, import and export, and the living enviroment of aquatic products.

5. To cooperate with the other branches and levels to inspect, check and control, prevent and handle the acts of violation of the law on the protection and development of the aquatic resources as prescribed. To propose measures for protecting and developing the aquatic resources.

Article 6.- The Inspectorate for the Protection of Aquatic Resources has the following powers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To ask for specialist expertise in service of the inpsectorial work.

3. To temporarily suspend the activities of the persons and means and equipment, if it detects serious acts of violation of the law on the protection and development of aquatic resources, or to suspend the means and equipment which fail to ensure technical safety as prescribed.

4. To conclude, propose or decide to handle, according to the provisions of law, the violations of the law on protection and development of aquatic resources.

5. To impose fines on the administrative violations of the regulations on the management, protection and development of aquatic resources by organizations or individuals as provided by the State.

6. To transfer the dossier and documents to the investigatory agency to investigate the penal liability in cases of violation showing signs of criminality.

Article 7.- The Minister of Aquatic Resources shall base himself on the tasks and powers of the Inspectorate for the Protection of Aquatic Resources stipulated at Articles 5 and 6 of this State to define the tasks and concrete tasks and powers of the Inspectorate for the Protection of Aquatic Resources at the central and provincial levels.

Article 8.- The activities of the Inspectorate for the Protection of Aquatic Resources shall be conducted through the organization of inspection and control teams, or by the Inspector himself, according to each specialized domain.

Chapter III

ORGANIZATION OF THE INSPECTORATE FOR THE PROTECTION OF AQUATIC PRODUCT RESOURCES, AND THE INSPECTOR

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Inspector General for the Protection of Aquatic Resources,

- The Deputy Inspectors General,

- The Chief Inspectors in the provinces,

- The Deputy Chief Inspectors in the provinces,

- The Inspectors.

The Inspector is assisted by a number of Controllers in the realization of specialized inspection.

The Inspectorate for the Protection of Aquatic Resources of any level shall be subject to the direct leadership of the Head of the agency of the same level and to the professional guidance of the State Inspectorate of the same level.

Article 10.- On the nomination and dismissal of the Inspector General and Deputy Inspectors General of various levels:

1. The Minister of Aquatic resources shall nominate and dismiss the Inspector General for the Protection of Aquatic Resources at the Center, at the proposal of the Head of the Department for the Protection of Aquatic Resources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The President of the People's Committee in the province or city directly under the Central Government shall nominate and dismiss the Chief Inspector for the Protection of Aquatic Resources in the province, at the proposal of the Director of the Aquatic Products Service.

The Director of the Aquatic Products Service shall nominate and dismiss the Deputy Chief Inspectors for the Protection of Aquatic Resources in the province, at the proposal of the Head of the Sub-Department for the Protection of Aquatic Resources in the province and the Chief Inspector for the Protection of Aquatic Resources in the province.

Article 11.- The Inspector: The Inspector for the Protection of Aquatic Resources is a State employee on the official payroll of the Department or Sub-Department for the Protection of Aquatic Resources who meets the requirements stipulated in Article 12 of this Statute, and who is assigned the task of inspecting the implementation of the Ordinance on the Protection and Development of Aquatic Resources.

Article 12.- Criteria of an Inspector:

- He must have a good political quality, a high sense of responsibility, honest, truthful and objective.

- Has reached the university level in the aquatic resource economy and technical branches, and has the necessary knowledge of law.

- He must have a required level of professionalism in inspectorial work.

- He must have at least three years of service in the aquatic service.

- He must be in good health and can stand prolonged sea trips.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Inspector (Grade 1)

- Principal Inspector (Grade 2)

- High level Inspector (Grade 3)

The Minister of Aquatic Resources shall reach agreement with the General Inspector of the State to make concrete provisions on the training, fostering, granting and withdrawing the Card of Inspector for the Protection of Aquatic Resources

The nomination and dismissal of Inspectors shall be effected as currently prescribed by the Statute of Inspector issued along with Decree No.191-HDBT on the 18th of June, 1991 of the Council of Ministers.

Article 14.- The Inspector for the Protection of Aquatic Resources is supplied with an insignia, a badge, a uniform, a rain-coat, a hard cap, a helmet, a belt, leather shoes, stockings, rubber boots, a briefcase, and other necessary outfits for the inspectorial work.

The Minister of Aquatic Resources shall reach agreement with the Minister of the Interior and the General Inspector of the State to provide details about the insignia and badge of the inspector, and with the Minister of Finance on the criteria and regimes of using the different types of uniforms and equipment mentioned above, in order to ensure seriousness while in mission, and the use of raw materials available in the country and in an economic manner.

The other regimes of material and spiritual remuneration for the Inspector for the Protection of Aquatic Resources shall be defined by the Minister of Aquatic Resources, in consultation with the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the Minister of Finance on the basis of the current regulations of the State.

Article 15.- While on mission, the Inspector for the Protection of Aquatic Resources must put on his uniform and wear his insignia, badge and inspectors card.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS

Article 17.- The person, who is fined for administrative violations in the domain of the protection and development of the aquatic resources, may file his complaint or denunciation to the competent Inspectorate for the Protection of Aquatic Resources, as stipulated in Article 36 of the Ordinance on the 30th of November, 1989 on Sanctions Against Administrative Violations.

Article 18.- The settlement of the complaints or denunciations about administrative sanctions in the domain of protection and development of the aquatic resources shall be effected according to Article 37 and Article 38 of the Ordinance on the 30th of November, 1989 on Sanctions against Administrative Violations.

Article 19.- All other complaints and denunciations by citizens related to the protection and development of aquatic resources shall be settled according to the Ordinance on the 2nd of May, 1991 on Complaints and Denunciations by Citizens.

Chapter V

REWARDS AND PENALTIES

Article 20.- Any organization or individual that makes meritorious services in the protection of aquatic resources shall be commended and rewarded according to the common regime of the State.

Article 21.- Any person who misuses his position or powers of inspectorate for the protection of aquatic resources to infringe upon the lawful interests of any organizations out of personal greed or other individualistic motivations, or who obstructs, brides, takes retaliation against the persons carrying out the inspectorial work for the protection of aquatic resources, or who violates the provisions of this Statute or other provisions of the law inspection, shall, depending on the nature and extent of the violation, be disciplined, subject to administrative sanctions, or be investigated for penal liability as prescribed by law.

;

Quyết định 415-TTg năm 1994 về Quy chế Tổ chức và hoạt động của Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 415-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Trần Đức Lương
Ngày ban hành: 10/08/1994
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 415-TTg năm 1994 về Quy chế Tổ chức và hoạt động của Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…