Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/2006/QĐ-UBND

Phan Thiết, ngày 25 tháng 5 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của UBND Tỉnh thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.

Điều 2. Giao Chánh Thanh tra Tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Chống tham nhũng Tỉnh, các ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Chương trình này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND Tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chống tham nhũng Tỉnh, Chánh Thanh tra Tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Tấn Thành

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH

THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-UBND ngày 25/5/2006 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, UBND Tỉnh xây dựng Chương trình hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng trong toàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU:

1. Mục tiêu:

- Mục tiêu lâu dài là phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở trong công tác phòng, chống tham nhũng; bằng mọi biện pháp tích cực, tập trung chỉ đạo ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tình hình tham nhũng đang diễn ra trong các lĩnh vực đời sống, kinh tế-xã hội; góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị.

- Trong năm 2006 và những năm tiếp theo phải tạo được sự chuyển biến cơ bản trong công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của các cấp, các ngành và của từng cơ quan, đơn vị; phải phấn đấu giảm số vụ việc vi phạm pháp luật có liên quan đến tham nhũng và giảm giá trị thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra.

- Xây dựng và củng cố hệ thống chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm trong sạch, vững mạnh, tập trung nguồn lực phát triển kinh tế, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

2. Yêu cầu:

- Các cấp, các ngành phải tổ chức học tập quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định pháp luật liên quan; trên cơ sở đó xây dựng chương trình hành động và đề ra biện pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện về phòng, chống tham nhũng có hiệu quả ngay tại địa phương, ngành mình quản lý.

- Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng chống tham nhũng; đồng thời phải thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, đề cao việc tự rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật nội quy, quy chế, quy trình trong hoạt động công tác.

- Tăng cường chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất, chú trọng công tác tự kiểm tra, giám sát ngay tại cơ quan, đơn vị, nhằm ngăn ngừa, phát hiện kịp thời những biểu hiện và hành vi tiêu cực, tham nhũng để ngăn chặn, xử lý và có biện pháp chấn chỉnh những thiếu sót trong công tác quản lý.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Nhiệm vụ lâu dài về phòng ngừa tham nhũng; thực hiện công khai minh bạch một số lĩnh vực theo quy định pháp luật:

- Giao trách nhiệm cho Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, địa phương phải chỉ đạo thực hiện công khai minh bạch các quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách cấp; việc lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán kinh phí nhà nước, thực hiện cơ chế giao khoán kinh phí hoạt động, tự chủ tài chính cho các cơ quan, tổ chức hoạt động bằng kinh phí ngân sách nhà nước.

- Công khai minh bạch các quy chế, quy trình, quy định pháp luật trong quản lý dự án đầu tư xây dựng về việc lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch kế hoạch phát triển ngành, vùng, kế hoạch sử dụng đất, danh mục dự án đầu tư, đảm bảo thực hiện đúng tiêu chuẩn trong xây dựng, phù hợp với khả năng bố trí nguồn vốn và chấp hành nghiêm các quy định pháp luật. Thực hiện tốt quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng, dân cư.

- Công khai minh bạch trong quản lý và sử dụng đất về quy hoạch, kế hoạch, giải phóng mặt bằng, chính sách đền bù khi thu hồi đất sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

- Công khai minh bạch việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình tại địa phương, việc huy động và sử dụng nguồn vốn này phải được Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định và báo cáo quyết toán công khai để nhân dân kiểm tra, giám sát.

- Công khai minh bạch trong quản lý doanh nghiệp nhà nước về vốn, tài sản nhà nước đầu tư, báo cáo tài chính, kết quả kiểm toán, việc trích lập và sử dụng quỹ của doanh nghiệp.

- Công khai minh bạch thủ tục, quy trình cấp phép dự án, cấp phép xây dựng, cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, thủ tục thuế hải quan, cấp phát vốn ngân sách, thanh toán kho bạc, tín dụng, đầu tư . . .

- Hàng năm công khai mức đóng góp vào các quỹ do nhà nước quản lý của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

- Các cấp, các ngành tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính không còn phù hợp; đồng thời thực hiện công khai các thủ tục hành chính, quy chế, quy trình, quy định pháp luật trong giải quyết công việc cho tổ chức, công dân, tạo điều kiện cán bộ công chức viên chức, nhân dân kiểm tra, giám sát việc Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tiêu cực, tham nhũng, trở thành nề nếp trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước.

2. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2006:

a) Tổ chức quán triệt, học tập, tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng trong phạm vi toàn tỉnh:

- UBND tỉnh tổ chức học tập, quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng, cho cán bộ chủ chốt các Sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố để nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành triển khai thực hiện Luật và chương trình hành động về phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị.

- Thủ trưởng các Sở, ngành, địa phương, tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức học tập quán triệt Luật, đồng thời phải xây dựng chương trình hành động về phòng, chống tham nhũng theo lĩnh vực ngành, địa phương mình quản lý.

b) Thủ trưởng các ngành, các cấp cần tập trung chỉ đạo, rà soát xử lý dứt điểm các vụ tham nhũng còn tồn đọng, gắn với thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo, nhất là xử lý đơn tố cáo cán bộ có hành vi tham nhũng, đồng thời xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát một số lĩnh vực trọng yếu dễ phát sinh tham nhũng ngay tại địa phương, đơn vị, nhằm phòng ngừa những sai phạm trong hoạt động, quản lý, chấp hành các quy định của pháp luật.

c) Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra theo chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chú trọng các khâu dễ phát sinh tham nhũng như lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý dự án đầu tư, đền bù giải tỏa, giao cấp đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nhà ở, việc mua sắm tài sản công và việc thu, chi ngân sách, nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi tiêu cực, tham nhũng.

d) Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền quản lý có kế hoạch và được công khai trong nội bộ thực hiện việc định kỳ chuyển đổi cán bộ, công chức làm việc tại một số vị trí liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân trong những khâu công việc dễ nảy sinh nhũng nhiễu, tiêu cực; nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng.

e) Phát huy chức năng, nhiệm vụ của Tổ kiểm tra việc thực hiện Pháp lệnh cán bộ, công chức và cải cách hành chính của tỉnh (Tổ kiểm tra 1128), đẩy mạnh hoạt động thanh tra công vụ, thực hiện “cơ chế một cửa”, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng, để phòng ngừa, giáo dục chung.

f) Đề nghị các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn lao động, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên có kế hoạch chỉ đạo các thành viên, hội viên tham gia giám sát thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và đẩy mạnh hoạt động Ban Thanh tra nhân dân, kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy, quy chế, quy trình, các quy định pháp luật và quản lý kinh tế-tài chính tại đơn vị, địa phương. Kịp thời phát hiện, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

g) Các cơ quan bảo vệ pháp luật tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý và đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử kịp thời nghiêm minh các vụ án có liên quan đến tham nhũng, thông báo công khai để ngăn ngừa, giáo dục chung.

III. CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN:

1. Các cấp, các ngành phải chỉ đạo tổ chức tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng năm 2005, gắn với triển khai học tập, quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng và xây dựng chương trình hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2006 và những năm tiếp theo, nhằm rút ra những kinh nghiệm, trong công tác chỉ đạo, quản lý và có những biện pháp khắc phục, có kế hoạch bổ sung, chấn chỉnh và ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng có thể xảy ra trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý.

2. Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo chống tham nhũng trong các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị; phân công trách nhiệm, nhiệm vụ của từng thành viên chỉ đạo quản lý từng lĩnh vực, bảo đảm không để tình trạng tiêu cực, tham nhũng phát sinh nổi cộm trong đơn vị, cơ quan do mình quản lý mà chưa được phát hiện, xử lý; đồng thời: thành lập bộ phận chuyên trách trong cơ quan Thanh tra Tỉnh để theo dõi, tổng hợp, đôn đốc, kiểm tra và đề nghị xử lý những vụ tham nhũng phát sinh của các cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương.

3. Chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ; đẩy mạnh việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, với cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW 6 (2), tiến tới xây dựng cơ quan “trong sạch vững mạnh”và cam kết “không có cán bộ, công chức vi phạm tham nhũng”.

4. Qua công tác thanh tra, kiểm tra. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quan thanh tra, điều tra, Viện Kiểm sát theo chức năng thẩm quyền để xử lý theo pháp luật.

5. Giao cho Thanh tra tỉnh phối hợp với Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh tăng cường kiểm tra, kết luận đơn tố cáo cán bộ có hành vi tham nhũng để xử lý và đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án hình sự có liên quan đến tham nhũng đưa ra truy tố, xét xử công khai, kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, nhằm giáo dục phòng ngừa chung.

6. Ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị nào để xảy ra tiêu cực, tham nhũng thuộc quyền quản lý của mình thì người đứng đầu ngành, địa phương, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo pháp luật.

7. Các cơ quan thông tin đại chúng: Đài Phát thanh-Truyền hình, Báo Bình Thuận có kế hoạch tuyên truyền Luật Phòng, chống tham nhũng và phối hợp với các cấp, các ngành, cơ quan thu thập thông tin, đăng tải, đưa tin bài về hoạt động phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, đơn vị; đồng thời lên án những hành vi tiêu cực, tham nhũng, tạo khí thế cho phong trào đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong toàn tỉnh.

8. Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải chỉ đạo thực hiện chương trình này và hàng quý, 6 tháng, năm gửi báo cáo tình hình, kết quả việc triển khai thực hiện Luật, Phòng chống tham nhũng cho UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) để theo dõi, chỉ đạo./.

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 40/2006/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do Tỉnh Bình Thuận ban hành

Số hiệu: 40/2006/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
Người ký: Huỳnh Tấn Thành
Ngày ban hành: 25/05/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 40/2006/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do Tỉnh Bình Thuận ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…