THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 412/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2022 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CẢI THIỆN XẾP HẠNG TÍN NHIỆM QUỐC GIA TỚI NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 ngày 23 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 94/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về nghiệp vụ quản lý nợ công;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030” (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau:
a) Mục tiêu tổng quát:
Phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; có thể chế quản lý hoàn thiện, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trên cơ sở khoa học, công nghệ gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo thuận lợi để nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia lên mức Đầu tư, góp phần giảm chi phí huy động vốn, giảm mức rủi ro tín dụng quốc gia.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2030 đạt mức xếp hạng tín nhiệm từ Baa3 (đối với Moody’s) hoặc BBB- (đối với S&P và Fitch) trở lên.
- Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế vĩ mô: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân cả giai đoạn khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD; tổng đầu tư xã hội bình quân đạt 33-35% GDP.
- Các chỉ tiêu về tài khóa: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước được Quốc hội phê duyệt trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm, phấn đấu bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2030 khoảng 3% GDP; nợ công không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP.
- Các chỉ tiêu lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu các ngân hàng thương mại giai đoạn 2021-2025 đạt 11-12%; đến năm 2030 duy trì tối thiểu 12%; tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản có rủi ro của khối ngân hàng ở mức tối thiểu 9%; duy trì mức dự trữ ngoại hối tương đương với tối thiểu 16 tuần nhập khẩu.
- Các chỉ tiêu chủ yếu về xã hội: Chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì trên 0,7.
- Các chỉ tiêu chủ yếu về môi trường: Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%; tỷ lệ xử lý và tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực các sông đạt trên 70%; giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính.
a) Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 và các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn 5 năm.
- Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế - xã hội, điều hành chính sách tài chính- ngân sách nhà nước, tiền tệ, nợ công, đầu tư công theo các kế hoạch 5 năm phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030.
- Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; tiếp tục phát huy tiềm năng tăng trưởng và cải thiện các chỉ số kinh tế, bao gồm chỉ tiêu GDP bình quân đầu người trong trung và dài hạn.
- Duy trì năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đa dạng hóa và xây dựng năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng công nghệ và sản xuất công nghiệp có giá trị gia tăng cao.
- Triệt để khai thác lợi thế của các hiệp định thương mại, củng cố vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần thu hút có chọn lọc dòng vốn FDI.
- Nâng cao năng suất và chất lượng nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo, tối ưu hóa lực lượng lao động trẻ đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
b) Cải thiện chất lượng thể chế, quản trị, tăng cường công khai, minh bạch dữ liệu phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Tham gia chủ động, theo dõi sát để cải thiện điểm số Chỉ số Quản trị Toàn cầu (WGI) và các xếp hạng toàn cầu khác về quản trị, môi trường kinh doanh, phát triển con người…trong dài hạn, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc cải thiện năng lực thể chế, phản ánh tích cực trong kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
- Nâng cao các tiêu chuẩn công bố dữ liệu để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và thực tiễn tại các thị trường mới nổi. Cải thiện chất lượng và tính kịp thời của dữ liệu, tăng cường phối hợp và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan điều hành kinh tế vĩ mô.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quan trọng và nền tảng kết nối, chia sẻ quốc gia.
c) Xây dựng nền tài chính công vững mạnh, mở rộng cơ sở thu bền vững để cải thiện các chỉ số nợ và thúc đẩy củng cố tài khóa.
- Tiếp tục củng cố nền tảng tài khóa lành mạnh, tập trung cải thiện điểm số về thu ngân sách thông qua hoàn thiện hệ thống chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thực tiễn, các cam kết hội nhập và thông lệ quốc tế tốt.
- Cải thiện các chỉ số tài khóa, giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, tỷ lệ nợ công, nợ Chính phủ so với GDP.
- Tiếp tục tăng cường minh bạch chính sách tài khóa; đẩy mạnh việc quản lý, điều hành tài chính ngân sách theo trung hạn, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa kế hoạch đầu tư công trung hạn với kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm; thực hiện kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm, chương trình quản lý nợ công 3 năm theo quy định của luật pháp và thông lệ quốc tế; tăng cường áp dụng các thông lệ quốc tế tốt trong quản lý rủi ro danh mục nợ Chính phủ, đảm bảo vay nợ bền vững.
d) Cải thiện cơ cấu và chất lượng của khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước để giảm rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng đối với ngân sách nhà nước.
- Tăng cường xử lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu phát sinh, tiếp tục tái cấu trúc ngành ngân hàng, giảm thiểu rủi ro nợ xấu thông qua các biện pháp tăng cường vốn hóa các ngân hàng thương mại, cải thiện chất lượng tài sản và các khoản cho vay của ngân hàng, cải thiện tỷ lệ tài sản và nợ, đẩy mạnh tiến độ xử lý các tài sản có vấn đề/nợ xấu còn lại.
- Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về cấp tín dụng, mở rộng tín dụng hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ vào các lĩnh vực rủi ro cao.
- Theo dõi sát, đảm bảo mọi khoản vay Chính phủ bảo đảm được thanh toán đầy đủ, đúng hạn.
- Tiếp tục thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.
- Tăng cường tính minh bạch, công khai dữ liệu của ngân hàng và doanh nghiệp để cải thiện khả năng dự báo về hiệu quả tài chính.
đ) Tăng cường hiệu quả, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia, tăng cường hợp tác với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và các tổ chức quốc tế.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, nhất là các biện pháp về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
- Tăng cường năng lực cán bộ, bố trí đội ngũ cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp chuyên trách công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
- Tăng cường học tập kinh nghiệm quốc tế, tích cực tham vấn các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế, không ngừng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia, theo đó cải thiện chất lượng thông tin cung cấp, phương pháp làm việc với các cơ quan xếp hạng tín nhiệm để phản ảnh được thông tin tích cực về kinh tế vĩ mô, quản lý tài khóa, tiền tệ, nợ công.
- Xây dựng quy chế cung cấp thông tin cụ thể, cập nhật, có tính thời sự đối với các lĩnh vực như tình hình chính trị; đường lối, chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; các chính sách về tài khóa, tiền tệ, giá, thương mại, đầu tư, nợ công; kết quả cải cách hành chính và các thông tin theo yêu cầu của Bộ Tài chính để phục vụ công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Các Bộ, ngành có lộ trình tăng cường công bố, chia sẻ thông tin chi tiết hơn trên môi trường số.
- Chủ động cung cấp thông tin thường xuyên theo các kênh đa dạng để quảng bá về những kết quả tích cực trong điều hành kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế - xã hội.
- Xây dựng lịch biểu và định kỳ tổ chức đợt tiếp xúc tại Việt Nam và nước ngoài để quảng bá tới các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, cộng đồng nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế; chủ động gặp và trao đổi với đại diện lãnh đạo cấp cao của Ủy ban đánh giá các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nhân dịp các hội nghị quốc tế để phản ánh và cập nhật tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam.
- Nâng cao tính chủ động, tích cực, phối hợp đồng bộ giữa Bộ, ngành, tổ chức được giao chủ trì hoặc tham gia công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
- Nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan, đơn vị, nhóm nòng cốt trong phối hợp tham gia công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.
1. Giai đoạn thực hiện Đề án: Đề án được thực hiện gắn với quá trình triển khai Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn 5 năm và hằng năm.
2. Phân công triển khai.
a) Bộ Tài chính có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm năm năm đầu thực hiện Đề án vào năm 2026; chủ trì, phối hợp với các cơ quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung Đề án khi cần thiết.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia, tiếp nhận và xử lý các câu hỏi, đề nghị cung cấp thông tin liên quan từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, tổ chức các hoạt động quảng bá tới nhà đầu tư, tổng hợp kết quả đánh giá báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì kiện toàn Tổ công tác thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới hoạt động xếp hạng tín nhiệm quốc gia nhằm tăng cường công tác cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công Thương, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia có trách nhiệm:
- Cung cấp số liệu, thông tin liên quan phù hợp với chức năng nhiệm vụ định kỳ và theo yêu cầu, phục vụ cho công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
- Cử nhóm cán bộ nòng cốt tham gia Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ theo dõi công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Lãnh đạo cơ quan bố trí làm việc theo đề nghị của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nhằm tăng cường chia sẻ thông tín về công tác chỉ đạo, điều hành của ngành, lĩnh vực liên quan.
- Phối hợp với Bộ Tài chính xử lý và giải trình các thông tin cho các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với các câu hỏi phát sinh sau các buổi làm việc với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hoặc khi có đề nghị từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý theo quy định, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và thời gian.
- Phối hợp với Bộ Tài chính triển khai các nhiệm vụ của Đề án theo phân công.
c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan có trách nhiệm chỉ đạo, tham gia thực hiện các nội dung liên quan của Đề án; chủ động phối hợp với Bộ Tài chính trong việc thực hiện các công việc liên quan đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia; chịu trách nhiệm cung cấp, giải trình đối với các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Nguồn lực thực hiện Đề án: Kinh phí triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Đề án được các cơ quan bố trí trong kế hoạch chi ngân sách nhà nước hằng năm, vận động hỗ trợ kỹ thuật từ các đối tác quốc tế và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 412/QD-TTg |
Hanoi, March 31, 2022 |
DECISION
APPROVING THE NATIONAL CREDIT RATING IMPROVEMENT PROJECT BY 2030
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; Law dated November 22, 2019 on Amendments to some Articles of the Law on Government Organization and Law on Local Government Organization;
Pursuant to the Law on Public Debt Management No. 20/2017/QH14 dated November 23, 2017;
Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to the Government’s Decree No. 94/2018/ND-CP dated June 30, 2018 on public debt management;
At the request of the Minister of Finance,
...
...
...
Article 1. The “National Credit Rating Improvement Project by 2030” (hereinafter referred to as “the Project”) is approved as follows:
1. Objectives:
a) General objectives:
By 2030, Vietnam strives to be a developing country which has modern industry and high middle income, and complete, competitive, effective and efficient regulatory institutions; the country’s economy will vigorously develop on the basis of science and technology associated with improvement of efficiency in foreign affairs and international integration while the investment environment will continue to be improved; Vietnam’s position and reputation in the international arena will be enhanced, thereby helping increase the national credit rating to “Investment” level and contributing to reduction of fundraising costs and national credit risks.
b) Specific objectives:
- By 2030, the country is set to achieve a credit rating of Baa3 (by Moody’s) or BBB- (by S&P and Fitch) or higher.
- Major macroeconomic targets: The average gross domestic product (GDP) growth rate will be around 7% over the entire period; GDP per-capita at current prices will reach around USD 7,500 by 2030; the total social investment will account for 33-35% of the GDP on average.
- Fiscal targets: State budget deficit will be controlled within the limits approved by the National Assembly in the annual state budget estimate and 5-year national financial plan, striving for the target that the state budget deficit will be about 3% of the GDP by 2030; public debts and government debts will not exceed 60% and 50% of the GDP, respectively.
- Monetary and banking targets: The minimum capital adequacy ratio of commercial banks in the 2021-2025 period is expected to reach 11-12% and be maintained at 12% at the minimum by 2030; the equity-to-asset ratio in the banking system will be kept to a minimum of 9%; the foreign exchange reserves will be maintained at a level equivalent to at least 16 weeks of imports.
...
...
...
- Major environmental targets: The forest cover will remain stable at 42%; the rate of treatment and reuse of wastewater discharged into river basins will surpass 70%; the amount of greenhouse gas emissions will be reduced by 9%.
2. Major solutions
a) Consistently implementing the tasks and solutions set out in the socio-economic development strategy in the 2021-2030 period and 5-year socio-economic development plans.
- Consistently implement tasks and solutions for macroeconomic stabilization, socio-economic development and operation of financial-state budget, monetary, public debt and public investment policies according to 5-year plans in conformity with the socio-economic development strategy in the 2021-2030 period.
- Continue to improve and raise quality of socialist-oriented market economy institutions.
- Accelerate the restructuring of the economy in association with changing the growth model; keep developing the growth potential and improving economic indicators, including GDP per-capita in the medium term and long term.
- Maintain competitiveness in the industrial production, diversify and build competitiveness in the high added value technology supply and industrial production chains.
- Make full use of trade agreements and strengthen Vietnam’s position in global supply chains, thereby contributing to selectively attracting FDI sources.
- Improve the productivity and quality of human resources through education and training and optimizing the use of young human resource in response to the requirements of the Fourth Industrial Revolution and international integration.
...
...
...
- Proactively participate in, and carry out close supervision of the improvement in the Worldwide Governance Indicators (WGI) and other global rankings concerning governance, business environment and human development, etc., in the long run, showing the Government’s strong commitment to improving the institutional capacity as shown through the national credit ratings.
- Raise data disclosure standards to make them more conformable with international practices and practical conditions of emerging markets. Improve the quality and promptness of data and enhance cooperation and data sharing among agencies in charge of macroeconomic administration.
- Speed up the application of information technology and the digital transformation, and build an e-government toward a digital government. Complete the creation of important databases and national connection and sharing platforms, and put them into service.
c) Building a strong public financial system and expanding sustainable revenue sources to improve debt indicators and promote fiscal consolidation.
- Continue to consolidate a healthy fiscal platform, focus on improvement of state budget revenue indicators by way of completing collection policies in connection with restructuring state budget revenues in a manner that covers and expands sources of state budget revenue, especially new sources of state budget revenue, according to practical conditions and in conformity with integration commitments and good international practices.
- Improve fiscal indicators, and gradually reduce the state budget deficit and the ratio of public debts and government debts to the GDP.
- Keep increasing transparency of fiscal policies; promote financial and budgetary management and administration in the medium term, ensuring the consistency between medium-term public investment plans and 5-year national plans on finance and borrowing and repayment of public debts; implement 3-year financial-state budget plans and 3-year public debt management programs in accordance with law and international practices; strengthen the application of good international practices to the management of government debt portfolio risks and assurance of sustainable loan borrowing.
d) Improving the structure and quality of banks and state-owned enterprises in order to reduce contingent liability risks posed to the state budget.
- Strengthen the settlement of non-performing loans and restrict new non-performing loans; continue to restructure the banking sector and minimize risks of non-performing loans by way of measures to intensify the capitalization of commercial banks, improve the quality of assets of and loans granted by banks, improve the asset-to-debt ratio, and speed up the disposal of doubtful assets/remaining non-performing loans.
...
...
...
- Carry out close supervision to make sure all Government loans are repaid fully and on schedule.
- Continue re-organize state-owned enterprises and increase the efficiency of state-owned enterprises after their equitization.
- Enhance data transparency and disclosure by banks and enterprises so as to improve their capacity for providing financial efficiency forecasts.
dd) Raising the efficiency and awareness of the importance of the national credit rating and intensifying cooperation with credit rating agencies and international organizations.
- Keep speeding up the dissemination of the Government’s guidelines and policies on macroeconomic management and administration, particularly measures concerning inflation control, macroeconomic stabilization and social security assurance.
- Build capacity of officials and assign officials with appropriate professional qualifications and experience to be in charge of national credit rating on a full-time basis.
- Gain international experience and consult domestic and international consultants; increasingly raise awareness of the importance of the national credit rating, thereby improving the quality of provided information and methods of working with credit rating agencies to provide positive macroeconomic, fiscal, monetary and public debt information.
- Formulate regulations on provision of specific, up-to-date and topical information on political situation; socio-economic development guidelines, policies and strategies of Vietnam; fiscal, monetary, price, trade, investment and public debt policies; administrative reform outcomes and information at the request of the Ministry of Finance to serve the national credit rating. Ministries and branches shall develop a road map for disclosing and sharing more detailed information in the digital environment.
- Proactively providing information on a regular basis through various channels to introduce positive outcomes achieved through macroeconomic administration and socio-economic development.
...
...
...
- Improve the proactivity and activeness of, and promote full cooperation among ministries, branches and organizations assigned to take charge of or participate in the national credit rating.
- Enhance the accountability of core agencies, units and groups for cooperation in the national credit rating. Tighten discipline and order; promptly give commendations and take strict disciplinary actions in a timely manner.
Article 2. Implementation
1. Project execution periods: The Project shall be executed in association with the implementation of the socio-economic development strategy in the 2021-2030 period and 5-year and annual socio-economic development plans.
2. Assignment of tasks for execution:
a) The Ministry of Finance shall:
- Preside over and cooperate with related agencies in organizing the execution of this Project. Organize reviews and evaluations to draw experience after the first five years of execution of the Project by 2026; preside over and cooperate with agencies in recommending the Prime Minister to decide on adjustment of objectives and contents of the Project when necessary.
- Preside over and cooperate with related agencies in organizing the national credit rating, receiving and responding to questions and requests for relevant information from credit rating agencies, organizing public activities aimed at attracting attention from investors, consolidating and reporting evaluation results to the Prime Minister.
- Preside over consolidating the Working Group for performance of tasks relating to national credit rating activities in order to improve national credit ratings.
...
...
...
- Provide relevant data and information within the ambit of their functions and tasks on a periodic basis or upon request to serve the national credit rating.
- Assign their core officials to join the Working Group for supervision of the national credit rating Direct their agencies to work at the request of credit rating agencies so as to strengthen the sharing of information on direction and administration by relevant sectors and fields.
- Cooperate with the Ministry of Finance in processing and explaining information to credit rating agencies with regard to questions raised after work sessions with credit rating agencies or upon receiving requests from credit rating agencies with regard to subjects under their management in accordance with regulations, meeting quality and time requirements.
- Cooperate with the Ministry of Finance in undertaking the tasks assigned in the Project.
c) Ministries, ministerial agencies, governmental agencies, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and agencies concerned shall direct and participate in the implementation of relevant contents of the Scheme; cooperate with the Ministry of Finance in performing tasks related to national credit rating; provide and explain information about issues falling within the ambit of their assigned functions and tasks.
3. Resources for the implementation of the Project: Funding for implementation of the tasks and solutions set out in the Project shall be included in annual plans on state budget expenditures; technical assistance from international partners and other lawful sources of funding shall be mobilized.
Article 3. Effect
This Decision comes into force from the date on which it is signed.
Article 4. Responsibility for implementation
...
...
...
PP. THE PRIME MINISTER
THE DEPUTY PRIME MINISTER
Le Minh Khai
;
Quyết định 412/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 412/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 31/03/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 412/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video