Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 40/2006/QĐ-TTG

Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2006 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tư­­ớng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dư­­ỡng cán bộ, công chức;
Xét đề nghị của Bộ trư­­ởng Bộ Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dư­­ỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 – 2010 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Đối tư­­ợng đào tạo, bồi dư­­ỡng

a) Công chức hành chính đang làm việc trong các cơ quan nhà nư­­ớc từ trung ương tới cấp huyện.

b) Cán bộ, công chức xã, phư­­ờng, thị trấn (gọi tắt là cán bộ, công chức cấp xã).

c) Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

2. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng

Trang bị, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ công chức hành chính và cán bộ, công chức cấp xã nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ đất n­­ước và phục vụ nhân dân.

Trong giai đoạn 2006 - 2010 hoạt động đào tạo, bồi dư­­ỡng công chức hành chính và cán bộ, công chức cấp xã h­ướng tới đạt đ­ược những mục tiêu cụ thể sau:

a) Đối với công chức hành chính:

- Đảm bảo trang bị đủ kiến thức quy định theo tiêu chuẩn cho công chức lãnh đạo quản lý, công chức các ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp;

- Phấn đấu đến năm 2010, 100% công chức hành chính đư­­ợc trang bị kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ và có khả năng hoàn thành có chất l­ượng nhiệm vụ đư­­ợc giao; trang bị kiến thức về văn hoá công sở; trách nhiệm và đạo đức công chức cho công chức các ngạch;

- Thực hiện đào tạo, bồi dư­­ỡng trước khi bổ nhiệm và đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo quản lý đương chức; đảm bảo đến năm 2010, 100% công chức lãnh đạo cấp vụ, cấp sở, cấp huyện đư­­ợc trang bị kỹ năng lãnh đạo, quản lý và kỹ năng phối hợp xử lý các vấn đề có tính chất liên ngành;

- Tiến hành quy hoạch và tổ chức đào tạo xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.

b) Đối với cán bộ, công chức cấp xã:

- Tổ chức đào tạo, bồi dư­­ỡng trang bị trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nư­­ớc và trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định cho cán bộ chuyên trách;

- Đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cho Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Phấn đấu đến năm 2010, 100% công chức cấp xã đư­­ợc đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn có đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ đ­ược giao, trong đó số công chức có trình độ trung cấp trở lên tại các vùng đô thị, đồng bằng, vùng núi có tỷ lệ tương ứng là 95%, 80% và 70%;

- Thực hiện đào tạo, bồi dư­­ỡng về kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn và tổ dân phố.

3. Nội dung đào tạo, bồi dư­­ỡng

a) Đào tạo, bồi dư­­ỡng ở trong nư­­ớc:

- Đối với công chức hành chính, việc đào tạo, bồi dư­­ỡng trong giai đoạn này tập trung vào các nội dung và yêu cầu cụ thể, bao gồm:

+ Tổ chức đào tạo tiền công vụ cho công chức dự bị. Những ngư­­ời sau khi trúng tuyển qua các kỳ thi tuyển công chức, phải đư­­ợc đào tạo trang bị kiến thức về nền hành chính nhà nư­­ớc, pháp luật, kỹ năng hoạt động công vụ và đạo đức công chức ngay trong năm đầu tiên sau khi trúng tuyển;

+ Tiến hành đào tạo, bồi d­ưỡng trang bị các loại kiến thức theo tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nư­­ớc, tin học cho công chức các ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; tổ chức đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức công tác tại các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; việc tổ chức đào tạo ngoại ngữ tập trung vào các đối tư­­ợng công tác trong các lĩnh vực hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế;

+ Đào tạo, bồi d­­ưỡng trang bị kỹ năng nghiệp vụ cho công chức các ngạch;

+ Tổ chức đào tạo, bồi dư­­ỡng trang bị kỹ năng lãnh đạo, quản lý trước khi đề bạt, bổ nhiệm và cho các đối tư­­ợng cán bộ lãnh đạo các cấp đương chức. Trong giai đoạn 2006 - 2008 ­ưu tiên đào tạo trư­­ớc cho cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cấp sở và cán bộ lãnh đạo cấp huyện;

+ Tiếp tục đào tạo, bồi dư­­ỡng cán bộ tạo nguồn để hình thành đội ngũ chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực quản lý nhà n­ư­ớc, có trình độ, năng lực tham mư­­u và đề xuất các chủ trư­­ơng, chính sách lớn, chiến lư­­ợc về kinh tế - xã hội của ngành, các đề án tổng hợp về kinh tế - xã hội của địa phư­­ơng.

- Đối với cán bộ, công chức cấp xã:

+ Tổ chức đào tạo, bồi dư­­ỡng trang bị kiến thức quy định theo tiêu chuẩn cho cán bộ chuyên trách, bao gồm: trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

+ Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

+ Tổ chức đào tạo, bồi dư­­ỡng trang bị trình độ chuyên môn sơ cấp trở lên cho công chức cấp xã;

+ Đào tạo, bồi dư­­ỡng trang bị kiến thức tin học cho các đối tư­­ợng cán bộ chuyên trách cấp xã, đặc biệt ư­­u tiên các đối t­­ượng chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức cấp xã; thực hiện đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ chuyên trách cấp xã công tác tại các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống;

+ Đào tạo, bồi dưỡng về đạo đức cán bộ, công chức cho cán bộ chuyên trách và không chuyên trách; xây dựng tinh thần sống và làm việc theo pháp luật, thái độ tôn trọng dân, phục vụ dân.

- Tổ chức đào tạo, bồi dư­­ỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2009 - 2014.

b) Đào tạo, bồi dư­­ỡng ở nư­­ớc ngoài.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài tập trung vào đội ngũ công chức hành chính các ngạch chuyên viên chính trở lên, trong đó chủ yếu là công chức lãnh đạo, quản lý, chuyên gia đầu ngành và công chức nguồn.

Nội dung đào tạo bao gồm: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực; xây dựng, hoạch định chính sách; tổ chức, điều hành nền hành chính và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong giai đoạn 2006 - 2010 phấn đấu đưa được khoảng 1000 lượt người đào tạo, bồi dưỡng tại các nước phát triển và đang phát triển có điều kiện tương đồng phù hợp với Việt Nam.

4. Các giải pháp thực hiện

a) Nâng cao chất lư­­ợng và hiệu quả quản lý công tác đào tạo, bồi d­­ưỡng cán bộ, công chức, bao gồm các nội dung sau:

- Tăng c­­ường đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy chế đào tạo, bồi dư­­ỡng cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện triệt để việc phân cấp đào tạo, bồi d­­ưỡng công chức quy định trong Quy chế này. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tạo cơ chế hợp lý đảm bảo tính chủ động cho Bộ, ngành, địa phương tổ chức tốt hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;

- Đảm bảo tính quy hoạch trong đào tạo, bồi d­­ưỡng. Đào tạo, bồi dư­­ỡng công chức hành chính và cán bộ, công chức cấp xã phải gắn với quy hoạch sử dụng, đặc biệt là các khoá đào tạo dài hạn và đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài;

- Xây dựng tiêu chí đảm bảo chất lượng, đánh giá chất lư­­ợng và tiến hành đánh giá chất lượng sau đào tạo, bồi d­­ưỡng.

b) Cải cách hệ thống ch­­ương trình đào tạo, bồi dư­­ỡng công chức hành chính và cán bộ, công chức cấp xã:

- Đối với ch­­ương trình đào tạo, bồi dư­­ỡng công chức hành chính. Hình thành 3 loại chư­­ơng trình đào tạo, bồi dư­­ỡng, bao gồm: ch­ương trình đào tạo, bồi dưỡng theo ngạch; ch­­ương trình đào tạo theo chức danh và chương trình bồi d­­ưỡng cập nhật theo nhu cầu chuyên sâu.

+ Loại ch­­ương trình đào tạo, bồi dư­­ỡng theo ngạch có ch­­ương trình đào tạo tiền công vụ cho công chức dự bị, các chư­­ơng trình bồi d­­ưỡng cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; trong đó chư­­ơng trình đào tạo tiền công vụ là ch­­ương trình đào tạo cơ bản vừa mang tính lý luận vừa trang bị kỹ năng hoạt động công vụ và đạo đức công chức. Các ch­­ương trình còn lại là những chư­­ơng trình ngắn ngày đào tạo trang bị kỹ năng theo yêu cầu nghiệp vụ của từng ngạch;

+ Loại chư­­ơng trình đào tạo theo chức danh là loại chư­­ơng trình ngắn ngày đào tạo trang bị kỹ năng lãnh đạo quản lý cho từng loại chức danh lãnh đạo;

+ Loại chư­­ơng trình bồi dư­­ỡng cập nhật theo nhu cầu chuyên sâu là loại chương trình ngắn ngày dành cho công chức hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

- Đối với ch­­ương trình đào tạo, bồi dư­ỡng cán bộ, công chức cấp xã. Ngoài các chư­­ơng trình đào tạo trình độ trung cấp chuyên môn trở lên (kể cả chương trình đào tạo trình độ trung cấp hành chính và trung cấp lý luận chính trị) thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiến hành sửa đổi, bổ sung xây dựng các loại ch­ương trình sau:

­+ Các chư­­ơng trình đào tạo, bồi d­­ưỡng trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên ngành cho công chức cấp xã - những ngư­ời chư­a đ­­ược đào tạo trình độ chuyên ngành;

+ Chư­ơng trình bồi d­­ưỡng kiến thức quản lý nhà nư­­ớc dành cho cán bộ, công chức cấp xã;

+ Ch­­ương trình đào tạo, bồi dưỡng cho Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

+ Ch­­ương trình bồi dư­­ỡng kiến thức quản lý nhà n­ư­ớc dành cho cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn và tổ dân phố.

c) Tăng c­­ường xây dựng, nâng cao chất lư­­ợng đội ngũ giảng viên. Yêu cầu cơ bản trong việc xây dựng đội ngũ giảng viên giai đoạn 2006 - 2010 là nâng cao chất lư­ợng. Để thực hiện yêu cầu này cần thực hiện các công việc sau:

- Tổ chức đào tạo, bồi d­ư­ỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên cơ hữu về kiến thức chuyên môn và phư­ơng pháp s­­ư phạm hiện đại đảm bảo nguyên tắc giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dư­­ỡng cán bộ, công chức phải đư­­ợc đào tạo cơ bản về chuyên môn đang giảng dạy. Nghiên cứu xây dựng chính sách và tổ chức đào tạo nguồn giảng viên và cơ chế cử giảng viên đi hoạt động thực tế;

- Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức. Mỗi cơ sở đào tạo, bồi d­­­ưỡng cán bộ, công chức phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành lựa chọn trong số những cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ, công chức chuyên môn đã đ­ược đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của Bộ, ngành, địa ph­ương để hình thành đội ngũ giảng viên kiêm chức cho cơ sở;

- Xây dựng chính sách thu hút những cán bộ, công chức đã đ­­ược đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có năng lực giảng dạy bổ sung cho đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi d­­ưỡng cán bộ, công chức.

d) Sắp xếp lại, củng cố, mở rộng hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dư­­ỡng cán bộ, công chức:

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho từng loại cơ sở đào tạo, bồi dư­­ỡng cán bộ, công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Việc đầu tư­­ cho các cơ sở đào tạo, bồi d­­ưỡng cán bộ, công chức nhà n­ư­ớc cần phải đư­­ợc xác định là nhiệm vụ th­ường xuyên và mang tính ổn định, lâu dài;

- Trong năm 2006 xây dựng xong và ban hành văn bản về tổ chức và hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi d­ư­ỡng cán bộ, công chức của các Bộ, ngành, đảm bảo tính thống nhất, ổn định lâu dài cho các cơ sở này;

- Kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của Học viện Hành chính Quốc gia, xây dựng Học viện thực sự trở thành Trung tâm Quốc gia về đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý;

- Tăng cường năng lực hoạt động của các Trường Chính trị cấp tỉnh và Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên; đảm bảo cho những cơ sở này có đủ điều kiện thực hiện có hiệu quả các chương trình đào tạo được giao theo phương pháp giảng dạy hiện đại;

- Mở rộng mạng lưới các cơ sở tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thông qua việc thu hút các học viện, viện, trường đại học, các công ty trong và ngoài nước tham gia vào việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động cho đội ngũ cán bộ, công chức.

đ) Tăng cư­­ờng và nâng cao chất l­ượng hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo, bồi d­ưỡng phải đảm bảo yêu cầu về chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở xác định rõ thế mạnh của mỗi nước trong từng lĩnh vực; qua đó xây dựng những kế hoạch hợp tác đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành về hành chính mang tính chiến lược trung và dài hạn.

5. Kinh phí thực hiện

Kinh phí để thực hiện Kế hoạch này từ nguồn ngân sách nhà nư­­ớc; các dự án vay nợ, viện trợ; nguồn đóng góp của các tổ chức cử cán bộ, công chức đi đào tạo; của học viên và các nguồn kinh phí khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

- Căn cứ nội dung Quyết định này xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010 cụ thể cho các đối tượng công chức hành chính, cán bộ, công chức cấp xã và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (một bản gửi về Bộ Nội vụ để theo dõi) và tổ chức thực hiện;

- Xây dựng kế hoạch đầu tư củng cố, xây dựng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ, ngành, địa phương đảm bảo ổn định lâu dài;

- Chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; xây dựng và có chính sách đối với đội ngũ giảng viên kiêm chức của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, ngành và địa phương.

2. Bộ Nội vụ có trách nhiệm:

- Hướng dẫn triển khai, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Quyết định này; theo dõi, tổng hợp việc lập kế hoạch và tiến độ thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch của các Bộ, ngành, địa phương; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

- Đẩy mạnh hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tạo cơ chế hợp lý cho các bộ, ngành và địa phương chủ động đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cho cơ quan, đơn vị:

+ Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng, đánh giá chất lượng và thực hiện đánh giá chất lượng sau đào tạo, bồi dưỡng;

+ Tổ chức xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Quy chế cấp, quản lý chứng chỉ; Quy chế giảng viên; Quy chế giảng viên kiêm chức....

- Sắp xếp lại hệ thống các chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính và cán bộ, công chức cấp xã theo yêu cầu tại điểm b khoản 4 Điều 1 của Quyết định này; tổ chức biên soạn các chương trình theo thẩm quyền và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương biên soạn các chương trình được giao;

- Xây dựng, ban hành và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo hướng tập trung vào việc nâng cao chất lượng, kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy. Chỉ đạo, hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức;

- Nghiên cứu, tham mưu xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho các Bộ, ngành;

- Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2010 – 2020;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức ở nước ngoài;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010 vào năm 2008 và tổng kết đánh giá kết quả thực hiện vào năm 2011.

3. Bộ Tài chính tăng c­­ường giám sát, kiểm tra việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đào tạo, bồi dư­­ỡng cán bộ, công chức; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, chính sách sử dụng kinh phí phù hợp với tình hình mới; chịu trách nhiệm cân đối đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện Quyết định này.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư­­ phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt giao tổng chỉ tiêu đào tạo, bồi dư­­ỡng cán bộ, công chức hàng năm và 5 năm 2006 - 2010.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo trình độ văn hoá cho cán bộ, công chức cấp xã.

6. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có nhiệm vụ: chủ động xây dựng kế hoạch mở lớp và phát huy mọi nguồn lực triển khai thực hiện một cách có chất lượng và hiệu quả Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010 theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trư­­ởng, Thủ trư­ởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trư­­ởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

THỦ TƯỚNG



 
Phan Văn Khải

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 40/2006/QD-TTg

Hanoi , February 15, 2006

 

DECISION

APPROVING THE PLAN FOR TRAINING AND RE-TRAINING OF CADRES AND CIVIL SERVANTS IN THE 2006-2010 PERIOD

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 161/2003/QD-TTg o fAugust4, 2003, promulgating the Regulation on training and re-training of cadres and civil servants;
At the proposal of the Minister of Home Affairs,

DECIDES:

Article 1.- To approve the plan for training and re-training of cadres and civil servants in the 2006-2010 period with the following principal contents:

1. Trainees

a/ Administrative civil servants who are working in state agencies from the central to district level.

b/ Cadres and civil servants of communes, wards and district townships (hereinafter referred to as commune-level cadres and civil servants for short).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Training and re-training objectives

To furnish and improve knowledge and capability to manage, administer and perform duties for administrative civil servants and commune-level cadres and civil servants with a view to building up a contingent of professional cadres and civil servants who have good qualities and sufficient capabilities to perform their duties and devotedly serve the country and the people.

In the 2006-2010 period, the training and re-training of administrative civil servants and commune-level cadres and civil servants aim to achieve the following specific objectives:

a/ For administrative civil servants:

- To provide adequate knowledge according to set criteria to leading and managerial civil servants and civil servants of intermediate-level professional staff, specialist, principal-specialist and senior-specialist ranks;

- To strive for the target that by 2010, 100% of administrative civil servants shall be provided with professional skills meeting civil-service requirements and capable of fulfilling their assigned tasks with quality; civil servants of all ranks shall be provided with knowledge about civil-service culture, responsibilities and ethics;

- To provide training and re-training for to be-appointed and incumbent leading and managerial personnel; to ensure that by 2010, 100% of department-, provincial/municipal service- and district-level leading civil servants shall be provided with leading and managerial skills and skills of coordinating the settlement of inter-branch matters;

- To plan, train and re-train a contingent of top experts in state management of various domains.

b/ For commune-level cadres and civil servants:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To provide title-based training and re-training for chairmen of commune-level People's Councils and presidents of commune-level People's Committees;

- To strive for the target that by 2010, 100% of commune-level civil servants shall be professionally trained so as to be fully capable of fulfilling their assigned tasks, of which the number of civil servants of immediate or higher level in cities, delta and mountainous areas shall account for 95%, 80% and 70%, respectively;

- To provide training and re-training in professional skills for part-time cadres in communes, villages and population groups.

3. Contents of training and re-training

a/ Domestic training and re-training

- For administrative civil servants, their training and re-training in this period shall concentrate on the following specific contents and requirements:

+ To conduct pre-civil-service training for reserve civil servants. Those who have passed civil-servant recruitment examinations must be trained in knowledge about state administration, law, civil-service skills and ethics of civil servants right in the first year after recruitment;

+ To conduct training and re-training in political theories, state management and informatics knowledge for civil servants of intermediate-level professional staff, specialist, principal-specialist and senior-specialist ranks to meet the set criteria; in ethnic minority languages for cadres and civil servants working in areas inhabited by ethnic minority people; and in foreign languages for civil servants involved in international cooperation and international economic integration work;

+ To provide training and re-training in professional skills for civil servants of all ranks;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To continue training and re-training source staff to constitute a contingent of top experts in state management domains who have qualifications and capabilities to advise on and propose major guidelines and policies, branch socio-economic strategies or local general socio-economic schemes.

- For commune-level cadres and civil servants:

+ To train and re-train full-time cadres in general education, political theories and professional qualifications to meet the set criteria;

+ To train and re-train chairmen of commune-level People's Councils and presidents of commune-level People's Committees in professional knowledge and skills;

+ To train and re-train commune-level civil servants in professional knowledge and skills of primary or higher level;

+ To provide training and re-training in informatics for commune-level full-time cadres, with special priority given to presidents of commune-level People's Committees and commune-level public servants; in ethnic minority languages for commune-level full-time cadres working in areas inhabited by ethnic minority people;

+ To train and re-train full-time and part-time cadres in cadres' and public servants' ethics; a sense of law observance in living and working and the attitude of respecting and serving the people.

- To train and re-train People's Council deputies of all levels of the 2009-2014 term to improve their knowledge and working skills.

b/ Overseas training and re-training

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Training contents cover human resource management knowledge, skills and experience; policy making; organization and administration of the administrative system, and international economic integration.

In the 2006-2010 period, to strive to send about 1,000 trainees for training and re-training in developed countries or developing countries having similar conditions as Vietnam.

4. Solutions

a/ To raise the quality and efficacy of managing the work of training and re-training cadres and civil servants, covering the following contents:

- To further urge, supervise and inspect the implementation of the Regulation on training and re-training of cadres and civil servants, issued together with the Prime Minister's Decision No. 161/ 2003/QD-TTg of August 4, 2003; to thoroughly decentralize the training and re-training of civil servants provided for in this Regulation. To continue the study, elaboration and promulgation of documents guiding the work of training and re-­training cadres and civil servants, creating a proper mechanism for ministries, branches and localities to take initiative in well organizing training and re-training activities;

- To ensure training and re-training work is performed in a planned manner. Training and re-training of administrative civil servants and commune-level cadres and civil servants, especially long-term training and overseas training and re-training courses, must be associated with the planning on their employment;

- To formulate criteria for ensuring and evaluating the quality of training and re-training, and conduct post-training and re-training quality evaluation.

b/ To reform programs on training and re-training of administrative civil servants and commune-level cadres and civil servants:

- For programs on training and re-training of administrative civil servants: To formulate 3 types of training and re-training program, including rank-based training and re-training program; title-based training program and refresher training program to meet  specialized knowledge demands.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Title-based training programs are short-term training programs providing leadership and managerial skills for every leading position;

+ Refresher training programs to meet specialized knowledge demands are short-term programs for civil servants engaged in different professional domains.

- For programs on training and re-training of commune-level cadres and civil servants: apart from programs on professional training of immediate and higher levels (including also programs on administrative training and political-theory training of immediate level) which shall comply with the Education and Training Ministry's regulations, to amend, supplement or formulate programs of the following types:

+ Programs on training and re-training in specialized knowledge and skills for commune-level civil servants who have not yet been given such training;

+ Programs on re-training in state management knowledge for commune-level cadres and civil servants;

+ Training and re-training programs for chairmen of commune-level People's Councils and presidents of commune-level People's Committees;

+ Programs on training in state management knowledge for part-time cadres in communes, villages and population groups.

c/ To promote the building and raising of the quality of the contingent of lecturers. In building a contingent of lecturers in the 2006-2010 period, raising their quality shall be the key content. To satisfy such requirement, the following tasks should be performed:

- To provide capacity-building training and re-training for staff lecturers in professional knowledge and modern pedagogic methods on the principle that lecturers of cadres' and civil servants' training and re-training establishments must be basically trained in the subjects they are teaching. To study and formulate policies for, organize training of reserve lecturers, and develop a mechanism of sending lecturers to engage in practical activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To formulate policies to attract well-trained and experienced cadres and civil servants who have teaching capability to work as lecturers for cadres' and civil servants' training and re-training establishments.

d/ To reorganize, consolidate and expand the system of cadres' and civil servants' training and re-training establishments:

- To formulate a system of standards for each type of cadres' and civil servants' training and re training establishments, suitable to their assigned functions and tasks. Investment in state cadres' and civil servants' training and re-training establishments must be determined as a regular, stable and long-term task;

- In 2006, to completely elaborate and promulgate documents on organization and operation of cadres' and civil servants' training and re-training establishments of ministries and branches, ensuring their uniform, stable and long-term operation;

- To strengthen, and raise the operation capacity of, the National Institute of Public Administration, building it into a national center for training leading and managerial officials;

- To enhance the operation capacity of provincial-level political schools and district-level political training centers in terms of material foundations and lecturing personnel; to ensure that these establishments shall have adequate conditions for effectively carrying out assigned training programs which employ modern teaching methods;

- To expand the network of establishments engaged in training and re-training cadres and civil servants by involving academies, institutes, universities and companies at home and abroad in capacity-building training and re-training for cadres and civil servants.

e/ To promote and raise the quality of international cooperation in training and re-training cadres and civil servants. International cooperation in training and re-training activities must be both intensive and extensive, based on the strength of each country in each domain, thereby to elaborate medium- and long-term strategic plans for cooperation in training top administrative experts.

5. Funds for implementation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Organization of implementation

1. Ministries, branches and provincial/municipal People's Committees shall have the responsibilities:

- To base themselves on this Decision's contents to draw up specific plans for training and re-training cadres and civil servants in the 2006-2010 period, specifically for administrative civil servants, commune-level cadres and civil servants and deputies to People's Councils of all levels (forwarding their copies to the Ministry of Home Affairs for monitoring) and organize the implementation thereof;

- To make stable and long-term plans for investment in consolidating and building cadres' and civil servants'training and re-training establishments under their respective management;

- To take initiative in coordinating with the Ministry of Home Affairs and concerned agencies in training staff lecturers of cadres' and civil servants' training and re-training establishments to raise their quality; formulate and implement policies towards part-time lecturers of cadres' and civil servants training and re-training establishments of ministries, branches and localities.

2. The Ministry of Home Affairs shall have the responsibilities:

- To guide, urge and supervise the implementation of this Decision; monitor and sum up the planning and progress of training and re­-training activities under plans by ministries, branches and localities; and periodically report thereon to the Prime Minister;

- To step up the elaboration of legal documents in the domain of training and re-training of cadres and civil servants, create appropriate mechanisms for ministries, branches and localities to take initiative in training and re-training cadres and civil servants for agencies and units:

+ To build a system of standards for training quality assurance and evaluation and conduct post-training and re-training quality evaluation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To reorganize programs on training and re­-training administrative civil servants and commune-level cadres and civil servants to meet the requirements specified at Point b, Clause 4, Article 1 of this Decision; to develop programs according to its competence and urge ministries, branches and localities to develop assigned programs;

- To formulate, promulgate, and direct the implementation of, plans for building contingents of staff lecturers for cadres' and civil servants' training and re-training establishments, concentrating on raising their quality, enriching their experience and improving their teaching methods. To direct and guide ministries, branches and localities in developing contingents of part-time lecturers;

-To study, and advise on, the building of a system of cadres' and civil servants' training and re-training establishments for ministries and branches;

- To formulate and submit to the Prime Minister for approval a strategy on training and re-training of cadres and civil servants in the 2010-2020 period;

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Invesment in, formulating and organizing the implementation of, plans for overseas training and re-training of cadres and civil servants;

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities in, reviewing 3 years' implementation of the 2006-2010 plan for training and re-training cadres and civil servants by 2008, review and evaluate implementation results by 2011.

3. The Ministry of Finance shall enhance supervision and inspection of the management and use of funds for training and re-training cadres and civil servants; to study the amendment and supplementation of regulations on regimes and policies on the use of funds to suit the new situation; take responsibility for balancing and allocating funds for the implementation of this Decision.

4. The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Home Affairs in building, and submitting to the Government for approval and assignment total annual norms and 2006-2010 five-year norms for training and re-training cadres and civil servants.

5. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs and concerned agencies in, studying the formulation of mechanisms and policies on providing general education for commune-level cadres and civil servants.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 4.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

;

Quyết định 40/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dư­ỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 40/2006/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 15/02/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 40/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dư­ỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [8]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…